Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins
(The God Delusion)
Chương 5 (tiếp theo)
Đã chín mùi
tâm lý sẵn cho tôn giáo
Ý tưởng về
những sản-phẩm-phụ tâm lý lớn dậy một cách tự nhiên từ lĩnh vực quan trọng
và đang phát triển của khoa tâm lý học tiến hóa [1].
Những nhà tâm lý học tiến hóa nêu ý kiến rằng, cũng giống đúng như mắt là cơ
quan đã tiến hóa để nhìn, và cánh là một cơ quan đã tiến hóa để bay, như thế bộ
óc là một sưu tập của những cơ năng (hoặc “những mô-đun”) để đối ứng với một
tập hợp của những nhu cầu về sự nhận-chuyển-giải những dữ liệu thông tin chuyên
biệt. Có một mô-đun để đối ứng với liên hệ họ hàng, một mô-đun để đối ứng với
những đổi chác qua lại, một mô-đun để đối ứng với sự đồng cảm cùng người khác,
và vân vân. Tôn giáo có thể được xem như một sản phẩm phụ của sự sai hỏng, lạc
đích, ngoài dự định [2] của một vài
trong số những mô-đun này, lấy thí dụ, những mô-đun để hình thành những lý
thuyết về những não thức khác, để tạo dựng những liên minh, và để đối xử phân
biệt có lợi cho thành viên trong-nhóm và chống lại người lạ. Bất kỳ một nào
trong những mô-đun này có thể được dùng như tương đương trong con người với sự
định hướng bay trong con bướm đêm, tinh tế nhưng mong manh, dễ bị tổn thương,
gây kết quả ngoài dự định, theo cùng một loại của đường lối như tôi đã đưa lên
ý kiến về sự cả tin của trẻ em. Nhà tâm lý học Paul Bloom, một người ủng hộ
khác của quan điểm “tôn giáo là một sản phẩm phụ”, trỏ ra rằng trẻ em có một
khuynh hướng hướng tự nhiên, hướng tới một thuyết nhị nguyên về não
thức. Với ông, tôn giáo là một sản phẩm phụ của quan điểm nhị nguyên trong bản
năng, thuộc loại giống như thế. Loài người chúng ta, ông đưa ý kiến, và đặc
biệt là trẻ em, đều tự nhiên là những người có quan điểm nhị nguyên bẩm sinh.
Một người theo quan điểm
nhị nguyên thừa nhận có một sự khác biệt cơ bản giữa vật chất và ý thức tinh
thần. Một người theo quan điểm nhất nguyên, ngược lại, tin rằng ý thức tinh
thần là một sự biểu hiện của vật chất – của thể chất vật lý trong một bộ óc,
hoặc có lẽ một cômputơ – và không thể
tồn tại tách biệt khỏi vật chất. Một người nhị nguyên tin rằng ý thức tinh thần
[3]
là một loại nào đó của linh hồn tách-biệt-với-thể-xác, nhưng cư ngụ
trong thể xác, và do đó có thể hình dung được rằng nó có thể rời cơ thể, tồn
tại ở một nơi nào khác. Những người nhị nguyên sẵn sàng giải thích những bệnh
tâm thần như là “bị ma quỷ chiếm hữu” (bệnh quỉ ám), những ma quỷ đó là những hồn
ma mà trú ngụ của chúng trong cơ thể là tạm thời, như chúng có thể bị đánh “bật
thoát ra ngoài” [4]. Những người
nhị nguyên nhân cách hóa những đối tượng vật lý vô tri giác ở mỗi cơ hội mơ hồ,
mong manh nhất, nhìn thấy những linh hồn và ma quỷ ngay cả trong những thác
nước và mây trời [5].