Tuesday, September 14, 2010

Friedrich Nietzsche - Zarathustra đã nói Như thế (02)

Zarathustra đã nói Như thế


Lời Mở đầu của Zarathustra  






6.

Sau đó đã xảy ra một chuyện khiến tất cả mọi cửa miệng cấm khẩu và tất cả mọi con mắt mở chết cứng. Vì đương khi đó, người đi dây đã bắt đầu công việc của mình, đã bước ra từ một khung cửa nhỏ, và đã đang đi trên dây, kéo căng giữa hai tòa tháp, treo lơ lửng qua bãi chợ và trên đầu đám đông. Đúng vào lúc anh ta ở chính giữa đường dây, cánh cửa nhỏ lại mở ra lần nữa, và một anh chàng quần áo sặc sỡ, nhìn như một thằng hề, nhảy ra và vội vã theo sau người đầu tiên với những bước hối hả.

“Xéo trước đi, thằng tập tễnh kia!” hắn la lớn bằng một giọng gây kinh hoàng. “Xéo lên trước đi, tên lười thối xương, tên trốn lủi, tên xanh tái mặt kia! Hoặc không, ta sẽ lấy gót chân ta cù ngươi! Ngươi làm cái trò gì đây ở giữa hai tòa tháp?  Toà tháp là chỗ của ngươi, phải nên nhốt chặt ngươi trong tòa tháp,  ngươi chắn đường một người giỏi hơn ngươi!”. Và cứ với mỗi tiếng, người này tiến đến gần, rồi gần hơn; nhưng khi người này đã chỉ còn một bước sau lưng người kia, cái điều khủng khiếp đã xảy ra, nó khiến mọi cửa miệng cấm khẩu và mọi con mắt mở chết cứng; tên này thốt lên một tiếng hét quỷ quái và nhảy qua người đương đứng trên dây đi của mình. Tuy nhiên, người đàn ông này thấy đối thủ của mình thắng , bị mất bình tĩnh và trợt khỏi dây thừng,  đã ném cây gậy giữ thăng bằng đi, và lao xuống sâu,  thậm chí  còn nhanh hơn, giống như một cơn lốc xoáy tròn cả tay lẫn chân. Bãi chợ và đám đông giống như mặt biển lúc có một cơn bão đâm xé nó: tất cả mọi người bỏ chạy tung tán, người này xô người kia, và đặc biệt là tại chỗ có thân người đập xuống đất [1].



Sunday, September 12, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (17)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây


Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle






Chương 20.  Luân lý học của Aristotle

Trong toàn bộ văn tập những công trình của Aristotle, ba luận văn về luân lý học [1] có một chỗ đứng, nhưng hai trong số chúng, ngày nay nói chung, đã thường được hiểu là từ những học trò của ông. Luận văn thứ ba, Nicomachean Ethics (Luân lý học cho Nicomachus) [2], hầu hết những phần còn giữ được đã không bị tranh cãi về mặt xác thực đáng tin, nhưng ngay cả trong quyển sách này có một phần (Những sách V, VI, và VII) có nhiều người chủ trương rằng chúng đã được ghép thêm vào từ một trong những tác phẩm của những học trò ông. Tuy nhiên, tôi sẽ làm ngơ trước câu hỏi gây tranh cãi này, và xem quyển sách như một toàn bộ, và như của Aristotle.

Trong chính yếu, những quan điểm của Aristotle về luân lý đại diện cho những quan điểm đương lưu hành của những người có học thức và từng trải kinh nghiệm trong thời đại của ông. Không giống như của thời Plato, họ không thâm nhiễm với tôn giáo thần bí; cũng không tán thành những lý thuyết phi truyền thống giống như được tìm thấy trong Republic, liên quan đến quyền sở hữu tài sản và gia đình. Những ai là người không rơi thấp dưới, cũng không trỗi cao trên mức của những công dân đứng đắn vừa phải, cư xử lương thiện, sẽ tìm thấy trong Ethics một giải thích có hệ thống về những nguyên tắc, qua đó họ quyết định là những ứng xử của họ nên được quy định theo [3]. Với những ai đòi hỏi bất cứ điều gì nhiều hơn thế sẽ bị thất vọng. Tập sách có sức lôi cuốn với những người có địa vị xã hội đáng kính, ở vào tuổi trung niên, và đã được họ sử dụng, đặc biệt là từ thế kỷ 17, để đàn áp nhuệ khí và nhiệt tình của giới trẻ. Nhưng với một người nếu có bất kỳ một chiều sâu nào trong tình cảm, nó chắc có lẽ là đè nén gớm ghiếc.

Thursday, September 2, 2010

Friedrich Nietzsche - The Madman




Kẻ Điên
The Madman
Friedrich Nietzche
(trong The Gay Science, đoạn 125 
(Die fröhliche Wissenschaft) -1882)





Bản dịch mới - đọc lại, lần thứ nhì ở đây:


Friedrich Nietzsche – Kẻ Điên



http://chuyendaudau.blogspot.ca/2013/12/friedrich-nietzsche-ke-ien.html


Wednesday, September 1, 2010

Friedrich Nietzsche - Zarathustra đã nói Như thế (01)


Zarathustra đã nói Như thế

Một Quyển sách cho Tất cả và Không ai

Friedrich Nietzsche (1844-1900)








Phần Thứ Nhất

Lời Mở đầu của Zarathustra


(Gót đã chết - Zarathustra xuống núi)

1.
Khi Zarathustra ba mươi tuổi, chàng bỏ nhà và hồ nước quê hương, rồi đi vào chốn núi xanh. Chốn ấy, chàng lấy tinh thần và cô quạnh của mình làm vui, và trong suốt mười năm đã không hề chán mệt. Nhưng cuối cùng, một đổi thay đã đến với lòng chàng, và một sáng kia, chàng đã thức dậy với bình minh, bước tới trước mặt trời, và đã nói với nó như vầy: