Tuesday, October 29, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (09)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 

 

 

 



7

 

Sinh-Ngôn Ngữ Học Và Khả Năng Con Người

 

Tôi muốn nói vài lời về những gì đã đi đến được gọi là “quan điểm sinh-ngôn ngữ học, vốn đã bắt đầu hình thành nửa thế kỷ trước đây, trong những thảo luận giữa một ít sinh viên ban tiến sĩ, những người chịu nhiều ảnh hưởng của những phát triển trong sinh học và toán học trong những năm đầu sau chiến tranh, gồm nghiên cứu về phong tục học mới được biết đến ở nước Mỹ. Một trong số họ là Eric Lenneberg, người có nghiên cứu nền tảng Biological Foundations of Language, năm 1967, vẫn là một tài liệu cơ bản của lĩnh vực. Vào thời điểm đó, những trao đổi đáng kể đã được tiến hành, gồm những hội thảo liên ngành và hội nghị quốc tế. Môn học có ảnh hưởng sâu rộng nhất, vào năm 1974, lần đầu tiên được gọi là “sinh-ngôn ngữ học”. Nhiều câu hỏi quan trọng dẫn đầu đã thảo luận ở đó vẫn còn sống động  đến ngày nay.

Monday, October 28, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (08)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 

 

 

 


6

 

Ngữ học và Triết học


Những phương pháp và quan tâm của những nhà ngữ học và triết gia có nhiều tương đồng đến mức tôi tin rằng sẽ là thiếu khôn ngoan nếu đòi nhấn mạnh trên sự tách biệt rạch ròi giữa những ngành học này, hoặc để một trong hai giữ thái độ coi thường hẹp hòi với những hiểu biết đã đạt được ở ngành kia. Có thể trích dẫn một số thí dụ để minh họa khả năng của trao đổi có thành quả giữa hai ngành. Zeno Vendler, trong quyển sách gần đây, Linguistics and Philosophy / ngữ học và Triết học, còn đi xa hơn khi chủ trương rằng “khoa học của ngôn ngữ học cấu trúc” [1] đem cho “một kỹ thuật mới” cho triết học phân tích, một kỹ thuật “không gì khác hơn là sự tiếp tục tự nhiên của dòng phát triển vốn đi qua những triết gia của ngôn ngữ thông thường đến J. L. Austin”. Vì những lý do tôi sẽ quay lại sau, tôi có một chút hoài nghi về sự đóng góp vốn ngữ học có thể đem cho triết học theo những đường lối vốn ông phác họa, nhưng tôi nghĩ ông đã cho thấy rằng một số những khái niệm nhất định của ngữ học có thể được dùng một cách hiệu quả trong nghiên cứu những vấn đề vốn đã nổi lên trong triết học phân tích.

Saturday, October 26, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (07)


Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 

 

 

5

 

Bản chất cấu trúc và qui luật của ngôn ngữ

 

Những tính chất tổng quát của ngôn ngữ

 

Dù đã có nhiều thế hệ nghiên cứu học thuật thành quả, những câu hỏi bài viết này nói đến có thể nhận được chỉ những trả lời khá dọ dẫm, không chắc chắn. Chỉ một số ít ngôn ngữ được nghiên cứu và mô tả chi tiết, với phân tích toàn diện về cấu trúc, ngữ pháp và cách dùng, và chỉ có những phương diện đã chọn lọc của ngôn ngữ đã từng được nghiên cứu với đủ thận trọng và thành công để đem bằng chứng hỗ trợ cho những kết luận của một bản chất tổng quát. Tuy nhiên, với một mức độ tự tin nào đó, vẫn là có thể nói đại cương về những thuộc tính và những điều kiện nhất định vốn phân biệt những ngôn ngữ con người giữa những hệ thống tùy tiện của vận dụng về dấu hiệu, truyền thông giao tiếp và tự biểu hiện.

 

Năng lực và hiệu năng ngôn ngữ trong cụ thể,

Thursday, October 24, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (06)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky






4


Dạng Thức Và Ý Nghĩa Trong Những Ngôn Ngữ Tự Nhiên.

 

Khi nghiên cứu ngôn ngữ con người, chúng ta đi đến gần sự hiểu biết sâu hơn vào những gì một số người có thể gọi là “yếu tính con người”, những đặc tính phân biệt của não thức, như chúng ta biết cho đến nay, là duy nhất với con người và không thể tách ra khỏi bất kỳ giai đoạn quan trọng nào của sự hiện hữu con người, cá nhân hay xã hội. Do đó là sự lôi cuốn của nghiên cứu này, và cũng không kém, sự bế tắc thất vọng của nó. Sự bế tắc thất vọng nổi lên từ sự kiện là mặc dù có nhiều tiến bộ, chúng ta vẫn bất lực như trước đây trong việc giải quyết vấn đề cốt lõi của ngôn ngữ loài người, vốn tôi cho là như thế này: sau khi đã thành thạo một ngôn ngữ, người ta có thể hiểu được một số vô hạn của những diễn đạt mới lạ với kinh nghiệm của mình, không có sự giống nhau đơn giản nào về mặt vật lý và không có bất kỳ cách tương tự nào với những diễn đạt cấu thành kinh nghiệm ngôn ngữ của cá nhân; và người ta có thể, với khả năng ít nhiều, tạo ra những diễn đạt như vậy vào một dịp thích hợp, bất chấp sự mới lạ của chúng và độc lập với những hình thành kích thích có thể nhận ra được, và được những người khác hiểu, những người cùng có khả năng vẫn còn bí ẩn này. [1] Theo ý hướng này, việc thông thường dùng ngôn ngữ là một hoạt động sáng tạo. Phương diện sáng tạo này của việc thông thường dùng ngôn ngữ là một yếu tố nền tảng vốn phân biệt ngôn ngữ con người với bất kỳ hệ thống truyền thông giao tiếp nào được biết của loài vật.

Tuesday, October 22, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (05)


Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 


 


3

 

Những đóng góp của ngữ học cho việc nghiên cứu não thức: tương lai

 

Trong thảo luận về quá khứ, tôi đã nhắc đến hai truyền thống chính vốn đã làm giàu cho nghiên cứu ngôn ngữ trong những đường lối riêng biệt và rất khác biệt của chúng; và trong bài giảng cuối của tôi, tôi đã cố gắng đem cho một số chỉ dẫn về những đề tài xem dường ngày nay đã thấy ở chân trời, khi một dạng tổng hợp giữa ngữ pháp triết học và ngôn ngữ học cấu trúc bắt đầu hình thành. Mỗi truyền thống nghiên cứu và giả thuyết chính vốn tôi dùng như một điểm viện dẫn đã liên kết với một phương pháp nghiên cứu giải quyết biểu thị đặc điểm nhất định với những vấn đề của não thức; chúng ta có thể nói một cách công bằng rằng mỗi truyền thống phát triển như một nhánh chuyên biệt của tâm lý học thời bấy giờ, đóng góp những hiểu biết và lý thuyết riêng biệt của nó vào sự hiểu biết rộng hơn về nhận thức của con người.

Sunday, September 15, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (04)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 

 

 


2

 

Những đóng góp của ngữ học cho việc nghiên cứu não thức: Hiện tại

 

Một khó khăn trong những khoa học tâm lý nằm trong sự quen thuộc của những hiện tượng chúng giải quyết. Cần phải có một cố gắng trí thức nhất định để xem – những hiện tượng như vậy có thể gây ra những vấn đề nghịêm trọng hay đòi hỏi những lý thuyết giải thích phức tạp – như thế nào. Người ta có khuynh hướng không suy nghĩ chấp nhận chúng như bình thường, hay một cách nào đó như “tự nhiên”.

 

Những tác động của sự quen thuộc này với những hiện tượng đã thường từng được thảo luận. Thí dụ, Wolfgang Köhler đã nêu lên rằng những nhà tâm lý học không mở ra “những khu vực hoàn toàn mới” trong phương cách của khoa học tự nhiên, “đơn giản vì con người đã quen thuộc với hầu hết tất cả những khu vực của đời sống tâm lý, một thời gian dài trước sự thành lập của khoa học tâm lý . . bởi vì ở ngay khởi đầu công việc của họ, đã không có những sự kiện tâm lý còn lại nào hoàn toàn chưa được biết để họ có thể khám phá”.[1] Những khám phá cơ bản nhất của vật lý cổ điển có một giá trị chấn động nhất định – con người không có trực giác về quỹ đạo hình elip, hay hằng số của lực hấp dẫn. Nhưng “những sự thật tâm lý” thuộc loại ngay cả sâu xa hơn nhiều cũng không thể được nhà tâm lý học “khám phá”, bởi chúng là một vấn đề của sự quen thuộc về trực giác, và một khi được chỉ ra, đều hiển nhiên, do đó có vẻ như không cần khám phá mới.

Sunday, September 8, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (03)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo  )

Noam Chomsky

 

 

 

 

Những đóng góp của ngữ học cho việc nghiên cứu não thức: Quá khứ  (tiếp theo)

 

Như tôi đã nhắc đến, lý thuyết duy lý về ngôn ngữ, vốn được chứng minh là hết sức giàu hiểu biết và thành tựu, đã phát triển một phần từ sự quan tâm về vấn đề của những não thức khác. Một lượng cố gắng lớn đã được dành cho việc xem xét khả năng của loài vật trong việc tuân theo những mệnh lệnh bằng lời nói, thể hiện trạng thái cảm xúc của chúng, giao tiếp với nhau và ngay cả rõ ràng là hợp tác cho một mục đích chung; tất cả những điều này, người ta lập luận, có thể được giải thích trên “cơ sở cơ học”, như khái niệm này được hiểu vào thời điểm đó như khái niệm này được hiểu khi đó – nghĩa là, qua chức năng của những cơ chế sinh lý vốn người ta có thể hình thành những thuộc tính của phản xạ, điều kiện hóa và củng cố, liên tưởng, v.v. Loài vật không thiếu những cơ quan thích hợp tương ứng, chúng cũng không đơn giản nằm trên một mức thang thấp hơn của “óc thông minh tổng quát” nào đó.

Sunday, September 1, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (02)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo  )

Noam Chomsky

 

 

 

Ngôn ngữ và não thức

 

1

 

Những đóng góp của ngữ học cho việc nghiên cứu não thức: Quá khứ

 

Trong những bài giảng này, tôi muốn tập trung chú ý vào câu hỏi, Việc nghiên cứu ngôn ngữ có thể đóng góp gì cho sự hiểu biết của chúng ta về bản chất con người? Trong thể hiện này hay thể hiện khác, câu hỏi này chạy xuyên qua lịch sử tư tưởng phương Tây. Trong một thời đại đã ít tập trung vào tự thân và những hình ảnh bản thân, và ít phân chia thành những lĩnh vực chuyên môn hơn thời đại của chúng ta, bản chất của ngôn ngữ, những phương diện trong đó ngôn ngữ phản ảnh những tiến trình tâm lý của con người hay định hình dòng chảy và tính chất của suy nghĩ – đây đã là những đề tài để nghiên cứu và giả thuyết của những học giả và những người tài năng ngoài giới chuyên môn với một loạt rộng lớn những sở thích, quan điểm và nền tảng trí thức khác nhau. Và trong thế kỷ 19 và 20, khi Ngữ học, Triết học và Tâm lý học đã cố gắng, dù không dễ dàng, để tự khẳng định là những ngành riêng biệt, những vấn đề cổ điển về ngôn ngữ và não thức đã liên tục xuất hiện trở lại. Những vấn đề dai dẳng này không chỉ kết nối những lĩnh vực khác biệt này nhưng còn cung cấp cho chúng trọng tâm và ý nghĩa trong những nỗ lực đang diễn ra của chúng. Đã có những dấu hiệu trong mười năm vừa qua rằng sự phân biệt có phần giả tạo giữa những ngành học có thể đi đến một chấm dứt. Không còn coi là vinh dự nữa cho việc mỗi ngành học chứng minh sự độc lập tuyệt đối của nó với những ngành khác, và những quan tâm mới đã xuất hiện, đã làm cho những vấn đề cổ điển được trình bày trong những cách mới lạ và đôi khi những ý tưởng sáng tạo – chẳng hạn như qua lăng kính của khoa học điều khiển học [1] và khoa học truyền thông, và phản lại nội dung của những phát triển trong tâm lý học so sánh và sinh lý vốn thách thức những xác quyết lâu đời và giải phóng trí tưởng tượng khoa học khỏi những xiềng xích nhất định, đã trở thành một phần quen thuộc trong môi trường trí thức của chúng ta đến mức gần như vượt ngoài nhận thức. Tất cả điều này là rất đáng khích lệ. Tôi tin rằng tâm lý học nhận thức, đặc biệt là trong lĩnh vực Ngữ học, đang trải qua một giai đoạn hoạt động mới mẻ và năng động chưa từng thấy trong nhiều năm. Một trong những diễn biến đầy hứa hẹn nhất là sự hoài nghi mới này với những hệ thống chính thống trong quá khứ, được kết hợp với sự thừa nhận về những rủi ro của việc hình thành những học thuyết mới khô cứng quá nhanh. Nhận thức này, nếu tiếp tục có thể ngăn chặn việc thiết lập của những giáo điều tẻ nhạt và trì trệ mới.

Tuesday, August 27, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (01)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

(Bản in thứ ba)

 

Noam Chomsky

 

 




Lời giới thiệu của nhà xuất bản

 

Đây là bản in thứ ba được chờ đợi từ lâu của tuyển tập gồm những tiểu luận xuất sắc nổi bật về ngôn ngữ và não thức của Chomsky. Sáu chương đầu, nguyên đã xuất bản vào những năm 1960, đã tạo một đóng góp khai phá cho lý thuyết ngôn ngữ. Bản in mới này thêm vào một chương và một lời tựa mới, đem phương pháp nghiên cứu giải quyết thuyết phục có ảnh hưởng quan trọng và sâu rộng của Chomsky trong thế kỷ XXI. Những chương 1–6 trình bày công trình ban đầu của Chomsky về bản chất và sự tiếp nhận ngôn ngữ như một hệ thống sinh học, thừa hưởng di truyền (Ngữ Pháp Phổ Quát), qua những quy luật và nguyên tắc của chúng khiến chúng ta tiếp nhận một kiến thức đã được nhập tâm (ngôn ngữ-I). Trong 50 năm qua, khung cấu trúc khái niệm này đã khơi dậy một bùng nổ của nghiên cứu vào trong một loạt rộng lớn gồm nhiều loại ngôn ngữ và đưa ra một số vấn đề lý thuyết quan trọng. Chương cuối xét lại những vấn đề then chốt, sau khi nhìn lại phương pháp nghiên cứu giải quyết “sinh-ngôn ngữ học’ vốn đã định hướng công trình của Chomsky từ khi bắt đầu cho đến ngày nay, đồng thời nêu lên một số thách thức mới và thích thú với việc nghiên cứu ngôn ngữ và não thức.

Monday, August 19, 2024

Chomsky - Ngôn Ngữ và Tư Tưởng (08)

NGÔN NGỮ VÀ TƯ TƯỞNG

(Language and Thought)

 Noam Chomsky

 

 (← ... tiếp theo)


 


PHẦN KẾT LUẬN

 

Giáo sư Noam Chomsky:

[Trước tiên hãy để tôi trả lời] nhận xét của Tiến sĩ Schwartz. Tôi đồng ý với ông về một điều chắc chắn. Tôi nghĩ lịch sử khoa học rất có ích trong việc cố gắng tìm hiểu những gì đang diễn ra ở đây về vấn đề này, và tôi cũng đồng ý với ông về vấn đề “/” trong não thức/bộ óc. [1]

 

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng lịch sử khoa học dạy một một gì đó hoàn toàn khác với những gì vốn nhiều nhà sinh học thời nay và đặc biệt là những nhà sinh lý học thần kinh đã rút ra từ đó. Trong thực tế, tôi nghĩ nó dạy điều ngược lại với kết luận vốn họ rút ra từ đó. Tôi không nghĩ họ đang chú ý đến lịch sử khoa học rộng lớn hơn, vì họ như bị mê hoặc với một biến cố cực kỳ hiếm hoi. Cụ thể là, có một trường hợp gần đây về thuyết giản lược thành công, theo như tôi biết, về một trường hợp duy nhất: cụ thể là Crick và Watson. Đúng là Crick và Watson, và Pauling, v.v. đã thành công trong việc đưa ra một giải thích giản lược về những phần lớn sinh học trong những từ ngữ sinh hóa học tương đối đã được biết, hưng điều đó thì cực kỳ hiếm khi xảy ra trong lịch sử khoa học. [2]

Sunday, August 18, 2024

Chomsky - Ngôn Ngữ và Tư Tưởng (07)

NGÔN NGỮ VÀ TƯ TƯỞNG

(Language and Thought)

 Noam Chomsky

 (← ... tiếp theo)


 



 THẢO LUẬN


Tiến sĩ Eric Wanner :

Giáo sư Chomsky đã đồng ý giữ lại trả lời của ông cho đến khi thảo luận của cả ba giáo sư tham luận kết thúc. Người thảo luận thứ hai của chúng ta là Giáo sư George Miller của Đại học Princeton.

 

Giáo sư George Miller:

Cảm ơn Eric.

Tôi cho rằng mình là một người rất may mắn vì đã có vinh dự được nghe Noam Chomsky nói gần bốn mươi năm nay. Đó luôn là một kinh nghiệm phong phú bổ ích. Buổi nói chuyện hôm nay đặc trưng cho phong cách của Chomsky, đan cuộn vào nhau một loạt những chủ đề phức tạp trong một cách vừa tế nhị vừa nhã nhặn. Tôi ngần ngại để tách biệt bất kỳ một chủ đề nào vì làm như vậy có thể phá vỡ cấu trúc phức tạp của bài thuyết trình. tuy nhiên có một số điểm đã đặc biệt thu hút sự quan tâm của tôi. Một là lo ngại ngầm nhưng rõ ràng của ông rằng khoa học nhận thức có thể đi chệch hướng. Một kia là lưu ý thận trọng của ông rằng trí thông minh của con người có thể không đủ để trả lời tất cả những câu hỏi vốn chúng ta đặt ra.

Tuesday, August 13, 2024

Chomsky - Ngôn Ngữ và Tư Tưởng (06)

NGÔN NGỮ VÀ TƯ TƯỞNG

(Language and Thought)

 Noam Chomsky

 

 (← ... tiếp theo...)


 


THẢO LUẬN

 

Ruth Nanda – Anshen, Ph.D., Thành viên của Hàn lâm viện Nghệ thuật Hoàng gia London, thành viên của Hiệp hội Triết học U.S., Hiệp hội Lịch sử Khoa học, Hiệp hội Triết học Quốc tế và Hiệp hội Siêu hình học U.S..

Tiến sĩ Eric Wanner , Chủ tịch Quỹ Russell Sage, Thành phố New York.

Noam Chomsky; Giáo sư Ngôn ngữ học và Triết học; Học viện Kỹ thuật Massachusetts.

Akeel Bilgrami; Giáo sư Triết học, Đại học Columbia.

James Schwartz; Giáo sư Thần kinh – Sinh học, Trường Cao đẳng Y sĩ và Ygiải phẫu, Đại học Columbia.

George A. Miller, Giáo sư Tâm lý học, Đại học Princeton

 

Thursday, August 8, 2024

Chomsky - Ngôn Ngữ và Tư Tưởng (05)


NGÔN NGỮ VÀ TƯ TƯỞNG

(Language and Thought)

 Noam Chomsky

 (← ... tiếp theo)


 

Kể từ Charles Sanders Peirce, đã từng có những đề nghị về những yếu tố tiến hóa vốn cho là bảo đảm rằng chúng ta có thể tìm ra sự thật về thế giới, và trước đó có nhiều tin tưởng về phương pháp nghiên cứu giải quyết độc nhất của chúng ta với bản chất của não thức chúng ta và những sản phẩm của chúng. Nhưng những suy đoán như vậy có vẻ vô căn cứ. Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên vội vàng bác bỏ suy đoán của Descartes rằng chúng ta có thể không “đủ trí tuệ thông minh” để thấu hiểu phương diện sáng tạo của việc dùng ngôn ngữ và những loại lựa chọn và hành động tự do khác, mặc dù “chúng ta rất ý thức về ý chí tự do và cảm giác tự chủ vốn có trong suy nghĩ và hành động của chúng ta khiến không có gì chúng ta hiểu rõ ràng và hoàn toàn hơn”, và “sẽ là phi lý khi hoài nghi về những gì chúng ta kinh nghiệm và ý thức như đang hiện có bên trong chính chúng ta” chỉ vì nó nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta. Điều đó có thể là đúng, phù hợp với bất cứ gì chúng ta biết về thế giới tự nhiên. Nếu chúng ta không thể nghiên cứu giải quyết được về mặt nhận thức những lĩnh vực trung tâm của “tinh thần”, chúng ta sẽ phải tìm hiểu về con người, theo cách tốt nhất có thể được, trong một số cách thức nào đó khác, ngoài việc tìm hiểu theo thuyết tự nhiên.

 

Wednesday, July 31, 2024

Chomsky - Ngôn Ngữ và Tư Tưởng (04)

 
NGÔN NGỮ VÀ TƯ TƯỞNG

(Language and Thought)

 Noam Chomsky

 (← ... tiếp theo)


 



Tôi nghĩ là có ích để mở rộng hiểu biết lịch sử của chúng ta bằng xem xét “cuộc cách mạng nhận thức đầu tiên”, lý thuyết Descartes về cơ thể và não thức, thay vì chỉ tập trung vào những ý tưởng của Frege sau này. Descartes đưa ra một giải thích sơ lược của thế giới vật chất trong những từ ngữ của “triết học cơ học” [1]; về cơ bản, cái nhìn cho rằng mọi sự vật việc ảnh hưởng lẫn nhau qua tiếp xúc. Ông cố gắng cho thấy rằng trong những từ ngữ này, người ta có thể giải thích mọi sự vật việc trong thế giới vô cơ cũng như phần lớn thế giới hữu cơ, gồm mọi sự vật việc về thực vật và động vật cũng như phần lớn hoạt động của con người, cho đến những yếu tố của cảm giác và nhận thức.

Wednesday, July 17, 2024

Chomsky - Ngôn Ngữ và Tư Tưởng (03)

NGÔN NGỮ VÀ TƯ TƯỞNG

(Language and Thought)

 Noam Chomsky

 (← ... tiếp theo)



 

 

Nhớ lại rằng Frege đã nói về một “ngôn ngữ hoàn hảo về lôgích”, một ngôn ngữ sẽ cho phép tạo ra “một khoa học phổ thông”. Dummett lập luận rằng ông coi ngôn ngữ tự nhiên không chỉ không hoàn hảo, nhưng ngay cả còn “không mạch lạc trên nguyên tắc”. Nếu vậy, dự án cụ thể của ông sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cân nhắc nào trong số này. Nhưng chúng ta có thể hỏi nó có liên quan gì đến việc tìm hiểu ngôn ngữ và tư tưởng hay không. Có lẽ rất ít, nhưng những suy nghĩ thẳng thắn của Voltaire có thể là không hoàn toàn bất công, nhưng thích hợp với trường hợp hiện tại.