Sunday, February 21, 2010

Bertrand Russell - Những Vấn đề của Triết học (3)

Những Vấn đề của Triết học

The Problems of Philosophy
Bertrand Russell






Chương IV – Thuyết Duy Ý

Từ “thuyết Duy Ý” được nhiều triết gia khác nhau dùng theo những ý hướng có hơi khác nhau. Với nó, chúng ta sẽ hiểu là chủ thuyết nói rằng bất cứ cái gì hiện hữu, hay ở bất kỳ mức độ nào bất cứ cái gì có thể biết là hiện hữu, phải trong một vài ý nghĩa thuộc về trí não. Chủ thuyết này được chủ trương rất rộng rãi trong những triết gia, nó có nhiều dạng, và được tán thành trên nhiều nền tảng khác nhau. Chủ thuyết được chủ trương rất rộng rãi như thế, và tự nó rất đáng chú ý như thế, nên nghiên cứu dù ngắn nhất về triết học cũng phải cho vài giải thích về nó.


Sunday, February 14, 2010

Bertrand Russell - Bertrand Russell - Những Vấn đề của Triết học (2)

Những Vấn đề của Triết học

The Problems of Philosophy
Bertrand Russell







Chương II. Hiện hữu của Vật Chất

Trong chương này chúng ta phải tự hỏi chúng ta, dẫu theo nghĩa nào đi nữa, không biết có một thứ như thế là vật chất không. Có hay không một cái bàn, nó có một bản chất nội tại nào đó, và nó tiếp tục hiện hữu trong lúc tôi không nhìn, hay phải chăng cái bàn chẳng qua chỉ là một sản phẩm của sự tôi tưởng tượng, một cái bàn-trong-mơ trong một giấc mơ đã kéo rất dài? Câu hỏi này là quan trọng bậc nhất. Vì nếu chúng ta không thể chắc chắn về sự hiện hữu độc lập của các đối tượng, chúng ta không thể chắc chắn về sự hiện hữu độc lập của thân thể những người khác, và như thế vẫn còn chưa kể não thức[1] của những người khác, bởi vì chúng ta không có nền tảng để tin vào não thức của họ, ngoại trừ như đã suy diễn ra được từ quan sát thân thể họ. Thành ra, nếu chúng ta không thể chắc chắn về sự hiện hữu độc lập của các đối tượng, chúng ta sẽ bị bỏ lại chơ vơ một mình giữa sa mạc – có thể toàn thể thế giới bên ngoài là không gì cả nhưng chỉ một giấc mộng, và rằng chúng ta hiện hữu một mình. Đây là một điều có thể, dẫu không thoải mái; nhưng mặc dù không thể hoàn toàn chứng minh được nó là sai, không có một lý do dẫu cực yếu nào để giả định rằng điều này là đúng. Trong chương này, chúng ta phải xem tại sao đây là trường hợp như thế.


Friday, February 5, 2010

Người Phật tử theo thuyết Không thể biết


Người Phật tử theo thuyết Không thể biết
The Agnostic Buddhist

Stephen Batchelor






Giới thiệu
1.
Stephen Batchelor – một học giả hiện đại và cùng vợ - bà Martine Batchelor, đều là cựu tăng sĩ đạo Phật, nổi tiếng vì cái nhìn theo thuyết không thể biết – giới thiệu trong bài dịch[1] này - của ông với đạo Phật.

Ông xem đạo Phật như một văn hóa sinh động của tỉnh thức giải thoát, nó liên tục chuyển hóa, thay vì là một hệ thống tôn giáo với những tin tưởng và giáo điều bất biến. Theo ông, đạo Phật đã tồn tại và phát triển hơn 2500 năm qua vì nó có khả năng tự tái sinh, uyển chuyển ứng hợp với các môi trường văn hoá và nhu cầu xã hội ở những nước châu Á, trong đó, một khi đã bắt rễ, nó luôn luôn sáng tạo cùng lịch sử của những bản địa.

Tuesday, February 2, 2010

Bertrand Russell - Thế nào là một người theo thuyết Không-thể-biết?

Thế nào là một người theo thuyết Không-thể-biết?
What is an agnostic?

Bertrand Russell








Giới thiệu

1. Russell và thuyết Không-thể-biết

Tôn giáo không phải là chủ đề nội dung chính yếu trong triết học Bertrand Russell, nhưng ngoài giới triết học, ông được biết đến nhiều nhất như một người nghiêm khắc phê bình tôn giáo, cụ thể là hội nhà thờ Kitô. Trên cương vị của một trí thức lỗi lạc của thế kỷ vừa qua, lên tiếng về những vấn đề của thời đại trong viễn cảnh nhân sinh và xã hội. Trong một bài diễn văn nổi tiếng năm 1927, Why I Am Not a Christian, khi trực tiếp phê phán đạo Kitô, Russell kín đáo cho thấy lập trường của ông là của một người theo thuyết Không-thể-biết, trong bài nói chuyện lịch sử này, ông đã:

-        Phần thứ nhất, trước “câu hỏi về sự hiện hữu của Gót” – ông “giải quyết nó một cách tóm tắt”. Cho biết lý do ra đời của những luận chứng nói “có” vốn nhà thờ Catô đưa ra, chỉ là phản ứng trước những luận chứng nói “không” của những nhà tư tưởng tự do đã chứng minh có thể phủ nhận hiện hữu của Gót bằng lý trí. Dĩ nhiên mọi người hiểu Gót “đã có” hiện hữu đấy chẳng qua chỉ từ lòng tin của con người. Thế nên, “câu hỏi lớn và nghiêm trọng” đó không nằm trong lĩnh vực “biết” khách quan, nhưng trong lĩnh vực “tin” chủ quan.  Những đối tượng của lòng tin không đến từ nhận thức trên thực tại. chúng là những gì không-thể-biết. Tuy vậy, ông vẫn duyệt qua những luận chứng tin-có-gót; cho thấy chúng hoặc phi lý, hoặc ngụy biện, không đứng vững.
-        Phần thứ hai, nêu lên những khiếm khuyết trong tư những đạo đức của Jesus và đặc biệt lên án hội nhà thờ Kitô; dẫn chứng từ lịch sử lâu dài của nó, cho thấy một lịch sử phản lý trí, phản tiến bộ khoa học, và phản đạo đức, phản những gì góp phần tạo hạnh phúc con người.

Russell tự xác định mình là một người theo triết thuyết không-thể-biết (“a philosophical agnostic”), nhưng trong thực tế, ông là một người thực hành thuyết không-tin-có-gót – chúng ta quen gọi là vô thần (“a practical atheist”). Điều ông viết thường được những nhà không-tin-có-gót mới (tân vô thần) hiện nay ở Anh Mỹ nhắc lại, hay khai triển – là thái độ của ông với Gót đạo Kitô cũng giống hệt như thái độ của ông với những vị Gót Hylạp; tuy có nhận thức vững chắn là những nhân vật này không hiện hữu, nhưng không thể chứng minh điều này vì thiếu chứng cớ, ngay cả nếu dùng lôgích để chứng minh, cũng không có những luận chứng vững chắc, không thuyết phục người khác được.

Quan điểm của ông, được chính ông trình bày trong bài viết này – What is an agnostic?[1]