Wednesday, November 15, 2017

Plato – Republic (08)

Plato
The Republic 
(Πλάτων  –  Πολιτεία)










QUYỂN 5


Tóm lược Quyển V [449a – 472a]

Sau khi xác định thành phố công chính và hồn người công chính. Bây giờ Socrates muốn xác định bốn thể tính cấu thành khác của thành phố và hồn người, tất cả chúng đều còn thiếu xót trong những mức độ khác nhau. Nhưng trước khi ông có thể đi đến được bất cứ đâu trong dự án này, Polemarchus và Adeimantus ngắt lời ông. Họ muốn ông quay trở lại với tuyên bố mà ông đã nói ngang qua về sự việc những giám hộ đều chung vợ chung chồng và chung con cái với lẫn nhau. Socrates lao vào một thảo luận dài về lối sống của những người giám hộ.

Sunday, October 15, 2017

Plato – Republic (07)

Plato
The Republic 
(Πλάτων    Πολιτεία)






QUYỂN 4
(tiếp theo)



Tôn Giáo
[427a]                                                                                          
SOCRATES: Tôi hẳn đã có suy nghĩ, khi đó, rằng một người ban hành luật đích thực không nên áy náy với những luật hay hiến pháp thuộc loại này, cho dù trong một thành phố được cai trị tệ hại hay khéo léo về chính trị – trong một này vì nó thì vô dụng và không thành đạt được gì, trong một kia vì một số chúng là có thể được bất cứ một ai tìm ra , trong khi những luật lệ khác tự động đi theo từ những thực hành đã được mô tả.
ADEIMANTUS: Vậy còn lại gì cho chúng ta để lập pháp?
SOCRATES: Cho chúng ta, không có gì, ngoại trừ cho tiên tri ở đền Apollo, ở đó còn lại những pháp luật lớn nhất, tốt nhất, và đầu tiên
ADEIMANTUS: Chúng là về những gì?

Saturday, September 30, 2017

Bertrand Russell – Có phải Tôn giáo đã làm được những Đóng góp Hữu ích cho Văn minh không?

Có phải Tôn giáo đã làm được những Đóng góp Hữu ích cho Văn minh không?
Bertrand Russell

(Has Religion Made Useful Contributions to Civilization?)










Mục lục:
Đạo Kitô và Tình Dục
Những Phản đối với Tôn giáo
Hồn người và Bất tử
Những nguồn gốc của sự không khoan dung
Học thuyết về Ý chí Tự do
Ý tưởng về đạo hạnh chính trực


Có phải Tôn giáo đã làm được những Đóng góp Hữu ích cho Văn minh không?[1]
(1930)

Quan điểm riêng của tôi về tôn giáo là của Lucretius.[2] Tôi xem nó như một bệnh tật sinh ra từ sợ hãi, và như một nguồn của khốn khổ không kể hết được của loài người. Tuy nhiên tôi không thể phủ nhận rằng nó đã làm được một vài đóng góp cho văn minh. Nó đã giúp, trong những ngày đầu của lịch sử, vào việc chữa lịch, và nó là nguyên nhân khiến những nhà tu Egypt đã ghi chép những thiên thực theo năm tháng với cẩn thận đến mức sau cùng họ đã trở nên có thể đoán trước được chúng. Hai dịch vụ đóng góp này tôi sẵn sàng để thừa nhận, nhưng tôi không biết có những đóng góp nào khác.

Sunday, August 13, 2017

Plato – Republic (06)

Plato
The Republic 
(Πλάτων    Πολιτεία)












QUYỂN 4

Tóm lược: Quyển IV, 419a-434c

Adeimantus ngắt lời Socrates để chỉ ra rằng làm một người cai trị nghe có vẻ bất hạnh đáng ghét. Vì người cai trị không có tài sản riêng, người này không bao giờ có thể đi chơi, giữ một người tình riêng, hay làm những điều mọi người nghĩ sẽ khiến họ sung sướng. Socrates trả lời bằng cách nhắc nhở những bạn ông rằng mục tiêu của họ trong việc xây dựng thành phố này không phải để làm bất kỳ một nhóm nào được sung sướng nhưng với thiệt hại cho bất kỳ một nhóm nào khác, nhưng để làm thành phố, như một tổng thể, thì sung sướng như nó có thể được sung sướng. Chúng ta không thể đem cho những giám hộ loại sung sướng khiến họ có thể trở thành một gì đó khác hơn là những người giám hộ. Ông so sánh trường hợp này với việc đắp một pho tượng. Màu sắc đẹp nhất trên trần gian, ông nói không rào đón, là màu tím. Vì vậy, nếu ý định của chúng ta là làm cho mắt của pho tượng càng đẹp càng khéo, chúng ta sẽ sơn màu tím. Nhưng, điều này sẽ làm giảm cái đẹp của pho tượng như một tổng thể, vì không mắt người nào thực sự màu tím, thế nên chúng ta không vẽ mắt tượng màu tím. Trên pho tượng, như trong thành phố, chúng ta phải giải quyết với từng phần một cách hợp lý, để tình trạng tốt của toàn bộ yếu tốt nhất.

Saturday, July 22, 2017

Plato – Republic (05)

 Plato
The Republic 
(Πλάτων - Πολιτεία)








QUYỂN 3

Tóm lược Quyển III, [386a-412b]
Socrates tiếp tục bàn luận về nội dung của những câu chuyện vốn có thể được kể cho những người giám hộ nghe, chuyển sang những câu chuyện về những anh hùng. Chủ đích quan trọng nhất của loại những câu chuyện này là để tạo sự “miễn nhiễm” cho những người bảo hộ trẻ, chống lại một sự sợ hãi cái chết. Những anh hùng không bao giờ được trình bày như sợ hãi cái chết, hay như ‘thà chọn làm nô lệ hơn chọn cái chết’. Hades – cõi của những hồn người chết – phải không bao giờ được trình bày như là một nơi đáng sợ. Những anh hùng phải không bao giờ được trình bày như những người nổi tiếng được khóc than như cái chết của họ đã là một điều xấu. Những anh hùng không bao giờ được cho thấy có những tiếng cười dữ dội vì những cảm xúc mãnh liệt theo một hướng này thường dẫn đến những cảm xúc mãnh liệt theo một hướng khác. Giống như những vị gót, họ phải luôn luôn được miêu tả như thành thực.”

Thursday, July 13, 2017

Plato – Republic (04)

Plato
The Republic 

(Πλάτων - Πολιτεία)







QUYỂN 2

(Giản lược)

Không hài lòng với thành quả đã có được ở cuối Quyển 1, Glaucon và Adeimantus đổi mới luận điểm của Thrasymachus. Để đáp lại, Socrates phải cho thấy rằng công lý là xứng đáng được lựa chọn (a) vì chính nó, và (b) vì những hậu quả của nó (357a-358a). Socrates không hoàn tất luận điểm (a) của mình cho cho đến cuối Quyển 9.

Wednesday, July 12, 2017

Plato – Republic (03)

Plato 
The Republic 


(Πλάτων  –  Πολιτεία)








QUYỂN I

Tóm lược Quyển I

Trong The Republic, Plato, qua người thày dạy của ông là Socrates, đặt định để trả lời hai câu hỏi. Công lý là gì? Tại sao chúng ta nên công chính? Quyển I thiết lập những thách thức này. Những người bàn luận tham dự vào một đàm thoại kiểu Socrates, tương tự như đã thấy trong tác phẩm trước đó của Plato. Giữa một nhóm gồm cả bạn bè lẫn đối nghịch, Socrates đặt câu hỏi, "Công lý là gì?" Ông tiến hành để bác bỏ mọi định nghĩa đề nghị được đem lại, cho thấy trong mỗi đề nghị có chứa chấp những mâu thuẫn tiềm ẩn như thế nào. Tuy nhiên, chính ông không đem đến một định nghĩa nào của ông, và cuộc thảo luận kết thúc trong một bế tắc — aporia, không thể tiến thêm xa hơn nữa, và những người đàm thoại cảm thấy bớt chắc chắn vào tin tưởng của họ hơn là khi họ bắt đầu trò chuyện. Trong những đàm thoại ban đầu của Plato, aporia thường báo hiệu sự kết thúc. Republic sẽ vượt quá khỏi bế tắc quen thuộc này trong 9 quyển sách kế tiếp, và Socrates sẽ phát triển một lý thuyết phong phú và phức tạp về công lý.


Thursday, July 6, 2017

Plato – Republic (02)

Plato 
The Republic 


(Πλάτων - Πολιτεία)









Những nhân vật trong Republic [1]


Toàn thể Republic là lời kể của Socrates. Plato đã viết quyển sách như thể nhân vật Socrates kể lại cho chúng ta nghe về một buổi trò chuyện ông ‘mới xảy ra ngày hôm qua’. Trong văn bản Hellas có đầy những mẩu nhỏ: “ông đã nói...” nhắc nhở người đọc về sự kiện này.

Sunday, July 2, 2017

Plato – Republic (01)

Plato 
The Republic 
(On the Just)

(Πλάτων – Πολιτεία)






Lời dẫn nhập

Republic Apology thực sự của Socrates, vì chỉ trong Republic, ông mới thực đưa ra một bàn luận thích đáng về đề tài đã bắt ông phải chịu bởi cáo trạng của Athens chống lại ông. Đề tài đó là sự liên hệ giữa triết gia với cộng đồng chính trị.

Tuesday, June 27, 2017

Harari – Người-Gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (20)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari


(←... tiếp theo)





Một Gợn sóng trong dòng Dữ liệu

Dataism đương nhiên có những phê bình và những ‘ngoại đạo’ của nó. Như chúng ta đã thấy trong chương 3, điều nghi ngờ là liệu sự sống có thể thực sự được thu giảm xuống những dòng dữ liệu không. Đặc biệt, hiện nay chúng ta tuyệt không có ý tưởng về như thế nào hoặc tại sao những luồng dữ liệu có thể tạo ra ý thức và những kinh nghiệm chủ quan. Có lẽ chúng ta sẽ có một lời giải thích tốt trong hai mươi năm tới. Nhưng sau cùng có lẽ chúng ta cũng có thể sẽ khám phá rằng những sinh vật không phải là những algorithm.

Friday, June 23, 2017

Harari – Người-Gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (19)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari






11
Tôn Giáo thờ phụng Dữ liệu

Dataism nói rằng vũ trụ bao gồm những giòng chảy của dữ liệu, và giá trị của bất kỳ hiện tượng hay thực thể nào đều được ấn định bởi sự đóng góp của nó vào sự tiến hành dữ liệu. [1] Điều này có thể đập vào bạn như là một khái niệm lập dị, hoạt động ngoài trung tâm; bên lề không đáng kể; nhưng trong thực tế nó đã chinh phục hầu hết giới quyền uy khoa học rồi. Dataism đã ra đời từ sự hợp lưu bùng nổ của hai đợt sóng thuỷ triều khoa học. Trong 150 năm kể từ khi Charles Darwin xuất bản Nguồn gốc những Chủng loại, những ngành khoa học sự sống đã đi đến xem những sinh vật như những algorithm sinh hóa. Đồng thời, trong tám chục năm kể từ khi Alan Turing đã hình thành ý tưởng về một Máy Turing, những nhà khoa học computer đã học để thiết kế những algorithm điện tử ngày càng tinh vi. Dataism đặt cả hai vào cùng nhau, chỉ ra rằng đích xác cùng những định luật toán học áp dụng cho cả hai algorithm sinh hóa và algorithm điện tử. Dataism do đó phá đổ những rào cản giữa động vật và máy móc, và hy vọng những algorithm điện tử cuối cùng sẽ đọc hiểu những code bí mật, và vượt qua hơn hẳn những algorithm sinh hóa.

Saturday, June 17, 2017

Harari – Người-Gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (18)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari








10
Biển Mênh mông của Ý thức


Có nhiều xác xuất rằng những tôn giáo mới sẽ không thoát ra từ những hang động của Afghanistan, hoặc từ những madrasas [1] của Trung Đông. Thay vào đó, chúng sẽ nổi lên từ những phòng thí nghiệm khảo cứu. Cũng giống đúng như chủ nghĩa xã hội đã chiếm toàn thế giới bằng hứa hẹn ‘cứu rỗi’ qua sức mạnh của hơi nước và điện khí, do đó trong những chục năm sắp tới, những tôn giáo-kỹ thuật mới có thể chinh phục thế giới bằng sự hứa hẹn cứu rỗi thông qua những algorithm và những gene.

Sunday, June 11, 2017

Harari – Người-Gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (17)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari






Từ Sấm truyền đến Lãnh đạo Cao nhất

Một khi Google, Facebook và những algorithm khác trở thành những sấm truyền biết hết tất cả mọi việc, chúng cũng rất có thể tiến hoá vào thành những nhân tố tác động, và cuối cùng vào thành những lãnh đạo cao nhất. [1] Để hiểu đường ‘bắn đi như đạn’ này, hãy xem xét trường hợp của Waze – một sofware ứng dụng về lưu thông dựa trên GPS mà ngày nay được nhiều tài xế dùng. [2] Waze không chỉ là một bản đồ. Hàng triệu người dùng nó, liên tục cập nhật nó về những chỗ nghẽn đường, những tai nạn xe hơi, và (vị trí) những xe cảnh sát. Do đó, Waze biết để đổi hướng bạn đi để tránh những chỗ giao thông đông đúc, và dẫn bạn đến đích của bạn qua những tuyến đường có thể đi được nhanh nhất. Khi bạn đạt đến một ngã rẽ, và bản năng của bạn nói với bạn rẽ phải, nhưng Waze hướng dẫn bạn rẽ sang trái, những người dùng Waze sớm hay muộn học được rằng họ tốt hơn nên nghe theo Waze thay vì những ‘cảm thấy’ của họ [3].