Saturday, October 17, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (10)

Đạo Phật như Triết học

Một Dẫn nhập

Mark Siderits

 (←...tiếptheo)

 

 

 




 CHƯƠNG MƯỜI

 

Trường Phái Diṅnāga: Tri Thức Học Đạo Phật

 

Những trường phái và những vận động đạo Phật chúng ta đã khảo sát cho đến giờ tất cả đều có những tên gọi phân biệt riêng của chúng: đạo Phật ban đầu, Abhidharma, Mahāyanā, Theravāda, Vaibhāṣika, Sautrāntika, Yogācāra, Madhyamaka. Không như thế là trường phái vốn là đề tài của chương này. Vì nó được nhà lôgích Diṅnāga (480 – 540) sáng lập, những học giả thời nay thường nói về nó như trường phái của Diṅnāga. Nhưng nó cũng được gọi là ‘Yogācāra-Sautrāntika’, và đôi khi chỉ là ‘lôgích học đạo Phật’. Những học giả không có một tên duy nhất cho nó, vì không có một tên gọi nào vốn những người đạo Phật India cổ điển đã dùng cho tất cả những nhà tư tưởng trong truyền thống này. Đây có lẽ vì nó là một trường phái trong một ý nghĩa khác với những trường phái chúng ta đã xem xét đến giờ. Mục đích của nó không là để nói rõ ràng một con đường đặc biệt nào đi đến nirvanā. Thay vào đó, nó bắt đầu vào việc phát triển những dụng cụ triết học vốn nó hy vọng những người đang theo một bất kỳ nào trong một số những con đường khác nhau đều dùng. [1]

Thursday, October 8, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (09)

Đạo Phật như Triết học

Một Dẫn nhập

Mark Siderits

 

(←...tiếptheo)

 



CHƯƠNG CHÍN

 

Madhyamaka: Học thuyết về Không

 

Quan điểm rằng tất cả mọi sự vật việc đều trống rỗng, hay không có yếu tính, thì dứt khoát là của triết học Mahāyanā. Trong chương trước, chúng ta xem xét Yogācāra đã cố gắng để bảo vệ học thuyết này như thế nào, bằng trở lại, cho nó một diễn giải Duy Ý. Bây giờ là lúc để xem không biết học thuyết về Không [1] có thể được lập luận chính đáng về mặt triết học hay không, khi nó được tiếp nhận theo những nghĩa trực tiếp. Đây là những gì trường phái Madhyamaka tuyên bố. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét một số luận chứng then chốt của những nhà bình luận Madhyamaka cho phát biểu rằng tất cả những sự vật việc thì trống rỗng. [2] Chúng ta cũng sẽ xem xét một số phản đối chính với quan điểm của Madhyamaka. Và như mọi lần, chúng ta sẽ thăm dò những hệ quả theo hướng giải thoát của quan điểm chúng ta đang xem xét. Nhưng trước khi chúng ta làm một bất kỳ nào của việc này, chúng ta cần phải là rõ ràng về những khó khăn đối diện với bất cứ ai là người tiếp nhận học thuyết về Không với không phê phán về những gì từng được gán cho nóĐiều này sẽ khiến chúng ta có khả năng để giải quyết những cách thức khác nhau vốn có thể giải thích Madhyamaka, và tại sao một vài giải thích có thể là hợp lý tin cậy hơn những giải thích khác.

Tuesday, September 15, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (08)

Đạo Phật như Triết học

Một Dẫn nhập

Mark Siderits

 

(←...tiếptheo)

 

 

 

CHƯƠNG TÁM

 

Yogācāra: Chỉ-những-ấn tượng và sự Phủ nhận những Đối tượng Vật chất

 

Chúng ta đã thấy trong chương trước rằng trong những ý tưởng Mahāyanā mới với ý nghĩa triết học quan trọng nhất là học thuyết về Không [1]. Trường phái Yogācāra đại diện cho một cách thức của việc gắng tìm ý nghĩa của học thuyết đó. Nó thực hiện điều này bằng việc mở rộng một lý thuyết vốn phủ nhận sự tồn tại của những đối tượng hữu hình của thế giới bên ngoài. Trong chương này, chúng ta sẽ khảo sát lý thuyết đó, và những luận chứng vốn những triết gia Yogācāra đã đem cho nó hậu thuẫn. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét quan điểm kết quả có thể được nối kết như thế nào với khẳng định rằng tất cả mọi sự vật việc đều trống rỗng, và tất cả những gì điều này có thể có liên quan với việc đạt nirvanā.

Monday, August 10, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (07)

Đạo Phật như Triết học
Một Dẫn nhập
Mark Siderits







CHƯƠNG BẢY

 

Sự khởi lên của Mahāyanā

 

Bây giờ chúng ta quay sang đạo Phật Mahāyanā, giai đoạn thứ ba của ba giai đoạn lớn trong lịch sử của triết học đạo Phật. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét những khái niệm triết học then chốt, qua đó Mahāyanā đã tìm để tự tách nó xa khỏi phong trào Abhidharma. Trong những chương tiếp theo, chúng ta sẽ chú ý xem những khái niệm này được thể hiện thế nào trong ba trường phái lớn của triết học Mahāyanā. Tuy nhiên, phong trào Mahāyanā bao gồm rất nhiều, không chỉ triết học. Nó cũng đại diện cho một chuyển đổi trong sự hiểu biết của đạo Phật thực hành. Và sự chuyển đổi này đã đưa đến những thay đổi trong những xếp đặt thể chế đạo Phật. Cho đến giờ, trong quyển sách này, chúng ta đã nói rất ít về những thể chế đạo Phật và lịch sử của chúng. Nhưng trong trường hợp này sẽ là có ích để bắt đầu với một thảo luận ngắn gọn về sự khởi nguyên của Mahāyanā như một biểu hiện đặc biệt của cái nhìn sâu xa của đạo Phật. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh một số nhầm lẫn phổ thông liên quan đến quan hệ giữa Mahāyanā và những hình thức khác của đạo Phật thực hành.

Saturday, August 8, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (06)

Đạo Phật như Triết học
Một Dẫn nhập
Mark Siderits





CHƯƠNG SÁU

 

Abhidharma: Siêu Hình Học về Những Cá Thể Trống Rỗng                                       

 

Đề tài của chương này là một vận động trong triết học đạo Phật vốn đã lớn dậy từ những gắng sức để diễn giải thành hệ thống những bài giảng của đức Phật. Chúng ta gọi vận động này là ‘Abhidharmavì đó là tên của bộ sưu tập những bản văn trình bày mở rộng những kết quả của những gắng sức đó. Abhidharma là thứ ba trong ba nhóm những bản văn trong kho kinh điển đạo Phật. Đầu tiên là Sūtta, sưu tập gộp chung tất cả những bài nói chuyện của đức Phật. Thứ hai là Vinaya, trong đó đặt định những quy luật của đời sống tu viện. Những bản văn trong tập hợp thứ nhất và thứ hai được soạn thảo, ít nhất một phần, khoảng gần thời đức Phật. Những bản văn Abhidharma đã đến sau. Chúng phản ảnh những khó khăn vốn những người thực hành đạo Phật đã gặp phải trong khi sắp xếp chọn ra cho rõ ràng tất cả những đối thể [1] vốn đức Phật đã bàn luận trong những giảng dạy của ngài. Theo thời gian, những khác biệt tế vi đã nổi lên trong những giải quyết đã đề nghị. Những khác biệt này trong sự diễn dịch dẫn đến sự thành hình của nhiều trường phái khác nhau. Nhưng tựu trung, tất cả đều có một tiếp cận chung để diễn dịch những giảng dạy của đức Phật, và một lập trường chung trong cái nhìn triết học. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét lập trường chung trong cái nhìn triết học đó. Chúng ta sẽ cũng nhìn kỹ lưỡng một ít của những bất đồng triết học quan trọng giữa những trường phái của Abhidharma.

Wednesday, July 15, 2020

Bhikkhu Bodhi – Trao Phẩm Giá Cho Đời Người


Trao Phẩm Giá Cho Đời Người
Giving Dignity to Life

Tỳ kheo Bodhi







Để hỏi – sống với giá trị xứng đáng của con người nghĩa là gì – có thể nghe lạc lõng trong một thời giống như của chúng ta, khi tranh đấu vật vã như điên cuồng lo toan nhu cầu cơm áo hiếm khi cho phép chúng ta được rảnh rỗi để nghĩ ngợi những vấn đề nhọc nhằn như vậy. Nhưng nếu chúng ta ngưng một khoảnh khắc dành cho câu hỏi này một chút suy nghĩ, chúng ta sẽ nhanh chóng nhận rằng nó không chỉ là sự trầm ngâm của một ai đó có quá thừa thì giờ trong tay. Câu hỏi không chỉ chạm tới chính ý nghĩa của cuộc đời chúng ta, nhưng ngay cả đi xa hơn, vượt quá cố gắng cá nhân tìm kiếm lâu dài và khó khăn của chúng ta về ý nghĩa để nhìn sâu vào chính những suối nguồn của văn hóa thời nay. Vì nếu không thể nào để sống với giá trị xứng đáng của con người, khi đó đời người không có chủ đích nào vượt quá phạm vi kinh nghiệm bình thường hoặc đơn thuần vật chất của con người, và trong một trường hợp như vậy, chủ đích duy nhất của chúng ta trong khoảng thời gian ngắn ngủi chúng ta có được tất là giành dựt bất cứ gì với ham hố nhất thời, trước khi những ánh sáng lịm tắt vĩnh viễn. Nhưng nếu chúng ta có thể nhận hiểu được ý nghĩa của việc sống với giá trị xứng đáng của con người, khi đó chúng ta cần xem xét có phải chúng ta thực sự xếp đặt đời sống của chúng ta theo cách chúng ta nên sống, và ngay cả rộng hơn, có phải văn hóa của chúng ta khuyến khích một lối sống với giá trị xứng đáng của con người hay không.

Monday, July 13, 2020

Bhikkhu Bodhi – Hai Khuôn Mặt Của Dhamma


Hai Khuôn Mặt Của Dhamma
(Two Faces of the Dhamma)

Bhikkhu Bodhi






Trong gặp gỡ đầu tiên, đạo Phật thách đố chúng ta như một paradox [1]. Về trí thức, nó xuất hiện như một sự vui sướng lớn của con người có tư tưởng tự do: tỉnh táo, duy thực, không giáo điều, hầu như khoa học trong thái độ và phương pháp của nó. Nhưng nếu chúng ta đi đến tiếp xúc với Dhamma sống động từ bên trong, chúng ta sẽ sớm tìm thấy rằng nó có một mặt khác vốn có vẻ như là phản đề của tất cả những giả định duy lý trước đó của chúng ta. Chúng ta vẫn không gặp những tín điều khô cứng hay những phỏng đoán tùy tiện, nhưng chúng ta có gặp những lý tưởng tôn giáo của lánh đời, chiêm niệm quán tưởng và nhiệt thành kính tín; một cơ thể của những học thuyết liên quan đến những vấn đề vượt trên nhận thức và linh cảm nghi ngờ; và ˗˗ có lẽ gây bối rối nhất ˗˗ một chương trình tu tập trong đó tin tưởng tôn giáo là một đức tính tốt, nghi ngờ như một ngăn trở, rào cản và xiềng xích.

Thursday, July 9, 2020

Bhikkhu Bodhi – Hai Kiểu Thức Thực Hành của Vipassana

Hai Kiểu Thức Thực Hành của Vipassana
(Two Styles of Insight Meditation)

Bhikkhu Bodhi









Ngày nay, việc ứng dụng thực hành của Vipassana đã được phổ biến khắp thế giới, tuy nhiên để có được thành tựu này, nó đã trải qua một sự biến dạng tinh tế, không dễ phân tích. Thay vì được dạy như một phần không thể thiếu bên trong của con đường đao Phật, bây giờ nó thường được trình bày như một sự rèn luyện thế tục vốn những quả thành của nó liên quan nhiều với đời sống trần gian hơn với giải thoát khỏi thế gian. Nhiều người thực tập quán tưởng làm chứng cho lợi ích có thể trông thấy mà họ nhận được từ sự thực hành Vipassana, lợi ích gồm từ việc nâng cao hiệu năng làm việc và những quan hệ cá nhân tốt hơn, đến sự an tĩnh sâu xa hơn, từ bi hơn và ý thức nhiều hơn. Tuy nhiên, trong khi những lợi ích như vậy có thể chắc chắn xứng đáng theo đuổi dựa trên giá trị đặc biệt của bản thân chúng, khi xem xét trong riêng lẻ, chúng không phải là mục đích cuối cùng vốn chính đức Phật đã đưa lên như điểm cuối của giảng dạy về tu tập của ngài. Mục đích đó, trong thuật ngữ của những bản kinh, là sự đạt đến nibbāna, sự hủy diệt của tất cả những phiền não ở đây và bây giờ, và sự giải thoát khỏi vòng vô tận của những tái sinh.

Thursday, June 11, 2020

Bhikkhu Bodhi – Tìm một nơi để từ đó bắt đầu

Tìm một nơi để từ đó bắt đầu 

(Finding a Place from Which to Start)
Bhikkhu Bodhi







Khi người ta bắt đầu định chọn một tôn giáo, người ta chọn thế nào cho đúng? Những tôn giáo khác nhau đem cho cho chúng ta những viễn tượng thật khác nhau về bản chất của đời sống con người và những con đường thực hành rất khác nhau, khiến tìm một giản đồ thống nhất có khả năng dung hợp những đòi hỏi đối nghịch của chúng là điều khó có thể được.Thế nhưng, có rất nhiều tùy thuộc trên sự lựa chọn vốn chúng ta thực hiện. Hầu hết những tôn giáo bảo chúng ta rằng thế giới là sự sáng tạo của một Gót toàn năng, và chúng nói rằng nếu chúng ta muốn được cứu vớt, chúng ta phải chấp nhận gót này với lòng tin và yêu vị này với tất cả tồn tại của chúng ta. Tuy nhiên, vấn đề chúng ta gặp phải là những tôn giáo khác nhau đều mô tả những Gót của họ hoàn toàn khác nhau, trong những cách không tương đồng, và chúng ta không có phương tiện nào trong tay cho việc tự xác định mô tả nào thì đúng và mô tả nào thì sai; và cũng có thể là chúng tất cả đều không chấp nhận được. Một số tôn giáo dạy rằng chúng ta sống chỉ một đời duy nhất trên trái đất và sau đó sống đời vĩnh hằng trong một cõi khác; tùy thuộc vào việc chúng ta đã ứng xử thế nào trong đời sống này; những tôn giáo khác dạy rằng chúng ta liên tục trải qua nhiều những đời sống khác nhau, trong thế giới này và trong những thế giới khác, cho đến khi chúng ta đat được sự giải thoát khỏi chuỗi của những tái sinh.

Sunday, May 24, 2020

Bhikkhu Bodhi – Tái sinh có ý nghĩa hay không?



Tái sinh có ý nghĩa hay không?

Bhikkhu Bodhi








Những người mới đến với đạo Phật thường rất ngưỡng phục sự rõ ràng, trực tiếp và không ảo tưởng nhưng hết sức thực tiễn của Dhamma vì nằm chìm trong những giảng dạy cơ bản, như Bốn Sự Thật Cao Quí, Con Đường Tám Chân Chính, và Ba Học Pháp. [1] Những giảng dạy này, rõ ràng như ánh sáng ban ngày, đều sẵn sàng trong tầm tay tiếp nhận với bất kỳ một người chân thành nào muốn tìm một con đường thoát khổ. Tuy nhiên, khi những người tìm kiếm này gặp thuyết tái sinh, họ thường chùn bước, tự nhủ nó không có ý nghĩa. Ở điểm này, họ nghi ngờ rằng giảng dạy đã đi lệch khỏi con đường dự định, rơi từ đường cao tốc lớn của lý trí xuống suy nghĩ của ‘nếu-như’ và suy đoán. Ngay cả những nhà diễn dịch đời nay của đạo Phật dường như cũng gặp khó khăn trong việc giảng dạy tái sinh một cách chặt chẽ. Một số người gạt bỏ nó như chỉ là một mảnh của khối hành lý văn hóa, siêu hình học India thời cổ, rằng đức Phật đã giữ lại cái nhìn về thế giới trong thời ngài. Những người khác giải thích nó như một ẩn dụ cho sự thay đổi của những trạng thái tâm lý, với những cõi tái sinh được coi là biểu tượng cho những mô típ tâm lý thường gặp trong văn học thần thoại [2]. Một số ít những nhà phê bình thậm chí đặt câu hỏi về tính chân thực của những văn bản về tái sinh, cho rằng chúng phải là những suy diễn khác biệt đã xen lẫn vào.

Monday, April 27, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (05)


Đạo Phật như Triết học
Một Dẫn nhập
Mark Siderits









CHƯƠNG NĂM

 

Nyāya: một tạm nghỉ chen giữa

 

Trong chương này, chúng ta sẽ khảo sát trường phái Nyāya của triết học India chính thống. Nyāya đồng ý với đạo Phật rằng cuộc đời như thông thường sống thì đau khổ, và rằng nguyên nhân sau cùng của đau khổ là sự hiểu biết không sáng suốt của chúng ta về bản sắc định tính của chúng ta. Nhưng như một trường phái chính thống (‘truyền thống tín ngưỡng Brahma’), Nyāya chấp nhận sự tồn tại của một cái tôi. Nó cũng đã chủ trương rằng có những sự vật việc vốn tồn tại vĩnh cửu. Như vậy, nó bất đồng với hai trong ba tuyên bố của đạo Phật về những đặc tính của sự tồn tại. Hơn nữa, văn học nền tảng của trường phái này đã được soạn thảo có lẽ cũng muộn, vào khoảng 5 thế kỷ sau khi đức Phật qua đời, trong thế kỷ thứ hai CN. Ngay cả nếu văn học này phản ảnh một truyền thống truyền miệng cổ hơn, bản thân đức Phật có lẽ không biết gì đến Nyāya. Như vậy, tại sao chúng ta nên nghiên cứu Nyāya? Có hai lý do. Thứ nhất, tranh luận giữa đạo Phật và Nyāya về sự tồn tại của cái-tôi có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của triết học đạo Phật từ thế kỷ thứ hai CN trở đi. Thứ hai, một số dụng cụ và khái niệm then chốt của triết học India bắt nguồn từ Nyāya. Vì vậy, một khảo sát ngắn gọn về hệ thống Nyāya sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tranh luận đó. Và khi chúng ta càng hiểu biết tranh luận này tốt hơn bao nhiêu, chúng ta sẽ ở vị trí càng tốt hơn bấy nhiêu, để quyết định bên nào đã là đúng về cái tôi và về bản chất của thế giới.

Thursday, April 23, 2020

Harari – Coronavirus có thay đổi thái độ của chúng ta với cái chết?

Liệu coronavirus có thay đổi thái độ của chúng ta với cái chết? Hoàn toàn ngược lại
Yuval Noah Harari
 


 
 
Có phải trận dịch coronavirus sẽ đưa chúng ta trở lại với truyền thống và chấp nhận hơn, những thái độ với cái chết – hay làm mạnh hơn những gắng sức của chúng ta để kéo dài sự sống?
 
Thế giới đời nay đã được hình thành bởi tin tưởng rằng con người có thể khôn hơn và đánh bại cái chết. Đó là một thái độ cách mạng mới. Trong phần lớn lịch sử, con người ngoan ngoãn chịu chết. Cho đến cuối thời đời nay, hầu hết những tôn giáo và hệ ý thức đều coi cái chết không chỉ là số phận không thể tránh khỏi của chúng ta, nhưng như nguồn chính của ý nghĩa trong cuộc đời. Những sự kiện quan trọng nhất của sự tồn tại của con người đã xảy ra sau khi bạn trút hơi thở cuối cùng. Chỉ sau đó bạn mới đi đến hiểu được những bí mật thực sự của cuộc đời. Chỉ sau đó, bạn có được sự cứu rỗi đời đời, hoặc gánh chịu sự trừng phạt vĩnh cửu. Trong một thế giới không có cái chết – và do đó không có thiên đường, địa ngục, hay tái sinh – những tôn giáo như đạo Kitô, Islam và đạo Hindu sẽ không có ý nghĩa. Trong hầu hết lịch sử, những đầu óc con người thông tuệ nhất đã bận rộn với việc đem ý nghĩa cho cái chết, không với việc cố gắng đánh bại nó.
 

Wednesday, April 22, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (04)

Đạo Phật như Triết học
Một Dẫn nhập
Mark Siderits








  

CHƯƠNG BỐN

 

Đạo đức học đạo Phật

 

Quan điểm về con người chúng ta đã thảo luận trong chương trước là một hình thức của thuyết thu giảm. [1] Một người theo thuyết thu giảm về một loại nào đó của những sự vật việc thì chủ trương rằng những sự vật việc thuộc loại đó không tồn tại trong nghĩa hẹp chính xác rằng – sự tồn tại của chúng chỉ gồm trong sự tồn tại của những loại khác của những sự vật việc. Thí dụ, quan điểm của đạo Phật về không có cái-tôi, nói rằng sự tồn tại của một con người chỉ gồm trong sự diễn ra của một chuỗi nhân quả phức tạp của những skandhas nhất thời, tồn tại chỉ khoảnh khắc và không gán vào một gì như chủ thể. Nhưng những người đạo Phật không phải là những người duy nhất giữ một quan điểm thu giảm về con người. Trong một số những diễn giải, Locke và Hume đều đã chủ trương một quan điểm như vậy. Gần đây hơn, Derek Parfit đã cho quan điểm thu giảm về con người một biện hộ uyên bác và phức tạp, trong đó ông giải thích nhân vì sự phủ nhận rằng sự tiếp tục tồn tại của một con người bao gồm bất kỳ ‘sự kiện xa hơn’ ở ngoài và vượt trên những sự kiện về một chuỗi nhân quả gồm những yếu tố tâm sinh lý. Đây là những gì ông nói về những tác dụng của việc đi đến để tin tưởng rằng quan điểm thu giảm thì đúng với bản thân: [2]

Sunday, April 19, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (03)

Đạo Phật như Triết học
Một Dẫn nhập
Mark Siderits







CHƯƠNG BA

 

Không Có cái-Tôi: Những Cá Thể Trống Rỗng

 

Đức Phật chủ trương rằng chúng ta gánh chịu kinh nghiệm đau khổ của saṃsāra vì sự hiểu biết không sáng suốt của chúng ta về ba tính chất đặc biệt: không gì tồn tại mãi mãi, Khổ và Không Có cái-Tôi vĩnh viễn không đổi [1]. Trong ba đặc tính này, đặc tính Không Có cái-Tôi đóng vai trung tâm trong việc ‘chuẩn bệnh’ của ngài. Theo đạo Phật ban đầu, cái-tôi, thì không thực có, và những cá thể thì rốt ráo đến cùng đều không là thực. Điều này, phần nào cô đọng khó hiểu, có thể được nói như: chúng ta là những con người với cá thể trống rỗng [2], những cá nhân là những con người trống rỗng cái-tôi [3]. Trong chương này, chúng ta sẽ khảo sát tuyên bố này. Chúng ta sẽ xem xét một số những lập luận thấy trong những bản văn đạo Phật ban đầu với tuyên bố rằng Không Có cái-Tôi. Và chúng ta sẽ cố gắng để xác định xem khi nói rằng những cá thể thì cuối cùng không là-thực có nghĩa gì. Nhưng trước khi chúng ta có thể làm một trong những điều này, chúng ta cần phải xác định ý nghĩa của việc nói rằng có một cái-tôi (hay cái tôi). Từ ‘cái tôi’ được dùng theo nhiều cách khác nhau, chỉ một trong số đó thì liên quan với câu hỏi triết học vốn đức Phật đang cố gắng trả lời. Chúng ta có thể tránh được nhiều nhầm lẫn về những gì người đạo Phật có ý muốn nói với học thuyết của họ về không-có-cái-tôi, nếu chúng ta bắt đầu bằng hiểu rõ về những gì họ có ý muốn nói, khi họ nói về một ‘cái tôi’.

Sunday, January 26, 2020

Milarepa - Tiên Kiến


Những tiên kiến 
Jetsun Milarepa (1052-1135)












cũng như sức mạnh của ánh sáng mặt trời xua tan sương mù 
và không có cách xua tan nào khác, 
sức mạnh của thấu hiểu xóa sạch những tiên kiến 
không có cách nào khác xóa sạch những tiên kiến 

hãy chứng nghiệm chúng như những giấc mơ không đâu. 
hãy chứng nghiệm chúng như những bèo bọt thoáng còn chợt mất. 
hãy chứng nghiệm chúng như cầu vồng bảy màu không bền thực .
hãy chứng nghiệm chúng như khoảng trống mênh mông không thể phân chia.