Khái
lược về đạo Phật Đạithừa
Daisetz
Teitaro Suzuki
Outlines
Of Mahāyāna Buddhism (1907)
Lời nói đầu.
Tập sách này nhắm đến hai mục tiêu: (1)
Phản bác những dư luận nhiều sai lầm liên quan đến những giảng dạy cơ bản của
đạo Phật Đạithừa vẫn chuộng tham dẫn trong giới phê bình phương Tây, (2) Đánh
thức quan tâm trong những học giả ngành tôn giáo đối chiếu về sự phát triển của
xúc cảm và lòng tin tôn giáo đã được minh chứng bằng sự tăng trưởng của một
trong những sức mạnh tinh thần mạnh mẽ nhất trên thế giới .
Do đó, tập sách đồng thời mang tính tính phổ cập rộng rãi và học thuật chuyên
khảo. Nó phổ cập trong ý hướng rằng nó cố gắng để phơi rõ tính chất ngụy biện
của một thái độ chung của những tôn giáo khác đã thừa nhận hướng về Đạithừa. Nó
nhằm mục đích học thuật, về mặt kia, khi nó cố gắng trình bày chi tiết một vài
trong số những đặc tính nổi bật nhất của học thuyết, theo lịch sử và trong hệ
thống.
Tuy nhiên, trong nỗ lực hoàn tất mục đích
thứ hai, tác giả không có tuyên bố nào lớn, vì là một điều bất khả, nếu trong
không gian giấy mực ấn định hạn hẹp này, với tất cả dữ liệu có sẵn, để trình
bày một diễn giải đầy đủ và hệ thống cho đạo Phật Đạithừa, vốn lịch sử của nó
bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ sáu trước công nguyên và chạy dài một thời kỳ hơn
2000 năm, trước khi thừa nhận hình thức qua đó nó hiện đang được giảng dạy ở
phương Đông. Trong thời gian dài này, những tâm trí thượng thặng nhất của những
dân tộc Ấn, Tây Tạng, Tàu, và Nhật từng sản sinh được, đã khai triển học thuyết
Đạithừa. Nên sau đó, đừng tự hỏi rằng có quá nhiều học thuyết khác nhau và
những giáo lý dường như mâu thuẫn nhau đã tất cả gồm chung dưới một tên lớn,
gọi là đạo Phật Đạithừa. Để trình bày chi tiết tất cả những lý thuyết này, ngay
cả dẫu chỉ trong ý định, sẽ vượt hết ngoài phạm vi của một công việc như ở đây. Tất cả những
gì tôi có thể, hay đã hy vọng, là thảo luận về một ít trong số những đề tài
tổng quát nhất và bản chất nhất của học thuyết Đạithừa, làm tác phẩm này là một
loại dẫn nhập đưa đến một khai mở chi tiết hơn của hệ thống như một toàn bộ
cũng như trong cá biệt.
Để đi đến mục tiêu đầu tiên, đôi khi tôi đã
đi ra ngoài lĩnh vực vốn tôi đã tự giới hạn đúng cho công việc. Nhưng sự lệch
hướng này dường như bắt buộc vì lý do rằng có một vài phê bình là quá đỗi thành
kiến đến thậm chí
chúng xem dường không thể nào nhìn nhận những sự thật hiển nhiên được. Tôi có
thể cũng có thành kiến theo cách riêng tôi, nhưng rất thường xuyên tôi tự hỏi như thế nào
một số người lại có thể thành con mồi cho ảo tưởng của chính mình, một cách hết
sức hoàn toàn và hết sức thảm thương đến thế.