Monday, August 10, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (07)

Đạo Phật như Triết học
Một Dẫn nhập
Mark Siderits







CHƯƠNG BẢY

 

Sự khởi lên của Mahāyanā

 

Bây giờ chúng ta quay sang đạo Phật Mahāyanā, giai đoạn thứ ba của ba giai đoạn lớn trong lịch sử của triết học đạo Phật. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét những khái niệm triết học then chốt, qua đó Mahāyanā đã tìm để tự tách nó xa khỏi phong trào Abhidharma. Trong những chương tiếp theo, chúng ta sẽ chú ý xem những khái niệm này được thể hiện thế nào trong ba trường phái lớn của triết học Mahāyanā. Tuy nhiên, phong trào Mahāyanā bao gồm rất nhiều, không chỉ triết học. Nó cũng đại diện cho một chuyển đổi trong sự hiểu biết của đạo Phật thực hành. Và sự chuyển đổi này đã đưa đến những thay đổi trong những xếp đặt thể chế đạo Phật. Cho đến giờ, trong quyển sách này, chúng ta đã nói rất ít về những thể chế đạo Phật và lịch sử của chúng. Nhưng trong trường hợp này sẽ là có ích để bắt đầu với một thảo luận ngắn gọn về sự khởi nguyên của Mahāyanā như một biểu hiện đặc biệt của cái nhìn sâu xa của đạo Phật. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh một số nhầm lẫn phổ thông liên quan đến quan hệ giữa Mahāyanā và những hình thức khác của đạo Phật thực hành.

Saturday, August 8, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (06)

Đạo Phật như Triết học
Một Dẫn nhập
Mark Siderits





CHƯƠNG SÁU

 

Abhidharma: Siêu Hình Học về Những Cá Thể Trống Rỗng                                       

 

Đề tài của chương này là một vận động trong triết học đạo Phật vốn đã lớn dậy từ những gắng sức để diễn giải thành hệ thống những bài giảng của đức Phật. Chúng ta gọi vận động này là ‘Abhidharmavì đó là tên của bộ sưu tập những bản văn trình bày mở rộng những kết quả của những gắng sức đó. Abhidharma là thứ ba trong ba nhóm những bản văn trong kho kinh điển đạo Phật. Đầu tiên là Sūtta, sưu tập gộp chung tất cả những bài nói chuyện của đức Phật. Thứ hai là Vinaya, trong đó đặt định những quy luật của đời sống tu viện. Những bản văn trong tập hợp thứ nhất và thứ hai được soạn thảo, ít nhất một phần, khoảng gần thời đức Phật. Những bản văn Abhidharma đã đến sau. Chúng phản ảnh những khó khăn vốn những người thực hành đạo Phật đã gặp phải trong khi sắp xếp chọn ra cho rõ ràng tất cả những đối thể [1] vốn đức Phật đã bàn luận trong những giảng dạy của ngài. Theo thời gian, những khác biệt tế vi đã nổi lên trong những giải quyết đã đề nghị. Những khác biệt này trong sự diễn dịch dẫn đến sự thành hình của nhiều trường phái khác nhau. Nhưng tựu trung, tất cả đều có một tiếp cận chung để diễn dịch những giảng dạy của đức Phật, và một lập trường chung trong cái nhìn triết học. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét lập trường chung trong cái nhìn triết học đó. Chúng ta sẽ cũng nhìn kỹ lưỡng một ít của những bất đồng triết học quan trọng giữa những trường phái của Abhidharma.