(The Architecture Of Language)
Noam Chomsky
Về phần vấn đề
khó khăn hơn nhiều của những mức độ biểu tả (ngôn ngữ), cũng có những ý kiến
khác nhau và những ý tưởng đáng chú ý, nhưng đã được hiểu thì đương nhiên là ít
hơn nhiều. Lấy thí dụ, giả định rằng một người tin rằng một diễn đạt của ngôn
ngữ tự nhiên thì ghép kết nối với “ngôn ngữ của suy nghĩ” (LOT) [1] . Một số
thuộc tính của diễn đạt phải ấn định diễn đạt ngôn ngữ thì ghép kết nối với
diễn đạt nào của LOT. Phương diện nào trong cách chúng ta giải thích diễn đạt
là phần của khả năng ngôn ngữ, và phương diện nào thuộc về “ngữ nghĩa của LOT”?
Có những phỏng đoán, nhưng không có gì nhiều hơn.
Hỏi : Nói về sự “tương
đồng” về những giải thích [2]
, có phải khái niệm của một “cơ quan” cho ngôn ngữ là mô tả hay loại suy? Tôi
không có nhiều hiểu biết, nhưng ở đây, tôi nghĩ đến những nhà sinh học di
truyền nói về một “bộ óc di động” như ngược lại với cái nhìn bộ óc như một cơ
quan chỉ huy (trung ương). Là một nhà xã hội học, tôi làm việc để tránh khái
niệm trung tâm (tương đương với quyền lực). Từ quan điểm của ông, nó có ý nghĩa
gì không?
Chomsky : Câu hỏi thực
nghiệm là không biết có một thành phần nào của bộ óc (và có thể là những hệ
thống khác của cơ thể) được đặc biệt dành riêng cho ngôn ngữ hay không. Nếu
vậy, chúng ta có thể hợp lý để gọi hệ thống con/phụ đó như một “cơ quan”, như trong
cách dùng thông thường (dù không chính xác), ngay cả trong tài liệu chuyên môn [3]. Không có gì
rất sâu xa bị đe dọa. Cũng không có lý do gì để đưa vào những hàm ý về quyền
lực, giống như chúng ta sẽ không làm thế, nếu tìm ra rằng một số phần nhất định
trong não điều khiển chuyển động của những ngón tay tôi khi đánh máy chữ. Cấu
trúc của những sinh vật là những gì nó là, và chúng ta cố gắng đi đến hiểu nó đến
mức tốt nhất chúng ta có thể hiểu.
Hỏi : Còn về loại bản
đồ như của Broca thì sao? – vốn nó thực sự không chính xác và điều này có ý
nghĩa gì trong việc xác định “vị trí” của khả nămg ngôn ngữ trong não?
Chomsky : Dù nó có thể là
không chắc chắn và thay đổi, nhưng vùng Broca [4]
thì được xác định đủ rõ để được nghiên cứu hiệu quả trong nhiều năm, và được
giả định tổng quát là một của những phần của não liên quan đến việc dùng ngôn
ngữ. Những kỹ thuật không phải dùng đến giải phẫu, vốn bây giờ trở thành sẵn sàng
có khả năng đem lại hiểu biết tốt hơn về cách thức vốn bộ óc liên quan đến kiến
thức và việc dùng ngôn ngữ (“cơ quan ngôn ngữ” và chức năng của nó). Hiện tại,
những câu hỏi này vẫn còn khó khăn để tìm hiểu hay để trả lời[5]. Chúng ta cũng
nên nhớ rằng theo nghĩa không chính thức vốn từ ngữ “cơ quan” được dùng trong
sinh học, người ta không nhất thiết mong đợi để tìm thấy một “địa điểm”; thuật
ngữ dùng với ý định tập trung chú ý trên những gì hiện ra như những thành phần
của hệ thống phức tạp, với những thuộc tính và chức năng xác định được. Một
thảo luận chuyên môn đề cập đến hệ thống tuần hoàn hay hệ thống miễn dịch như “những
cơ quan” không có nghĩa là có thể cắt chúng bỏ ra ngoài cơ thể, để những gì còn
lại y nguyên.
Hỏi : Đâu là sự khác
biệt giữa LAD, cơ chế tiếp thu ngôn ngữ [6]và
Ngữ pháp phổ quát?
Chomsky : Không có khác
biệt nào cả. Chúng chỉ là hai cách khác nhau để nhìn vào cùng một sự vật việc.
Ngữ pháp phổ quát là tên gọi của lý thuyết về trạng thái ban đầu của khả
năng-ngôn ngữ. LAD là tên gọi khác của trạng thái ban đầu, nhìn nó chỉ từ một điểm
nhìn khác. Vì vậy, không có sự khác biệt.
Hỏi : Bản chất của cơ
chế tiếp thu ngôn ngữ là gì?
Chomsky : Chà, bản chất
của ngôn ngữ là gì thì nó là như vậy. Theo một mô hình, có lẽ được đơn giản hóa
quá mức, nếu chúng ta hiểu những nguyên tắc và giá trị biến đổi của ngôn ngữ,
chúng ta sẽ biết cơ chế tiếp thu ngôn ngữ là gì. Nó là một gì có những nguyên
tắc đó và những nguyên tắc đó phải sửa chữa những giá trị biến đổi đó và khi
chúng được sửa chữa, ông sẽ có một ngôn ngữ. Nói tổng quát, “cơ chế tiếp thu
ngôn ngữ” là bất cứ gì đứng trung gian giữa trạng thái ban đầu của khả năng
ngôn ngữ và trạng thái vốn nó có thể đạt được, vốn là cách khác để nói rằng nó
là một mô tả của trạng thái ban đầu.
Hỏi : Có phải có một mâu
thuẫn trong tuyên bố rằng ngôn ngữ thì được di truyền xác định và nó thì giống
như hệ thống thị giác vốn cần có sự kích thích từ bên ngoài?
Chomsky : Không, không
có gì mâu thuẫn cả. Hãy lấy hệ thống thị giác. Sự việc này không được biết đến
cách đây 40 năm, nhưng giờ đây người ta đã biết rằng hệ thống thị giác của loài
động vật có vú, gồm cả chúng ta, có một dạng rất phức tạp được xác định về mặt
di truyền. Nhưng trừ khi một loại kích thích thích hợp được đem cho nó ở một
thời kỳ đầu nhất định trong giai đoạn sơ sinh (về cơ bản là kích thích theo
khuôn mẫu), thì hệ thống sẽ hư hỏng đi. Nó sẽ không hoạt động. Vì vậy, nó cần sự
kích thích để hoạt động. Hơn nữa, loại kích thích vốn nó nhận được sẽ thay đổi
một chút trong cách thức hoạt động của nó.
Đây là thí
nghiệm cơ bản [7] Mèo có một hệ thống thị
giác đủ gần với chúng ta; vì vậy kết quả có thể ít nhiều giống nhau. Nếu ông
bắt một con mèo, một con mèo con, và ông khâu mắt nó lại (để nó không nhận được
bất kỳ kích thích nào) và ông dán những điện cực vào vỏ não thị giác (vỏ não có
vân)[8],
ông có thể thấy sự thoái hóa của những cấu trúc được xác định về mặt sinh học
sau vài tuần . Nếu ông bắt một con mèo và ông đặt một gì đó giống như nửa quả
bóng bàn lên mắt nó (để nó nhận được ánh sáng khuếch tán nhưng không có khuôn
mẫu); ông nhận được kết quả tương tự. Mặt khác, nếu ông cung cấp cho nó những
kiểu kích thích thay đổi, thì hệ thống sẽ hoạt động. Nếu ông cung cấp cho nó mô
hình kích thích chỉ gồm những đường thẳng đứng, thì nó sẽ có sự phân bố những
tế bào trong vỏ não thị giác khác với nếu ông cung cấp cho nó mô hình kích
thích có những đường ngang. Vì vậy, nó giống như một ngôn ngữ khác, nếu ông muốn
nói thế. Nó sẽ có một trạng thái khác tùy thuộc vào loại mô hình kích thích vốn
nó có. Vì vậy, không còn nghi ngờ gì, trong hệ thống thị giác của loài động vật
có vú (ở đó ông có thể làm thí nghiệm), một số loại kích thích nhất định tại
những điểm cụ thể của đời sống là cần thiết cho hệ thống để hoạt động và có một
số biến thể trong cách thức hoạt động của nó tùy thuộc vào loại kích thích.
Theo những gì
chúng ta biết, ngôn ngữ là như vậy. Vì lý do đạo đức, ông không thể thực hiện
những thí nghiệm tương tự trong trường hợp này; vì vậy chúng ta không biết chắc
chắn rằng nó là thế. Ông không làm thí nghiệm với trẻ sơ sinh theo cách này trừ
khi ông có Joseph Mengele ở bên cạnh. Ông này chắc sẽ rất mừng khi được thực
hiện những thí nghiệm với trẻ sơ sinh để có thể cho chúng ta những trả lời cho
những câu hỏi này. May mắn, ông thì không, mặc dù tôi phải nói rằng nó thì không
xa cho lắm như thế trong lịch sử y học khi việc đó đã được coi là bình thường
(những câu chuyện xấu được vùi giấu trong những trường y khoa). Nhưng thực tế
là ngày nay ông không được làm những loại thí nghiệm đó. Vì vậy, chúng ta không
biết những trả lời chắc chắn, nhưng có lẽ nó giống nhau. Ông cần một số loại
kích thích nhất định để khiến hệ thống hoạt động và những hình thức của những kích
thích đó rõ ràng làm thay đổi một số cách thức nó hoạt động; Lấy thí dụ, tiếng
Hindi so với tiếng Anh. Nó trông giống tựa như vậy.
Có một câu hỏi
rất đáng chú ý là không biết những đứa trẻ lớn lên trong cô lập (vì vậy chúng
chưa bao giờ được nghe một ngôn ngữ nào cả) có phát triển ngôn ngữ hay không.
(có tiếng hỏi chen vào)
Xin lỗi, không
nghe rõ? Chà, những “đứa trẻ sói” không phải là một thí dụ điển hình. Có một số
trường hợp tự nhiên, trong đó trẻ em được nuôi lớn, trong cô lập. Rắc rối là thần
kinh chúng rối loạn quá và có quá nhiều điều sai trái với chúng đến nỗi ông
không biết phải nói gì về phần ngôn ngữ.
Trường hợp được
nghiên cứu kỹ nhất là của một cô gái, được gọi là “Genie”;
có một quyển sách nói về cô [9] . Khi được tìm
thấy, cô đã khoảng mười hai hay mười ba tuổi, đã bị nhốt trong một gác xép áp sát
mái nhà. Cô có một người cha mất trí nào đó đã nhốt cô ở đó, khi cô mới khoảng hai
tuổi, tôi nghĩ vậy. Cô bị trói vào một cái ghế và người cha thỉnh thoảng ném cho
thức ăn; nhờ vậy cô đã không chết. Nhưng dường như cô chưa bao giờ từng được nghe
bất kỳ tiếng người nói nào sau hai tuổi, ngoại trừ có thể có một gì đó vọng vào
từ cửa sổ. Một nhân viên xã hội đã tìm thấy, cứu thoát và đem cô ra ngoài. Cô
được đưa vào một nhà thương, và người ta đã cố gắng giúp đỡ cô.
Cũng có một
nghiên cứu được làm về những gì cô có thể làm và có một số kết quả đáng chú ý
xem xét. Nhưng vấn đề là ông thực sự không hiểu ý nghĩa của chúng, vì cô này đã
bị rối loạn tâm thần, không có gì ngạc nhiên. Có quá nhiều rối loạn tâm thần
đến mức ông không biết phần nào đã là sự khiếm khuyết ngôn ngữ. Cô không bao
giờ có thể đạt được bất cứ một gì như ngữ pháp. Cô có thể có loại như truyền thông
giao tiếp, cô học những từ, nhưng cô chưa bao giờ học bất cứ gì như cấu trúc
ngữ pháp. Nhưng ông thực sự không biết sự việc này có nghĩa là gì vì có quá
nhiều rối loạn tâm thần. Nó giống như lấy một máy computer rồi lấy một cái
búa đập nó cho vỡ ra, rồi cố gắng tìm hiểu xem một máy computer hoạt động như
thế nào. Đó không phải là cách làm thí nghiệm.
Mặt khác, có một
trường hợp của một thí nghiệm tự nhiên vốn chiếu thêm vài ánh sáng trên câu hỏi
này. Nó liên quan đến ba đứa trẻ bị điếc, chúng là những anh em họ hay thân
thuộc gì đó; vì vậy chúng đã chơi với nhau rất nhiều. Cha mẹ của chúng đã bị
một ý tưởng đáng tiếc (trước đây là thông thường, giờ không còn nhiều nữa) nhồi
sọ rằng ngôn ngữ ký hiệu thì không tốt cho trẻ bị điếc, rằng chúng phải học cách
đọc (lời nói) qua những chuyển động môi của người nói. Cha mẹ của chúng đã được
truyền bá tin tưởng này đến mức họ được bảo ngay cả không được ra dấu hiệu cử
chỉ với bọn trẻ. Vì vậy, đừng làm hiệu bằng tay vì việc đó sẽ khiến chúng học
ngôn ngữ ký hiệu. Và rõ ràng những cha mẹ chúng tuân giữ việc này hết sức khắt
khe. Vì vậy, bọn trẻ không nghe thấy gì vì chúng đã sẵn điếc và chúng đã không
nhìn thấy gì nhiều trong cách thức của ngôn ngữ bằng cử chỉ hay ngôn ngữ bằng ký
hiệu.
Tuy nhiên, người
ta thấy rằng ba đứa trẻ đã phát minh ra ngôn ngữ ký hiệu riêng của chúng. Cha
mẹ chúng đã không biết gì về việc đó, vì những đứa trẻ chỉ dùng với nhau. Khi biết
được việc này, một số nhà tâm lý học rất giỏi – Lila Gleitman và những sinh
viên của bà – bắt đầu xem xét nó một cách kỹ lưỡng [10]. Hóa ra
hệ thống vốn ba đứa trẻ đã phát minh ra là một hệ thống rất đáng chú ý xem xét
. Nó rất giống ngôn ngữ của con người bình thường; đó là một loại ngôn ngữ khiến-cách-tuyệt
đối [11] và chúng có mức độ phát
triển và sự phức tạp của trẻ em trong môi trường bình thường. Vì vậy, có vẻ như
chúng phát triển một ngôn ngữ bình thường của con người qua phương thức riêng
của chúng, dĩ nhiên. Tất nhiên, thí nghiệm đã kết thúc vào thời điểm đó vì ngay
khi được tìm thấy, chúng đã được dạy ngôn ngữ ký hiệu. Đó là một trường hợp hồ
sơ ghi nhận vốn có vẻ cho thấy rằng không cần nhiều sự kích thích để thúc đẩy
sự phát triển tinh thần của ngôn ngữ tự nhiên. Nhiều câu hỏi thú vị nảy sinh có
thể được giải quyết bằng thí nghiệm trực tiếp, nhưng tất nhiên những câu hỏi
này bị loại trừ vì lý do đạo đức, vì vậy phải thực hiện nhiều phương pháp
nghiên cứu giải quyết gián tiếp hơn.
Hỏi : Cơ chế tiếp thu
ngôn ngữ là một hay nhiều khuôn khổ hệ thống? Nó có thể lại được dùng lần nữa
trong những ngôn ngữ thứ hai và nước ngoài? Thế còn về việc tiếp thu ngôn ngữ
trong đời sống về sau này?
Chomsky : Việc này
trở lại với câu hỏi đã hỏi trước đây. Có lẽ đúng khi nói rằng ở India hay bất
cứ nơi nào trên thế giới, ngoại trừ một số vùng ở Tây Âu, nước Mỹ, Japan và một
số nơi khác, người ta thường biết nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong hầu
hết lịch sử loài người và ở hầu hết những nơi trên thế giới ngày nay, trẻ em
lớn lên nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Lấy thí dụ: nếu ông lớn lên ở Tây Phi, mẹ
ông có thể nói một ngôn ngữ và bố ông nói một ngôn ngữ khác và họ có thể nói
chuyện với nhau bằng ngôn ngữ thứ ba và dì của ông nói ngôn ngữ thứ tư, v.v.
vốn không có bất kỳ giới hạn nào được biết. Đó chỉ là một trạng thái tự nhiên
của con người. Trong thực tế, trong một địa vực như nước Mỹ, nơi dân
cư bản địa hầu hết đã bị triệt loại, và có những người định cư ban đầu hầu hết đều
đến từ một nơi (châu Âu), ông có một cảm
giác giả tạo của sự đồng nhất nhưng đó chỉ là vì những lý do lịch sử.
Tuy nhiên, ngay
cả trong nước Mỹ, ý kiến cho rằng người ta nói một ngôn ngữ thì chắc chắn là
không đúng. Mọi người lớn lên nghe nhiều ngôn ngữ khác nhau. Đôi khi gọi chúng
là “phương ngữ” hay những “biến thể về phong cách” [12]
hay bất cứ gì, nhưng chúng thực sự là những ngôn ngữ khác nhau. Chỉ là chúng quá
gần với nhau nên chúng ta không buồn gọi chúng là những ngôn ngữ khác biệt. Vì
vậy, mọi người đều lớn lên trong một môi trường nhiều ngôn ngữ. Đôi khi môi
trường nhiều ngôn ngữ gồm những hệ thống không giống nhau đến mức ông gọi chúng
là những ngôn ngữ khác nhau. Nhưng đó chỉ là một vấn đề về mức độ; nó không
phải là một câu hỏi có hay không. Vì vậy, chúng ta biết rằng bất kể khả năng
ngôn ngữ là gì, nó có thể đảm nhận nhiều trạng thái song song khác nhau và
chúng ta không biết có bao nhiêu trạng thái khác nhau. Trẻ em dường như có khả
năng để tiếp thu một số khá nhiều ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau vốn không cần cố
gắng và ngay cả không cần nhận thức. Đôi khi chúng ngay cả không biết, cho đến
khi chúng bốn hay năm tuổi, rằng chúng đang nói những ngôn ngữ khác nhau. Đó
dường như chỉ là một phần bình thường của sự tăng trưởng.
Dù sao đi nữa,
đó là một câu hỏi nhiều phức tạp hơn. Câu hỏi đơn giản hơn là nó hoạt động thế
nào trong một hoàn cảnh đồng nhất. Chỉ khi đó (nếu) hiểu được ít nhiều, người
ta mới có thể hy vọng để điều tra chu đáo và thận trọng câu hỏi khó hơn: nó
hoạt động như thế nào trong một hoàn cảnh không đồng nhất. Câu hỏi đơn giản hơn
thì đã là đủ khó.
Thế còn về việc
tiếp thu ngôn ngữ sau này trong đời sống, như bây giờ nếu tôi muốn học, thí dụ,
tiếng Hindi? Đó là một câu chuyện khác. Lý do là dường như có một giai đoạn
quan trọng cho sự tiếp thu ngôn ngữ, như trong trường hợp của hầu hết những
chức năng sinh học khác, có lẽ là nhiều những giai đoạn như vậy. Lấy thí dụ, hệ
thống thị giác. Ông không làm thí nghiệm với con người, nhưng người ta làm thí
nghiệm với loài mèo hay loài khỉ. Vì vậy, nếu ông ngăn không cho một con khỉ
được kích thích thị giác theo khuôn mẫu trong hơn một vài tuần sau khi sinh, hệ
thống thị giác sẽ bị suy giảm. Nó phải có sự kích thích theo khuôn mẫu tại thời
điểm đó, nếu không nó sẽ không hoạt động. Trong trường hợp của con người, ông
phải có đủ kích thích để nhìn được hai mắt sau khoảng bốn tháng, nếu không thì
ông sẽ không bao giờ có được. Mọi đặc tính sinh học được biết đến đều có một
khoảng thời gian vốn nó phải được kích thích hoạt động; sau khoảng thời gian
đó, khả năng kích động nó giảm đi rất nhiều, hay ngay cả có thể biến mất.
Ngôn ngữ có lẽ
cũng vậy. Sẽ dễ biết hơn trong trường hợp của hệ thống thị giác và lý do là
chúng ta cho phép mình hành hạ những con mèo và con khỉ. Vì vậy, người ta làm
thí nghiệm với mèo và khỉ và nếu ông đem chúng làm thí nghiệm, ông có thể nhận
được nhiều trả lời rất nhanh. những bác sĩ đã từng làm, nhưng ngày nay, ít nhất
là trên lý thuyết, chúng ta không hành hạ con người. Rất may, ông không thực
hiện những thí nghiệm thích hợp với con người. Việc đó làm cho có được những
trả lời thành khó khăn hơn. Chúng ta phải tìm ra những cách gián tiếp để có
được chúng. Nhưng có đủ bằng chứng gián tiếp để nêu lên rằng có một điểm giới
hạn với khả năng tiếp thu ngôn ngữ, vào khoảng sáu hay bảy hay tám tuổi (khoảng
đó) và có thể có một điểm giới hạn khác quanh tuổi dậy thì. Hai thay đổi đó,
bất kể chúng là gì, giới hạn đáng kể khả năng tiếp thu một ngôn ngữ thứ hai.
Khi ông đã vượt qua một giai đoạn nhất định, ông có thể tiếp thu nó nhưng
thường là một dạng phát triển trên ngôn ngữ vốn ông đã có rồi. Đôi khi sự khác
biệt đó là khá tinh tế. Ông phải thực hiện những thí nghiệm tinh tế để cho thấy
nó nhưng nó có vẻ đúng. Đây là những câu hỏi đáng chú ý xem xét và quan trọng
nhưng là những câu hỏi khó, và cũng có rất nhiều biến thể cá nhân trong tiến
trình tiếp thu ngôn ngữ muộn về sau, vốn chúng ta chưa hiểu rõ nó.
Hỏi : Con cái của
những cặp vợ chồng dị chủng có thể nói được hai thứ tiếng hay ba thứ tiếng không?
Chomsky : Không có gì
khác biệt ở đây cả. Những khả năng này hoàn toàn tách biệt với sự kiện của
những hôn nhân dị chủng. Những sự việc này là tất cả hoàn toàn độc lập. Nó
giống như hỏi – liệu những đứa con của những hôn nhân dị chủng có thể có những
cánh tay dài hay không? Hay chúng có một thích thú với triết học Greek hay
không?
3. Lý thuyết ngôn ngữ
Hỏi : Ông có thể khai
triển giải thích về thuyết tia vũ trụ đã thảo luận trong buổi nói chuyện không?
[13]
Những nguyên tắc của ngôn ngữ đã gài đặt vào thể chất di truyền (trong gen và
nhiễm sắc thể, như DNA và RNA) của loài vượn sống lang thang như thế nào? [14]
Chomsky : Khi nói “thuyết
về tia vũ trụ”, tôi nghĩ ông nhắc dẫn về một câu chuyện tưởng tượng nào đó về
sự tiến hóa của loài người, đã đưa ra để giúp làm sáng tỏ một số câu hỏi, nhưng
không nên coi câu chuyện như một giải thích về thực tại. Khái niệm này là hư
cấu, sản phẩm của tưởng tượng hơn là một lý thuyết được khoa học (giống như hầu
hết những câu chuyện khác đã đưa ra). Cụ thể, giả thuyết cho rằng một thời đã
lâu trước đây, đã có những loài linh trưởng , chúng có hệ thống phối hợp giác
quan-vận động và khái niệm-chủ định, giống như của chúng ta rất nhiều, nhưng
không có khả năng ngôn ngữ, và một biến cố tự nhiên nào đó đã xảy ra, gây ra một
đột biến có két quả là đã cài đặt một khả năng ngôn ngữ. Giả định, một trận mưa
tia vũ trụ; hay một gì đó, mất nhiều thời gian hơn, chẳng hạn như những tiến
trình khiến một xương hàm của loài bò sát di chuyển đến tai trong, nơi nó được “cấu
trúc” tuyệt diệu cho việc dùng ngôn ngữ – hình như, một gì đó đã diễn ra trong
khoảng 160 triệu năm, như một hệ quả cơ học của sự phát triển của sọ não ở loài
động vật có vú sơ khai, công trình nghiên cứu gần đây nêu lên như vậy. Câu
chuyện tưởng tượng là một cách để tạo động lực thoải mái thân thiện cho những
câu hỏi đã nêu lên trong Chương trình Tối
giản.
Những nguyên tắc
cơ bản đã vào trong code di truyền hay bản thiết kế di truyền như thế nào?
Những câu hỏi như vậy vượt quá sự hiểu biết hiện tại rất nhiều, không chỉ với
ngôn ngữ, nhưng ngay cả với những hệ thống sinh học nhiều đơn giản hơn.
Hỏi : Đem dùng vô
hạn những phương tiện hữu hạn; không phải là nó đưa đến một bất nhất? Chẳng
phải mô hình về một tiềm năng vô hạn trong một cơ quan hữu hạn là không nhất
quán hay sao?
Chomsky : Đó đã là vấn
đề cho đến khoảng một thế kỷ trước. Nó đã trông giống như một mâu thuẫn. Một
trong những khám phá quan trọng của toán học thời nay là nó không phải là một
bất nhất. Có một ý nghĩa hoàn toàn thuận hợp trước sau với khái niệm dùng vô
hạn những phương tiện hữu hạn. Đó là những gì đã trở thành lý thuyết về cômputơ,
lý thuyết hàm đệ quy, [15] v.v. Đó
là một khám phá lớn của toán học thời nay, đã làm sáng tỏ những ý tưởng truyền
thống. Đã từng có những ý tưởng trực giác loại như thế này xuất hiện, nhưng
chúng thực sự được làm sáng tỏ mới gần đây – không thực sự cho đến tận gần giữa
thế kỷ này. Vì vậy, đúng, nó nhìn giống như không thuận hợp trước sau, nhưng
đơn giản nó là không phải vậy. Có một giải thích rất đơn giản rằng nó nhìn thì không
thuận hợp trước sau. Tôi không thể đi sâu hơn nữa ở đây.
Hỏi : thí dụ của một
nguyên tắc trong phương pháp giải quyết những nguyên tắc và những giá trị biến
đổi là gì?
Chomsky : Nguyên tắc vốn
tôi đã nhắc đến trong buổi nói chuyện rằng những đặc điểm khó hiểu, không thể
giải thích được, phải được loại bỏ thì chúng ta mới có thể hiểu được ý nghĩa
(nếu không thì biểu thức sẽ không thể đọc hiểu được). Cách duy nhất để loại bỏ những
đặc điểm này là xóa chúng đi trong một phạm vi địa phương rất hạn hẹp – Đây
dường như là một nguyên tắc phổ quát , nó có những hệ quả khắp nơi. Thí dụ,
nguyên tắc này có những hệ quả cho câu hỏi chuyên môn chúng ta vừa thảo luận.[16] Nó áp
dụng cho những cấu trúc và ngôn ngữ khác nhau, có vẻ thế, Nếu thế, nó là một
nguyên tắc. Những nguyên tắc khác vốn giới hạn những tiến trình hoặc tương tác
ngôn ngữ nhất định, xảy ra trong một phạm vi gần hoặc xác định, thay vì cách xa
trong một câu, cũng là những nguyên tắc quan trọng.
Những nguyên tắc
được đưa ra cũng gồm những nguyên tắc của thuyết thanh-X, lý thuyết ràng buộc,
điều kiện lệnh-c trên chuỗi [17],
lý thuyết về “đường đi không rõ ràng” của Kayne và sự phát triển của nó đối với
“lý thuyết vỏ” của Larsonian, “sự tối giản tương đối hóa” của Rizzi, v.v. . Văn
học đầy rẫy chúng, và chúng liên tục thay đổi; chính xác (phù hợp với những
nghiên cứu và khám phá đang diễn ra trong lĩnh vực ngôn ngữ học).[18]
Việc nghiên cứu
ngôn ngữ là một nghiên cứu cổ xưa, có từ thời cổ điển India và Greece. Nhưng
những câu hỏi thuộc loại hiện đang được thăm dò đã không được nghĩ đến, và đã không
thể nêu lên được cho đến rất gần đây. Ngôn ngữ thì cực kỳ phức tạp, vì vậy
chúng ta không thể mong đợi tìm ra những nguyên tắc vững chắc, phổ quát trong
lĩnh vực này. Hơn nữa, những thí nghiệm rõ ràng có thể đưa ra những trả lời
nhanh chóng đều không được phép vì lý do đạo đức, khiến cần thiết phải tiến
hành nhiều phương pháp gián tiếp hơn những phương pháp đã dùng trong nghiên cứu
những molecule phức tạp hay hệ thống thị giác của loài mèo.
Hỏi : Có phải ông đang
nói ngôn ngữ là “nằm nửa chừng” trong “sự hoàn thiện” của nó giữa hệ thống tự
nhiên và hệ thống chính thức? Đây có phải là kết quả cuối cùng “gần đây” của nó,
hay sự phức tạp của những chức năng nó thực hiện?
Chomsky : Những tham
chiếu đến “sự hoàn hảo” của ngôn ngữ liên hệ với một số câu hỏi chỉ mới gần đây
đưa vào chương trình khảo cứu và vẫn còn hiểu chưa rõ, nhưng tôi nghĩ nó có ý
nghĩa thực nghiệm và có thể quan trọng. Những câu hỏi nêu lên trên cơ sở của sở
một số giả định thực nghiệm (khá tiêu chuẩn) nhất định, rằng về cơ bản, có một
khả năng-ngôn ngữ rành riêng vốn “giao tiếp” với những hệ thống (“bên ngoài”) khác,
vốn dùng thông tin do khả năng-ngôn ngữ đem cho, để thực hiện những hành động
khác nhau. Những hệ thống bên ngoài này có thể chỉ lấy và dùng thông tin đã trình
bày trong những dạng nhất định; để có thể dùng được, ngôn ngữ phải đem cho thông
tin trong dạng thích hợp. Khi đó, những hệ thống bên ngoài áp đặt “những điều
kiện đọc hiểu rõ ràng” (“những điều kiện output tối thiểu”, những BOC [19]) trên khả năng
ngôn ngữ, và chúng ta có thể hỏi nó được cấu trúc tốt tốt đến mức nào để đáp
ứng những điều kiện này: những thuộc tính của khả năng ngôn ngữ “là những giải
pháp tốt nhất” ở mức độ nào cho một mình những BOC, mà không cần đưa vào những
phức tạp không cần thiết hay những tính năng những điều kiện này không đòi hỏi
khi lấy và dùng? Mặc dù những câu hỏi này ban đầu còn mơ hồ không chính xác,
nhưng có thể làm cho chính xác hơn trong nhiều cách khác nhau như đã thảo luận
trong tài liệu gần đây, vốn chúng cũng điều tra những hệ quả thực nghiệm của
việc áp dụng những dạng khác của của luận điểm tổng quát rằng ngôn ngữ đang
tiến tới "sự hoàn hảo" theo ý hướng này.
Những hệ thống có
cấu trúc và nhân tạo là một vấn đề hoàn toàn khác. Chúng là những tạo tác được
cấu trúc cho một mục đích này hay mục đích khác, và tốt hay xấu là tùy thuộc
vào mức độ chúng thực hiện những mục đích này. Không có sự so sánh có ý nghĩa
nào với một hệ thống sinh học như ngôn ngữ. Cũng không có vấn đề về “sự gần/mới
đây”. những câu hỏi về thiết kế và chức năng của nó sẽ giống nhau bất kể nó
phát triển thành hình thức hiện tại khi nào.
Chúng là những tạo
tác được cấu trúc cho một mục đích này hay mục đích khác, và tốt hay xấu là tùy
theo mức độ chúng phục vụ những mục đích này. Tôi thấy không có cơ sở đáng chú
ý xem xét nào để so sánh với một hệ thống sinh học. Cũng không có vấn đề về “sự
gần/mới đây”. Những câu hỏi xuất hiện tương tự nhau bất kể khả năng ngôn ngữ đã
phát triển như thế nào đến trạng thái hiện tại của nó.
Hỏi : Chương trình Tối giản đã đưa ra nhiều cách diễn đạt khác nhau
như “hội tụ”, “sụp đổ”, “hợp nhất”, “trì hoãn”, “tham lam”; không phải đây là
những biểu hiện ẩn dụ mượn từ tư tưởng chính trị của ông ?
Chomsky : Nếu vậy thì
tôi không biết. “Hội tụ” và “sụp đổ” đến từ toán học và lý thuyết cômputơ, “hợp
nhất” là cách đơn giản nhất tôi có thể nghĩ về việc nói rằng hai gì đó hợp với nhau
để làm nên một gì đó lớn hơn, “trì hoãn” là một kiểu nửa đùa nửa thật để giữ cho
những sự việc tượng hình và dễ hiểu. Tương tự với “tham lam”. Tôi không nghĩ việc
chọn lựa từ ngữ ở đây có bất cứ ý nghĩa nào cả.[20]
Hỏi : Thứ tự từ trái
sang phải của những thành phần cú pháp đã được coi là một vai trò trung tâm và
tích hợp hơn trong Chương trình tối giản so với trước đây. Có phải nó là kế
thừa trung tâm với kiến trúc của khả năng-ngôn ngữ hay có phải nó thì giống hơn
- như một ràng buộc về mặt giao tiếp do những cân nhắc về trình tự phối hợp
giác quan-vận động và khái niệm-chủ ý (sắp xếp những thành phần cú pháp (từ,
cụm từ) trong một câu) đã áp đặt?
Chomsky : Đây là một đề
tài đáng chú ý để nghiên cứu. Cảm giác riêng của tôi là không có một thứ tự từ
trái sang phải. Nếu ông nhìn vào cấu trúc của hệ thống phát sinh (hệ thống lấy
những đơn vị ngữ nghĩa và đặt chúng vào cùng với nhau thành những từ lớn hơn,
thực hiện những tiến trình hoạt động trên chúng và cuối cùng đưa ra những diễn
đạt ngữ nghĩa), nếu ông xem xét những tiến trình hoạt động này suốt đến tận mặt
giao tiếp của những hệ thống ý niệm-có chủ đích, nó dường như không có thứ tự
từ trái sang phải. Trong thực tế, có thể nó không có thứ tự nào cả; nó chỉ có
quan hệ thứ bậc.
Về mặt kia,
âm thanh có một thứ tự từ trái sang phải. Giả định của tôi là hệ thống phối hợp
giác quan-vận động đã áp đặt việc đó. Hệ thống phối hợp giác quan-vận động của
chúng ta có những giới hạn; chúng buộc phải tạo những sự việc từ trái sang
phải, theo thời gian. Như thế, ở một chỗ nào đó dọc tiến trình, hệ thống không-thứ
tự này, vốn chỉ có thứ bậc (và không có thứ tự) có một thứ tự áp đặt trên nó để
đáp ứng những điều kiện của mặt giao tiếp phối hợp giác quan-vận động.
Lưu ý rằng chúng
hoàn toàn không cần thiết. Trong thực tế, có những sinh vật khác không có thuộc
tính đó. Lấy dẫn chứng, loài cá heo có bộ óc khổng lồ tương đối so với kích
thước, không khác gì với con người. Cá heo có một hệ thống liên lạc phức tạp.
Nó phát ra từ mũi của chúng (cá heo tạo ra đủ loại tiếng ồn vui nhộn); một phần
là loại sóng siêu âm [21]
(chúng phải biết chúng đang ở đâu, nếu chúng bơi va vào một gì đó), nhưng một
phần rõ ràng là sự giao tiếp. Một số loài phụ của cá heo dường như có thể làm việc
đó đồng thời, qua cả hai bên mũi của chúng. Sự việc đó có nghĩa là chúng có một
hình thức truyền thông giao tiếp phong phú hơn chúng ta; chúng có thể tạo ra những
âm thanh song song – sản xuất hai chiều. Sự việc đó chắc chắn là có thể làm
được; khi đó những âm thanh này không có thứ tự từ trái sang phải. Chúng có những
gì đi ra song song, có thể từ trái sang phải trong mỗi (bên mũi) nhưng
không phải tất cả đều từ trái sang phải. Chúng ta không có sự việc đó; chúng ta
có chỉ một kênh duy nhất.
Nhân đây, nói về
những giới hạn, nếu ông nhìn vào ngôn ngữ ký hiệu, nó không có một kênh duy
nhất. Nó nhiều kênh (như cử chỉ, ra dấu tay và nét mặt) để giao tiếp, nhưng
ngôn ngữ nói bị giới hạn ở một kênh duy nhất (âm thanh) [22].
Đó là giới hạn của bộ máy phối hợp giác quan-vận động vận động của chúng ta và
nó buộc ngôn ngữ nói phải có một trật tự cụ thể (từ trái sang phải trong hầu
hết những trường hợp). Giả định nếu chúng ta có thể giao tiếp không cần âm
thanh (như thần giao cách cảm), thì có thể không cần có bất kỳ trật tự nào cả trong
ngôn ngữ.
(tiếng
nói/hỏi nhưng nghe không rõ, từ người xem-nghe )
Ừ chắc chắn rồi;
sự việc đó thì hoàn toàn đúng, nhưng đó là một câu hỏi khác. Nhớ lại rằng việc phát
sinh một diễn đạt là một tiến trình hoạt động trừu tượng; nó không giống như
việc tạo ra một diễn đạt – đó là một sự việc hoàn toàn khác [23]
. Tất nhiên, khi ông tạo ra một diễn đạt, đó là theo thời gian vì ông bắt đầu
tại một thời điểm nhất định và sau đó ông nói tiếp theo và ông lại nói thêm tiếp
theo. Ông có thể thực hiện tất cả những loại thay đổi dọc tiến trình, nhưng đó
không phải là cùng một vấn đề. Khi ông thực hiện những thay đổi, ông chỉ lại tạo
thêm một gì đó mới; nhưng phát sinh và tạo ra là những hoạt động hoàn toàn khác
nhau. Chúng rõ ràng có liên quan ở chỗ những hệ thống thực hiện phải lấy và
dùng được hệ thống tri thức; vì vậy tất nhiên chúng có liên quan nhưng chúng là
những hoạt động khác nhau. Nói rằng sự phát sinh không theo trật tự thì độc lập
với sự kiện rằng sự tạo ra (sản xuất) có một trật tự vì chúng ta làm những sự việc
theo thời gian. Điều đó không thảo luận ở đây.
Câu hỏi đặt ra
là: có thứ tự nào trong sự diễn đạt trừu tượng vốn đem cho thông tin không? Tôi
nghĩ rằng trả lời là “không” ngoại trừ ở điểm gần mặt giao tiếp phối hợp giác
quan-vận động. Nhưng đây là những câu hỏi để khảo cứu; ông không thể nói theo giáo
điều về chúng [24]
Hỏi : Những cấu hình cốt
lõi (sắp xếp hoặc cấu trúc cụ thể trong khuôn khổ ngôn ngữ, thường dùng để mô
tả cách tổ chức những yếu tố cú pháp trong câu hoặc cụm từ) đã áp dụng trong
Chương trình tối giản, chẳng hạn như quan hệ spec-head – quan
hệ cú pháp giữa một vị trí cụ thể cho một từ trong câu (spec) và từ trung tâm
trong một cụm từ xác định loại của nó (head) [25]
– hay những quan hệ cục bộ, không thể giải thích những biến tố về hình thái học
[26]
, như thấy, trong những ngôn ngữ Tạng-Miến, như ngôn ngữ của người Mizo, trong
câu có thể nói trong tiếng Anh như “John wants to see you /John muốn gặp
ông”, động từ chính “muốn” không chỉ phù hợp với chủ từ “John” nhưng còn với
túc từ “ông” của mệnh đề nằm chìm trong “để gặp ông”. Trong trường hợp này,
chúng ta không thể thiết lập quan hệ spec-head giữa lập luận của mệnh đề chính
và túc từ của mệnh đề chúng nằm trong. Ông sẽ giải thích thế nào về những sự
kiện này trong Ngữ pháp phổ quát?
Chomsky : Giả định ai đó
nói rằng một phương pháp cụ thể giải quyết ngôn ngữ không thể giải thích được sự
kiện là trong tiếng Anh, động từ theo hợp với một cụm danh từ nằm chìm trong
câu, nhưng không với chủ từ của nó, trong những diễn đạt như “there are believed to have
been several people in the room/ người ta tin rằng có nhiều người trong
phòng” [27]. Chúng ta không
thể biết phát biểu đó thì đúng hay sai. Trước hết, chúng ta phải nghiên cứu
tiếng Anh cẩn thận kỹ lưỡng, và cũng để xác định phương pháp giải quyết trong câu
hỏi sẽ được sửa chữa cho hay hơn như thế nào khi hiểu biết tiến triển. Không ai
biết liệu Chương trình tối giản có đem cho một cách giải thích cho một thí dụ đã
ngẫu nhiên lấy từ một ngôn ngữ, tiếng Anh hay tiếng Mizo, hay không.
Đây không phải
là một gì đó đặc biệt về ngôn ngữ. Ngay cả trong những ngành khoa học chính xác,
người ta vẫn hiểu rất ít, trừ những hệ thống khá đơn giản, và người ta chỉ có
thể phỏng đoán xem những lý thuyết được đưa ra có thể thích hợp với những hiện
tượng cụ thể như thế nào, hay ngay cả liệu chúng có thuận hợp hay không. Những
định luật vật lý có thể giải thích sự kiện là bây giờ trời đang mưa hay không?
Theo nghiên cứu gần đây, câu hỏi không thể được đặt ra một cách hợp lý ở dạng
đó và khi nó được hỏi đúng cách, dường như sẽ có một số trả lời khá ngạc nhiên.
Vào đầu thế kỷ này, không ai có thể nói một cách chắc chắn rằng không biết vật
lý thời nay, cho đến giờ là ngành khoa học tiến bộ nhất, có thể giải thích được
cho những vấn đề cơ bản như lực liên kết những atom với nhau trong molecule hay
không (nó không thể). Ngày nay, không ai nói với tự tin rằng không biết vật lý
ngày nay có thể giải thích cho khoảng 90% của vật chất trong vũ trụ vốn những
nhà khoa học tin rằng hiện hữu hay không. Khi chúng ta chuyển sang những giai
đoạn đầu của khoa học vật chất chính xác, kết luận ngay cả còn nổi bật ngạc
nhiên hơn.
Khoa học không
phải là công việc thực hiện những kỳ diệu: đúng hơn là nâng cao sự hiểu biết,
không phải là một công việc dễ dàng, ngay cả với những gì nhìn bề ngoài (thường
là sai lầm) là những câu hỏi đơn giản nhất.
Hỏi : Thuyết thanh-X
có thể giải quyết những câu đơn giản gồm câu nghi vấn và câu thụ động. Hãy cho
biết những câu phức tạp như (i) “If he comes then we will go to the cinema / nếu
ông ấy đến thì chúng ta sẽ đi xem phim”, (ii) “Though he is poor, he is honest / Mặc
dù ông ấy nghèo nhưng ông ấy thật thà” sẽ diễn đạt như thế nào?
Chomsky : Thật dễ dàng
để đưa ra những trình bày cấu trúc cụm từ cho những diễn đạt, mặc dù không biết
chúng có nên trong những điều kiện của thuyết thanh-X hay không lại là một câu
hỏi khác; cá nhân tôi hoài nghi, vì những lý do được thảo luận trong những
nghiên cứu về Chương trình tối giản gần đây [28]
. Câu hỏi đặt ra
là cái nào đúng, và sự việc đó không dễ trả lời cho những diễn đạt đơn giản hơn
những diễn đạt phức tạp. Hãy nói “ông đã thấy ông ấy”, đơn giản nhất có thể lấy
làm thí dụ. Kể từ cuối những năm 80, người ta đã giả định khá rộng rãi rằng cấu
trúc cụm từ thì hoàn toàn khác so với những gì đã được giả định trước đó, có lẽ
tương tự như [29]:
[IP [DP
ông [I’ INFL [VP ông [V’ thấy [DP
ông ấy]]]]]]
Ở đây, cặp được
chỉ ra một cách không chính thức là <ông , ông > là một “chuỗi” được xây
dựng bởi những hoạt động (có lẽ khá phức tạp), giúp nâng mức xuất hiện thấp hơn
của “ông “ lên vị trí cao hơn, nơi nó được nghe. Những câu hỏi tương tự nêu lên
về những câu ông nhắc đến, vốn chúng không đưa lên những khó khăn đặc biệt nào cho
sự trình bày cấu trúc cụm từ Có tài liệu đáng chú ý xem xét về những cấu trúc
này, lấy thí dụ, một luận án tiến sĩ của Sabine Iatridou ở MIT, vài năm trước.
Hỏi : Giá trị ‘trị liệu’[30] của
Chương trình Tối giản là gì?
Chomsky : Đó đã là một lối nói cho vui thôi. Những gì tôi muốn nói trong
Chương 4 của quyển sách
(Chomsky 1995b) là ngay cả khi Chương trình Tối giản không thành công thì nó
vẫn có giá trị về “trị liệu”.
Giá trị là nó khiến quí vị xem xét lại những sự việc quí vị cho là hiển nhiên.
Nếu quí vị đang dùng thuyết thanh-X, cấu trúc-s, chỉ số hay chi phối phù hợp, chương trình này sẽ buộc quí vị phải đặt
câu hỏi liệu những giả định này có thực sự hợp lệ hay quí vị chỉ dùng chúng để
che đậy sự thiếu hiểu biết. Đó là ‘trị
liệu’ vì nó buộc quí vị phải suy nghĩ
về những sự việc dễ bị bỏ qua.
Với
những người trong lĩnh vực ngữ học, khi
quí vị xem xét nghiên cứu chi tiết, chẳng hạn như nỗ lực giải thích bộ lọc dấu
vết “that/cái
đó” [31], quí vị
thường thấy rằng những giải thích được đưa ra cũng phức tạp như những vấn đề mà
chúng hướng tới giải quyết. Chúng không phải là những giải thích thực sự; họ
chỉ đang trình bày lại vấn đề theo những thuật ngữ khác nhau, [32] điều này có thể có ích cho công
việc tiếp theo. Giá trị của phương pháp này là nó giúp quí vị biết khi nào quí
vị có một giải thích thực sự và khi nào quí vị đang tự lừa dối vào việc suy nghĩ như vậy. Có rất nhiều trường hợp giống thế này. Thí dụ, nhiều cách dùng
những khái niệm như chính phủ phù hợp và những chỉ số hóa ra là những giải
thích giả nhằm trình bày lại những hiện tượng bằng thuật ngữ kỹ thuật mà không
thực sự giải thích chúng.
[Đây là một thí dụ khác.] Trực giác dẫn đường của chương trình là những
hoạt động có thể diễn ra ở bất cứ đâu. Nếu điều đó đúng thì tại sao một số hoạt
động, như chuyển dịch NP, lại xảy ra trước khi phân tách và một số hoạt động
khác diễn ra sau đó? Điều này khá chuyên môn.
Với chuyển dịch NP, dường như có một sự khác biệt quan trọng. Đây là một khám
phá mới, có lẽ đúng. Nghiên cứu gần đây nêu lên rằng những cụm danh từ trong một câu đều nằm trong cụm động từ, hay
tổng quát hơn là nằm trong vị ngữ.
Hãy giả định điều đó. [33]
Một
khám phá gần đây là trong một cụm động từ diễn tả hành động (như một ngoại động từ hay bất cứ gì với một nguyên nhân hay tính chất tác
động), một gì đó phải xuất hiện bên ngoài cụm động từ. Một gì đó phải được làm
nổi bật, chẳng hạn như một chủ ngữ di chuyển đến vị trí xác định thì của động từ, hay một bổ
ngữ di chuyển đến vị trí nâng cao-bổ ngữ trong những ngôn ngữ cho phép dịch chuyển bổ ngữ. Điều này có nghĩa là trong ngôn
ngữ VSO, chủ ngữ thực sự di chuyển đến vị trí xác định thì và nó xuất hiện VSO
vì động từ còn di chuyển ngay cả cao
hơn. Vì vậy, không thực sự có ngôn ngữ VSO; chỉ có ngôn ngữ SVO hay ngôn ngữ
SOV. [34]
Điều
đó cũng có nghĩa là trong cấu trúc ngoại động từ trong một ngôn ngữ như tiếng
Iceland, nơi dường như tất cả những thành phần chính (như chủ ngữ và bổ ngữ)
đều nằm trong cụm động từ, ít nhất một thành phần đã di chuyển ra ngoài, có thể
là bổ ngữ.
Điều
này dường như là một sự kiện và
thật đáng chú ý để gắng giải thích. Nó cũng có vẻ rằng vị trí xác định thì của động từ phải rõ
ràng được điền vào. Đây được gọi là Nguyên
tắc Phép chiếu Mở rộng [35], một
thuộc tính phổ quát của ngôn ngữ có lẽ gắn liền với nhu cầu cho việc chủ đề hóa [36]. Những sự
thật này buộc một trường hợp chuyển dịch NP nếu ngôn ngữ không có từ chêm vào để điền vào vị trí chủ ngữ và nếu
đó là một biểu thức tác động. Vì vậy, điều này dường như được thúc đẩy bởi
những nguyên tắc phổ quát của ngôn ngữ.
Còn
những trường hợp khác của chuyển
dịch NP thì sao? Thí dụ: trong tiếng Anh, vốn không có túc từ-nâng cao ừ một cách rõ ràng như tiếng Iceland, có lý do
vững vàng để nghĩ rằng nó có cách
nâng cao túc từ và thậm chí nó còn rõ ràng; nhưng nếu nó xảy ra thì nó phải
được theo sau bởi một chuyển dịch khác. Túc từ không thể ở vị trí đó. Điều này
có nghĩa là trong một câu như “What did John see / John đã nhìn thấy gì?” túc từ đầu tiên di chuyển
đến vị trí túc từ-nâng cao,
giống như trong tiếng Iceland hay tiếng Nhật, nhưng sau đó nó lại chuyển sang
quan hệ chỉ định-CP [37] vì những lý do phổ quát cộng với
sự khác biệt về một những điều
chỉnh liên quan đến đặc tính của thì. Tôi nghĩ điều này có liên quan đến sự
khái quát hóa của Holmberg [38]. Vì vậy,
chúng ta có một sự khác biệt về những điều chỉnh, một đặc tính của thì giải
thích cho sự khái quát hóa của Holmberg, khiến có vẻ như một số ngôn ngữ cho thấy sự chuyển dịch rõ ràng của những thành phần trong một câu, trong khi những ngôn ngữ khác
thì không, nhưng tất cả những ngôn
ngữ đều thực có diễn ra
chuyển dịch này. Sự kết hợp của những hiện tượng này
dường như quyết định liệu chuyển dịch NP có xảy ra trước khi nói rõ ra hay không. Nghe có vẻ phức
tạp, nhưng nếu quí vị nghĩ kỹ thì nó dựa trên một số rất nhỏ của những nguyên tắc và sự khác biệt
rõ ràng là rất nhỏ.
Hỏi : Những ràng buộc
chính thức áp đặt lên một ngôn ngữ theo những đòi hỏi về mức độ dễ đọc hiểu là
gì?
Chomsky : Đây là một đề
tài khảo cứu và còn tiến triển. Ngay cả việc nghiên cứu những điều kiện do hệ
thống phối hợp giác quan-vận động áp đặt, chúng đã được đào sâu khảo sát trong
nhiều năm, thì cũng khó khăn và phức tạp, với những kết quả thích thú đáng chú
ý nhưng hạn định. Chúng ta biết về những hệ thống khác của việc dùng ngôn ngữ
(những hệ thống gồm trong suy nghĩ về thế giới, trình bày những suy nghĩ của
chúng ta, đặt câu hỏi, v.v. – đôi khi gọi là “những hệ thống khái niệm-chủ ý”)
rất ít hơn nhiều. Đề tài khảo cứu này cùng tiến triển với việc nghiên cứu của
chính khả năng-ngôn ngữ. Tôi cần nhấn mạnh rằng mặc dù sự hiểu biết về những hệ
thống bên ngoài khả năng ngôn ngữ vẫn còn hạn định, nhưng có rất một lượng rộng
lớn những thông tin liên quan về những điều kiện vốn chúng áp đặt – trong thực
tế, thông tin về âm thanh và ý nghĩa vốn đã được luôn luôn dùng trong nghiên
cứu ngôn ngữ, ngay từ nguồn của nó.
Cũng đáng nhắc
lại rằng mức độ rõ ràng (tương đối) thì không phải là một bước đầu để nghiên
cứu; đúng hơn là một kết quả. Những câu hỏi đặt ra trở nên rõ ràng hơn khi có hiểu
biết sâu hơn về những trả lời. Có vô số thí dụ (như thế) trong
những ngành khoa học tự nhiên căn bản, đến tận ngày nay.
Hỏi : Những chiều hướng gần đây nhất trong ngữ nghĩa
học (semantics) là gì?? Có phải nó có thể một ngày nào đó phát triển thành
một ngành khoa học với những đơn vị riêng
biệt của nó hay không?
Chomsky : Đó
thực sự là một câu hỏi đáng chú ý xem xét..
Điều đó đi vào một trong những vấn đề phụ - tôi đã gác lại trong bài nói chuyện
- về những cách thức ý nghĩa, ý tưởng hoặc khái niệm
được thể hiện hoặc tượng trưng bằng ngôn ngữ,. Chúng ta phải hỏi ngữ nghĩa học là gì. Nếu ngữ nghĩa
học là những gì vẫn hiểu theo truyền thống (như
Peirce hay Frege hay một ai khác giống như thế); nghĩa là xem ngữ nghĩa
học là quan hệ giữa âm thanh và sự vật việc, thì nó có thể không là-có [39].
Nếu
ngữ nghĩa học là sự nghiên cứu
về những quan hệ như ai làm gì (tác nhân), làm nổi bật chủ đề (chủ đề hóa), thời gian (thì), những cấu trúc-sự kiện và vị trí của những phần của câu có vai trò cụ thể liên quan đến
động từ. v.v... thì
đó là một đề tài phong phú, nhưng đó thực sự là cú pháp học (syntax), nghĩa là, nó là tất cả ttrong cách thức trí óc thể hiện ngôn ngữ. Nó xảy
ra bất kể thế giới bên ngoài có tồn tại hay không, giống như việc nghiên cứu
những mẫu âm thanh (phonology / âm vị học). Gọi đây là "ngữ
nghĩa học" là sai lầm. Nó giống như tự đánh lừa chính vào việc nghĩ
rằng âm vị học là nghiên cứu về quan hệ giữa những đơn vị ngữ âm và chuyển động của những phân tử
không khí; nó không phải
là vậy—đó là một lĩnh vực nghiên cứu khác. Âm vị học là nghiên cứu về những biểu hiện tinh thần, giả định là gần với
những phần não có chức năng
tạo và hiểu âm thanh lời nói" vốn cuối cùng
chuyển dịch những phân tử không khí xung quanh.
Theo
quan điểm của tôi, hầu hết những gì gọi là "ngữ nghĩa học" thực ra là
cú pháp học. Đó là
phần của cú pháp học vốn giả định trước là gần gũi với hệ thống giao
tiếp vốn bao gồm việc dùng ngôn ngữ. Vì vậy, có phần đó của cú pháp và chắc chắn có
tính thực dụng về cách
chúng ta dùng từ ngữ và ngôn ngữ trong những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng liệu có
một lĩnh vực riêng biệt gọi là ngữ nghĩa học hay không, theo nghĩa chuyên môn hơn, thì vẫn là câu hỏi còn
chờ trả lời. Tôi không nghĩ có lý do thuyết phục nào để tin
rằng nó là-có như một
ngành nghiên cứu
độc lập.
Tôi nghĩ rằng điều
đó quay về giả định cũ và có lẽ sai lầm rằng có một quan hệ giữa từ và sự vật
việc độc lập với những trường hợp đem dùng.
Hỏi : Nhờ biết
khái niệm “climb / leo, trèo”, có phải đứa trẻ
có biết rằng khái niệm cần có tác nhân và một đối tượng để thực hiện hành động đó không? Có
phải trẻ cũng biết rằng khái niệm "chết" có thể được diễn đạt cách khác bằng tiếng Anh, vừa là " die /chết", vừa là " kick the bucket / đạp đổ xô nước "
không? Những thành phần bẩm sinh và tính toán giả định trước là những mô-đun
khác nhau; có phải kinh nghiệm ngôn ngữ khởi động một loại tác động qua lại nào
đó giữa chúng với kết quả là tạo ra tạo ra cấu trúc câu cơ bản, sau đó biến
thành một câu hoàn chỉnh đầy từ vựng
quen thuộc không?
Chomsky : Những câu hỏi
này có thể đưa về một quyển sách của tôi viết khoảng mười năm trước, trong đó
tôi nói rằng đứa trẻ có sẵn một kho gồm những khái niệm như phần của khả năng
bẩm sinh và nó chỉ cần phải học cách diễn đạt cụ thể từng khái niệm đó bằng
ngôn ngữ của chúng [40].
Vì vậy, đứa trẻ có một khái niệm, chẳng hạn, leo trèo theo
một nghĩa trừu tượng nào đó với tất cả những thuộc tính lạ lùng của khái niệm, và
phải học rằng nó được phát âm là “leo trèo”, chứ không một gì khác. Công trình quan
trọng của Jerry Fodor trong nhiều năm có liên quan ở đây, cùng với công trình của
Ray Jackendoff và nhiều nghiên cứu khác [41].
Đây đều là những câu hỏi hoàn toàn hợp lý. Ông có thể có nhiều ý tưởng khác
nhau về chúng; nhưng không có nhiều hiểu biết. Tôi có thể cho ông biết hoài
nghi của tôi về những câu hỏi này, nhưng chúng là những đề tài để nghiên cứu.
Có rất nhiều lý
do để tin rằng những khái niệm như leo trèo, rượt đuổi, chạy, cây và sách , v.v. về cơ bản là không đổi. Chúng có những thuộc
tính hết sức phức tạp khi ông nhìn vào chúng. Sự việc này không được nhìn thấy trong
từ điển học truyền thống. Khi ông đọc quyển Từ điển tiếng Anh Oxford to dày (cuốn in chữ li ti, ông đọc bằng kính lúp), ông có thể nghĩ
rằng mình đang có được định nghĩa của một từ, nhưng thực tế thì không phải vậy.
Tất cả những gì ông nhận được là một vài gợi ý và sau đó kiến thức bẩm sinh của
ông điền thêm tất cả những chi tiết vào, và cuối cùng ông sẽ biết nghĩa của từ
đó. Ngay khi ông cố gắng nói rõ ra những gì được coi là hiển nhiên trong từ
vựng, ông sẽ thấy rằng những khái niệm này vô cùng phức tạp. [42]
Trong thực tế, người
ta đã hiểu điều này đã từ vài trăm năm trước. Có một truyền thống khoảng từ Hobbes
đến Hume, vốn đã điều tra những câu hỏi gióng thế này với tinh tế phức tạp. Tôi
nghĩ nó là truyền thống nên được mở rộng; trong thực tế, Nó thực sự bắt nguồn
từ Aristotle và có những song song đáng chú ý với thuyết Plato-mới thế kỷ 17 [43].
Nhưng khi ông phân tích những ý tưởng này, ông sẽ thấy rằng nhũng khái niệm rất
phức tạp. Điều này, có nghĩa là về cơ bản, chúng phải sẵn có ở đó và sau đó
chúng nhận được loại như sự khởi động, và ông tìm ra xem những âm thanh nào kết
hợp với chúng.
Nhưng rồi đến
những câu hỏi này: bao nhiêu trong số này là có thể thay đổi? Bao nhiêu là cố
định? Thuộc tính chủ đề-tác nhân là cố định hay nó có thể thay đổi? Đó là một
đề tài khảo cứu. Trong một số trường hợp chúng ta hiểu; lấy thí dụ: với “die/chết”
và “kick the bucket/đạp đổ xô nước” rõ ràng đó chỉ là sự áp đặt nhân tạo. Nhưng
có những câu hỏi khác, người ta không hiểu thực sự.
Có phải những thành
phần tính toán và những thành phần khái niệm là những mô-đun khác nhau không?
Thực sự, việc đó cũng không được biết rõ cho lắm. Đó là câu hỏi truyền thống:
không biết quí vị có thể suy nghĩ nhưng không có ngôn ngữ không? Nếu quí vị hỏi
chúng ta biết nhiều đến đâu về đề tài đó, thì trả lời là “không nhiều”. Những
gì chúng ta biết là do tự hướng vào bên trong não thức để xem xét suy nghĩ và
cảm xúc của chính mình.
Bây giờ, những gì xem ra với tôi là hiển nhiên qua việc hướng vào bên trong xem xét suy nghĩ và cảm xúc là tôi có thể suy nghĩ với không ngôn ngữ. Trong thực tế, rất thường xuyên, tôi dường như đang suy nghĩ và cảm thấy rói ra cho rõ ràng những gì tôi đang suy nghĩ là việc khó khăn. Đó là một kinh nghiệm rất phổ thông ít nhất là với tôi và tôi cho rằng người ta đều cố gắng diễn đạt một gì đó, nói nó ra, và nhận ra rằng đó không phải là những gì muốn nói và sau đó cố gắng nói nó ra theo một cách nào đó khác, và có thể đi đến gần hơn với những gì muốn nói; sau đó có một ai đó giúp, và rồi nói nó ra lại theo một cách khác. Đó là một kinh nghiệm rất phổ thông và rất khó để hiểu được ý nghĩa của kinh nghiệm đó nếu không giả định rằng quí vị suy nghĩ với không ngôn ngữ. Quí vị suy nghĩ và sau đó quí vị cố gắng tìm trình bày cho rõ ràng những gì quí vị suy nghĩ và đôi khi quí vị không thể hoàn toàn làm được việc đó; quí vị hoàn toàn không thể giải thích cho một ai đó những gì quí vị suy nghĩ. Đôi khi quí vị làm những phán đoán về những sự vật việc rất nhanh, một cách vô thức. Nếu có một ai đó hỏi quí vị làm làm những phán đoán như thế nào, việc đó thường hết sức khó khăn để giải thích. Những kinh nghiệm như thế dường như cho thấy rằng chúng ta có thể và thực sự suy nghĩ không cần ngôn ngữ, và nếu quí vị đang suy nghĩ, thì có lẽ có một số loại cấu trúc khái niệm ở đó. Câu hỏi sự việc này liên quan với ngôn ngữ như thế nào thì lại là một đề tài nghiên cứu khác, ở thòi điểm này, nó hầu như chưa đượng động đến, nhưng nó có thể là quan trọng và đáng chú ý xem xét
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ hai
(Mar/2024)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1] [Xem Fodor (1975) để biết một phát biểu kinh điển của giả thuyết
này.]
language of thought (LOT): Ngôn ngữ của suy nghĩ là một khái niệm lý thuyết
cho thấy rằng có một ngôn ngữ tinh thần trong đó suy nghĩ của chúng ta được cấu
trúc và thể hiện. Theo lý thuyết này, những tiến trình nhận thức của chúng ta,
bao gồm cả suy nghĩ và lý luận, diễn ra bằng ngôn ngữ tinh thần này. Noam Chomsky đã đóng góp
vào những thảo luận về bản chất của tư duy và ngôn ngữ, nhưng khái niệm LOT lại
gắn liền với triết gia Jerry Fodor hơn. Fodor đề xuất rằng LOT là một hệ thống
trí tuệ bẩm sinh gồm những biểu tượng và quy tắc hoạt động tương tự như ngôn
ngữ nói, cung cấp phương tiện cho những tiến trình suy nghĩ phức tạp. Công trình của Chomsky về
cấu trúc ngôn ngữ và khái niệm ngữ pháp phổ quát phù hợp với ý tưởng rằng có
những cấu trúc bẩm sinh trong não giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc dùng
ngôn ngữ và có thể cả suy nghĩ, nhưng ông không đặc biệt tập trung vào LOT
giống như cách Fodor đã làm. Đóng góp chính của Chomsky là khám phá cách ngôn
ngữ và suy nghĩ có thể được kết nối với nhau qua những cấu trúc nhận thức bẩm
sinh.
Jerry Fodor (1935-2017): triết gia và nhà khoa học
nhận thức người US, được biết đến với công trình nghiên cứu về những tiến trình tinh thần, ngôn ngữ
và suy nghĩ. Quyển sách quan trọng của ông, The Language of Thought / Ngôn ngữ của Suy nghĩ (1975), giới thiệu Giả
thuyết Ngôn ngữ của Suy nghĩ (the Language of Thought Hypothesis), cho rằng suy nghĩ xảy ra
trong một ngôn ngữ tinh thần với cú pháp và ngữ nghĩa riêng của nó. Quyển này được coi là một công trình có ảnh hưởng sâu rộng về khoa học về nhận thức và triết học về
não thức.
[2] [Người hỏi có lẽ
đã nghĩ đến sự tương tự của loài vượn sống lang thang, được thảo luận trong bài
nói chuyện]
[3] [Xem Chomsky (1980, chương 6) cho một trình bày rõ ràng khái niệm khả năng ngôn ngữ
như một cơ quan của sinh vật.]
[4] Vùng Broca là một vùng ở thùy trán của bán cầu não ưu thế (thường
là bên trái) của não người có liên quan đến việc tạo ra lời nói và tiến hành ngôn ngữ. Nó
được đặt theo tên của bác sĩ người Pháp Pierre Paul Broca, người đã phát hiện
rằng tổn thương ở khu vực này gây ra khó khăn khi nói trong khi khả năng hiểu
nói chung vẫn còn nguyên vẹn, một tình trạng ngày nay được gọi là chứng mất
ngôn ngữ của Broca (Broca”s
aphasia). Vùng này rất cần thiết cho việc phát âm lời
nói và liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ, gồm ngữ pháp và cú
pháp.
[5] [Cho một khảo sát
phổ biến về những vấn đề này, xem Gardner
(1975).]
[6] language acquisition device > “device” ở đây có thể
hiếu là “cơ chế” / “hệ thống”/ “kết cấu”/ “khuôn khổ” – một gì trừu tượng
[7] [Xem Hubel & Weisel (1962)]
[8] the striate cortex
[9] [Xem toàn bộ câu chuyện trong Curtiss (1977)]
[10] [Xem Gleitman (1995); và cũng , Carol Chomsky (1986).]
[11] [Cho một giải thích
của loại ngôn ngữ này dùng những thuật ngữ của chương trình tối giản, xem Chomsky (1995b, Chapter 3)] – ergative-absolutive language (ngôn ngữ khiến-cách-tuyệt đối?) là một
loại ngôn ngữ trong đó cấu trúc ngữ pháp đánh dấu chủ ngữ của nội động từ giống
như túc từ của ngoại động từ, nhưng khác với chủ ngữ của ngoại động từ. (như tiếng Basque, tiếng Georgia). Tiếng Việt thường không được phân loại
như một ngôn ngữ khiến-cách-tuyệt đối. Thay vào đó, nó được coi là một ngôn ngữ
chỉ định-đối cách (nominative-accusative language), tương tự như tiếng Anh.
Trong tiếng Việt, chủ từ của cả ngoại động từ và nội động từ thường được đánh
dấu giống nhau, không dùng những trường hợp chủ từ và túc từ riêng biệt như
trong những ngôn ngữ khiến-cách-tuyệt đối. Thay vào đó, tiếng Việt dùng trật tự
của những từ và ngữ cảnh để chỉ ra vai trò của chủ từ và túc từ trong câu.
[12] “dialects” (Phương ngữ là những biến thể khu vực hoặc xã hội
của một ngôn ngữ khác nhau về từ vựng, ngữ pháp và cách phát âm; khác với “thổ ngữ/ patois: Một loại ngôn ngữ không chuẩn, không
chính thức hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội.Thường coi là không chuẩn và kém uy
tín.) hay “stylistic variants” (biến thể phong cách là những cách nói khác nhau
trong cùng một phương ngữ hoặc ngôn ngữ khác nhau tùy theo ngữ cảnh, hình thức
hoặc mục đích. Chúng phản ảnh những mức độ khác nhau về hình thức, giọng điệu
hoặc âm vực được người nói dùng., hay “idiolect” (dùng để mô tả cách nói
độc đáo của một cá nhân).
[13] “Thuyết tia vũ trụ” là một giải thích mang tính giả thuyết và không
chính thức cho sự xuất hiện đột ngột của khả năng ngôn ngữ trong tiến trình
tiến hóa của loài người. Nó gợi ý rằng một sự kiện tự nhiên, chẳng hạn như một
trận mưa tia vũ trụ, có thể đã gây ra đột biến gen ở những loài linh trưởng
thời kỳ đầu, dẫn đến sự phát triển khả năng ngôn ngữ. Chomsky gọi đây là một “câu
chuyện cổ tích” nhằm minh họa một quan điểm hơn là một lý thuyết khoa học nghiêm
chỉnh.
[14] Thuật ngữ “loài vượn sống lang thang” để chỉ tổ tiên loài người hoặc loài
linh trưởng đã lang thang và tiến hóa theo thời gian. Nó ám chỉ những loài linh
trưởng tổ tiên trước khi chúng phát triển khả năng ngôn ngữ phức tạp như ở con người hiện đại. Đặc biệt là tổ tiên loài người đầu tiên
đã di chuyển khắp nơi trên những khu vực khác nhau, khám phá và thích nghi với
nhiều môi trường khác nhau.
[15] [Xem Turing (1950); cũng xem Boolos & Jeffrey (1974)]
[16] [Xem phần thảo luận ở gần cuối bài nói về chuyển dịch để kiểm tra đặc
điểm (thí dụ: trường hợp xóa đặc điểm của những danh từ)]
[17] the c-command condition on chains: Điều kiện lệnh C trên
chuỗi: Một quy tắc đảm bảo rằng những quan hệ này được duy trì chính xác khi những thành phần di
chuyển trong cấu trúc của câu.
[18] [Xem Radford (1988 và 1997) cho một giới thiệu về những ý
tưởng (kỹ thuật cao) này vốn chỉ có thể hiểu được sau một lượng công trình khảo cứu kha khá.
Chương Một của Chomsky (1995b) cũng có những mô tả ngắn gọn về chúng. Chương Một của Chomsky
(1995b) cũng có một mô tả
ngắn về chúng].
[19] [Xem ghi chú 28].
BOC : bare output conditions / những điều
kiện output tối thiểu Đây là những đòi hỏi hoặc ràng buộc cụ thể vốn
những hệ thống bên ngoài áp đặt lên khả năng ngôn ngữ để làm cho thông tin nó
cung cấp có thể đem dùng được cho những hoạt động khác nhau. Ý tưởng là khả
năng ngôn ngữ phải trình bày thông tin dưới dạng sao cho những hệ thống bên ngoài này có thể hiểu và làm việc được nhưng không
phải thêm sự phức tạp không cần thiết.
[20] Converge, crash, merge, procrastinate, greed.
[21] sonar
[22] articulated language: ngôn ngữ nói, trong đó âm thanh được tạo ra theo cách
tuần tự, cụ thể bằng cách dùng bộ máy phát âm. Ngôn ngữ nói phụ thuộc vào việc tạo ra âm thanh
tuần tự qua đường phát âm, nơi chỉ có thể tạo ra một âm thanh tại một thời điểm
theo thứ tự tuyến tính, từ trái sang phải. Hạn chế này là do những hạn chế của
hệ thống phối hợp giác quan-vận động.của chúng ta, đặc biệt là cách thức hoạt
động của bộ máy phát âm.
[23] có nghĩa là việc phát sinh một biểu thức về mặt khái niệm (sự phát sinh ) khác với
việc nói hoặc viết nó về mặt vật lý (tạo ra). Sự tạo ra liên quan đến việc hình thành
cấu trúc và nội dung của một biểu thức trong tâm trí, là một sự trừu tượng Mặt
khác, tiến trình sản xuất phi thời gian liên quan đến hành động vật lý thực tế
để thể hiện nó, diễn ra tuần tự và có giới hạn thời gian.
[24] [Tại thời điểm này, có một số đề cập đến công trình quan trọng của
Richard Kayne về trật tự tuyến tính trong cú pháp (Kayne 1994). Thật không may,
phần này của băng phần lớn không nghe được. Xem Chomsky (1995b:4.8) về một thảo luận về
lý thuyết của Kayne.]
[25] spec-head relationship – “quan hệ spec-head” – quan hệ đặc tả-đầu
là một thuật ngữ kỹ thuật dung trong
ngôn ngữ học, đặc biệt là trong Chương trình Tối giản.
Spec:
Đặc tả: chỉ một
vị trí cụ thể trong cụm từ cú pháp trong một câu. Hãy tưởng tượng nó như một vị trí được chỉ
định cho một loại từ cụ thể. Head: Đầu: chỉ từ
trung tâm trong một cụm từ xác định loại của nó (như cụm danh từ, cụm động từ, v.v.). Như thế quan hệ quan hệ “đặc tả-đầu”
hay quan hệ “vị trí cụ
thể - từ trung tâm” chỉ liên
hệ ngữ pháp giữa từ chiếm “vị trí cụ thể” và từ đóng vai trò “từ trung tâm” của
cụm từ. Nó giải thích chúng tác
động và ảnh
hưởng lẫn nhau như thế nào bên trong cấu trúc câu. Trong thí dụ đã cho, ‘John muốn gặp ông “, Chương trình Tối giản có thể gặp
khó khăn trong việc giải thích tại sao động từ “muốn” lại phù hợp với cả “John”
(chủ ngữ) và “ông” (bổ ngữ
của mệnh đề nằm chìm) bằng
dùng quan hệ
đặc tả-đầu vì không có kết nối rõ ràng giữa chúng, ở
đây, dựa trên những quy tắc ngữ pháp trong cấu trúc của câu.
[26] inflectional morphology cách những từ thay đổi hình thức của
chúng để truyền đạt thông tin ngữ pháp.
[27] [Lưu ý rằng cấu trúc này và cấu trúc của tiếng Mizo, đang
viện dẫn ở đây, về cơ bản nêu lên cùng một vấn đề: cả hai dường như là những trường hợp theo hợp với giữa
những thực thể thuộc những mệnh đề khác nhau, và do đó, dường như là những thí
dụ phản đối ý tưởng được chấp nhận rằng sự theo hợp với là một quan hệ nội bộ trong mệnh đề (trên
thực tế, một quan hệ đặc
tả-đầu cục bộ). Vấn đề là những gì bề ngoài có vẻ là một phản thí dụ có thể
không trở thành như vậy khi phân tích chi tiết và cẩn thận hơn. Để biết chi tiết về những gì gọi là “cấu
tạo “ở đó” mở đầu”, xem Chomsky (1995a, 1995b).]
[28] [Xem Chomsky
(1995a).]
[29] [Cách trình bày này dung những thuật ngữ của giả thuyết “VP-internal
Subject / Chủ từ nội bộ” (xem Koopman và Sportiche 1991). Chủ đề (tức là Cụm từ xác
định (DP)) bắt nguồn từ vị trí đặc tả xác định của VP -- Đặc tả của VP, và nâng lên vị trí đặc tả xác định của
Inflectional Phrase / Cụm từ biến cách (IP) -- Đặc tả của IP, để lại một sao chép trong vị trí
xuất xứ. Nói một cách không chính thức, IP và DP là những ký hiệu gần
đây hơn cho những khái niệm quen thuộc tương ứng là S(sentence/câu) và Cụm danh từ (NP).
Trong một công thức trước đó,
cấu trúc cụm từ của câu đang được xem xét như sau:
[IP [NP ông[I’ INFL
[VP [V’ thấy[NP ông ấy]]]]]]
[30] therapeutic
[31] the “that”-trace filter: - “that” = đại từ chỉ định; đại từ
quan hệ
Trong ngôn ngữ học, "trace/dấu vết"
dùng để chỉ một ví trí/chỗ về lý thuyết đã bỏ lại khi một thành phần (như cụm
danh từ hoặc động từ) được chuyển từ vị trí ban đầu sang vị trí khác trong câu.
Khái niệm này đặc biệt liên quan trong nghiên cứu những cấu trúc cú pháp và
những phép biến đổi, như trong nội dung của Chương trình Tối giản và những
khung của ngữ pháp phát sinh khác. "filter/bộ lọc" trong ngôn ngữ học chỉ một
quy tắc hay hạn chế xác định những cấu trúc câu nào được phép và những cấu trúc
câu nào không được phép dùng.
[32] [Bộ lọc “dấu vết” đó đã được đưa ra trong Chomsky và
Lasnik (1977) để giải thích cho tính phi-ngữ pháp của những cấu trúc như * “Bạn nghĩ ai đã
nhìn thấy Mary?”, * Có vẻ như John đã nhìn thấy Mary”. Xét về lý thuyết dấu vết của chuyển
dịch, “ai” trong thí dụ đầu tiên và “John” trong lần thứ hai di chuyển khỏi vị
trí chủ ngữ của những mệnh đề phụ tương ứng, để lại dấu vết. Trong mỗi trường
hợp, một chuỗi ““that”-dấu vết” được tạo ra. So sánh thí dụ đầu tiên với “Bạn
nghĩ ai đã nhìn thấy Mary?”, đó là ngữ pháp. Trong trường hợp ngữ pháp, từ bổ
ngữ “that” không xuất hiện, và như vậy cấu trúc không chứa chuỗi ““that”-dấu
vết”. Bộ lọc ““that”-dấu vết” đánh giá là cấu trúc chứa chuỗi ““that”-dấu vết”
là phi ngữ pháp. Bộ lọc này về cơ bản là một quy định và, theo quan điểm của
Chomsky, không hơn gì một tuyên bố đơn thuần về hiện tượng liên quan dưới một
hình thức khác. Để biết thêm về hiện tượng này, xem Chomsky (1981, 1995b).
[33] NP-movement / Chuyển dịch NP, hay chuyển dịch của cụm danh từ, chỉ tiến trình
trong đó cụm danh từ (NP) được chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong câu.
Khái niệm này được dùng trong ngữ pháp tổng quát để mô tả những cấu trúc cú
pháp khác nhau. Chuyển dịch NP giúp giải thích những phần khác nhau của câu có
liên quan với nhau như thế nào.
[34] VSO = Verb-Subject-Object; SOV=Subject-Object-Verb, SOV=Subject-Object-Verb
[35] Extended Projection Principle
[36] "Thematisation/ chủ đề hóa” chỉ tiến trình biến một phần cụ thể của câu thành chủ đề hoặc trọng tâm. Điều
này thường liên quan đến việc di chuyển phần đó đến vị trí nổi bật trong câu để
làm nổi bật nó. Nói một cách đơn giản hơn, nó có nghĩa là sắp xếp lại câu sao cho
một từ hoặc cụm từ cụ thể được nhấn mạnh làm chủ đề chính.Thí dụ, trong câu
“John đã ăn cái bánh”, nếu muốn nhấn mạnh cái bánh, chúng ta có thể nói: "Đó là
cái bánh mà John đã ăn”. Ở đây, “cái bánh” được đề cập theo
chủ đề hoặc làm trọng tâm của câu.
[37] The specifier-CP relation: quan hệ chỉ định-CP" là vị trí bắt đầu của một mệnh đề trong đó những
từ như "ai", "cái gì" hoặc "cái nào" ("who”,
"what”, or "which”) sẽ tạo thành câu hỏi hoặc những câu đặc biệt
khác.
[38] [Xem Holmberg (1986); xem Chomsky (1995b:352-353) và Kitahara (1997)
để biết một số phân tích. Xem
Holmberg (1986); xem Chomsky (1995b:352-353) và Kitahara (1997) để biết một số
phân tích. 73 See Holmberg (1986); see Chomsky
(1995b:352-353) and Kitahara (1997) for some analysis.]
[39] [Ở một chỗ khác, Chomsky đưa ra một quan sát cô đọng trong cùng một hướng:
Mọi
người dùng những từ ngữ để chỉ sự vật việc trong những
cách phức tạp, phản ảnh những sở thích, quan tâm và những hoàn cảnh. Tuy nhiên, những từ ngữ
không trực tiếp chỉ vào gì cả. Không có quan hệ đơn giản giữa từ ngữ và sự
vật việc như nói trong Frege. Cũng không có một quan hệ phức tạp giữa từ ngữ và sự
vật việc và con người, loại như như
Charles Sanders Peirce đã nêu lên trong
công trình cũng cổ điển tương đương của ông
về nền tảng của ngữ nghĩa
học. Những phương pháp nghiên cứu giải quyết này có thể khá thích hợp cho việc
nghiên cứu những hệ thống
biểu tượng được phát minh (vốn ban
đầu là mục đích của chúng, ít nhất là
trong trường hợp của Frege). Nhưng chúng dường như không cung cấp những khái
niệm thích hợp cho nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên - ngôn ngữ nói hàng ngày mà con người thực sự dùng. (Chomsky 1996:22-23)]
Frege
đưa ra một quan hệ đơn giản và trực tiếp giữa những từ và sự vật việc mà chúng
đề cập đến. Theo ông, mỗi từ đều liên kết trực tiếp đến một đối tượng hoặc khái
niệm cụ thể trong thế giới thực tại.
Ví dụ: từ "mèo" sẽ kết nối trực tiếp với tất cả những con mèo thực
sự. Đây là một quan hệ từ ngữ và
sự vật việc đơn giản. Charles
Sanders Peirce đưa ra một mô hình phức tạp hơn bao gồm ba yếu tố: từ (dấu
hiệu), vật mà nó đề cập đến (đối tượng) và người diễn giải nó (người diễn
giải). Theo Peirce, việc hiểu một từ gồm cả ba thành phần. Ví dụ: từ
"ghế" dùng để chỉ một vật thể, nhưng ý nghĩa của nó có thể khác nhau
tùy thuộc vào người giải thích nó. "Ghế" có thể có nghĩa là chỗ ngồi,
biểu tượng của quyền lực hoặc thậm chí là một hình thức trừng phạt (như bị
"đặt vào ghế"). Cả
hai lý thuyết đều cung cấp những khuôn khổ để hiểu cách những từ kết nối với sự
vật, nhưng chúng để nghiên cứu những hệ thống ký hiệu nhân tạo như ký hiệu toán
học hoặc những code máy tính thì phù hợp hơn. Chúng không nắm bắt được đầy đủ sự
phức tạp và tính linh động của
ngôn ngữ tự nhiên (ngôn ngữ nói hàng ngày) ,
trong đó ngữ cảnh và cách dùng đóng vai trò quan trọng.
[40] [Xem Chomsky (1988).
[41] [Xem Fodor
(1987), Jackendoff (1990)]. - Chomsky, ở đây, cho rằng những khái niệm như “leo” hay “cây”
tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất lại rất phức tạp. Từ điển truyền thống chỉ
đưa ra một vài gợi ý về nghĩa của từ và bộ não của chúng ta sẽ điền them những chi tiết. Việc liệu những khái niệm này là
cố định và bẩm sinh hay học qua kinh nghiệm khi tiếp xúc với một ngôn ngữ, là câu hỏi
vẫn còn tranh luận chưa ngã ngũ. Quan hệ giữa tư tưởng và ngôn
ngữ là một câu hỏi phức tạp khác. Chúng ta có thể suy nghĩ không cần ngôn ngữ
hay không? Tác giả gợi ý rằng việc xem
xét trong hoạt động của não thức gên trong, cho
thấy chúng ta có thể suy nghĩ và sau đó cố gắng tìm cách diễn đạt những suy nghĩ đó bằng
lời nói.
[42] [Xem Jackendoff
(1990) để biết thêm về điều này.
[43] [Xem Chomsky
(1966, 1975, 1995c, 1997) để biết những nhận xét về truyền thống này.]
THAM KHẢO
Barbosa, Pillar et. al. (1998): Is the
Best Good Enough: Optimality and Computation in Syntax, MIT Press,
Cambridge.
Barsky, Robert (1997): A Life of
Dissent, MIT Press, Cambridge.
Bernstein, Leonard(1976): The
Unanswered Question, Harvard University Press, Cambridge.
Boolos, G. and Jeffrey, R.(1974): Computability
and Logic, Cambridge University Press, London.
Bresnan, Joan (Ed.)(1982): The Mental
Representation of Grammatical Relations, MIT Press, Cambridge.
Brody, Michael (1995): Lexico-Logical
Form: A radically minimalist theory, MIT Press, Cambridge.
Chomsky, Carol(1986): “Analytic Study of
the Tadoma Method: language abilities of three deaf-blind children”, Journal of
Speech and Hearing Research, September, p.332-47.
Chomsky, Noam (1951): Morphophonemics
Of Modern Hebrew, M. A. Thesis, University of Pennsylvania, published under
the same title in 1979, Garland Press, New York.
----(1955):The Logical Structure Of
Linguistic Theory, University Of Pennsylvania. Most of a 1956 revision was
published under the same title in 1975, Plenum Press, New York.
----(1957):Syntactic Structures,
Mouton, The Hague.
----(1965):Aspects Of The Theory Of
Syntax, MIT Press, Cambridge.
----(1966):Cartesian Linguistics,
Harper & Row, New York.
----(1972a):Language And Mind,
Expanded Edition, Harcourt Brace Jevanovich, New York. Originally published in
1968.
----(1972b):”Remarks on Nominalization”,
in Studies in Semantics and Generative Grammar, Mouton, The Hague.
----(1975):Reflections On Language,
Pantheon Press, N.Y.
----(1980): Rules And Representations,
Basil Blackwell,
London.
----(1981): Lectures On Government And
Binding, Foris, Dordrecht.
----(1982): Some Concepts and
Consequences of The Theory of Government and Binding, MIT press, Cambridge.
----(1986a): Knowledge Of Language,
Praeger, New York.
----(1986b): Barriers, MIT Press,
Cambridge, Mass.
----(1987a): Generative Grammar: its
basis, development and Prospects, Kyoto University of Foreign Studies,
Kyoto.
----(1987b): Language in a
Psychological Setting, Sophia University, Tokyo.
----(1988): Language And Problems Of
Knowledge, The Managua Lectures, MIT Press, Cambridge.
----(1991):”Linguistics And Adjacent
Fields”, in Asa Kasher (Ed.) The Chomskyan Turn, Basil Blackwell, Oxford.
----(1993a):Language And Thought,
Anshen Transdisciplinary Lecture, Moyer Bell, London.
----(1993b): “Mental Construction and
Social Reality”, in E. Reuland and W. Abraham (Eds.) Knowledge And Language,
Kluwer Academic Publishers, Dordrecht.
----(1994):”Naturalism And Dualism In The
Study Of Language And Mind”, Agnes Cuming Lecture (1993), International
Journal Of Philosophical Studies, Vol.1
----(1995a):”Bare Phrase Structures”, in
H. Campos & P. Kempchinsky, Eds., Evolution and Revolution in Linguistic
Theory, Georgetown University Press, Washington.
----(1995b): The Minimalist Programme,
MIT Press, Cambridge.
----(1995c): “Language and Nature”, Mind,
1-61, January.
----(1996): Powers and Prospects:
Reflections on Human Nature and Social Order. Madhyam Books, Delhi.
----(1997): “Language and Mind: Current
Thoughts on Ancient Problems”, Parts 1 and 2. (Mimeograph)
Chomsky, N., Huybregts, R. and Reimsdijk,
H. (1982): The Generative Enterprise, Foris Publications, Dordrecht.
Chomsky, N. and H. Lasnik (1977): “Filters
and Control”, Linguistic Inquiry, 8, pp.425-504.
Curtiss, Susan (1977): Genie: A
Psycholinguistic Study Of A Modern-Day “Wild-child”, Academic Press, New York.
Fodor, Jerry (1975): The Language Of
Thought, Crowell, New York.
----(1987): Psychosemantics, MIT
Press, Cambridge.
Gardner, Howard (1975): The Shattered
Mind, Knopf, N.Y.
Gazdar, Gerald, E. Klein, G. Pullum and I.
Sag (1985): Generalised Phrase Structure Grammar, Basil Blackwell,
Oxford.
George, Alexander (1987): “Review of
Knowledge of Language”, Mind and Language, Vol. 2, No.2, pp.155-164.
Gleitman, L. and Newport, E. (1995): “The
Invention of Language by Children: Environmental and Biological Influences on
the Acquisition of Language”, in Daniel Osherson (Ed.) An Invitation To
Cognitive Science, Volume One (edited by Lila Gleitman and Mark Liberman),
MIT Press, Cambridge.
Holmberg, Anders (1986): Word Order and
Syntactic features In the Scandinavian languages and English, Doctoral
dissertation, University of Stockholm.
Hurford, James R. (1987): Language and
Numbers: The Emergence of a Cognitive System, Basil Blackwell, Oxford.
Hubel, D. and Weisel, T. (1962): “Receptive
Fields, Binocular Vision and Functional Architecture in the Cat”s Visual Cortex”,
Journal of Physiology, 160, p.106-54.
Jackendoff, Ray (1990): Semantic
Structures, MIT Press, Cambridge.
----(1992):Languages of the Mind,
MIT Press, Cambridge.
Jackendoff, R. and Lerdahl, F. (1983): A
Generative Theory Of Tonal Music, MIT Press, Cambridge.
Katz, Jerold and Fodor, Jerry (Ed.)(1964):
The Structure Of Language, Prentice Hall, Englewood Cliffs.
Kayne, Richard (1994): The Antisymmetry
Of Syntax, MIT Press, Cambridge.
Kitahara, Hisatsugu (1997): Elementary
Operations and Optimal Derivations, MIT Press, Cambridge.
Koopman, H. and D. Sportiche (1991): “The
Position of subjects”, in J. McClosky (Ed.) The Syntax of Verb-initial
Languages, Elsevier, North-Holland.
Lasnik, Howard and M. Saito (1984): “On
the Nature of Proper Government”, Linguistic Enquiry, 15, pp.235-289.
Leiberman, Philip (1975): On the
Origins of Language, McMillan Publishing Co., New York.
Mathews, G. H. (1964): Hidatsa Syntax,
Mouton & Co., The Hague.
Otero, Carlos (Ed.) (1994): Noam
Chomsky: Critical Assessments, Vol.1, Routledge & Kegan Paul, London,
p.342.
Penrose, Roger (1994): The Shadows Of
Mind: A search for the missing science of consciousness, Oxford University
Press, Oxford.
Piattelli-Palmerini, Massimo (Ed.) (1980):
Language And Learning: The Debate between Jean Piaget and Noam Chomsky,
Harvard University Press, Cambridge.
Pinker, Steven (1995): The Language
Instinct, Harper Collins, New York.
Premack, David (1986): Gavagai: Or The
Future History Of The Animal Language Controversy, MIT Press, Cambridge.
Radford, Andrew (1988): Transformational
Grammar, Cambridge University Press.
----(1997): Introduction to Minimalist
Syntax, Cambridge University Press.
Rai, Milan (1995): Chomsky”s Politics,
Verso, New York.
Stewart, Ian (1995): Nature”s Numbers:
Discovering Order and Pattern in the Universe, Weidenfeld & Nicolson,
London.
Turing, Alan(1950): “Computing Machinery
and Artificial Intelligence”, Mind, July.
Wexler, Ken (1991): “On the Argument from
the Poverty of the Stimulus”, in A. Kasher (Ed.) The Chomskyan Turn,
Basil Blackwell, Oxford.
Zubizarreta, Maria L. (1998): Prosody,
Focus and Word Order, MIT Press, 1998.