Wednesday, September 26, 2018

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (02)

Đạo Phật như Triết học
Một Dẫn nhập
Mark Siderits










CHƯƠNG HAI

 

Đạo Phật ban đầu: Những Giảng dạy Căn bản

 

 

Trong chương này, chúng ta sẽ thăm dò những giảng dạy căn bản của đạo Phật ban đầu, những giảng dạy của đức Phật và những học trò gần nhất sau ngài. Điều này sẽ dùng để giới thiệu một tập hợp gồm những nguyên lý vốn tất cả những triết gia đạo Phật đều chấp nhận. Trong những chương sau chúng ta sẽ xem xét những triết gia đạo Phật khác nhau đã khai triển thế nào những giảng dạy cốt lõi này trong những phương cách khác biệt. Nhưng trước khi chúng ta nắm được những ý tưởng căn bản đó vốn chung cho tất cả những trường phái đạo Phật, có thể là có ích lợi để nói một vài lời về cuộc đời đức Phật.

Saturday, September 22, 2018

Gombrich – Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật (13)


Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật
(What the Buddha Thought)
Richard Gombrich









Chương 13

Có phải quyển sách này để là được tin theo?

Quyển sách này đã bắt đầu như một tập hợp gồm những bài thuyết trình. Đúng khi tôi vừa viết xong, một đồng nghiệp người nước ngoài đã đưa lên Indology Net, trong đó tôi là một thành viên, câu hỏi – không biết có bất kỳ gì mới được xuất bản trong đó cho thấy – liệu đức Phật hay Bṛhadāraṇyaka Upaniṣad đã có trước. Vì vậy, tôi đã đưa lên mạng một danh sách gồm bảy ấn phẩm của tôi liên quan đến những đoạn trong tàng kinh Pali, trong đó có thể cho thấy đức Phật đã nhắc dẫn những đoạn trong những Upanişad, hiện còn giữ được, chủ yếu trong BĀU. Tôi đã thêm:

Trừ khi chúng ta bám chặt với quan điểm cho rằng đức Phật thì toàn trí, và do đó ngài có thể trả lời những bản văn vốn sẽ được sáng tác trong tương lai, tôi không thể hiểu tại sao những tham dẫn về những đoạn văn quan trọng trong BĀU lại thất bại trong việc không giải thích như đã được cho thấy rằng chúng đã có trước khi ngài giảng dạy.


Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (01)

Đạo Phật như Triết học
Một Dẫn nhập

Mark Siderits







 

Đạo Phật như Triết học

 

Nội dung

Lời nói đầu

Chữ tắt và những nguồn dịch thuật

 

1.      Đạo Phật như Triết học?

Giới thiệu triết học như một chủ đề nội dung, và đạo Phật như triết học

2.      Đạo Phật ban đầu: Những Giảng dạy Căn bản

Những giảng dạy căn bản của đức Phật Gautama

3.      Không Có cái-Tôi: Những Cá Thể Trống Rỗng

Những luận chứng cho tuyên bố rằng không có cái-Tôi: và rằng cá thể con người là một khái niệm giả tạo

4.      Đạo đức học đạo Phật

Những hệ quả đạo đức của quan điểm thu giảm về con người của đạo Phật

5.      Nyāya: một tạm nghỉ chen giữa

Siêu hình học và tri thức học của trường phái Nyāya trong triết học India chính thống

6.      Abhidharma: Siêu hình học về những cá thể trống rỗng

Abhidharma như một sự khai triển về siêu hình cần thiết để đặt nền tảng cho quan điểm thu giảm về con người của đạo Phật

7.      Sự khởi lên của Mahāyanā

Mahāyanā như một biểu hiện dứt khoát nổi bật của đạo Phật, và những khác biệt của nó với Abhidharma

8.      YYogācāra: Chỉ-những-ấn tượng và sự Phủ nhận những Đối tượng Vật chất

Những luận chứng Yogācāra cho sự không-là-có của những đối tượng vật những hệ quả về quan điểm cứu người giúp đời

9.      Madhyamaka: Học thuyết về Không

Những Luận chứng cho tuyên bố rằng tất cả mọi sự vật việc đều trống không tuyên bố đó nên hiểu thế nào

10.   Trường phái Diṅnāga: Tri thức học đạo Phật

Giải thích của Diṅnāga về những phương tiện của kiến thức, và những dẫn kết của nó với tri thức học và siêu hình học.

 

Saturday, September 15, 2018

Harari – Bạn biết ít hơn bạn nghĩ mình biết

Bạn biết ít hơn bạn nghĩ mình biết
(21 Bài học cho Thế kỷ 21)
Yuval Noah Harari











PHẦN IV
Sự thật

Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp và rối trí trước tình trạng xáo trộn khó khăn trên khắp thế giới, bạn đang theo đúng đường tiến. Những tiến trình toàn cầu đã trở nên quá phức tạp cho bất kỳ một người đơn độc nào để hiểu. Khi đó, bạn có thể biết sự thật về thế giới, và tránh rơi thành nạn nhân của tuyên truyền và thông tin sai lạc, như thế nào?

Tuesday, September 11, 2018

Harari – Tuyệt vọng và hy vọng

Tuyệt vọng và hy vọng
(21 Bài học cho Thế kỷ 21)
Yuval Noah Harari











PHẦN III
Tuyệt vọng và hy vọng

Mặc dù những thử thách đều chưa từng có, và mặc dù những bất đồng đều sôi nổi mãnh liệt, loài người có thể vươn gắng lên để đối phó với cơ hội khó khăn mới, nếu chúng ta giữ được kiểm soát sự sợ hãi của mình và khiêm tốn hơn một chút trong những cái nhìn của chúng ta.


Saturday, September 8, 2018

Harari – Văn minh & Tôn giáo

Harari – Văn minh & Tôn giáo
(21 Bài học cho Thế kỷ 21)
Yuval Noah Harari

(←... tiếp theo)







PHẦN II
Thử thách chính trị

Việc sát nhập kỹ thuật tin học và kỹ thuật sinh học đe dọa những giá trị cốt lõi thời nay của tự do và bình đẳng. Bất kỳ giải pháp nào cho thử thách kỹ thuật đều phải gồm có sự hợp tác trên toàn thế giới. Nhưng chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và văn hóa phân rẽ loài người vào thành những phe phái thù địch và làm sự hợp tác trên một tầng mức toàn cầu thành rất khó khăn.

Saturday, September 1, 2018

Harari – Tan Vỡ Ảo Tưởng

Tan Vỡ Ảo Tưởng
(21 Bài học cho Thế kỷ 21)
Yuval Noah Harari







21 bài học cho thế kỷ 21

Dẫn Nhập [1]