Saturday, August 25, 2018

Gombrich – Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật (12)


Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật
(What the Buddha Thought)
Richard Gombrich









Chương 12
Đức Phật Như Một Nhà Châm Biếm; Những Thuật Ngữ Của Giới Brahmin Như Những Ần Dụ Xã Hội

Sự Trình Bày những Brahmin

Văn học phổ thông đạo Phật thường thường trình bày những brahmin trong một ánh sáng ít được tán thưởng nhất. Vessantara Jātaka [1], chuyện kể về kiếp trước mới đây nhất của đức Phật trên quả đất này, trước lần ra đời (xem như) cuối cùng này, có lẽ là câu chuyện nổi tiếng nhất trong toàn bộ truyền thống Theravada, và cũng đã là quan trọng nữa trong những truyền thống khác của đạo Phật [2]. Trong câu chuyện này, vị Phật tương lai đạt đến sự độ lượng ở mức cao nhất có thể có được, qua việc cho một người brahmin già những đứa con của chính mình. Jūjaka, tên người người brahmin già này, đã theo tìm đến tận nơi ẩn tu miền núi của ngài, để cầu xin những đứa trẻ. Điều gì đã khiến Jūjaka phải làm điều cầu xin quái lạ này? Sau khi được giàu có trong tuổi già, Jūjaka lấy một người vợ trẻ. Khi cô này đến giếng làng để lấy nước, những cô gái trẻ khác chế nhạo việc cô có một người chồng già yếu ớt, người không thể còn cùng cô vui chuyện chăn gối. Cô trở về nhà, đòi với Jūjaka phải cung cấp cho cô những tôi tớ, để cứu cô khỏi phải đi ra ngoài bị công chúng làm nhục. Nghe nói rằng Vessantara, tiền thân của đức Phật, là khuôn mẫu của sự độ lượng (lòng bố thí) Jūjaka đã đi tìm đến Vessantara. Như vậy, nguyên nhân gốc rễ của hành vi thái quá của Jūjaka là thèm muốn, sự thèm muốn phi lý của một người già dâm đãng: chính tên gọi Jūjaka gợi ý sự già yếu mục nát. [3]

Wednesday, August 15, 2018

Gombrich – Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật (11)

Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật
(What the Buddha Thought)
Richard Gombrich









Đức Phật đã là một người Thực dụng – đến Mức độ nào và trong Ý hướng nào?

Lập đi lập lại nhiều lần, đức Phật đã nhấn mạnh rằng mục đích của ngài như một người thày dạy học là hoàn toàn thực tiễn [1]. Những người theo ngài đã đi đến hiểu ngài như vị thày thuốc vĩ đại; Dhamma đã là thuốc chữa bệnh ngài đã kê toa, Sańgha là những y tá, họ có sứ mệnh quản lý toa thuốc đó. Mặc dù không có chứng cớ trong tàng kinh cho diễn giải này, những học giả ngày nay đã lập luận hợp lý rằng công thức phát biểu của Bốn Sự thật Cao quí đi theo đặc ngữ diễn đạt y học của thời đại: trước tiên chẩn đoán căn bệnh, tiếp đến thiết lập nguồn gốc hay nguyên nhân của nó, sau đó đưa ra một phương thuốc trị bệnh tương ứng nói rõ sẽ gồm những gì, và cuối cùng quy định cách điều trị để khỏi bệnh. Đức Phật đã tự nói về mình như người y sĩ giải phẫu, người mổ vết thương lấy bỏ mũi tên tham ái [2]