Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of
Morality
Zur Genealogie der
Moral)
Friedrich Nietzsche
Luận văn Thứ Ba
Những lý tưởng khổ hạnh
có nghĩa là gì?
13.
Nhưng hãy quay trở lại vấn đề của chúng ta. Một tự
mâu thuẫn loại như thế xem dường để xảy ra trong khổ hạnh, “đời sống chống
lại sự sống”, – quá rõ ràng như thế – nhìn từ quan điểm sinh lý học, không
chỉ quan điểm tâm lý học, thì chỉ đơn thuần vô nghĩa. Nó chỉ có thể là mặt
ngoài, nó phải là một kiểu của sự biểu hiện tạm thời, một giải thích, công
thức, điều chỉnh, một sự hiểu lầm tâm lý của một-gì đó, bản chất thực sự của nó
đã quá xa để có thể nhận hiểu được, đã quá xa với tư cách có khả năng để
được mệnh danh như nó là trong tự thân, – chỉ là một từ không
hơn không kém, đã chêm vào lỗ hổng xưa cũ trong kiến thức con
người. Trong tương phản với điều này, hãy cho phép tôi trình bày thực trạng của
sự việc: lý tưởng khổ hạnh nảy ra từ những bản năng bảo vệ và chữa trị của
một đời sống thoái hóa, nó dùng mọi phương tiện để duy trì chính nó, và
tranh đấu cho hiện hữu của nó; nó trỏ cho thấy một phần của ngăn cấm sinh lý và
sự kiệt sức, chống lại chúng là những bản năng sâu xa nhất của sự sống, vốn vẫn
còn nguyên vẹn, tiếp tục tranh đấu với những phương pháp mới và những phát minh
mới. Lý tưởng khổ hạnh là một phương pháp loại như thế: do đó tình trạng thì
đối ngược đúng với những gì những người tôn thờ lý tưởng này đã tưởng tượng, –
trong nó và qua nó, sự sống vật lộn với cái chết và chống lại cái chết,
lý tưởng khổ hạnh là một trò dối gạt cho sự bảo tồn sự sống.