Sunday, September 25, 2022

Chomsky – Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào? (06)

Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào?

(What Kind Of Creatures Are We?)

Noam Chomsky

(← ...  tiếp theo)





4 | NHỮNG BÍ ẨN CỦA THIÊN NHIÊN: ĐƯỢC GIẤU KÍN SÂU XA NHƯ THẾ NÀO?

 

Chúng ta có thể nghĩ về khoa học tự nhiên như một loại của sự hội tụ ngẫu nhiên giữa những khả năng nhận thức của chúng ta và những gì đúng thực ít nhiều của thế giới tự nhiên. Không có lý do để tin rằng con người có thể giải quyết mọi vấn đề vốn họ đặt ra, hay ngay cả rằng họ có thể thành hình những câu hỏi đúng; họ có thể giản dị là thiếu những dụng cụ khái niệm, giống như loài chuột không thể đối ứng được với một mê cung dùng những số nguyên tố để ấn định những ngã rẽ .

Chomsky – Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào? (05)

Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào?

(What Kind Of Creatures Are We?)

Noam Chomsky

(← ...  tiếp theo) 

 



4 | NHỮNG BÍ ẨN CỦA THIÊN NHIÊN: ĐƯỢC GIẤU KÍN SÂU XA NHƯ THẾ NÀO?

 

TÊN GỌI cho chương này lấy từ những nhận xét của Hume về Isaac Newton, người ông đã gọi là “thiên tài lớn nhất và hiếm nhất từng xuất hiện cho sự phong phú và giáo dục của chủng loại”.Trong phân đoán của Hume, thành tựu lớn nhất của Newton là trong khi ông “có vẻ đã vén tấm màn che lên khỏi một số những bí ẩn của Tự Nhiên, ông đồng thời đã cho thấy những bất toàn của triết học cơ học [1]; và do đó đã đặt trả những bí mật cuối cùng của [Tự nhiên] về lại với sự tối tăm khó hiểu đó, chúng đã từng ở trong đó và sẽ mãi mãi ở trong đó”. Trên những lập trường khác nhau, những người khác cũng đã đi đến những kết luận tương tự. Locke, lấy thí dụ, đã nhận xét rằng chuyển động có những tác động “vốn chúng ta không cách nào hình dung chuyển động có khả năng tạo ra” – như Newton thực sự đã chứng minh không lâu trước đó. chúng ta vẫn còn trong “sự thiếu hiểu biết không thể chữa khỏi của những gì chúng ta khao khát để biết” về vật chất và những tác động của nó, Locke đã kết luận, không có “khoa học của những vật thể nào [thì] trong tầm tay với của chúng ta”, và chúng ta chỉ có thể gọi đến “sự tất định tùy tiện của Tác Nhân Khôn Ngoan-Tất Cả đó, người đã làm chúng là chúng, và vận hành chúng như chúng vận hành, trong một cách hoàn toàn vượt trên những hiểu biết yếu kém của chúng ta để thai nghén mường tượng được”. [2]

Tuesday, September 20, 2022

Chomsky – Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào? (04)

Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào?

(What Kind Of Creatures Are We?)

Noam Chomsky

(← ... tiếp theo) 

 

 

 


3 | LỢI ÍCH CHUNG CHO TẤT CẢ LÀ GÌ?


TRONG NHỮNG CHƯƠNG 1 VÀ 2, tôi đã xem xét những đề tài có liên quan gần gũi của ngôn ngữ và tư tưởng. Thăm dò cẩn thận và kỹ lưỡng vén mở lên cho thấy, tôi nghĩ, rằng chúng có nhiều những thuộc tính nổi bật, phần lớn bị che dấu khỏi quan sát trực tiếp và trong những phương diện quan trọng, ý thức không đến gần được để hiểu hay nhận biết đầy đủ. Giữa những số này là cấu trúc và thiết kế cơ bản của hệ thống những tiến trình tâm lý hay cơ chế tinh thần tiến hành ngôn ngữ và suy nghĩ, nằm chìm bên dưới “ngôn ngữ của tư tưởng” được ngôn ngữ bên trong cung ứng, ngôn ngữ-I, vốn mỗi cá nhân đã thành thạo, với phạm vi giàu có nhưng giới hạn, được bản chất thiết yếu của chúng ta ấn định. Thêm nữa, những atom của tính toán, những khái niệm nhỏ nhất của ngôn ngữ và tư tưởng, hiện ra như độc nhất với con người trong những phương diện nền tảng, nêu lên những vấn đề khó khăn về những nguồn gốc của chúng, những vấn đề sẽ không thể khảo sát được thành công, trừ khi những thuộc tính của sự biểu hiện những tính chất vật lý quan sát được phải được thận trọng đưa vào giải thích. Tôi nghĩ việc thăm dò cũng vén mở lên cho thấy rằng mức độ đạt đến của tư tưởng con người thì tự nó bị ràng buộc bởi “những giới hạn trên những giả thuyết có thể được chấp nhận” vốn đem lại sự giàu có và sâu xa của nó, để lại những bí ẩn sẽ cưỡng lại loại thấu hiểu vốn những người tạo dựng cách mạng khoa học thời nay ở buổi đầu đã có khát vọng với nó, như những khuôn mặt lớn của tư tưởng thế kỷ 17 và XVIII đã nhìn nhận trong nhiều cách khác nhau; và cũng mở ra những có thể có cho sự nghiên cứu vào trong những câu hỏi khơi dậy quan tâm tìm biết. vốn đã từng được thăm dò nhưng còn quá ít. [1]

Saturday, September 17, 2022

Chomsky – Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào? (03)


Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào?

(What Kind Of Creatures Are We?)

Noam Chomsky

(← ... tiếp theo) 

 

 


2 | CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC GÌ?

 

TRONG CHƯƠNG 1, tôi đã bàn luận câu hỏi “Ngôn ngữ là gì?” và đã cân nhắc suy nghĩ những gì chúng ta có thể học được về loài sinh vật là chính chúng ta, từ thăm dò cặn kẽ vào trong sự có riêng đặc biệt này của con người. Một lượng khá nhiều, tôi tin đã gắng để nêu lên và minh họa. Trong chương này, tôi muốn tiếp sang những câu hỏi tổng quát hơn về những khả năng nhận thức của chúng ta, và đặc biệt, chúng đi vào trong phạm vi và những giới hạn của sự hiểu biết của chúng ta như thế nào.

Saturday, September 10, 2022

Chomsky – Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào? (02)

Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào?

(What Kind Of Creatures Are We?)

Noam Chomsky

(← ...  tiếp theo) 

 



 1 | NGÔN NGỮ LÀ GÌ?

 

CÂU HỎI TỔNG QUÁT tôi muốn nói trong quyển sách này là một câu hỏi có đã từ lâu: Chúng ta là loài sinh vật nào? Tôi không đủ hão huyền để nghĩ tôi có thể đem cho một trả lời thỏa đáng, nhưng xem dường hợp để tin rằng trong một số lĩnh vực, đặc biệt về phần bản chất nhận thức của chúng ta, ít nhất có những cái nhìn trực giác sâu xa của một số quan tâm tìm hiểu và mang ý nghĩa quan trọng, một số mới, rằng sẽ là có thể để dẹp đi đươc một số những chướng ngại vốn cản trở việc tìm hiểu sâu thêm, gồm một số học thuyết đã được chấp nhận rộng rãi nhưng với những nền tảng vốn kém vững chắc hơn nhiều so với thường đã giả định.