(Language and Thought)
Noam Chomsky
THẢO LUẬN
Ruth Nanda – Anshen, Ph.D., Thành viên của Hàn lâm viện Nghệ thuật Hoàng gia London, thành viên của Hiệp
hội Triết học U.S., Hiệp hội Lịch sử Khoa học, Hiệp hội Triết học Quốc tế và
Hiệp hội Siêu hình học U.S..
Tiến sĩ Eric Wanner , Chủ tịch Quỹ Russell Sage,
Thành phố New York.
Noam Chomsky; Giáo sư Ngôn ngữ học và Triết học;
Học viện Kỹ thuật Massachusetts.
Akeel Bilgrami; Giáo sư Triết học, Đại học
Columbia.
James Schwartz; Giáo sư Thần kinh – Sinh học,
Trường Cao đẳng Y sĩ và Y sĩ giải phẫu, Đại học Columbia.
George A. Miller, Giáo sư Tâm lý học, Đại học
Princeton
Tiến sĩ Eric Wanner (Người
điều hành):
Tôi muốn được cảm ơn
Noam Chomsky rất nhiều và bắt đầu thảo luận. ... Người thảo luận đầu tiên của chúng ta là Giáo sư
Akeel Bilgrami của Đại học Columbia.
Giáo sư Akeel Bilgrami:
Bài viết của Chomsky có một biện chứng phức tạp và nó thì phức tạp về nhiều mặt. Một mặt, nó đặt câu hỏi về
một số những giả định
triết học vốn đóng
khung một bức tranh nhất định về ngôn ngữ và tư tưởng, vốn ông gọi là bức tranh
theo Frege. Mặt khác, nó bác bỏ nhiều câu hỏi khác nhau (chẳng hạn như câu hỏi:
liệu máy móc có thể suy nghĩ được
không?) vốn những triết gia và nhà khoa học nhận thức đã hỏi, vì những câu hỏi này không được hình thành rõ ràng
và do đó không dẫn đến một theo đuổi
trí thức xứng đáng
cụ thể nào. Nó cũng thấy những thái độ hoặc lập
trường nhất định vốn những triết
gia áp dụng (chẳng hạn như trường hợp những gì ông gọi là thuyết “duy vật siêu hình”)
là giáo điều và theo một nghĩa nào đó ngay cả là không nhất quán. Khi kết
thúc tất cả những phê bình tích lũy này, ông đưa ra một số gợi ý tích cực cả về
phương pháp luận và lý thuyết có thực chất về chủ đề
ngôn ngữ và tư tưởng đã chọn của ông. Và giữa tất cả công việc phức tạp và chi
tiết này, ông đẩy vào một phân
tich chi tiết lịch sử khá tốt đẹp về
những gì là đúng và những gì là sai trong triết học Descartes, một phân tich
chi tiết làm đảo lộn khuynh hướng của thế kỷ này khi xem những ý tưởng của
Descartes như lỗi thời
và bị cộng đồng triết học xa lánh; và điều đáng nói là ông đã làm được sự việc
này với không
chút nhượng bộ nào trước khuynh hướng chủ quan, bảo thủ gần đây của những triết gia phái Descartes như John Searle và Tom Nagel.
Những nhận xét vắn tắt của tôi về một bài viết có viễn tượng giàu có và phạm
vi bao trùm như vậy sẽ nhất định chỉ tập trung vào một vài điểm chính.
Những ai trong
khối thính giả là người không trực tiếp tham dự hay hoạt động trong những lĩnh vực
quan tâm của Chomsky có lẽ sẽ thấy sự nghiêm trọng căng thẳng và chi ly trong
những lập luận của ông và những đề nghị ông đưa ra như thể phản ảnh một khái niệm
chuyên môn kỹ thuật và hạn hẹp của chủ đề của ông. Đây là một giả định tự nhiên dễ hiểu cho những ai không
quen thuộc với những phát triển trong những ngành
nghiên cứu này. Nhưng mặc dù điều đó có thể là tự nhiên, nhưng sự kết hợp này
hoàn toàn không công bằng và bỏ sót quan điểm của một trong những tuyên bố
trọng tâm nhất của ông. Quả thực, tôi nghĩ công bằng mà nói rằng từ bên trong những bộ môn này, đặc biệt là
bộ môn Triết học Ngôn ngữ, chính quan điểm của Chomsky chứ không phải nhiều
quan điểm hiện hành khác vốn ông đang phê bình, đã giải phóng chủ đề khỏi sự
giả tạo, bóp méo và thu hẹp những lý thuyết về bản chất của ý nghĩa và nội dung
của suy nghĩ. Hãy để tôi giải thích.
Hãy bắt đầu với những phê bình trong bài viết của
ông về khái niệm xã
hội của ngôn ngữ
cũng như ý tưởng liên quan rằng có một gì đó mang tính quy phạm về yếu tính và bản chất trong việc nghiên cứu ý nghĩa. Theo giả
định này, nếu một ai đó
sống và nói, chẳng hạn, trong cộng đồng vùng Upper-East (của thành phố
NewYork) này, đã nói vì
thiếu hiểu biết về y học, “Tôi bị viêm khớp ở đùi “ thì người này thì nói một gì đó sai. Điều này là do trong cộng đồng, ý nghĩa của “viêm khớp”
là nó là một bệnh về những khớp xương.
Tuy nhiên, theo cái nhìn của Chomsky, không thể đưa ra một ý nghĩa rõ ràng
nào về ý tưởng của ý nghĩa
là gì trong một cộng đồng, và vì vậy không thể tạo ra ý tưởng rằng trên miệng lười của một
cá nhân, ý nghĩa của “viêm khớp” hay bất kỳ từ ngữ nào khác thì được cấu thành bởi cách dùng
của cộng đồng.. Vì vậy, theo cái nhìn của ông, không có sự ép buộc cụ thể nào để nghĩ rằng phát biểu đó là sai. Cũng có thể nói rằng từ ngữ “viêm khớp” của cá nhân đó có nghĩa là một loại
bệnh rộng hơn, tác động đến cả
khớp xương và dây
gân. Nếu vậy, câu nói “Tôi bị viêm khớp ở đùi”, theo nghĩa của người này về viêm khớp, là một câu nói đúng.
Sự phủ nhận những quy định về ý nghĩa của xã hội hay
cộng đồng này gắn liền với việc ông phủ nhận một loại nhất định về chuẩn mực của ý nghĩa. Những gì khiến những triết gia lo lắng là, nếu Chomsky đúng,
sẽ không có phạm vi nào để đánh giá vai chính của
chúng ta nói một gì đó sai hay phạm một lầm lẫn: tốt nhất
chúng ta có thể nói rằng ngôn ngữ cá nhân của người này không trùng khớp trong mẩu từ vựng này với người hàng xóm của ông, chẳng hạn, một y sĩ . Sự thôi
thúc tìm kiếm những người nói đúng hay sai trong phương diện này xuất phát
chính xác từ một cam kết với tính chuẩn mực của ý nghĩa, vốn bị thiếu trong cái nhìn của Chomsky. Chomsky cho thấy rằng không có gì đáng
quan tâm về mặt lý thuyết với ý tưởng về những chuẩn mực ngôn ngữ loại như vậy, vì những
chuẩn mực đó không là bản chất với ý tưởng
của ý nghĩa, chúng liên quan nhiều
hơn đến những cấu trúc quyền lực nằm ngoài khái niệm của ngôn ngữ, và nó chỉ đơn thuần là làm tê liệt triển
vọng của việc đưa ra
một giải thích về ngôn ngữ và những
phương diện nhận thức tiềm ẩn, làm nền
tảng cho sự thành thạo của chúng ta về nó, vượt ra ngoài những ngôn ngữ cá nhân để kỳ vọng về một
hiện tượng xã hội và được
chuẩn mực chi phối.
Vấn đề là phần của phê bình khách quan điềm đạm thì dựa trên cảm nhận thực tế về
những gì có thể giải quyết và xác định được về mặt lý thuyết. Điều này khiến nhiều người có ấn tượng rằng ông
đang thu hẹp chủ đề, để bỏ qua
những yếu tố xã hội và chuẩn mực đáng chú ý. Hoàn toàn ngược lại vì ông đã giải phóng việc nghiên cứu ngôn ngữ
khỏi những ràng buộc không cần thiết và đã định nghĩa vụng về. Và tôi
nghi ngờ rằng ấn tượng này phần lớn là do bị đánh lừa bởi cách trình bày. Nếu
Chomsky đưa ra quan điểm của mình một cách khoa trương hơn và với nhấn mạnh cần thiết, như Foucault có thể đã làm, và nói rằng
mong muốn của triết gia là đánh giá cách dùng cho một loại tính đúng đắn và sai
lầm nhất định, và do đó, việc ông nâng cao hình tượng có thẩm quyền trong cộng
đồng (trong trường hợp này là người y sĩ) thành
có một số liên quan chuẩn mực nội tại đối với ý nghĩa, chỉ là một hình thức
thăng hoa của “ý chí quyền lực”, thì tôi ngờ rằng ông sẽ được hoan nghênh vì đã
giải phóng việc nghiên cứu ngôn ngữ theo đúng cách ông đã làm.
Có một phê bình phổ biến khác về Chomsky mà tôi muốn giải quyết. Những
người không phải là chuyên môn trong lĩnh vực này thường nghe nói rằng
Chomsky quá tập trung vào phương diện khoa học của đề tài ngôn ngữ và
tư tưởng của ông, mà qua bỏ qua sự kiện rằng việc dùng ngôn ngữ đòi hỏi một thành thạo tinh tế, một nghệ
thuật bí ẩn và một dụng cụ văn hóa có sức mạnh to lớn. Nhưng thực
tế là Chomsky thực sự sáng suốt hơn nhiều nhà lý thuyết và triết gia khác về
những giới hạn của
khảo sát khoa học
khi nói đến ngôn ngữ. Ông hiểu rằng không phải tất cả những phương diện của
ngôn ngữ đều có thể được mở ra với phân tích khoa học và sự hiểu biết
này cho phép ông đưa ra lý thuyết của mình chính xác hơn. Thật thú vị, điều này
đã dẫn đến những phê bình ngược lại từ những nhà chuyên môn, những người biện luận
rằng Chomsky đã quá hạn chế trong việc giới hạn khoa học và việc lý thuyết
hóa hình thức
với một số những phương diện nhất định của cú pháp và ngữ nghĩa học hình thức,
trong khi bỏ qua những phương diện từ vựng của ngữ nghĩa, hay “ý nghĩa”. Hãy để
tôi giải thích thêm điều này.
Như ông đã chỉ ra trong bài viết của ông, một trong những điểm quan trọng trong khái niệm tổng thể bao trùm của ông về ngôn ngữ là những phương diện từ vựng
của ngôn ngữ phải được nghĩ là mang
lại quan điểm của một tác lực về mọi sự vật việc trong thế giới. Sự việc này
trái ngược hoàn toàn với những triết gia coi những mục trong từ vựng trong những điều kiện của khái niệm quy chiếu về những sự vật trong
thế giới. Sự khác biệt này tạo nên sự khác biệt giữa những gì hiện nay có thể
điều chỉnh được về mặt khoa học và những gì không. Nếu người ta nghĩ rằng những
tên gọi và những vị ngữ [1] trong ngôn ngữ của chúng ta được nghiên cứu tốt
nhất như việc nhắc đến
những đối tượng hay những lớp của những đối
tượng trong thế giới, thì sẽ có một có khuynh
hướng để tin rằng ý nghĩa và ngữ nghĩa có thể được giải thích hoặc hiểu theo
những hiện tượng hoặc tiến trình tự nhiên, dùng những phương pháp khoa học hoặc thực nghiệm. Điều đó có
nghĩa là, ý tưởng rằng từ “con bò” chẳng hạn, nhắc đến những con bò có thể được nhìn như có thể xây dựng được từ đó, và do đó có thể thu giảm, rút gọn. Ý tưởng
được thể hiện ở đây là mỗi lần từ “con bò” được đem dùng hoặc nghĩ đến trong não thức của một người, nó thường được liên kết, mặc dù
không phải lúc nào cũng hoàn toàn, với những con bò thực sự trong thế giới. Liên hệ này dựa trên quan hệ nhân quả.
Bởi vì những quan hệ này là nhân quả và có thể quan sát được, chúng ta có thể
hiểu được ý nghĩa – khi được
coi là tham chiếu đến những sự vật việc cụ thể trong thế giới thực – trong
khuôn khổ của những định luật
khoa học.Đó là chúng ta có thể có những luật bao trùm tất cả những người có
những cách thể hiện kiểu này vì ít nhiều mọi người đều có những quan hệ nhân quả với ít nhiều những điều giống nhau
trong thế giới xung quanh họ. Do đó, chúng ta có thể làm ngữ nghĩa học và tâm lý học về chủ định [2] trở thành
một ngành hoạt động
khoa học với những sự khái quát hóa phổ quát.
Mặc dù rõ ràng là tôi đã phải diễn đạt nó một cách
rất thô thiển trong thời gian hạn hẹp tôi có,
nhưng tôi không nghĩ mình đã thực hiện bất kỳ cưỡng bức nào với quan điểm của Jerry Fodor về những sự vật việc khi trình bày đoạn cuối này.
Bây giờ chính xác là khái niệm của ý nghĩa
này vốn Chomsky đã chống lại khi ông
bác bỏ ý tưởng của sự quy chiếu
đến những sự vật
việc trong nghiên cứu từ vựng, và thay vào đó nói đến quan điểm của một tác lực ngôn ngữ [3] về sự
vật. Những quan điểm không giống như sự quy chiếu
là những sự việc phức tạp, không rõ ràng. Về mặt ý nghĩa, chúng giới thiệu “những sự
vật việc như những tin tưởng như làm trung
gian cho những sự vật việc trong thế giới vốn chúng ta duy trì trong những quan hệ
nhân quả”, và “đặc biệt
chúng giới thiệu một yếu tố quá vốn đa dạng và quá thay đổi giữa một nội dung của biểu đạt này và một
biểu đạt khác. Diễn tả của
một người có hiểu biết về hóa học về “nước” chắc chắn có quan hệ nhân quả với
nước giống như quan điểm của người không hiểu biết về hóa học, nhưng diễn tả của họ về cùng một chất này thì hoàn toàn khác nhau vì một người có những tin tưởng về hóa học còn người kia thì không. Vì vậy, những
quy luật phổ quát bao trùm tất cả những người có những diễn tả này thì đơn giản
là không có. Nếu phải có bất kỳ sự khái quát hóa nào, nếu chúng ta nói rằng hai người này có cùng
những ý nghĩa hay những khái niệm giải thích hành vi ngôn ngữ và hành vi khác
của họ thì đó chỉ có thể là trong những bối cảnh hay địa phương cụ thể, nơi có tin tưởng và kiến thức hóa học của một
người thì không được tính đến. Nói
rằng những khái quát
hóa được địa phương hóa cao độ theo cách này chính xác là nói những gì Chomsky
nói trong bài giảng của ông: rằng chúng ta nên để lại một số phương diện nhất
định của ngôn ngữ và tư tưởng cho sự soi sáng vốn những hoạt động không-khoa học như tâm lý học, lịch sử và văn học thông
thường cố gắng cố gắng làm sáng tỏ. Vấn đề là tuyên bố về khoa học trong lĩnh
vực này chỉ có thể thực hiện được khi người ta làm việc với một hình ảnh ngôn ngữ theo thuyết ngoại tại, thuyết
tham chiếu được thổi phồng lên như đối tượng của nghiên cứu. Do đó, ấn tượng của những người không
chuyên môn về sự hạn
hẹp về kỹ thuật ở Chomsky là không công bằng ở cùng mức độ rằng lời phàn nàn và nguyện vọng của người chuyên môn bị đặt sai chỗ.
Ở đây tôi xin thêm một ít nhận xét vào cách phân tich chi tiết của Chomsky.
Một câu hỏi hay nên đặt ra là: tại sao cố gắng để nhìn ý nghĩa xét về mặt quy chiếu và quan hệ nhân
quả bên ngoài dường như lại phải trả một cái giá quá cao để làm cho có thể nghiên cứu chủ đề (trong trường
hợp này là ý nghĩa) dùng những nguyên tắc của thuyết tự nhiên và những phương pháp duy nghiệm như một khoa học tự nhiên? Dĩ nhiên, trả lời ngắn
gọn là vì nó loại bỏ yếu tố quan điểm cá nhân chủ quan.Nhưng câu hỏi thực sự là – những gì làm nền tảng
cho sự nhấn mạnh trên quan điểm
vốn Chomsky coi là thiết yếu với từ vựng. Tôi nghĩ trả lời có liên quan đến sự tự nhận thức [4]. Và nó
có thể được đưa ra với sự trợ giúp của sự tương phản trong bức tranh tổng thể
của chính Chomsky. Những phương diện của ngữ nghĩa hình thức và cú pháp vốn
Chomsky đặt trong phạm vi ngữ pháp phổ quát và dễ dàng rơi vào những cố gắng khoa học của thuyết tự nhiên về phương pháp học thực sự là những phương diện của sự cấu thành nhận thức của chúng ta. Nghĩa là, lý
thuyết ngữ pháp ở đây nắm giữ những điều chúng ta biết (hoặc “nhận thức” như
Chomsky đã nói ở đâu đó). Nhưng phương diện từ vựng
đem vào một yếu tố vốn theo trực giác có thể có một gì đó hơn thế này đang
diễn ra với nó. Từ ngữ “viêm khớp” hay “con bò” hay “London” của tôi
vướng mắc với những quan điểm nhất định nào đó về những sự vật việc
trong thế giới, và dĩ nhiên những sự vật việc này, không có gì vượt quá
những khái niệm và
những tin tưởng của tôi. Nhưng tôi nghĩ không giống như kiến thức hay nhận thức
được gán cho bởi
những phương diện khác của lý thuyết về cú pháp,
có một trực giác rằng ngay cả khi quan điểm hay những khái niệm liên quan đến
khái niệm của tôi, hay thí dụ, London
thì không hiển hiện trước mắt tôi, tôi vẫn có thể, với đủ chú ý và
hồi tưởng, đem chúng, với mức độ thành công ít nhiều, vào não thức tôi, ngay cả nếu không phải lúc nào tôi cũng có thể diễn đạt chúng thành lời. Nhưng không
có đòi hỏi nào như vậy với tự nhận thức được cảm
nhận bằng trực giác với kiến thức và những tin tưởng được gán cho bởi lý thuyết về những phương diện phi-từ vựng và hình thức của ngữ nghĩa học, hay bởi lý thuyết về cú pháp học [5]. Trong
những trường hợp đó, chỉ cố gắng nhớ lại hoặc tập trung vào thông tin thì không
có khả năng đem lại bất
cứ gì đáng kể hoặc chính xác trong não thức. Cần
phải có một giáo dục chuyên môn, như loại được giảng dạy trong những lớp ngôn ngữ
học ở MIT, để làm được điều đó. Nếu
quan điểm này là đúng – nếu chỉ có yếu tố quan điểm trong từ vựng mà Chomsky nhấn mạnh, gồm kiến thức hoặc những tin tưởng mà cá nhân
biết một cách có ý thức – khi đó thành rõ ràng lý do những quan hệ nhân quả thuần túy mang tính tham chiếu và
bên ngoài lại không nắm bắt được những gì là cốt yếu đối với phương diện từ vựng của ngôn ngữ.
Như thế, lấy thí dụ, những tác nhân thiếu hiểu biết về hóa học cũng
như những tác nhân hiểu biết về hóa học đều duy trì những quan hệ nhân quả với H2O, nhưng sẽ là hoàn toàn sai để hình thành những khái quát hóa phổ quát và gán cho
tác nhân trước (người thiếu hiểu biết) cùng một khái niệm về nước trong tất cả mọi bối cảnh như người ta sẽ gán cho nó cho người
sau (người hiểu biết). Lý do là vì làm như vậy là để gán những tin tưởng và trạng thái có chủ ý trước đây
vốn họ không thể có tự nhận thức qua việc
nhớ lại và chú ý. Vì vậy, phân tich chi tiết vốn tôi đang đưa ra cho lý do những cố gắng giải quyết khoa học này về ý nghĩa từ vựng thì chắc chắn sẽ thất bại hiện nay dựa trên một nguyên tắc được nắm giữ
theo trực giác, và tôi rất muốn biết Chomsky sẽ nói gì để đáp lại nó. Nguyên
tắc chỉ là như vậy. Không giống như cú pháp và những phương diện phi-từ vựng và
hình thức của ngữ nghĩa học, khi chủ ngữ là từ vựng và quan điểm ảnh hưởng đến
cách hiểu và dùng từ ngữ, thì tự nhận thức theo loại này được coi là điều hiển
nhiên trừ khi có những trở ngại về tâm lý đối với nó, chẳng hạn như tự lừa dối
hoặc mất tập trung, v.v. Theo nguyên tắc này, điều mà chúng ta sẽ không cho
phép thì chính xác là những gì nhiều triết gia thiếu phê phán đã coi là hiển
nhiên: rằng tự nhận thức của những quan điểm, tin tưởng và khái niệm của chúng
ta có thể bị đe dọa bởi những trở ngại đến từ những nguồn phi-tâm lý, chẳng hạn
như những trở ngại do những lý thuyết triết học trừu tượng về tham chiếu đưa
ra.
Tôi tin rằng nguyên tắc này phù hợp với phản đối
của Chomsky trong bài viết của ông
với ý tưởng do Frege đưa ra rằng khi
chúng ta nói ai đó có một suy nghĩ, về cơ bản chúng ta đang nói rằng họ được
kết nối với một loại đối tượng nào đó chỉ bằng hành động suy nghĩ về nó. Nếu
thực sự có những “đối tượng
suy nghĩ” như vậy, thì có thể được cho một ai đó sẽ
biện luận rằng tôi có thể không hiểu
hết những suy tưởng của chính tôi, cũng giống như tôi có thể không hiểu
hết những đối tượng vật lý như những con bò, nước, hay thành phố
London. Lý do chúng ta có thể hiểu sai hoặc thiếu hiểu biết về những sự vật như nước là tại sao những người không hiểu biết về
hóa học và những người hiểu biết về hóa học lại có quan điểm khác nhau về nó;
những từ ngữ của họ về nước, mặc dù viết
giống nhau, đã phải được
hiểu khác nhau. Tuy nhiên, tự thân
những quan điểm không giống như đối tượng vật lý như London hay nước mà chúng ta có thể liên
hệ trong cách thức vốn Frege đã nêu lên. Đây là
tại sao chúng ta không thể không ý thức được
những quan điểm của chính chúng ta – chúng ta không thể thiếu sự tự hiểu biết về chúng,
trừ khi có những rào cản tâm lý bên trong như sự tự lừa dối, vv ... cản trở.
Tôi trình bày điều này như một cách để phân tich
chi tiết những gì có thể ẩn sau hoài nghi của Chomsky về những tham vọng khoa
học gắn liền với những phương diện nhìn theo kiến
thức thực tiễn thông thường của ngôn ngữ, đặc biệt là những
phương diện liên quan đến từ vựng. Nếu lý luận của tôi là đúng, những nghi ngờ
này có thể liên quan đến sự dè dặt của ông về khái niệm đối tượng của tư tưởng
của Frege. Cả khái niệm cho rằng ý nghĩa từ vựng có thể được giải thích qua một
khái niệm tham chiếu bên ngoài, có nguyên nhân và có thể tiến hành được về khoa
học, và ý tưởng về đối tượng của tư tưởng, đều thách thức nguyên tắc rằng quan
điểm của chúng ta về thế giới, trừ khi bị cản trở bởi những rào cản tâm lý bên
trong, thì tự nhiên là trong suốt đối với chúng ta.
Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể không
bao giờ phát triển một lý thuyết của những quan điểm
vốn mô tả chúng theo những cách mà
chúng ta, với tư cách là những tác nhân,
có thể không nhận thức đầy đủ theo những mô tả đó. Nhưng ngay cả khi đó, điểm
tôi nêu lên vẫn là
nếu chúng ta phát triển một lý thuyết như vậy, thì nó sẽ gồm những mô tả mà
theo đó chúng ta có sự tự-hiểu biết
về những quan điểm của chúng ta, trừ khi
có những trở ngại về mặt tâm lý ở đó.
Để kết thúc, tôi muốn chuyển đề tài sang thử nghiệm Turing về trí thông minh và tư
tưởng, và nêu lên một câu
hỏi cuối cùng cho Chomsky. Chomsky đã lập luận rằng thời nay việc dùng những thử nghiệm lọi như vậy dựa trên một câu hỏi được đặt ra không hợp lý: Máy
móc có thể suy nghĩ hay không?
Tuy nhiên, tôi tự hỏi liệu có một câu hỏi có phần nào khác đi, nhưng hợp lệ mà những thử nghiệm này có thể giải quyết
hay không, một câu hỏi mà quan điểm của Chomsky về ngôn ngữ có thể trả lời dứt
khoát là phủ định, qua đó chứng minh rằng đó là một câu hỏi được đặt ra tốt và
có ý nghĩa (như
Popper có thể nói). Câu hỏi
này là liệu trí thông minh và tư tưởng có thể được mô tả đầy đủ bằng hành vi và
những yếu tố bên ngoài hay không, bỏ qua bất cứ một
gì là bên trong với tác nhân.
Đây là trường hợp xảy ra: Hãy
tưởng tượng một cỗ máy tạo ra tất cả những phản ứng bằng lời mà bất kỳ ai trong
chúng ta sẽ làm với mọi sự vật việc mà nó nghe, nhìn thấy và kinh nghiệm – về
cơ bản là sao chép những phản ứng của chúng ta đối với những kích thích giống
hệt nhau. Điểm khác biệt duy nhất là tất cả những phản ứng của nó đều được programme
sẵn; không giống như chúng ta, nó không tạo ra những phản ứng nhưng tuân theo một danh sách dài những hướng dẫn được
thiết lập sẵn. Một danh sách như vậy là có thể hình dung được vì nó hữu hạn,
giống như phản ứng của chúng ta hữu hạn vì chúng ta sống những đời sống hữu hạn. Bây giờ, nếu khả năng khả năng tạo ra
vô số câu hoặc biểu thức từ một tập hợp hữu hạn những quy tắc hoặc những thành
phần là nền tảng của ngôn ngữ, trí thông minh và tư tưởng, như Chomsky vẫn luôn
lập luận, thì điều này sẽ chứng minh rằng một cỗ máy vượt qua – ex hypothesis – thử nghiệm Turing vẫn thiếu trí thông minh thực sự
– nó không thông minh hơn một chiếc máy nướng bánh mì. Một số người có thể lập
luận rằng điều này chỉ cho thấy bản thân chúng ta, không phát sinh, nhưng có thể chỉ đang tuân theo một danh sách dài nhưng hữu hạn,
nhưng đó có vẻ là một kết luận tầm thường. Khi gọi nó là tầm thường , không quan trọng, người ta đồng ý với Chomsky về
sự quan trọng của khả năng tạo ra vô
số câu hoặc biểu thức từ một tập hợp hữu hạn những quy tắc hoặc những thành
phần.
Thử nghiệm tư tưởng này chứng minh rằng chỉ quan
sát những hành vi bên ngoài để phản ứng với môi trường là không đủ để xác định
tư tưởng và trí thông minh; chúng ta cũng cần xem xét những cơ chế bên trong,
chức năng nhận thức và kiến trúc cơ bản. Thí dụ, để phân biệt giữa một cỗ máy
khả năng tạo ra vô số câu hoặc biểu thức từ một tập hợp hữu hạn những quy tắc
hoặc những thành phần, và một
cỗ máy tuân theo một danh sách được thiết lập trước, chúng ta có thể xem liệu
cỗ máy đó có thể được hồi sinh bằng cách tăng bộ nhớ của nó, hay bằng cách thêm nhiều hướng dẫn hơn. Điều này cho thấy rằng những thử nghiệm chỉ tập
trung vào hành vi bên ngoài, như thử nghiệm Turing, là không đủ để xác định tư
tưởng và trí thông minh; những cơ chế bên trong cũng phải được xem xét. Vậy câu
hỏi của tôi là: điều này có chỉ ra rằng thử nghiệm Turing, theo một nghĩa nào
đó, đặt ra một câu hỏi quan trọng và chính xác không?” [6]
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Apr/2024)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1] Predicate: gồm
động từ, tính từ hoặc cụm danh từ.
[2]
intentional psychology: nhánh của
tâm lý học tập trung vào những trạng thái tinh thần và những tiến trình liên
quan đến hoặc hướng đến một gì đó, chẳng hạn như tin tưởng, mong muốn, ý định và suy nghĩ. Nó nghiên cứu cách
những trạng thái tinh thần này ảnh hưởng đến hành vi và cách chúng liên quan
đến khả năng của não thức trong việc thể hiện thế giới và những đối tượng của
nó. Về cơ bản, nó liên quan đến những phương diện có mục đích và hướng đến mục tiêu của hoạt động
tinh thần.
[3] a linguistic agent
[4] self-knowledge – tự nhận thức
– nhận thức hoặc
sự hiểu biết của một người về suy nghĩ, tin tưởng và quan điểm của chính mình. Chomsky nhấn mạnh rằng
cách chúng ta hiểu và dùng từ
ngữ (lexicon) gắn chặt với quan điểm và khái niệm bên trong của chính chúng ta,
vốn là một phần của nhận thức hoặc tự hiểu biết của chúng ta. Điều này cho thấy
rằng việc chúng ta dùng ngôn
ngữ không chỉ liên quan đến những sự
kiện bên ngoài nhưng còn
liên quan đến cách chúng ta hiểu và liên hệ với những sự kiện đó bên trong chính
chúng ta.
[5] non-lexical and formal
aspects of semantics: những phần của ngôn ngữ liên quan đến cấu trúc và quy tắc
chi phối ý nghĩa, thay vì ý nghĩa của từng từ hoặc vốn từ vựng (lexicon).
[6]
Thử
nghiệm Turing theo truyền thống được hiểu là một cách để xác định xem máy móc
có thể biểu hiện hành vi không thể phân biệt được với của con người hay không, dựa trên khả năng tạo ra phản
ứng giống con người trong trò chuyện/đối thoại. Tuy
nhiên, Chomsky lập luận rằng việc tập trung vào hành vi bề mặt này – về cơ bản
là khả năng bắt chước phản ứng của con người của máy móc – bỏ qua những phương
diện sâu xa hơn, quan trọng hơn của trí thông minh, đặc biệt là quan hệ phức
tạp giữa ngôn ngữ và suy nghĩ, liên quan đến những tiến trình nhận thức và phát
sinh cơ bản. Phê bình
của Chomsky cho rằng thử nghiệm Turing có thể không phải là thước đo toàn diện
về trí thông minh thực sự, vì nó không đề cập đến những tiến trình nội tại tạo
ra hành vi thông minh. Thay vào đó, Chomsky lập luận rằng trí thông minh có
liên hệ sâu xa với khả năng tạo ra những ý tưởng mới và suy nghĩ độc đáo của
não thức, vốn rất cần thiết để hiểu ngôn ngữ và suy nghĩ, thay vì chỉ sao chép
hoặc bắt chước những gì đã gặp phải. Để phản
ảnh sự hiểu biết này, câu hỏi được viết lại theo ý của giáo sư Bilgrami có thể
là:
“Với phê
bình của Chomsky rằng thử nghiệm Turing chỉ đánh giá khả năng bắt chước phản
ứng của con người của máy móc nhưng không xem xét đến những tiến trình nhận
thức sâu hơn, điều này có gợi ý rằng thử nghiệm bỏ qua bản chất thực sự của trí
thông minh, nằm ở những chức năng sáng tạo và phát sinh bên trong, hỗ trợ
ngôn ngữ và suy nghĩ, thay vì chỉ là hành vi bên ngoài không?”