Thursday, August 8, 2024

Chomsky - Ngôn Ngữ và Tư Tưởng (05)


NGÔN NGỮ VÀ TƯ TƯỞNG

(Language and Thought)

 Noam Chomsky

 (← ... tiếp theo)


 

Kể từ Charles Sanders Peirce, đã từng có những đề nghị về những yếu tố tiến hóa vốn cho là bảo đảm rằng chúng ta có thể tìm ra sự thật về thế giới, và trước đó có nhiều tin tưởng về phương pháp nghiên cứu giải quyết độc nhất của chúng ta với bản chất của não thức chúng ta và những sản phẩm của chúng. Nhưng những suy đoán như vậy có vẻ vô căn cứ. Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên vội vàng bác bỏ suy đoán của Descartes rằng chúng ta có thể không “đủ trí tuệ thông minh” để thấu hiểu phương diện sáng tạo của việc dùng ngôn ngữ và những loại lựa chọn và hành động tự do khác, mặc dù “chúng ta rất ý thức về ý chí tự do và cảm giác tự chủ vốn có trong suy nghĩ và hành động của chúng ta khiến không có gì chúng ta hiểu rõ ràng và hoàn toàn hơn”, và “sẽ là phi lý khi hoài nghi về những gì chúng ta kinh nghiệm và ý thức như đang hiện có bên trong chính chúng ta” chỉ vì nó nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta. Điều đó có thể là đúng, phù hợp với bất cứ gì chúng ta biết về thế giới tự nhiên. Nếu chúng ta không thể nghiên cứu giải quyết được về mặt nhận thức những lĩnh vực trung tâm của “tinh thần”, chúng ta sẽ phải tìm hiểu về con người, theo cách tốt nhất có thể được, trong một số cách thức nào đó khác, ngoài việc tìm hiểu theo thuyết tự nhiên.

 

Quay trở lại việc Newton phá hủy lý thuyết theo kiến thức thực tiễn thông thường của vật thể, kết luận tự nhiên là suy nghĩ và hành động của con người là những thuộc tính của vật chất có tổ chức, giống như “sức hút và lực đẩy”, điện tích, v.v. Kết luận đó được rút ra rất sớm, mạnh mẽ nhất bởi La Mettrie, và một thế hệ sau đó bởi nhà hóa học nổi tiếng Joseph Priestley, mặc dù cả hai đã đều không cố gắng giải quyết những thuộc tính của não thức được thuyết Descartes xác định, giống như chúng đã bị gạt sang một bên trong thời phục hưng của “khoa học nhận thức” từ những năm 1950.

 

Rút ra kết luận tự nhiên, chúng ta phải đối mặt với một loạt câu hỏi: Những thuộc tính này của sự vật trong thế giới thì chính xác là gì? Chúng phát sinh như thế nào trong cá thể và những loài? Chúng được dùng như thế nào trong hành động và giải thích? Vật chất có tổ chức có những thuộc tính này như thế nào (dạng mới của vấn đề thống nhất)?

 

Một số phương diện của những câu hỏi này đã được tìm hiểu một cách hiệu quả. Trong trường hợp ngôn ngữ, đã có thể nghiên cứu một số câu hỏi truyền thống vốn thămnghiêm chỉnh đã lảng tránh, và gần đây hơn, việc định nghĩa để diễn giải lại chúng một cách ý nghĩa đáng kể, dẫn đến nhiều hiểu biết mới về ít nhất một số đặc điểm trung tâm của não thức và chức năng hoạt động của nó. Tuy nhiên, những câu hỏi nền tảng của Descartes vẫn còn khó nắm bắt; vật chất và não thức không phải là hai phạm trù của những sự vật, nhưng chúng dường như đặt ra những loại câu hỏi khó khăn hoàn toàn khác nhau cho trí thông minh của con người.

 

Theo đuổi một phương pháp nghiên cứu giải quyết khoa học và thực nghiệm đến mức độ đầy đủ nhất của nó, chúng ta quay sang nghiên cứu về những khả năng đặc biệt của não thức. Như Descartes đã kết luận, khả năng ngôn ngữ, ở một mức độ gần đúng, là một thuộc tính chung của con người và dường như là duy nhất của loài người trong những phương diện thiết yếu; ít nhất, không có gì, dù chỉ hơi tương tự, được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trong thế giới sinh học. “Trạng thái ban đầu” của nó được di truyền ấn định. Dưới tác động của khởi động và định hình (ngoại vi) của kinh nghiệm, nó trải qua một chuỗi của những trạng thái và có được “trạng thái vững” tương đối ổn định vào khoảng tuổi dậy thì, sau này chỉ thay đổi ở những phương diện ngoại vi. Trong mỗi trạng thái, chúng ta có thể phân biệt hai thành phần: một hệ thống nhận thức và một hệ thống thực hiện. Hệ thống nhận thức lưu trữ thông tin vốn hệ thống thực hiện truy cập được, hệ thống này dùng thông tin đó để diễn đạt, giải thích, thể hiện suy nghĩ, đặt câu hỏi, tham khảo, nhắc đến, v.v. Hệ thống nhận thức là lý do cho kiến ​​thức vô hạn của chúng ta; thí dụ, kiến ​​thức của chúng ta về âm thanh và ý nghĩa và những quan hệ của chúng trên một phạm vi không giới hạn. Hiện nay đã có một khối lượng rất lớn của dữ liệu đáng tin cậy về những vấn đề này từ nhiều ngôn ngữ khác nhau về loại hình, và những lý thuyết có thực chất, và không đơn giản hiển nhiên, vốn đi khá xa trong việc giải thích bằng chứng. [1]

 

Những hệ thống thực hiện thường được giả định là cố định và bất biến. Nguyên nhân cơ bản là do sự thiếu hiểu biết. Không có bằng chứng nào cho thấy giả định đơn giản nhất này là sai. Tuy nhiên, hệ thống nhận thức có khác nhau: ngôn ngữ của tôi không là ngôn ngữ của một người ở Đông Phi hay, vì vấn đề đó, của anh tôi, vợ hay những con tôi, và chắc chắn không là ngôn ngữ của cha mẹ tôi. Sự đa dạng không thể lớn, chúng ta có thể chắc chắn về điều đó; những điều kiện bên ngoài thì quá ít ỏi, nghèo nàn để có thể có nhiều hơn là một tác động ngoại vi trên rất những cấu trúc phức tạp có hệ thống, trật tự và hiệu quả liên kết chặt chẽ, vốn nổi lên khi khả năng ngôn ngữ phát triển theo lộ trình thông thường của nó. Chúng ta không thể tiếp thu được bất kỳ ngôn ngữ nào trừ khi những thuộc tính cơ bản của nó đã sẵn , trước-kinh nghiệm, như được biện luận trong thuyết tự nhiên về nhận thức của tâm lý học duy lý thời kỳ đầu. Vấn đề khoa học là phải xác lập một cách rõ ràng những gì chúng ta giả định phải là đúng, như trong nghiên cứu về phôi học, hay khởi đầu của tuổi dậy thì và những phương diện khác của tăng trưởng và phát triển. Đến nay, người ta đã biết đủ để thấy rằng sự khác biệt giữa những ngôn ngữ thì tương đối là nhỏ, khi so sánh với những tương đồng to lớn vốn chúng có chung. Mặc dù có sự đa dạng trong những ngôn ngữ, những đặc điểm và cấu trúc cơ bản phần lớn là giống nhau trong tất cả những ngôn ngữ của con người, ít nhất là từ lập trường chúng ta áp dụng hướng về những sinh vật khác hơn chúng ta.

 

Đó là nhờ vào cách hệ thống nhận thức được nhấn chìm trong những hệ thống thực hiện khiến những thuộc tính hình thức của những biểu thức được hiểu như vần điệu, sự nối tiếp, v.v. Thông tin được những mục từ vựng đem cho và những cách diễn đạt khác mang lại những góc nhìn để suy nghĩ và nói về thế giới nhờ vào cách những yếu tố của chúng được diễn giải “ở mặt giao tiếp”; đã nhấn chìm trong những hệ thống thực hiện khác nhau ở một số sinh vật giả định (có lẽ là không thể có về mặt sinh học), chúng có thể đóng vai trò là hướng dẫn cho một số hoạt động khác, chẳng hạn như vận động. Chúng ta đang nghiên cứu một đối tượng thực, khả năng ngôn ngữ của bộ óc, vốn đảm nhận một trạng thái cụ thể vốn đem cho những hướng dẫn cho những hệ thống thực hiện đóng một vai trò trong việc phát âm, giải thích, biểu hiện tin tưởng và mong muốn, nhắc đến, kể chuyện, v.v. Vì những lý do như vậy, chủ đề là ngôn ngữ của con người.

 

Chúng ta có thể nói rằng Peter có (biết, nói,.).. ngôn ngữ L khi thành phần nhận thức của khả năng ngôn ngữ của Peter ở trạng thái L. Nhìn như vậy, ngôn ngữ là một cách để nói và hiểu, một khái niệm truyền thống. Hệ thống nhận thức là một tiến trình tạo sinh vốn xác định một lớp vô hạn của những biểu thức ngôn ngữ, mỗi là là một lớp của những hướng dẫn cho hệ thống thực hiện. Những dấu hiệu đặc biệt, treong ý hướng của Frege, là những biểu hiện của những biểu thức ngôn ngữ (nói, viết, ký tên, bất cứ gì); Hành động nói là những biểu hiện của những biểu đạt ngôn ngữ trong một nghĩa rộng hơn.

 

Theo đuổi lộ trình này, chúng ta có thể tiến tới việc hiểu biết về một số phương diện của vấn đề Descartes: “việc dùng vô hạn những phương tiện hữu hạn”, như Wilhelm von Humboldt đã diễn đạt lại nó. Truyền thống này vẫn tồn tại suốt thế kỷ 19 và sau hơn thế nữa, ngày càng khác biệt với những gì được coi là “ngôn ngữ học khoa học”. Khi những phương pháp nghiên cứu giải quyết theo thuyết cấu trúc và khoa học hành vi thời nay được hình thành cách đây 70 năm, nhà ngôn ngữ học người Denmark Otto Jespersen đã nhận ra rằng quan tâm chính của nhà ngôn ngữ học phải là sự sáng tạo tự do, khả năng của mỗi người trong việc xây dựng và hiểu “những diễn đạt tự do”, thường là mới, mỗi âm thanh với một ý nghĩa. Sâu xa hơn, nhiệm vụ là khám phá làm thế nào những cấu trúc làm nền tảng cho khả năng này “tồn tại trong não thức của một người nói”, người “không cần bất kỳ hướng dẫn ngữ pháp nào, từ vô số câu đã được nghe và hiểu. . . sẽ trừu tượng hóa một số khái niệm về cấu trúc của chúng, đủ rõ ràng để hướng dẫn người này trong việc xây dựng những câu của riêng mình”. Mặc dù quan trọng và đúng đắn về cơ bản, những ý tưởng này đã ít có tác động, không giống như những khái niệm hẹp hơn của Saussure và những học thuyết hành vi [2], vốn có ảnh hưởng to lớn. [3]

 

Những ý tưởng truyền thống đã không nhận được diễn đạt rõ ràng cho đến khi những ngành khoa học hình thức [4] cung ứng cho khái niệm của tiến trình tạo sinh tự lập đi lập lại trở ngược [5]. Việc nghiên cứu thời nay về những câu hỏi này có thể được coi là sự hợp lưu của những ý tưởng truyền thống đã bị loại bỏ như vô nghĩa hay không thể thực hiện được, với những hiểu biết trực giác sâu xa mới của khoa học hình thức, đã làm cho người ta có thể nghiêm chỉnh theo đuổi chúng.

 

Công trình nghiên cứu trong vài năm qua ở một mức độ nào đó đã thành công trong việc xác định những nguyên tắc tổng quát, có chung của ngôn ngữ vốn có thể được gán cho khởi đầu từ năng khiếu bẩm sinh, với những những tùy chọn của sự biến thể có giới hạn ở những phần phụ của từ vựng. “Hệ thống tính toán” của ngôn ngữ vốn xác định những hình thức và quan hệ của những biểu thức ngôn ngữ thực sự có thể là bất biến; theo nghĩa này, chỉ có một ngôn ngữ của con người, như một người đến từ sao Hỏa có lý trí, sau khi quan sát con người sẽ giả định như thế. Sự tiếp thu của một ngôn ngữ cụ thể là tiến trình của việc sửa chữa những tùy chọn về từ vựng trên cơ sở của dữ liệu đơn giản và nghiên cứu giải quyết được. Một mục tiêu của nghiên cứu hiện nay, ít nhất bây giờ đã có thể được hình thành trong một cách thực tiễn, là có khả năng để suy ra tiếng Hungary hay tiếng Swahili, theo nghĩa đen của suy diễn, bằng việc sửa chữa những tùy chọn bên trong phạm vi từ vựng hữu hạn cho phép. [6]

 

Sự hiểu biết mới về ngôn ngữ đang hình thành đại diện cho sự thay đổi lớn đầu tiên thoát khỏi truyền thống lâu đời về nghiên cứu ngôn ngữ, bắt đầu từ ngữ pháp India cách đây 2.500 năm và tiếp tục qua ngữ pháp Greece và những ảnh hưởng tiếp theo của nó. [7] Những truyền thống này luôn coi ngôn ngữ là một hệ thống gồm những quy tắc cụ thể được điều chỉnh cho những cấu trúc cụ thể trong ngôn ngữ đó – chẳng hạn như những quy tắc để hình thành câu hỏi trong tiếng Anh. Khi những nhà ngôn ngữ học xem xét lại những câu hỏi truyền thống này cách đây khoảng 40 năm, họ phần lớn vẫn giữ nguyên những giả định này. Tuy nhiên, bây giờ có vẻ như đây là một sai lầm. Những xây dựng ngữ pháp như mệnh đề quan hệ, thụ động, cụm động từ, v.v., dường như là những những phân loại nhân tạo cho tiện lợi, tương tự như cách chúng ta phân loại động vật là “loài động vật có vú trên cạn” hoặc những thú nuôi chơi là “thú cưng”.Trong thực tế, những cấu trúc này là kết quả của sự tác động lẫn nhau của những nguyên tắc cơ bản tổng quát hơn nhiều. Những nghiên cứu gần đây hơn cho thấy rằng ngay cả những nguyên tắc chung này cũng có thể là sản phẩm phụ (hiện tượng phụ) của những thuộc tính trừu tượng hơn của hệ thống tính toán của não – những thuộc tính phản ảnh một khuynh hướng cố hữu hướng tới “cố gắng tối thiểu” hoặc hiệu quả. Chương trình “tối giản” mới nổi này nhằm mục đích đơn giản hóa những dụng cụ và khái niệm được dùng để mô tả ngôn ngữ, giảm chúng xuống chỉ còn những gì hoàn toàn cần thiết. Phương pháp nghiên cứu giải quyết này hạn chế đáng kể những dụng cụ mô tả có sẵn, nghĩa là những cấu trúc phức tạp của nhiều ngôn ngữ khác nhau, hiện phải được giải thích qua những nguyên tắc trừu tượng tập trung vào hiệu quả trong việc hình thành câu của phép suy diễn (cách hình thành câu) và biểu hiện (cách chúng được cấu trúc về mặt tâm). Trong khuôn khổ này, một câu hoặc cụm từ trong bất kỳ ngôn ngữ nào (được gọi là “ngôn ngữ L”) sẽ là một đối tượng chính thức đáp ứng những điều kiện chung theo cách hiệu quả nhất có thể, với những từ và cấu trúc cụ thể có sẵn trong ngôn ngữ đó. Phương pháp nghiên cứu giải quyết tối giản này đặt một gánh nặng lớn lên những nhà nghiên cứu để chứng minh tính hợp lệ của nó qua bằng chứng thực nghiệm. Tuy nhiên, nếu hướng đi này được chứng minh là đúng, nó có thể dẫn đến sự hiểu biết sâu xa hơn nhiều về những tiến trình tính toán làm nền tảng cho khả năng ngôn ngữ của chúng ta, những tiến trình có vẻ khác biệt hoàn toàn so với những gì được giả định chỉ vài năm trước.

 

Khái niệm này của ngôn ngữ, một cách phê bình, đã giới thiệu những thuộc tính bao trùm tổng quát của những phép tính toán thuộc một loại được biết là mang lại độ phức tạp tính toán cực cao; nó dự đoán rằng ngôn ngữ sẽ không thể dùng được, đến một mức độ đáng kể. Kết luận tổng quát chắc chắn là đúng. Người ta biết rõ rằng ngôn ngữ “thì đã được thích ứng một cách tệ hại để đem dùng”; của lớp của “những biểu đạt tự do ( những cụm từ, câu hoặc những hình thức thông tin giao tiếp)” được “khái niệm của cấu trúc” ấn định trong não thức chúng ta , chỉ những mảnh rời rạc, phân tán có thể sẵn sàng đem dùng được. Ngay cả những diễn đạt ngắn gọn và đơn giản cũng thường không thể được hệ thống thực hiện của chúng ta giải quyết dễ dàng; sự việc này cũng đúng với những vấn đề lý luận đơn giản, một sự kiện vốn bản thân nó có thể cho chúng ta biết một ít về những khả năng lý luận của chúng ta. Hơn nữa, việc dem dùng dễ dàng không phải lúc nào cũng phù hợp với việc liệu một gì đó có tuân theo những quy tắc thông thường hay không; một số cách diễn đạt bất thường hoặc không chuẩn thức có thể hoàn toàn dễ hiểu, trong khi những cách diễn đạt chuẩn thức lại đôi khi được hệ thống tinh thần của chúng ta giải quyết không chính xác (với hệ thống nhận thức). Khó khăn trong việc dùng ngôn ngữ không làm trở ngại truyền đạt thông tin hay bày tỏ ý tưởng: người nói và người nghe có ngôn ngữ và hệ thống thực hiện tươmng tự (có lẽ giống hệt nhau), vì vậy những gì người này có thể tạo ra thì người kia có thể diễn giải được, trên một phạm vi rộng lớn. [8]

 

Tuy nhiên, vẫn cần phải chứng minh rằng những dự đoán cụ thể về mức độ đem dùng ngôn ngữ là chính xác. Đây là một vấn đề đầy thách thức và thu hút suy nghĩ mới chỉ bắt đầu được hiểu. Nó nằm cạnh thách thức cũ hơn là giải thích một loạt những đặc điểm liên quan đến âm thanh và ý nghĩa, nhiều trong số đó chỉ mới được tìm biết gần đây. Nó cũng liên quan đến vấn đề thống nhất những tìm biết này, về cơ bản, cho thấy cách bộ óc, vốn có vẻ phức tạp và không có tổ chức trên bề mặt, có vẻ “hỗn độn, có thể tạo ra những phẩm tính có cấu trúc và tính toán được tìm thấy trong ngôn ngữ tự nhiên.

 

Những cơ chế (những tiến trình tiềm ẩn trong bộ óc và não thức làm cho suy nghĩ, hành động và dùng ngôn ngữ có thể xảy ra) liên quan đến suy nghĩ và hành động là những lĩnh vực dễ nghiên cứu giải quyết nhất để nghiên cứu. Trong tiến trình nghiên cứu ngôn ngữ, chúng ta đã có được những hiểu biết mới về những hệ thống tính toán của não, gồm cả những hệ thống liên quan đến âm thanh (thường được gọi là “ngữ âm”) và ý nghĩa (“ngữ nghĩa”). Tuy nhiên, tất cả những hệ thống này thực sự là “cú pháp” theo nghĩa rộng hơn vì chúng liên quan đến cách não thức biểu hiện thông tin (cách bộ óc diễn giải và sắp xếp dữ liệu từ thế giới thành những khái niệm có ý nghĩa). Chúng ta có một hiểu biết rõ ràng về cách những hệ thống này được học và cách những hệ thống nhận thức-phát âm [9] của chúng ta diễn giải và dùng những hướng dẫn do chúng cung cấp. Ngoài ra còn có nhiều lý thuyết thu hút suy nghĩ về mặt giao tiếp khái niệm-chủ định [10] tức là cách những suy nghĩ và những ý định của chúng ta kết nối với những hệ thống nàyđây là một vấn đề khó hơn nhưng không phảihoàn toàn không thể giải quyết được.

 

Mặc dù có những tiến bộ này, chúng ta vẫn chưa vượt qua khỏi giới hạn do cuộc cách mạng khoa học thế kỷ 17 đặt ra. Những vấn đề cốt lõi do Descartes nêu ra vẫn còn nằm ngoài tầm với của chúng ta. Những điều này gồm việc dùng ngôn ngữ một cách sáng tạo, và rộng hơn là bản chất của những hành động vốn phù hợp, mạch lạc và có thể hiểu nhưng dường như xảy ra nhưng không có một nguyên nhân rõ ràng. Đây là những hành động vốn chúng ta có thể cảm thấy “được khuyến khích và có khuynh hướng” thực hiện, nhưng không “bị ép buộc” phải thực hiện. Hiểu được những phương diện này của sự sáng tạo tự do là trọng tâm đối với những gì chúng ta thực sự muốn nói đến khi nói đến “não thức”.

 

Tất cả những chủ đề này – kể cả những chủ đề có vẻ bí ẩn – vẫn thuộc về những gì có thể được coi là dạng trí thông minh thấp hơn của con người, một khái niệm được mượn từ triết gia và y sĩ người Spain, Juan Huarte, vào cuối thế kỷ 16. Những chủ đề này liên quan đến “khả năng sáng tạo” của kiến thức thực tiễn thông thường, chỉ có ở con người và không có ở động vật hoặc thực vật. Tuy nhiên, kiến thức thực tiễn thông thường này không đạt đến mức độ của trí tưởng tượng sáng tạo thực sự, mà Huarte cho rằng có thể liên quan đến một chút pha trộn với “sự điên rồ”. Ngay cả dạng trí thông minh thấp hơn này hiện cũng nằm ngoài tầm hiểu biết lý thuyết hoàn toàn của chúng ta, ngoại trừ việc nghiên cứu những tiến trình vốn làm cho nó hoạt độngvà nó có thể vẫn như vậy mãi mãi, vô thời hạn. Theo quan điểm của tôi, chúng ta không nhất thiết phải coi đây là một kết quả đáng thất vọng.


Noam Chomsky

 


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Apr/2024)

(Còn tiếp ... )

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com




[1] Trong nội dung lý thuyết ngôn ngữ của Chomsky, cognitive system /hệ thống nhận thức” và performance systems / hệ thống thực hiện có thể được ghép tổng quát với những khái niệm về ngôn ngữ-I và ngôn ngữ-E của ông, dù chúng không hoàn toàn giống nhau. hệ thống nhận thức (ngôn ngữ-I) cung cấp khuôn khổ phổ quát, nhưng ngôn ngữ thực sự nhưng một người nói (khuôn khổ này được thực hiện trong thực tế như thế nào) có thể khác nhau rất nhiều dựa trên kinh nghiệm và môi trường riêng của họ. Bản thân hệ thống nhận thức (ngôn ngữ-I) không thay đổi, nhưng sự thực hiện của hệ thống này (hệ thống thực hiện / ngôn ngữ-E) thay đổi giữa những cá nhân do sự khác biệt về môi trường ngôn ngữ và kinh nghiệm.

[2] Thuyết hành vi nằm trong lĩnh vực rộng hơn của những thuyết tâm lý. Thuyết tâm lý học hành vi là một phương pháp nghiên cứu giải quyết tâm lý nhấn mạnh vào những hành vi có thể quan sát được và cách chúng được học qua những tác động hỗ tương với môi trường. Những nguyên tắc chính gồm:

a.       Điều kiện hóa cổ điển: Được Ivan Pavlov phát triển, tiến trình học tập này gồm việc liên kết một kích thích trung tính với một kích thích có ý nghĩa để tạo ra phản ứng tương tự. Ví dụ, thí nghiệm của Pavlov đã chứng minh rằng con chó có thể học cách tiết nước bọt khi nghe tiếng chuông nếu nó được kết hợp liên tục với việc được cho ăn.

b.       Điều kiện hóa tác động: Được B.F. Skinner giới thiệu, phương pháp nghiên cứu giải quyết này tập trung vào cách những hành vi bị ảnh hưởng bởi hậu quả của chúng. Những hành vi được củng cố hoặc làm suy yếu dựa trên phần thưởng (sự củng cố) hoặc hình phạt đi kèm. Điều kiện hóa tác động dùng phần thưởng và hình phạt để ảnh hưởng đến hành vi, với sự củng cố tích cực và củng cố tiêu cực làm tăng hành vi, và hình phạt nhằm mục đích làm giảm hành vi.

Về bản chất, điều kiện hóa cổ điển tập trung vào cách những kích thích được liên kết để tạo ra phản ứng, trong khi điều kiện hóa tác động liên quan đến cách hậu quả của hành vi ảnh hưởng đến sự lập lại của hành vi đó. Thuyết hành vi, với tư cách là một thuyết tâm lý, ưu tiên nghiên cứu những tác động hỗ tương có thể quan sát được này hơn là những tiến trình tinh thần bên trong.

[3] Lý thuyết của Otto Jespersen: Otto Jespersen: nhà ngôn ngữ học người Denmark, đã nhấn mạnh trên sự quan trọng của tính sáng tạo trong ngôn ngữ, đặc biệt là trong quyển Language: Its Nature, Development, and Origin/ Ngôn ngữ: Bản chất, Sự phát triển và Nguồn gốc của nó” (1922) của ông. Jespersen biện luận rằng nhiệm vụ trung tâm của ngôn ngữ học là để hiểu tiến trình và những hệ thống liên quan khiến những cá nhân có thể tạo ra và hiểu những câu hoàn toàn mới vốn họ chưa từng nghe biết trước đây. Theo Jespersen, khả năng này xuất phát từ một hiểu biết bên trong về cấu trúc ngôn ngữ vốn mọi người đã phát triển tự nhiên, không cần sự hướng dẫn/giảng dạy ngữ pháp chính thức. Jespersen đặc biệt chú ý đến cách thức những trẻ em, từ những câu vốn chúng nghe được, có thể trừu tượng hóa những quy tắc hoặc cấu trúc, cho phép chúng tạo ra những câu riêng của chúng. Sự tập trung chú ý của ông vào phương diện sáng tạo của ngôn ngữ đã báo trước nhiều ý tưởng sau này của Chomsky về cùng một chủ đề.

Phê bình của Chomsky về những khía niệm trong Saussure và những thuyếtphái Tâm lý Hành vi: Chomsky phê bình chúng là “hạn hẹp hơn nhiều” vì chúng tập trung vào những phương diện giới hạn hơn của ngôn ngữ và bỏ qua những phương diện sáng tạo và tạo ra vốn Jespersen đã nêu bật.

(a) Những quan niệm Saussure: Ferdinand de Saussure, trong quyển sách có ảnh hưởng sâu rộng “Course in General Linguistics / Giáo trình Ngôn ngữ học Đại Cương” (1916), đã nhấn mạnh ý tưởng về ngôn ngữ như một hệ thống ký hiệu (một phương pháp nghiên cứu giải quyết theo thuyết cấu trúc). Lý thuyết của ông tập trung nhiều hơn vào cấu trúc của ngôn ngữ như một hệ thống tĩnh, thay vì cách ngôn ngữ được những cá nhân dùng một cách sáng tạo. Chomsky thấy phương pháp nghiên cứu giải quyết này quá hạn hẹp vì nó không tính đến bản chất năng động, phát sinh của ngôn ngữcách thức mọi người có thể tạo ra một số vô hạn những câu mới. Chomsky thảo luận về những giới hạn này trong những quyển như “Aspects of the Theory of Syntax / Những phương diện của lý thuyết cú pháp” (1965).

(b) Thuyết hành vi (Behaviorism): đặc biệt là trong nội dung ngôn ngữ học, tập trung vào việc học ngôn ngữ như là kết quả của những mô hình kích thích-phản ứng. “Verbal Behavior /Hành vi ngôn ngữ” (1957) của B.F. Skinner là một văn bản quan trọng trong truyền thống này. Skinner tin rằng ngôn ngữ được học thông qua sự bắt chước, củng cố thêm vững, và điều kiện hóa. Chomsky biện luận rằng quan điểm này cũng quá hạn hẹp vì nó không thể giải thích được cách mọi người, đặc biệt là trẻ em, có thể tạo ra và hiểu những câu hoàn toàn mới – điều này đòi hỏi khả năng nhận thức bẩm sinh chứ không chỉ là hành vi đã học. Phê bình nổi tiếng của Chomsky với lý thuyết của Skinner được nêu rõ trong bài viết năm 1959 của ông về “Verbal Behavior / Hành vi ngôn ngữ”, đây là bước ngoặt trong tranh luận về sự tiếp thu ngôn ngữ.

Nhưng công trình của Chomsky, đặc biệt là trong “Syntactic Structures / Cấu trúc cú pháp” (1957) và sau đó là “The Minimalist Program /Chương trình tối giản” (1995), xây dựng dựa trên những ý tưởng về tính sáng tạo tự do và ngữ pháp phát sinh, đưa lên rằng con người có khả năng bẩm sinh để tạo ra và hiểu một số vô hạn những câu nhiều loại khác nhau. Khái niệm này, vốn Jespersen đã chỉ ra, phần lớn bị bỏ qua bởi quan điểm giới hạn hơn của những lý thuyết Saussurean và thuyết tâm lý học hành vi, khiến cho những đóng góp của Chomsky trở nên quan trọng trong việc chuyển hướng lĩnh vực ngôn ngữ học sang một phương pháp nghiên cứu giải quyết nhận thức nhấn mạnh vào khả năng bẩm sinh và sáng tạo của não thức con người.

[4] formal sciences: nhánh khoa học nghiên cứu những ngành học liên quan đến những cấu trúc trừu tượng được những hệ thống hình thức mô tả, như logic, toán học, dùng những phương pháp hoặc nghiên cứu giải quyết có hệ thống, chính xác và dựa trên những nguyên tắc logich hoặc toán học nghiêm ngặt

[5] generative (recursive) procedure > recursive = tự lập đi lập lại trở ngược, đã có dịch là “đệ qui” – tiến trình phát sinh lập đi lập lạiRecursion – Sự lập đi lập lại trở ngược trong ngôn ngữ học: một khả năng cốt lõi của ngôn ngữ con người. Sự lập đi lập lại trở ngược là một khái niệm có nguồn gốc từ toán học và khoa học máy tính, trong đó một tiến trình hoặc hàm số được định nghĩa theo chính nó. Khi áp dụng vào ngôn ngữ học, khái niệm này nói về khả năng lồng ghép vào một thành phần ngôn ngữ, chẳng hạn như cụm từ hoặc mệnh đề, vào một thành phần khác cùng loại. Khả năng này cho phép tạo ra những câu phức tạp và có khả năng vô hạn.

a.       Khái niệm toán học về sự lập đi lập lại trở ngược: Trong toán học, sự lập đi lập lại trở ngược là khi một hàm số hoặc tiến trình gọi chính nó. Ví dụ, hãy xem xét hàm giai thừa:

Hàm giai thừa: n! = n × (n-1)!, trong đó n! (n giai thừa) được định nghĩa theo chính nó. Hàm số tiếp tục gọi chính nó với những giá trị n giảm dần cho đến khi đạt đến trường hợp cơ sở (1! = 1).

Khái niệm này không chỉ giới hạn trong toán học nhưng còn mở rộng sang những lĩnh vực khác, gồm ngôn ngữ học, nơi nó giúp giải thích con người xây dựng những suy nghĩ phức tạp qua ngôn ngữ như thế nào.

 

b.       Sự lập đi lập lại trở ngược trong Ngôn ngữ học

Cấu trúc sự lập đi lập lại trở ngược trong những câu: Trong ngôn ngữ học, sự lập đi lập lại trở ngược cho phép chúng ta lồng ghép vào trong những câu, mệnh đề hoặc cụm từ vào những câu, mệnh đề hoặc cụm từ khác cùng loại. Về mặt lý thuyết, điều này có thể tạo ra vô số cách diễn đạt.

-         Ví dụ 1: Sự lập đi lập lại trở ngược mệnh đề: Hãy xem câu: “The cat that chased the mouse that stole the cheese is sleeping”. Ở đây, mệnh đề “that stole the cheese” được lồng ghép vào trong mệnh đề “the mouse that stole the cheese,” bản thân nó là một phần của mệnh đề lớn hơn “that chased the mouse”. Việc lồng ghép vào này có thể tiếp tục vô thời hạn: “The cat that chased the mouse that stole the cheese that was made by the farmer is sleeping”. Mỗi mệnh đề bổ sung thêm thông tin và câu có thể trở nên phức tạp hơn.

-         Ví dụ 2: Sự lập đi lập lại trở ngược sở hữu: Một ví dụ khác có thể được tìm thấy trong những cấu trúc sở hữu:

“John”s brother”s friend”s car./ Xe của bạn của anh của John Ở đây, chúng ta có một cụm từ sở hữu lồng trong một cụm từ sở hữu khác, có thể tiếp tục phát triển: “John”s brother”s friend”s father”s house”.

Bản chất sự lập đi lập lại trở ngược của cấu trúc này có nghĩa là chúng ta có thể tiếp tục thêm những thành phần sở hữu, mở rộng cụm từ đến nhiều nhất có thể được.

-         Ví dụ 3: Cụm từ tính từ. Hãy xem câu: “The big, old, red house at the end of the street”. Câu này có thể được mở rộng thêm: “The big, old, red, brick house at the end of the long, winding street”. Tính từ và cụm từ giới từ có thể sự lập đi lập lại trở ngược thêm chi tiết, tạo ra những cụm danh từ ngày càng phức tạp.

Ý nghĩa quan trọng của sự lập đi lập lại trở ngược trong ngôn ngữ

Khả năng biểu đạt vô hạn: Sự lập đi lập lại trở ngược cho phép một tập hợp hữu hạn của những quy tắc ngữ pháp tạo ra một vô hạn của những câu. Đây là một đặc điểm của ngôn ngữ loài người, cho phép chúng ta truyền đạt vô số suy nghĩ và ý tưởng.

Phản ảnh nhận thức: Noam Chomsky nhấn mạnh sự lập đi lập lại trở ngược là một đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ loài người, phản ảnh khả năng nhận thức bẩm sinh. Ông lập luận rằng khả năng sự lập đi lập lại trở ngược này là yếu tố phân biệt ngôn ngữ của con người với những hình thức giao tiếp khác trong thế giới động vật.

-         Ví dụ nổi tiếng của Chomsky là cụm từ: “This is the cat that caught the rat that ate the cheese that was made by the farmer who lived in the house that Jack built / Đây là con mèo bắt được con chuột ăn pho mát do người nông dân sống trong ngôi nhà nhưng Jack xây”. Câu này cho thấy cách sự lập đi lập lại trở ngược cho phép truyền đạt những ý tưởng phức tạp thông qua những mệnh đề lồng ghép vào nhau.

Khả năng sự lập đi lập lại trở ngược trong giao tiếp

Giao tiếp trong thế giới thực: Sự lập đi lập lại trở ngược cho phép phân lớp thông tin trong những cuộc trò chuyện, văn bản pháp lý, kể chuyện, v.v. Ví dụ: Trong kể chuyện: “Ngày xửa ngày xưa, có một vị vua có một cô con gái sống trong lâu đài, nơi cô gặp một hoàng tử đang trên hành trình tìm kiếm một con rồng”. Trong ngôn ngữ pháp lý: “Nhân chứng làm chứng rằng bị cáo nói rằng nhân chứng đã nhìn thấy nạn nhân tại nơi xảy ra vụ án”.

Kết luận: Một đặc điểm cốt lõi của ngôn ngữ loài người: Sự lập đi lập lại trở ngược trong ngôn ngữ học chứng minh tính phức tạp và linh hoạt độc đáo của ngôn ngữ loài người. Nó cho phép chúng ta tạo ra và hiểu những câu có chiều sâu và đa dạng vô hạn, tất cả đều bắt nguồn từ một tập hợp hữu hạn những quy tắc. Việc Chomsky xác định sự lập đi lập lại trở ngược là một đặc điểm trung tâm của ngôn ngữ nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong việc hiểu nền tảng nhận thức của giao tiếp con người, đồng thời minh họa thêm sự liên hệ sâu xa giữa tư tưởng và ngôn ngữ.

[6] Khái niệm “hệ thống tính toán” của ngôn ngữ là trung tâm của những lý thuyết của Chomsky. Trong khung cấu trúc lý thuyết ngữ học của ông, hệ thống này là một phần của những gì nhưng ông gọi là “ngữ pháp phổ quát”, gồm kiến ​​thức bẩm sinh về ngôn ngữ. – “Hệ thống tính toán” của ngôn ngữ nói về cơ chế tinh thần bên trong hoặc tập hợp những quy tắc cho phép những cá nhân tạo ra và hiểu những biểu thức ngôn ngữ. Nó gồm những tiến trình và cấu trúc nhận thức xác định cách hình thành câu, cách tổ chức từ và cụm từ và cách suy ra ý nghĩa. Lý thuyết ngữ pháp phát sinh của Chomsky mô tả cách hệ thống tính toán này dung một tập hợp hữu hạn những quy tắc để tạo ra một vô hạn những câu. Khả năng phát sinh này là một tính năng chính của hệ thống tính toán. Khi Chomsky dùng từ ngữ “hệ thống tính toán” trong nội dung ngôn ngữ, ông chỉ về những cơ năng và tiến trình tâm lý trong não người vận dụng cấu trúc, phát sinh và diễn giải ngôn ngữ. Khái niệm này như một ẩn dụ với cách thức hệ thống cômputơ vận dụng thông tin, nhưng không có nghĩa là não hoạt động giống hệt như một hệ thống cômputơ. Chomsky dùng “hệ thống tính toán” bắt nguồn từ ý tưởng rằng não thức vận dụng thông tin ngôn ngữ theo cách có hệ thống, có quy tắc, tương tự như cách cômputơ có thể thực hiện những algorithm. Chomsky mô tả một hệ thống nhận thức, trừu tượng và dùng hệ thống cômputơ như một ẩn dụ, không phải nhìn và coi não người như một cômputơ.

[7] Ngữ pháp India: Chỉ những truyền thống ngữ pháp cổ xưa của India, đặc biệt là công trình của Panini, một học giả tiếng Sanskrit sống vào khoảng thế kỷ thứ 5 BCE. Công trình của Panini, đặc biệt là văn bản “Ashtadhyayi” của ông, là một trong những giải thích hệ thống sớm nhất được biết đến về ngữ pháp và những quy tắc ngôn ngữ. Ngữ pháp của ông đã đặt ra những quy tắc chi tiết về cấu trúc và sự hình thành của những từ và câu trong tiếng Sanskrit và có một ảnh hưởng sâu xa trên tư tưởng ngôn ngữ sau này. Ngữ pháp Greece: Chỉ những truyền thống ngôn ngữ xuất hiện ở Greece thời cổ, đặc biệt là trong thời kỳ Cổ điển. Triết gia Aristotle và sau đó là những học giả Alexandria như Dionysius Thrax đã phát triển những lý thuyết ngữ pháp tập trung vào cấu trúc của ngôn ngữ Greece. Ngữ pháp Greece đã hình thành nền tảng cho tư tưởng ngôn ngữ phương Tây và ảnh hưởng đến những nghiên cứu ngữ pháp sau này trong thời kỳ Roma và sau đó.

[8] Bài nói chuyện này rất cô đọng – tôi không nghĩ tôi đã có thể chuyển dịch hết được ý của tác giả – tạm ghi những tóm lược này (chính nó cũng có thể có nhầm lẫn) như một phụ chú mở rộng để tham khảo:

A.      Tư tưởng và ngôn ngữ: một tương quan phức tạp

tương quan giữa tư tưởng và ngôn ngữ là một chủ đề trung tâm trong khoa học nhận thức và ngôn ngữ học. Trọng tâm của tranh luận này là câu hỏi: Có phải ngôn ngữ định hình tư tưởng hay nó đơn thuần chỉ là một dụng cụ để diễn đạt những suy nghĩ đã trước? Noam Chomsky, một trong những nhà ngôn ngữ học có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, biện luận điều kể sau. Ông thách thức ý tưởng rằng ngôn ngữ tạo ra hoặc định hình suy nghĩ một cách nền tảng, thay vào đó đưa ra ý tưởng rằng suy nghĩ là chính và ngôn ngữ là một dụng cụ dùng để diễn đạt những suy nghĩ này. Cái nhìn này đưa ra ý tưởng rằng những tiến trình nhận thức của chúng ta, gồm lý luận, tạo quyết định và hiểu biết, đều độc lập với ngôn ngữ.

Suy nghĩ như nguồn gốc của ngôn ngữ

Khả năng nhận thức bẩm sinh: Chomsky nêu lên rằng con người sinh ra với một cấu trúc nhận thức di truyền khiến cho có thể có suy nghĩ phức tạp. Cấu trúc này gồm những gì ông gọi là “NgữPháp Phổ Quát”, một set gồm những nguyên tắc được cho là nằm chìm trong tất cả những ngôn ngữ con người. UG không phải là một ngôn ngữ đặc biệt cụ thể nhưng là một khung cấu trúc về nhận thức cho phép con người tạo ra và hiểu được vô số ngôn ngữ nói khác nhau trên khắp thế giới. Khung này cho phép những cá nhân hình thành những ý tưởng phức tạp ngay cả trước khi họ có những phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt chúng.

Hãy xem xét cách trẻ sơ sinh nhận biết và phân loại những đối tượng như “con chó” hoặc “cây” trước khi chúng học những từ dung để chỉ chúng. Ngay cả khi không có vốn từ vựng, trẻ vẫn có thể xác định và phân biệt giữa những đối tượng khác nhau. Khả năng này cho thấy rằng sự nhận biết và phân loại nhận thức diễn ra độc lập với ngôn ngữ, phản ảnh một khả năng nhận thức bẩm sinh làm nền tảng cho mọi suy nghĩ của con người.

Ngôn ngữ như sự biểu hiện: Theo Chomsky, ngôn ngữ có chức năng như một trung gian (medium) để truyền đạt những suy nghĩ đã hiện hữu trong não thức. Thí dụ, khi bạn cảm thấy đói, bạn có thể hình thành suy nghĩ “Tôi cần thức ăn” trước khi dùng ngôn ngữ để diễn đạt điều đó bằng cách nói “Tôi muốn ăn”. Theo cái nhìn này, tư tưởng có trước biểu hiện ngôn ngữ, nghĩa là ngôn ngữ chỉ là thứ yếu so với suy nghĩ.

Hãy tưởng tượng một họa sĩ hình dung ra một hình ảnh phức tạp trong não thức họ trước khi chuyển viễn tượng đó lên khung vải. Tương tự, một người có thể có kinh nghiệm một cảm xúc sâu xa, chẳng hạn như yêu thương hay sợ hãi, và gắng sức tìm từ ngữ để mô tả nó. Suy nghĩ hoặc cảm giác hiện hữu độc lập và ngôn ngữ chỉ dơn thuần cung cấp một phương tiện để truyền đạt nó.

Ngôn ngữ phản ảnh suy nghĩ: Cấu trúc của ngôn ngữ, theo Chomsky, phản ảnh cấu trúc của suy nghĩ. Những câu phức tạp có chứa những mệnh đề, chẳng hạn như “Cuốn sách tôi mượn ở thư viện thật thu hút quan tâm”, chứng tỏ khả năng suy nghĩ theo nhiều tầng lớp, nhiều sắc thái của chúng ta. Khả năng hình thành những câu như vậy trong ngôn ngữ phản ảnh khả năng nhận thức tiềm ẩn để tiến hành và sắp xếp những ý tưởng phức tạp.

Hãy xem xét một câu như “Con mèo nhưng con chó đã đuổi thì nằm trên tấm thảm”. Câu này chứa một ý chính (“Con mèo thì nằm trên tấm thảm”) và một ý thứ hai, được lồng vào (“con chó đã đuổi con mèo”). Khả năng để lồng ghép suy nghĩ vào bên trong những suy nghĩ là một kỹ năng về nhận thức nhưng ngôn ngữ giúp chúng ta diễn đạt, nhưng nó hiện hữu độc lập với ngôn ngữ. Cấu trúc nhận thức cần thiết để hình thành những ý tưởng phức tạp như vậy đã có sẵn và ngôn ngữ chỉ đơn giản cung cấp phương tiện để diễn đạt chúng một cách chi tiết rõ ràng.

Sự độc lập của tư tưởng với ngôn ngữ

Lý thuyết của Chomsky nhấn mạnh rằng tư tưởng có thể hiện hữu độc lập với ngôn ngữ. Thí dụ, trẻ nhỏ chưa học nói vẫn có thể tham dự vào những hình thức suy nghĩ như nhận biết đối tượng, hiểu tương quan nhân quả và hình thành ý định. Những tiến trình nhận thức này diễn ra nhưng không cần đến ngôn ngữ, điều này cho thấy rằng suy nghĩ là chính và ngôn ngữ là thứ yếu.

Hãy lấy khái niệm lập đi lập lại trở ngược (recursion), trong đó những suy nghĩ có thể được chắp ghép, lồng vào bên trong những suy nghĩ khác. Thí dụ, trong câu “Con mèo nhưng con chó đã đuổi thì nằm trên tấm thảm”, ý chính (“Con mèo thì nằm trên tấm thảm”) được hỗ trợ bởi một ý nghĩ thứ cấp đã ghép lồng vào (“Con chó đã đuổi con mèo”). Khả năng hình thành những suy nghĩ lập đi lập lại trở ngược này hiện hữu độc lập với ngôn ngữ, ngôn ngữ chỉ cung cấp phương tiện để diễn đạt những ý tưởng đó.

Suy nghĩ xuất hiện trong não thức trước khi có hay dùng ngôn ngữ: Chomsky biện luận rằng khả năng suy nghĩ là một phương diện cơ bản, tất yếu và cố hữu của ý nghĩa là con người, và hiện hữu ngay cả trước khi chúng ta tiếp thu ngôn ngữ. Do đó, ngôn ngữ đóng vai trò như một dụng cụ để truyền đạt những suy nghĩ đã có mặt trong não thức. Điều này ngụ ý rằng những tiến trình nhận thức của chúng ta, chẳng hạn như lý luận và tạo quyết định, không tùy thuộc vào ngôn ngữ; thay vào đó, ngôn ngữ là phương tiện để chia sẻ những suy nghĩ này với người khác.

Hãy xem xét cách trẻ sơ sinh có thể nhận ra người chăm sóc và phản ứng với chúng trước khi trẻ có ngôn ngữ để thể hiện tình cảm hoặc sự thân thuộc. Những tiến trình nhận thức dẫn đến những phản ứng này hiện hữu độc lập với ngôn ngữ và ngôn ngữ sau này trở thành dụng cụ để thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc có trước này.

Ý nghĩa với những người câm: Người câm vẫn có khả năng suy nghĩ, có ý tưởng và tham dự vào những tiến trình nhận thức phức tạp. Việc họ không thể nói không có nghĩa là họ không có khả năng suy nghĩ. Thí dụ: họ có thể dùng cử chỉ, ngôn ngữ ký hiệu hoặc chữ viết để bày tỏ suy nghĩ của mình, nhưng những suy nghĩ này hiện hữu độc lập với cách thể hiện của họ.

Hãy tưởng tượng một người câm đang giải một bài toán phức tạp hoặc trải qua những cảm xúc sâu xa như vui sướng hay buồn khổ. Những tiến trình nhận thức này diễn ra trong nội bộ, ngay cả khi chúng được thể hiện qua những phương tiện phi ngôn ngữ như ngôn ngữ ký hiệu hoặc giao tiếp bằng văn bản. Suy nghĩ độc lập với ngôn ngữ dùng để diễn đạt nó.

B.      Những biện luận chống lại quan điểm của Chomsky

Mặc dù lý thuyết của Chomsky có ảnh hưởng lớn nhưng nó cũng vấp phải những phê bình quan trọng. Những nhà phê bình cho rằng tương quan giữa ngôn ngữ và tư tưởng có liên hệ chặt chẽ với nhau hơn lý thuyết của Chomsky đã gợi ý. Những phê bình này nêu bật ảnh hưởng tiềm ẩn của ngôn ngữ với suy nghĩ, đặt câu hỏi về tính phổ quát trong những lý thuyết của Chomsky và đưa ra những cách giải thích khác nhau cho việc tiếp thu ngôn ngữ và phát triển nhận thức.

Thuyết tương đối về ngôn ngữ học (Giả thuyết Sapir-Whorf):

Một trong những biện luận nổi bật nhất chống lại quan điểm của Chomsky là Giả thuyết Sapir-Whorf, cho rằng ngôn ngữ chúng ta nói sẽ định hình cách chúng ta suy nghĩ và nhận thức về thế giới. Theo giả thuyết này, cấu trúc và từ vựng của một ngôn ngữ ảnh hưởng đến cách người nói ngôn ngữ đó khái niệm hóa thế giới. Thí dụ: một số ngôn ngữ có nhiều từ chỉ những loại tuyết khác nhau, điều này có thể ảnh hưởng đến cách người nói những ngôn ngữ đó nhìn nhận và suy nghĩ về tuyết. Điều này trái ngược với ý tưởng của Chomsky rằng tư tưởng độc lập với ngôn ngữ, thay vào đó, ông cho rằng ngôn ngữ có thể định hình và giới hạn suy nghĩ.

Trong một số ngôn ngữ bản địa của Bắc Mỹ, có rất nhiều từ ngữ chỉ những loại tuyết khác nhau, mỗi từ ngữ mô tả một kết cấu, điều kiện hoặc hình dáng cụ thể. Sự đa dạng về ngôn ngữ này phản ảnh kiến thức văn hóa sâu xa và nhận thức về môi trường, cho thấy rằng ngôn ngữ được những cộng đồng này dùng sẽ định hình nhận thức và hiểu biết của họ về tuyết. Ngược lại, những người nói tiếng Anh, những người có ít từ chỉ tuyết hơn, có thể cảm nhận nó theo cách khái quát hơn.

Đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ:

Lý thuyết UG của Chomsky đưa ra rằng tất cả những ngôn ngữ của con người đều có chung một cấu trúc cơ bản. Tuy nhiên, những nhà phê bình cho rằng lý thuyết này không giải thích được sự đa dạng rộng lớn của ngôn ngữ và của tập quán văn hóa trên khắp thế giới. Một thách thức đáng kể với lý thuyết của Chomsky đến từ nghiên cứu của Daniel Everett về ngôn ngữ của người Pirahã, một nhóm dân bản địa ở vùng núi rừng Amazon. Những phát hiện của Everett cho thấy ngôn ngữ Pirahã thiếu một số đặc điểm nhất định, chẳng hạn như khôngcấu trúc câu lập đi lập lại trở ngược, điều nhưng Chomsky khẳng định là phổ biến. Sự vắng mặt này thách thức tính phổ quát trong lý thuyết của Chomsky và đặt ra câu hỏi về tương quan giữa ngôn ngữ, văn hóa và nhận thức.

Theo Everett, người Pirahã không dùng số hoặc có khái niệm về đếm và ngôn ngữ của họ thiếu từ ngữ để diễn tả số lượng chính xác. Đặc điểm ngôn ngữ này phản ảnh sự nhấn mạnh về mặt văn hóa vào kinh nghiệm tức thời thay vì những khái niệm trừu tượng. Thí dụ, người Pirahã có thể mô tả số lượng bằng từ ngữ tương đối như “ít” hoặc “nhiều” thay vì dùng những con số cụ thể. Điều này cho thấy ngôn ngữ và suy nghĩ được định hình bởi những yếu tố văn hóa và môi trường chứ không phải là cấu trúc nhận thức bẩm sinh.

Bằng chứng thực nghiệm:

Những nhà phê bình cũng chỉ ra rằng lý thuyết của Chomsky thường thiếu dữ liệu cụ thể, có thể quan sát được. Thí dụ, trong khi khả năng tiếp thu ngôn ngữ nhanh chóng ở trẻ em thường được coi là bằng chứng của UG, một số người cho rằng hiện tượng này cũng có thể được giải thích bằng khả năng nhận thức tổng quát và tác động hỗ tương xã hội hơn là cấu trúc ngữ pháp bẩm sinh.

Hãy xem xét cách trẻ học ngôn ngữ trong những bối cảnh văn hóa khác nhau. Ở một số văn hóa, trẻ em được tiếp xúc với môi trường ngôn ngữ phong phú với sự tác động hỗ tương liên tục, trong khi ở những văn hóa khác, việc học ngôn ngữ diễn ra thụ động hơn. Sự khác biệt trong việc tiếp thu ngôn ngữ giữa những văn hóa cho thấy những yếu tố môi trường và tác động hỗ tương xã hội đóng một vai trò quan trọng trong cách học ngôn ngữ, thách thức quan điểm cho rằng đó hoàn toàn là kết quả của cấu trúc nhận thức bẩm sinh.

Những yếu tố xã hội và môi trường:

Một phê bình khác là ngôn ngữ có thể là một cấu trúc xã hội được hình thành bởi bối cảnh văn hóa, tác động hỗ tương xã hội và tiếp xúc với môi trường hơn là khả năng nhận thức bẩm sinh. Quan điểm này cho rằng ngôn ngữ và tư tưởng cùng nhau phát triển qua kinh nghiệm và tác động hỗ tương với thế giới, thay vì được xác định trước bởi cấu trúc nhận thức vốn có.

Trong xã hội đa ngôn ngữ, những cá nhân thường chuyển đổi giữa những ngôn ngữ tùy thuộc vào bối cảnh xã hội, điều này ảnh hưởng đến cách họ suy nghĩ và giao tiếp. Thí dụ: một người song ngữ có thể thể hiện những cảm xúc hoặc ý tưởng nhất định một cách tự nhiên hơn bằng ngôn ngữ này so với ngôn ngữ khác, phản ảnh cách ngôn ngữ và suy nghĩ được hình thành bởi kinh nghiệm văn hóa và xã hội.

Những mô hình của thuyết kết nối:

Những mô hình nhận thức thay thế, chẳng hạn như của thuyết kết nối (connectionism = thuyết về nhận thức mô hình hóa những tiến trình tinh thần bằng dùng mạng lưới những đơn vị kết nối với nhau, tương tự như những tế bào thần kinh, có khả năng học và thích nghi qua kinh nghiệm), đưa ra một góc nhìn khác về sự tiếp thu ngôn ngữ. Những mô hình này giải thích việc học ngôn ngữ qua mạng lưới thần kinh và học tập kết hợp, nêu lên rằng ngôn ngữ được học qua việc tiếp xúc và mẫu thức nhận dạng thay vì được cài đặt sẵn trong não.

Những mô hình kết nối mô phỏng cách não có thể học ngôn ngữ qua việc tiếp xúc nhiều lần với những mẫu thức ngôn ngữ. Thí dụ, một đứa trẻ có thể học cách nhận biết sự khác biệt giữa “mèo” và “chó” bằng cách nghe đi nghe lại những từ này trong ngữ cảnh, dần dần hình thành liên hệ giữa âm thanh và đối tượng nhưng chúng đại diện. Tiến trình này phản ảnh cách học ngôn ngữ có thể diễn ra qua kinh nghiệm và tác động hỗ tương thay vì qua cấu trúc nhận thức bẩm sinh.

Những thách thức từ Sinh học tiến hóa:

Những nhà sinh học tiến hóa đặt câu hỏi UG của Chomsky có thể phát triển như thế nào. Họ cho rằng sự phức tạp của UG rất khó giải thích qua tiến hóa của chọn lọc tự nhiên, cho thấy ngôn ngữ có thể đã phát triển qua những cơ chế tiến hóa khác nhau.

Sự tiến hóa của ngôn ngữ có thể được giải thích bằng sự thích nghi dần dần tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp trong những nhóm xã hội. Thí dụ, những người vượn nhân hình đầu tiên có thể đã phát triển những cách phát âm đơn giản để phối hợp săn bắn hoặc chia sẻ thông tin về nguồn thức ăn. Theo thời gian, những cách phát âm này có thể đã phát triển thành những hệ thống ngôn ngữ phức tạp hơn, được hình thành bởi áp lực xã hội và môi trường hơn là cấu trúc nhận thức bẩm sinh.

Sự tùy thuộc lẫn nhau giữa tư tưởng và ngôn ngữ:

Một số nhà phê bình cho rằng tư tưởng và ngôn ngữ có tương quan tùy thuộc lẫn nhau sâu xa, trong đó ngôn ngữ đóng vai trò cơ bản trong việc hình thành suy nghĩ. Thí dụ, những nghiên cứu về ngôn ngữ học nhận thức và tâm lý học phát triển cho thấy rằng việc tiếp thu ngôn ngữ và phát triển nhận thức có tương quan hỗ trợ lẫn nhau, nghĩa là ngôn ngữ ảnh hưởng đến suy nghĩ giống như suy nghĩ ảnh hưởng đến ngôn ngữ.

Hãy xem việc học một ngôn ngữ mới có thể dẫn đến những cách suy nghĩ và hiểu biết mới về thế giới như thế nào. Thí dụ, việc học một ngôn ngữ nhấn mạnh vào những tương quan không gian có thể khiến người nói hòa hợp hơn với những tương quan này trong môi trường của họ, cho thấy rằng ngôn ngữ có thể định hình những tiến trình nhận thức.

Kết luận

Tranh luận về việc liệu tư tưởng có độc lập với ngôn ngữ hay liệu cả hai có tùy thuộc lẫn nhau sâu xa hay không vẫn chưa được giải quyết, phản ảnh một trong những vấn đề sâu xa và thách thức nhất trong khoa học nhận thức và ngôn ngữ học. Sự phức tạp trong nhận thức của con người khiến việc tách biệt suy nghĩ khỏi ngôn ngữ trở nên khó khăn và bằng chứng hiện hữu có ở cả hai phía của luận chứng.

Một mặt, khả năng nhận thức của trẻ sơ sinh chưa biết nói, có thể nhận biết đối tượng và hình thành ý định trước khi tiếp thu ngôn ngữ, cũng như kinh nghiệm của những cá nhân dùng những hình thức giao tiếp thay thế, chẳng hạn như ngôn ngữ ký hiệu, cho thấy rằng suy nghĩ thực sự có thể hiện hữu độc lập với ngôn ngữ nói. Những thí dụ này ủng hộ ý tưởng rằng suy nghĩ là chính, với ngôn ngữ đóng vai trò là dụng cụ để thể hiện những tiến trình nhận thức đã hiện hữu từ trước.

Mặt khác, nghiên cứu về tính tương đối ngôn ngữ (có nghĩa là nhận thức và hiểu biết của một người có thể thay đổi tùy theo ngôn ngữ họ nói), chẳng hạn như Giả thuyết Sapir-Whorf, cho thấy ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến cách mọi người suy nghĩ, nhận thức và ghi nhớ. Thí dụ, những người nói những ngôn ngữ khác nhau có thể kinh nghiệm thế giới khác nhau dựa trên những cấu trúc ngôn ngữ và từ vựng nhưng họ dùng, cho thấy một tương quan liên kết sâu xa giữa suy nghĩ và ngôn ngữ. Viễn tượng này thách thức ý niệm rằng tư tưởng thì hoàn toàn độc lập với ngôn ngữ, thay vào đó biện luận rằng cả hai đều hòa quyện vào nhau trong những cách thức phức tạp và thường rất tinh vi..

Những quan điểm triết học về vấn đề này cũng rất khác nhau. Một số truyền thống, đặc biệt là những truyền thống chịu ảnh hưởng của Chomsky, khẳng định rằng tư tưởng là chính và ngôn ngữ là dụng cụ thứ yếu để diễn đạt. Theo quan điểm này, con người sở hữu một cấu trúc nhận thức bẩm sinh làm con người có thẻ có những suy nghĩ phức tạp, trong khi ngôn ngữ chỉ phản ảnh những tiến trình cơ bản này. Tuy nhiên, những truyền thống triết học khác cho rằng ngôn ngữ định hình suy nghĩ, không chỉ ảnh hưởng đến cách chúng ta giao tiếp nhưng còn ảnh hưởng đến cách chúng ta hiểu và gắn kết với, tham dự vào thế giới.

Trong khám phá đang diễn ra này, sự ra đời của trí thông minh nhân tạo (AI) mang đến những con đường mới để nghiên cứu tương quan giữa tư tưởng và ngôn ngữ. Những hệ thống AI cao, đặc biệt là những hệ thống dùng kỹ thuật tiến hành ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và học sâu, đã bắt đầu mô hình hóa và mô phỏng những phương diện của nhận thức và dùng ngôn ngữ của con người. Những công nghệ này có khả năng cung cấp những hiểu biết trực giác sâu xa về tư tưởng và ngôn ngữ tác động hỗ tương với nhau như thế nào, đưa ra những mô hình hoặc có thể hỗ trợ hoặc thách thức những lý thuyết hiện có.

Thí dụ, những mô hình AI học ngôn ngữ qua việc tiếp xúc với lượng lớn dữ liệu có thể làm sáng tỏ mức độ ảnh hưởng của cấu trúc ngôn ngữ đến tiến trình suy nghĩ. Ngoài ra, những hệ thống AI mô phỏng lý luận và tạo quyết định nhưng không dựa vào ngôn ngữ có thể cung cấp bằng chứng cho sự độc lập của suy nghĩ với sự biểu hiện ngôn ngữ.

Tuy nhiên, mặc dù có những phát triển đầy hứa hẹn này, AI cũng có những giới hạn trong việc giải quyết vấn đề. Những mô hình AI hiện tại, tuy mạnh mẽ nhưng dựa trên những algorithm, tiến hành thông tin theo những cách khác biệt cơ bản với nhận thức của con người. Hệ thống AI thiếu ý thức, khôngkhả năng tự nhận thức và hiểu biết sâu xa về bối cảnh nhưng con người sở hữu. Kết quả là, mặc dù AI có thể mô hình hóa một số phương diện nhất định của suy nghĩ và ngôn ngữ, nhưng nó có thể không nắm bắt được đầy đủ chiều sâu và độ phức tạp của tiến trình nhận thức của con người. Hơn nữa, AI được thiết kế để tối ưu hóa những nhiệm vụ đặc thù cụ thể hơn là phản ảnh những kinh nghiệm chủ quan, phong phú, đặc trưng cho tư tưởng của con người.

Nghiên cứu đang tiến hành tiếp tục khám phá tương quan phức tạp này, với những nghiên cứu và lý thuyết mới nổi lên khi khoa học nhận thức, ngôn ngữ học và khoa học AI tiến bộ. Những phát triển này cho phép những nhà nghiên cứu quan sát hoạt động của não ngay khi đương xảy ra, đồng thời với thời điểm hiện tại, cung cấp những hiểu biết tinh tế sâu xa về cách suy nghĩ và ngôn ngữ tác động hỗ tương ở mức độ vi mô của những tế bào thần kinh. Tuy nhiên, ngay cả với những tiến bộ này, tương quan giữa tư tưởng và ngôn ngữ vẫn khó nắm bắt và chưa có câu trả lời dứt khoát trước mắt.

Khi tranh luận tiếp tục, ngày càng rõ ràng rằng tương quan giữa tư tưởng và ngôn ngữ có thể phức tạp và hai chiều, mỗi bên ảnh hưởng lẫn nhau trong những cách đáng kể. Lý thuyết của Chomsky, tuy mang tính cách mạng và có ảnh hưởng lraats ớn, đã gây ra nhiều tranh luận và phê bình, với những mô hình và bằng chứng thực nghiệm khác cho thấy rằng ngôn ngữ có thể đóng vai trò tích cực hơn trong việc định hình tư tưởng so với mức nhưng lý thuyết của ông cho thấy có thể có được. Việc thiếu một phán quyết dứt khoát về vấn đề này không chỉ phản ảnh sự phức tạp của não thức con người nhưng còn phản ảnh bản chất đang diễn ra của nghiên cứu khoa học về chủ đề thu hút quan tâm và nhiều mặt này. Khi khoa học nhận thức, ngôn ngữ học và AI phát triển, sự hiểu biết của chúng ta về cách suy nghĩ và ngôn ngữ tác động hỗ tương với nhau cũng sẽ dẫn đến những hiểu biết mới về bản chất nhận thức và giao tiếp của con người.

 

C.      Những đóng góp của Daniel L. Everett và Lera Boroditsky với Lý thuyết ngôn ngữ của Chomsky:

 

Những khảo cứu của Daniel L. Everett và Lera Boroditsky, đã định hình đáng kể tranh luận diễn ra, đặc biệt trong hai thập niên vừa qua, trong lý thuyết ngôn ngữ học. Những thách thức trực tiếp của Everett và quan điểm thay thế của Boroditsky đều đặt câu hỏi và mở rộng lý thuyết Ngữ Pháp Phổ Quát (UG) của Noam Chomsky, dẫn đến một hiểu biết sâu hơn về quan hệ phức tạp giữa giữa ngôn ngữ và tư tưởng.

 

Daniel L. Everett là một nhà ngôn ngữ học thực địa người Mỹ nổi tiếng với công trình nghiên cứu sâu rộng về ngôn ngữ Pirahã, được một cộng đồng dân bản địa ở vùng rừng mưa nhiệt đới Amazon. Nghiên cứu của Everett tập trung vào cách những đặc điểm ngôn ngữ có thể được hình thành bởi những yếu tố văn hóa và ngữ cảnh, thách thức quan niệm về một khung cấu trúc ngữ pháp phổ quát. Những sách gây ảnh hưởng của Everett, gồm How Language Began: The Story of Humanity's Greatest Invention (2017) / Ngôn ngữ đã bắt đầu như thế nào: Câu chuyện về sự phát minh vĩ đại nhất của loài người (2017) và bài viết Cultural Constraints on Grammar and Cognition in Pirahã / Những giới hạn về văn hóa với ngữ pháp và nhận thức trong tiếng Pirahã (2005), cung cấp những hiểu biết quan trọng về những lập luận của ông. Những quan sát của Everett về ngôn ngữ Pirahã, đặc biệt là việc nó thiếu một số đặc điểm ngữ pháp nhất định, thách thức ý tưởng về Ngữ pháp phổ quát của Chomsky, vốn cho rằng tất cả những ngôn ngữ của con người đều có chung một cấu trúc ngữ pháp cơ bản.

 

Lera Boroditsky: nhà ngôn ngữ học nhận thức, người thămcách thức ngôn ngữ ảnh hưởng đến suy nghĩ và nhận thức. Nghiên cứu liên ngành của bà kết hợp ngôn ngữ học và khoa học nhận thức để xem xét những ngôn ngữ khác nhau định hình những tiến trình nhận thức và những kinh nghiệm nhận thức như thế nào. Những đóng góp đáng chú ý của Boroditsky gồm bài viết năm 2011 How Language Shapes Thought: The Case of Eskimo Snow Reports/ Ngôn Ngữ Định Hình Tư Tưởng Thế Nào: Những Tường trình Trường Hợp Nói Về Tuyết của Người Eskimo, và nhiều nghiên cứu khác về sự nhận thức màu sắc, định hướng không gian và giới tính ngữ pháp. Nghiên cứu của bà ủng hộ thuyết tương đối về ngôn ngữ, lý thuyết này đưa lên rằng cấu trúc của một ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến cách người nói ngôn ngữ đó nhận thức và suy nghĩ về thế giới.

 

Daniel L. Everett phê bình Ngữ Pháp Phổ Quát

1. Thiếu sự lập đi lập lại trở ngược trong ngôn ngữ

Sự lập đi lập lại trở ngược trong ngôn ngữ là thành phần chính trong lý thuyết UG của Chomsky. Nó cho phép ghép lồng vào nhau, những cụm từ vào trong những cụm từ, cho phép tạo ra những câu dàiphức tạp hơn. Chomsky lập luận rằng Sự lập đi lập lại trở ngược trong Ngôn ngữ là một đặc điểm chung của tất cả những ngôn ngữ của con người.

Nhưng nghiên cứu của Everett về ngôn ngữ Pirahã cho thấy nó thiếu sự lập đi lập lại trở ngược trong ngôn ngữ như Chomsky mô tả. Theo Everett (2005):

“Ngôn ngữ Pirahã thiếu sự lập đi lập lại trở ngược trong ngôn ngữ, một thuộc tính trung tâm của lý thuyết Chomsky. Ví dụ, ngôn ngữ này không hỗ trợ những câu lồng nhau phức tạp, điều này thách thức ý tưởng cho rằng sự lập đi lập lại trở ngược trong ngôn ngữ là một thuộc tính phổ quát”.

Quan sát này đặt ra câu hỏi về tính phổ quát của Sự lập đi lập lại trở ngược trong ngôn ngữ và gợi ý rằng UG có thể cần phải được xem xét lại để giải thích cho những trường hợp ngoại lệ như vậy.

2. Ảnh hưởng văn hóa đến ngôn ngữ

Everett lập luận rằng ngôn ngữ có thể được định hình đáng kể bởi những yếu tố văn hóa và bối cảnh. Ví dụ, ngôn ngữ Pirahã phản ảnh sự nhấn mạnh của cộng đồng vào những kinh nghiệm cụ thể, tức thời. Nó thiếu những đặc điểm như những từ gọi những số đếm và thì tương đối (động từ), vốn phổ biến ở nhiều ngôn ngữ khác.

Everett (2005) lưu ý:

“Những đặc điểm của ngôn ngữ Pirahã —chẳng hạn như việc thiếu những từ ngữ về số lượng và những thì tương đối—là biểu hiện của một văn hóa nhấn mạnh trên kinh nghiệm tức thời hơn là khái niệm hóa trừu tượng”.

Tìm thấy này thách thức quan điểm cho rằng ngôn ngữ chủ yếu là sự thể hiện những quy tắc ngữ pháp phổ quát và cho thấy bối cảnh văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc ngôn ngữ.

 

Những phản ứng từ giới ngôn ngữ học

 

1. Thách thức Ngữ pháp phổ quát: Những tìm thấy của Everett đã gây ra tranh luận đáng kể trong giới ngôn ngữ học. Những nhà phê bình cho rằng sự vắng mặt của sự lập đi lập lại trở ngược trong ngôn ngữ trong ngôn ngữ Pirahã thách thức tính phổ quát của của ngôn ngữ này. Một số học giả cho rằng UG có thể cần phải được sửa đổi để giải thích sự đa dạng về ngôn ngữ được quan sát thấy trong những ngôn ngữ như Pirahã.

2. Hỗ trợ Ngữ pháp phổ quát: Những người ủng hộ UG đã đưa ra một số quan điểm phản đối:

a.       Sự quan tâm về phương pháp luận: Một số nhà ngôn ngữ học đặt câu hỏi về tính chính xác và đầy đủ của dữ liệu Everett. Họ lập luận rằng sự vắng mặt của sự lập đi lập lại trở ngược trong ngôn ngữ có thể là do những giới hạn trong nghiên cứu của Everett chứ không phải là do sự vắng mặt thực sự của thuộc tính này. Họ kêu gọi điều tra thêm để xác định liệu sự lập đi lập lại đã có thể có trong ngôn ngữ Pirahã nhưng không được ghi nhận trong nghiên cứu của Everett hay không.

Chomsky (2005) nhận xét:

“Những tuyên bố của Everett về sự lập đi lập lại trở ngược trong ngôn ngữ trong ngôn ngữ Pirahã cần được điều tra toàn diện hơn. Việc không có sự lập đi lập lại trở ngược trong ngôn ngữ có thể phản ảnh những giới hạn trong nghiên cứu hơn là sự không là-có / hiện hữu của thuộc tính này”.

b.       Sự linh hoạt về lý thuyết: Một Phản ứng khác từ những người ủng hộ UG là lý thuyết của Chomsky vốn đã linh hoạt và có thể đáp ứng được sự đa dạng về ngôn ngữ. Họ lập luận rằng UG đem cho một khuôn khổ nền tảng có thể giải thích sự đa dạng của hiện tượng ngôn ngữ, gồm cả những đặc điểm độc đáo được quan sát thấy trong những ngôn ngữ như Pirahã. Theo quan điểm này, những nguyên tắc cốt lõi của UG vẫn có hiệu lực ngay cả khi những đặc tính cụ thể như sự lập đi lập lại trở ngược có thể không được áp dụng phổ quát. Chomsky (2005) giải thích:

“UG đem cho một khuôn khổ nền tảng có thể đủ linh hoạt để giải thích cho sự đa dạng được quan sát thấy trong những ngôn ngữ khác nhau. Những trường hợp cụ thể như Pirahã có thể minh họa những giới hạn duy nhất thay vì bác bỏ UG”.

 

Những đóng góp của Lera Boroditsky cho thuyết tương đối ngôn ngữ

1. Nhận thức màu sắc

Nghiên cứu của Boroditsky về nhận thức màu sắc cho thấy những ngôn ngữ phân loại màu sắc khác nhau, ảnh hưởng đến cách người nói cảm nhận những màu sắc này. Ví dụ: người Russia phân biệt giữa màu xanh nhạt (“голубой”, goluboy) và màu xanh đậm (“синий, siniy ), điều này có thể khiến người nói tiếng Russia cảm nhận những sắc thái này rõ ràng hơn so với những người nói tiếng Anh dùng từ bổ nghĩa như “xanh nhạt” và “màu xanh đậm”.

Boroditsky (2011) viết:

“Những ngôn ngữ như tiếng Nga, với những từ ngữ cụ thể cho những sắc thái khác nhau của màu xanh lam, chứng minh những phạm trù ngôn ngữ có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự phân biệt nhận thức về màu sắc”.

Tìm thấy này ủng hộ lý thuyết tương đối về ngôn ngữ bằng cách chỉ ra cách ngôn ngữ có thể định hình kinh nghiệm nhận thức.

2. Nhận thức về giới tính và đối tượng

Trong những ngôn ngữ có giới tính ngữ pháp, chẳng hạn như tiếng Germany và tiếng Spain, giới tính được gán cho danh từ có thể ảnh hưởng đến cách người nói mô tả đồ vật. Ví dụ: người nói tiếng Germany có thể mô tả cây cầu (nữ tính trong tiếng Germany) là “thanh lịch” hoặc “đẹp”, trong khi người nói tiếng Spain có thể dùng những tính từ như “mạnh mẽ”hoặc “lớn”cho cây cầu nam tính.

Boroditsky (2011) lưu ý:

“Giới tính của danh từ trong những ngôn ngữ như tiếng Germany và tiếng Spain ảnh hưởng đến những tính từ được dùng để mô tả đồ vật, minh họa cách giới tính ngữ pháp có thể định hình ngôn ngữ mô tả”.

Điều này chứng tỏ những đặc điểm ngữ pháp có thể ảnh hưởng đến thực tiễn nhận thức và mô tả như thế nào.

3. Định hướng không gian

Những ngôn ngữ được thổ dân Australia dùng, chẳng hạn như Guugu Yimithirr, dùng những hướng chính (bắc, nam, đông, tây) thay vì những hướng tương đối (phải, trái, tiến, lùi) để định hướng không gian. Thực hành này tác động đến cách người nói điều hướng và cảm nhận không gian, đòi hỏi nhận thức liên tục về những hướng chính.

Boroditsky (2011) giải thích:

“Những ngôn ngữ dùng những hướng chính để định hướng không gian tác động đến cách người nói nhận thức và điều hướng môi trường của họ, làm nổi bật vai trò của ngôn ngữ trong việc hình thành nhận thức về không gian”.

Tìm thấy này cho thấy ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đáng kể đến tiến trình nhận thức liên quan đến nhận thức và điều hướng không gian.

 

Phản ứng từ giới ngôn ngữ học

1. Những thách thức thực nghiệm

Những người chỉ trích nghiên cứu của Boroditsky cho rằng mặc dù những tìm thấy của bà đem cho những hiểu biết có giá trị về cách ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ nhưng chúng không nhất thiết làm suy yếu UG. Họ khẳng định rằng những nguyên tắc cốt lõi của UG, tập trung vào những phương diện phổ quát của cấu trúc ngữ pháp, vẫn có hiệu lực ngay cả khi ngôn ngữ ảnh hưởng đến những tiến trình nhận thức cụ thể.

Chomsky (2014) nêu rõ:

“Những tìm thấy của Boroditsky về tính tương đối của ngôn ngữ mang lại những hiểu biết sâu xa có giá trị, nhưng chúng không nhất thiết làm suy yếu những nguyên tắc cốt lõi của UG, vốn vẫn có thể giải thích cho những phương diện phổ quát của ngôn ngữ”.

2. Khả năng tương hợp với Ngữ pháp phổ quát

Một số nhà ngôn ngữ học đề nghị rằng ảnh hưởng của ngôn ngữ lên tư tưởng, như Boroditsky đã chứng minh, có thể cùng hiện hữu với UG. Họ cho rằng UG giải thích những phương diện phổ quát của cấu trúc ngữ pháp, trong khi thuyết tương đối về ngôn ngữ khám phá cách ngôn ngữ ảnh hưởng đến những tiến trình nhận thức cụ thể. Theo quan điểm này, UG và thuyết tương đối về ngôn ngữ không loại trừ lẫn nhau mà có thể được tích hợp để mang lại sự hiểu biết toàn diện hơn về ngôn ngữ và nhận thức.

Chomsky (2014) lập luận:

“Những nguyên tắc của UG có thể cùng hiện hữu với ý tưởng rằng ngôn ngữ định hình những tiến trình nhận thức cụ thể. UG giải thích những cấu trúc ngữ pháp phổ quát, trong khi thuyết tương đối về ngôn ngữ khám phá cách ngôn ngữ ảnh hưởng đến nhận thức”.

 

thể tạm kết luận, những đóng góp của Daniel L. Everett và Lera Boroditsky đã tác động đáng kể đến sự hiểu biết của chúng ta về ngôn ngữ và tư tưởng. Những tìm thấy của Everett thách thức tính phổ biến của phép sự lập đi lập lại trở ngược trong ngôn ngữ và nêu bật vai trò của những yếu tố văn hóa trong việc hình thành ngôn ngữ, cho thấy rằng UG có thể cần phải được xem xét lại. Nghiên cứu của Boroditsky ủng hộ thuyết tương đối về ngôn ngữ, chứng minh rằng ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến tiến trình nhận thức và nhận thức. Những phát triển này thúc đẩy việc đánh giá lại lý thuyết UG của Chomsky, cho thấy rằng mặc dù UG đem cho một khuôn khổ rộng rãi để hiểu những cấu trúc ngữ pháp nhưng nó cần được tích hợp với những hiểu biết sâu xa từ thuyết tương đối về ngôn ngữ để đánh giá đầy đủ quan hệ phức tạp giữa ngôn ngữ, tư tưởng và văn hóa. Những Phản ứng từ giới ngôn ngữ học phản ảnh một cuộc đối thoại đang diễn ra, nhấn mạnh sự cần thiết của một quan điểm sắc thái kết hợp những yếu tố từ cả UG và thuyết tương đối về ngôn ngữ để đưa ra cái nhìn đầy đủ hơn về ngôn ngữ và nhận thức.

[9] Perceptual-articulatory systems: mặt giao tiếp mặt giao tiếp phối hợp cảm giác và vận động: liên quan đến việc nhận thức âm thanh (cách chúng ta nghe và diễn giải lời nói) và tạo ra lời nói (cách chúng ta di chuyển miệng, lưỡi và dây thanh quản để nói). Những hệ thống này hoạt động cùng với nhau để giúp chúng ta hiểu ngôn ngữ nói và tự tạo ra ngôn ngữ đó.

[10] the “conceptual-intentional interface: Mặt giao tiếp “khái niệm-chủ định” nói về liên hệ giữa ý tưởng và khái niệm (ý niệm) của chúng ta và ý định hoặc mục tiêu (chủ định) của chúng ta trong giao tiếp. Nó liên quan đến cách suy nghĩ và hiểu biết của chúng ta (khái niệm) được liên kết với những gì chúng ta muốn thể hiện hoặc đạt được khi giao tiếp (ý định). Mặt giao tiếp này giúp giải thích cách những biểu hiện tinh thần của chúng ta về thế giới được dùng để hình thành giao tiếp có ý nghĩa và có mục đích.

Xem Chomsky – Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào? – ông phân định hai mặt giao tiếp: mặt phối hợp cảm giác và vận động cho sự thể hiện cảm xúc (bên ngoài) và mặt khái niệm-chủ định cho những tiến trình tâm lý ( bên trong).