Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle
Chương 19. Siêu hình học của Aristotle
Khi đọc bất kỳ một triết gia quan trọng nào, nhưng hầu hết, nhất là khi đọc Aristotle, cần thiết phải nghiên cứu ông theo hai lối: đối chiếu với những người trước ông, và đối chiếu với những người tiếp nối sau ông. Trong khía cạnh kể trước, Những công trạng đáng khen Aristotle rất lớn lao, trong khía cạnh kể sau, những khiếm khuyết đáng trách của ông cũng rất lớn lao ngang bằng. Tuy nhiên, đối với những khiếm khuyết đáng trách của ông, những người tiếp nối sau ông chịu nhiều trách nhiệm hơn ông. Ông đã xuất hiện vào cuối thời kỳ sáng tạo trong tư tưởng Hylạp, và sau khi ông qua đời, đã là hai ngàn năm trước khi thế giới sản xuất được một bất kỳ triết gia nào vốn người ấy có thể được coi là xấp xỉ sánh bằng với tầm cỡ của ông. Cho mãi đến cuối giai đoạn dài này, uy quyền của ông đã trở thành gần như là không được tranh cãi, cũng giống như của hội Nhà thờ, và trong khoa học, cũng như trong triết học, đã trở thành một chướng ngại nghiêm trọng cho sự tiến bộ. Đã kể từ đầu thế kỷ XVII trở đi, hầu hết tất cả mỗi tiến triển trí thức hệ trọng đã phải bắt đầu với một tấn công trên một vài học thuyết theo Aristotle, trong môn lôgích, điều này vẫn còn đúng cho đến tận ngày nay. Nhưng đã là – cũng tai hại ít nhất bằng thế – nếu như có bất kỳ một ai thuộc những người trước ông (có lẽ trừ Democritus ra) đã thu tập được cũng cùng ngang mức uy quyền. Cho công bình với ông, để bắt đầu, chúng ta phải quên đi sự nổi tiếng quá mức của ông sau khi chết, và sự lên án cũng ngang bằng quá mức với ông sau khi chết, vốn điều này do điều trước dẫn đến.
Khi đọc bất kỳ một triết gia quan trọng nào, nhưng hầu hết, nhất là khi đọc Aristotle, cần thiết phải nghiên cứu ông theo hai lối: đối chiếu với những người trước ông, và đối chiếu với những người tiếp nối sau ông. Trong khía cạnh kể trước, Những công trạng đáng khen Aristotle rất lớn lao, trong khía cạnh kể sau, những khiếm khuyết đáng trách của ông cũng rất lớn lao ngang bằng. Tuy nhiên, đối với những khiếm khuyết đáng trách của ông, những người tiếp nối sau ông chịu nhiều trách nhiệm hơn ông. Ông đã xuất hiện vào cuối thời kỳ sáng tạo trong tư tưởng Hylạp, và sau khi ông qua đời, đã là hai ngàn năm trước khi thế giới sản xuất được một bất kỳ triết gia nào vốn người ấy có thể được coi là xấp xỉ sánh bằng với tầm cỡ của ông. Cho mãi đến cuối giai đoạn dài này, uy quyền của ông đã trở thành gần như là không được tranh cãi, cũng giống như của hội Nhà thờ, và trong khoa học, cũng như trong triết học, đã trở thành một chướng ngại nghiêm trọng cho sự tiến bộ. Đã kể từ đầu thế kỷ XVII trở đi, hầu hết tất cả mỗi tiến triển trí thức hệ trọng đã phải bắt đầu với một tấn công trên một vài học thuyết theo Aristotle, trong môn lôgích, điều này vẫn còn đúng cho đến tận ngày nay. Nhưng đã là – cũng tai hại ít nhất bằng thế – nếu như có bất kỳ một ai thuộc những người trước ông (có lẽ trừ Democritus ra) đã thu tập được cũng cùng ngang mức uy quyền. Cho công bình với ông, để bắt đầu, chúng ta phải quên đi sự nổi tiếng quá mức của ông sau khi chết, và sự lên án cũng ngang bằng quá mức với ông sau khi chết, vốn điều này do điều trước dẫn đến.