David Hume (1711-1776).
An Enquiry Concerning Human Understanding
(1748)
(1748)
1.
Công trình triết học vĩ đại nhất của
Hume [1]. Trong đó,
ông lập luận về sự bấp bênh, không chắc chắn của nguyên lý nhân quả. Những gì
chúng ta giả định về tương quan nhân quả không thực sự hiện hữu.
Hume nhận
xét rằng trong khi chúng ta có thể cảm nhận được hai sự kiện xem dường xảy ra
như nối kết với nhau, nhưng không có cách nào để chúng ta biết được bản chất
của sự kết nối đó. Dựa trên quan sát này, Hume lập luận chống lại chính bản
thân khái niệm nhân quả, hay nguyên nhân và hậu quả. Chúng ta thường cho rằng
một điều này gây ra một điều kia, nhưng cũng có thể cùng xác xuất đúng như thế
rằng điều này không gây ra điều kia. Hume
tuyên bố rằng nhân quả là một thói quen của con người về sự kết hợp, một tin
tưởng thực ra vô căn cứ và vô nghĩa. Tuy nhiên, ông ghi nhận rằng khi chúng ta
liên tục quan sát một sự kiện theo sau một sự kiện khác, chúng ta giả định rằng
mình đang chứng kiến lý do và tác dụng, xem có vẻ hợp lý với chúng ta. Hume giải
thích khuynh hướng đó đến từ một bản năng tin tưởng vào quan hệ nhân quả, bắt nguồn từ những
thói quen sinh học của chúng ta, và chúng ta không thể chứng minh hay
phản chứng minh được tin tưởng bản năng này. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhận hiểu
và chấp nhận những giới hạn của chúng ta, chúng ta vẫn có thể sinh hoạt mà
không phải từ bỏ những giả định của chúng ta về nguyên nhân và hậu quả. Những
tôn giáo Abraham nêu lên rằng thế giới này hoạt động trên nhân quả, và do đó có
phải có một Nguyên nhân Đầu tiên, gọi đó là Gót. Trong thế giới quan của Hume,
nhân quả là được giả định nhưng cuối cùng không thể biết. Chúng ta không biết
nếu có một nguyên nhân đầu tiên hay không, hoặc một chỗ đứng cho Gót trong vũ
trụ này hay không.