Wednesday, July 15, 2020

Bhikkhu Bodhi – Trao Phẩm Giá Cho Đời Người


Trao Phẩm Giá Cho Đời Người
Giving Dignity to Life

Tỳ kheo Bodhi







Để hỏi – sống với giá trị xứng đáng của con người nghĩa là gì – có thể nghe lạc lõng trong một thời giống như của chúng ta, khi tranh đấu vật vã như điên cuồng lo toan nhu cầu cơm áo hiếm khi cho phép chúng ta được rảnh rỗi để nghĩ ngợi những vấn đề nhọc nhằn như vậy. Nhưng nếu chúng ta ngưng một khoảnh khắc dành cho câu hỏi này một chút suy nghĩ, chúng ta sẽ nhanh chóng nhận rằng nó không chỉ là sự trầm ngâm của một ai đó có quá thừa thì giờ trong tay. Câu hỏi không chỉ chạm tới chính ý nghĩa của cuộc đời chúng ta, nhưng ngay cả đi xa hơn, vượt quá cố gắng cá nhân tìm kiếm lâu dài và khó khăn của chúng ta về ý nghĩa để nhìn sâu vào chính những suối nguồn của văn hóa thời nay. Vì nếu không thể nào để sống với giá trị xứng đáng của con người, khi đó đời người không có chủ đích nào vượt quá phạm vi kinh nghiệm bình thường hoặc đơn thuần vật chất của con người, và trong một trường hợp như vậy, chủ đích duy nhất của chúng ta trong khoảng thời gian ngắn ngủi chúng ta có được tất là giành dựt bất cứ gì với ham hố nhất thời, trước khi những ánh sáng lịm tắt vĩnh viễn. Nhưng nếu chúng ta có thể nhận hiểu được ý nghĩa của việc sống với giá trị xứng đáng của con người, khi đó chúng ta cần xem xét có phải chúng ta thực sự xếp đặt đời sống của chúng ta theo cách chúng ta nên sống, và ngay cả rộng hơn, có phải văn hóa của chúng ta khuyến khích một lối sống với giá trị xứng đáng của con người hay không.

Monday, July 13, 2020

Bhikkhu Bodhi – Hai Khuôn Mặt Của Dhamma


Hai Khuôn Mặt Của Dhamma
(Two Faces of the Dhamma)

Bhikkhu Bodhi






Trong gặp gỡ đầu tiên, đạo Phật thách đố chúng ta như một paradox [1]. Về trí thức, nó xuất hiện như một sự vui sướng lớn của con người có tư tưởng tự do: tỉnh táo, duy thực, không giáo điều, hầu như khoa học trong thái độ và phương pháp của nó. Nhưng nếu chúng ta đi đến tiếp xúc với Dhamma sống động từ bên trong, chúng ta sẽ sớm tìm thấy rằng nó có một mặt khác vốn có vẻ như là phản đề của tất cả những giả định duy lý trước đó của chúng ta. Chúng ta vẫn không gặp những tín điều khô cứng hay những phỏng đoán tùy tiện, nhưng chúng ta có gặp những lý tưởng tôn giáo của lánh đời, chiêm niệm quán tưởng và nhiệt thành kính tín; một cơ thể của những học thuyết liên quan đến những vấn đề vượt trên nhận thức và linh cảm nghi ngờ; và ˗˗ có lẽ gây bối rối nhất ˗˗ một chương trình tu tập trong đó tin tưởng tôn giáo là một đức tính tốt, nghi ngờ như một ngăn trở, rào cản và xiềng xích.

Thursday, July 9, 2020

Bhikkhu Bodhi – Hai Kiểu Thức Thực Hành của Vipassana

Hai Kiểu Thức Thực Hành của Vipassana
(Two Styles of Insight Meditation)

Bhikkhu Bodhi









Ngày nay, việc ứng dụng thực hành của Vipassana đã được phổ biến khắp thế giới, tuy nhiên để có được thành tựu này, nó đã trải qua một sự biến dạng tinh tế, không dễ phân tích. Thay vì được dạy như một phần không thể thiếu bên trong của con đường đao Phật, bây giờ nó thường được trình bày như một sự rèn luyện thế tục vốn những quả thành của nó liên quan nhiều với đời sống trần gian hơn với giải thoát khỏi thế gian. Nhiều người thực tập quán tưởng làm chứng cho lợi ích có thể trông thấy mà họ nhận được từ sự thực hành Vipassana, lợi ích gồm từ việc nâng cao hiệu năng làm việc và những quan hệ cá nhân tốt hơn, đến sự an tĩnh sâu xa hơn, từ bi hơn và ý thức nhiều hơn. Tuy nhiên, trong khi những lợi ích như vậy có thể chắc chắn xứng đáng theo đuổi dựa trên giá trị đặc biệt của bản thân chúng, khi xem xét trong riêng lẻ, chúng không phải là mục đích cuối cùng vốn chính đức Phật đã đưa lên như điểm cuối của giảng dạy về tu tập của ngài. Mục đích đó, trong thuật ngữ của những bản kinh, là sự đạt đến nibbāna, sự hủy diệt của tất cả những phiền não ở đây và bây giờ, và sự giải thoát khỏi vòng vô tận của những tái sinh.