Monday, April 15, 2024

Chomsky - Ngôn Ngữ và Tư Tưởng

NGÔN NGỮ VÀ TƯ TƯỞNG

(Language and Thought)

 

Noam Chomsky

 

 


 

Thay lời giới thiệu

 

Có một số những giáo điều về ngôn ngữ mà tôi nghĩ đang bị bác bỏ một cách có hệ thống, và tôi nên nói thêm rằng chúng cũng được duy trì, bởi những nhà ngôn ngữ học, không chỉ bởi công chúng nói chung. Những giáo điều về ngôn ngữ này đang bị những nghiên cứu trong chiều hướng hiện nay thách thức hay làm suy yếu. Đây là một quan điểm thiểu số và tôi không (nói điều này) thay mặt cho giới chuyên môn.

 

. …. Thí dụ, một giả định chung về ngôn ngữ, gần như một giáo điều trong triết học, hiểu biết thông thường, ngôn ngữ học và tâm lý học, là ngôn ngữ chủ yếu là một phương tiện truyền thông giao tiếp và nó đã tiến hóa như một phương tiện truyền thông. Có lẽ, điều đó hoàn toàn sai. [1]

 

Có vẻ như những ngôn ngữ đã phát triển và được thiết kế như một phương thức tạo ra và giải thích ý nghĩa của suy nghĩ. Về cơ bản, đó là một hệ thống suy nghĩ. Nó có thể được dùng để truyền đạt mọi sự việc mọi người làm, cũng như bạn có thể truyền thông bằng kiểu tóc, phong cách đi đứng, và nhiều sự vật việc khác. Đúng, ngôn ngữ có thể được dùng để truyền thông, nhưng nó dường như không phải là một phần trong thiết kế của nó. Thiết kế của nó dường như hoàn toàn khác biệt và trên thực tế, nó ngay cả còn có vẻ làm suy yếu khả năng truyền thông. Nếu bạn xem xét kỹ cấu trúc của ngôn ngữ, bạn sẽ thấy từng trường hợp ngay tại cốt lõi của thiết kế ngôn ngữ, nơi có những mâu thuẫn giữa điều gì hiệu quả cho truyền thông và điều gì hiệu quả cho thiết kế sinh học cụ thể của ngôn ngữ. Trong mọi trường hợp đã biết, hiệu quả truyền thông đều bị hy sinh; nó chỉ không phải là một sự cân nhắc. Tôi nghĩ đó là một kết luận có ý nghĩa rất rộng rãi. Để thiết lập nó, bạn phải xem xét công việc kỹ thuật; đó không phải là điều bạn có thể trình bày giải thích trong hai phút. Nhưng nó không sâu xa; nó không phải là vật lý quantum. Nửa giờ chắc chắn là đủ, và tôi nghĩ đó là một hậu quả khá sâu rộng.

 

Một tin tưởng chung khác về ngôn ngữ, gần như là một giáo điều trong tất cả những lĩnh vực liên quan – triết học, ngôn ngữ học, v.v. – là những thành tố có ý nghĩa tối thiểu trong ngôn ngữ, những gì loại như những từ, có thể tách chọn lấy ra từ những thực thể bên ngoài tồn tại độc lập với nhận thức hay suy nghĩ của mỗi cá nhân.. Thí dụ, từ “sông” được cho là để chỉ con sông Charles, v.v. – một vùng sông nước cụ thể một nhà vật lý có thể xác định được. Tuy nhiên, điều đó hóa ra lại đúng với hệ thống động vật. Hệ thống truyền thông của động vật có những biểu tượng dường như có tương quan 1-1 với những sự kiện không phụ thuộc vào não thức. Thí dụ, một số tiếng kêu cụ thể của một con khỉ có thể chỉ ra nhiều tình cảnh khác nhau, chẳng hạn như tiếng lá lay động, hay tiếng chân rình rập của người đi săn đang đến gần, giống như kêu “tôi đói”, hay báo hiệu sự thay đổi nội tiết tố nào đó (trạng thái sinh lý). Nhưng điều này không đúng với ngôn ngữ. Những yếu tố ngôn ngữ không có thuộc tính đó. [2]

 

Trong thực tế, điều này Aristotle đã hiểu, và đã hiểu vào thế kỷ 17 và 18, với nhiều nghiên cứu thú vị về nó. Những thực thể vốn chúng ta xây dựng trong nói và viết, diễn đạt và diễn giải truyền thông của chúng ta, phần lớn là những đối tượng tinh thần, hay một phần tinh thần.[3] - Có nhiều cách vốn chúng là những phương thức vốn chúng ta giải thích những hiện tượng, nhưng chúng không chọn ra những thực thể trên thế giới vốn một nhà khoa học tự nhiên có thể xác định vốn không cần nhìn vào não thức chúng ta. Điều này cho chúng ta biết rất nhiều về bản chất của ngôn ngữ và bản chất của chính chúng ta. Ngôn ngữ là thuộc tính cốt lõi của con người; điều này đã được Darwin và một truyền thống lâu đời trước ông hiểu rõ. Nó rất khác với cách nó thường được hình thành. Tôi nghĩ đó là một trong những kết luận có ý nghĩa phổ biến khá rộng rãi. Cho phép tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng quan điểm này chỉ có một thiểu số nắm giữ; rất ít nhà ngôn ngữ học đồng tình với nó. Tuy nhiên, tôi dự đoán rằng theo thời gian, một số nhà ngôn ngữ học có thể đi đến tiếp nhận những ý tưởng này.

 

(Noam Chomsky - Language and Thought

https://www.youtube.com/watch?v=KEmpRtj34xg)

 

 

NỘI DUNG

GIỚI THIỆU 7

MỞ ĐẦU 9

NGÔN NGỮ VÀ TƯ TƯỞNG 13

THẢO LUẬN 55

Eric Wanner (Người Điều Hành) 5 7

Akeel Bilgrami 57

Máy May George 68

James H. Schwartz 71

KẾT LUẬN 78

Noam Chomsky 78

Ruth Nanda Anshen 93

GHI CHÚ TIỂU SỬ 94

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Vì chúng ta đều đắm chìm tất cả trong ngôn ngữ, buộc tôi phải nói ít lời sau đây;

 

Nếu có một quan tâm duy nhất nào phân biệt những học giả hiện nay trong tất cả những ngành học, thì đó là một sư tập trung chú ý vào ngôn ngữ, nhưng chỉ trong mỗi lĩnh vực cô lập chuyên môn .Cũng như tôi không có nghi ngờ rằng một số những hỗn độn nhầm lẫn tệ hại nhất thời nay của chúng ta đến từ sự sao lãng tổng quát của chúng ta với ngôn ngữ như một dụng cụ của suy nghĩ.

 

Ngôn ngữ thì hết sức đáng chú ý và quá quan trọng để có thể bỏ mặc cho những nhà ngữ văn cổ hay những người theo thuyết giản lược thời nay - giản lược hóa quá mức những hiện tượng phức tạp, đặc biệt là ngôn ngữ, bằng giải thích chỉ qua những phương pháp duy lý hay phân tích nhưng không xem xét những chiều sâu của cảm xúc hoặc tâm lý. Vì có một thống nhất nảy sinh từ hai giả định. Một là liên hệ giữa tâm lý con người và tiếng nói thì tinh tế và phức tạp hơn nhiều so với những gì người ta nhìn nhận. Thứ hai là ngôn ngữ, mặc dù nó chỉ là một trong những cách thức qua đó chúng ta truyền thông với nhau, truyền tải không chỉ tư tưởng nhưng cũng cả cảm xúc, do đó, một phân tích ngôn ngữ chỉ thuần duy lý sẽ không giải thích nó được nhiều hơn một giải thích hóa học về một hoa hồng sẽ định nghĩa hoa hồng.

 

Những ai trong chúng ta là những người yêu của những lời nói, những người vốn một câu nói tế nhị hay câu văn đẹp sẽ khiến mang đến phản ứng ngay lập tức với cảm xúc, biết rằng những lời nói đều chỉ là một phương tiện qua đó chúng ta bày tỏ tiếng lòng than khóc, lời chào đón, sự khám phá và sự đồng ý của chúng ta với những gì xảy ra với chúng ta từ bên trong và với những gì xảy ra với chúng ta từ bên ngoài. Giống như tất cả những người yêu nhau, chúng ta thêm thắt thật nhiều vào những gì chúng ta yêu thích. Chúng ta không yêu chỉ vì để yêu, nhưng yêu vì chính đời sống. Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện ngắn:

 

Bị dày vò bởi cơn khát tinh thần, một lữ hành vốn là một nhà tiên tri lang thang trong sa mạc u ám khi một thiên thần hiện ra với ông ở một ngã tư và kêu lên, “Hãy đứng lên, hỡi nhà tiên tri, hãy đi khắp đất liền và biển cả và thắp sáng trái tim của mọi người với một Lời””. (Pushkin, nhà thơ Nga đã viết như vậy.) Và như vậy. Mẫu mực về trí tuệ khôn ngoan của người Greece thời cổ, Heraclitus, đã nói “Đừng nghe tôi nhưng hãy nghe Lời”. [4]

 

Bản thân tư tưởng phải đi kèm với một hiểu biết phê phán về quan hệ giữa biểu đạt ngôn ngữ với trực giác sâu xa hơn và bền bỉ nhất của con người. Chính nhờ sức mạnh của ngôn ngữ (kích động những phản ứng hoặc cảm xúc mạnh mẽ, tạo tranh luận hoặc suy nghĩ mãnh liệt) vốn nắm bắt, lay chuyển và chuyển hóa khiến những sinh vật người trở thành con người. Bởi vì không có gì con người có thể là như vậy nếu không có ý nghĩa này, dù ngôn ngữ được thốt ra hay im lặng. Bằng cách này, ngôn ngữ như sức mạnh của những phổ quát được trao cho chúng ta để chúng ta phải vượt thắng môi trường của chúng ta, để chúng ta có thể có được một thế giới. Do đó, chúng ta bị đẩy vào một trạng thái trôi chảy và linh hoạt phổ quát vì chúng ta gắn sức mạnh nhanh chóng và không ngừng nghỉ của sự tồn tại cá nhân của chúng ta với sức mạnh chậm chạp và to lớn hơn của ngôn ngữ. Và với điều này thì chỉ có một nguồn duy nhất, đó là chính bản chất của não thức.

 

Nếu những lời được phát sinh từ một nguồn gốc khác với não thức; chẳng hạn như từ quê hương của một người, đất nước của một người, thì chúng sẽ sinh ra và chết đi với nguồn gốc đó. Hậu quả là chúng ta sẽ bị lừa dối và bị lừa vào trong một ảo tưởng.

 

Vấn đề của món quà kỳ diệu này vốn nó khiến chúng ta thông tin hay bày tỏ ý tưởng với người khác, tiết lộ cho người khác những bí mật ẩn giấu của con người chúng ta, khơi gợi những đặc tính tâm lý của não thức và trái tim khi cầu khẩn, bày tỏ nỗi buồn của chúng ta, trong đau buồn hoặc tuyệt vọng, trong lời cầu xin. thông qua dụng cụ độc đáo này , ngôn ngữ được giao phó cho truyền thống viết hoặc nói đã đánh bại sự ngấu nghiến của thời gian. Đây là vấn đề liên quan đến chúng ta, đang đè nặng não thức và trái tim của chúng ta. Đó là ngôn ngữ, toàn cảnh và sống động, phát ra âm thanh nóng bỏng và rung động từ miệng con người; nó là ngôn ngữ bị cắt đứt khỏi mọi thực tiễn, mọi áp dụng tức thời vốn đã dạy chúng ta rằng từ ngữ là những biểu tượng tối thượng của ý tưởng và rằng quyền lực của sự sống hay cái chết nằm ở lưỡi.

 

Lời nói là sức mạnh. Và nó là sức mạnh chính xác vì nó đánh thức những sức mạnh tiềm ẩn và bí mật của đời sống. Công việc của nó là khơi dậy những sức mạnh cho đến nay vẫn còn ẩn giấu hoặc trì trệ nhưng chỉ chờ đợi lời triệu tập đó để đưa chúng ra ánh sáng, vén lộ cho thấy chúng, nuôi dưỡng thúc đẩy lối vào của chúng trong hiện hữu và trong thời gian. Đó là sức mạnh mà ngay từ buổi đầu của văn minh, con người đã gán cho lời nói.

 

Ngôn ngữ là một tiến trình giải phóng khỏi thuyết duy lý về khái niệm, lôgích hay nói viết, diễn đạt truyền thông . Ngôn ngữ không chỉ diễn đạt, kết nối và suy diễn, nó cũng hình dung, và việc nắm bắt ngôn ngữ bằng trực giác là hành động và chức năng cơ bản của sức mạnh duy nhất vốn được gọi là lý trí. Vì khi đó chúng ta có thể chuyển từ việc chấp nhận dữ liệu một cách thụ động sang một cái nhìn sâu xa mới mẻ, mang tính xây dựng và tự phát về vũ trụ. Do đó, ngôn ngữ trở nên không thể thiếu không chỉ đối với việc xây dựng thế giới tư tưởng mà còn đối với việc xây dựng thế giới nhận thức, cả hai đều tạo thành liên hệ cuối cùng của sự hiệp thông có thể hiểu được, tinh thần và đạo đức, giữa tất cả chúng ta. Ngôn ngữ là một năng lượng, một hoạt động, không chỉ là truyền đạt thông tin hay bày tỏ ý tưởng và thể hiện bản thân mà còn là sự định hướng trong vũ trụ. Đó là tinh thần làm nên thể xác. Sự câm lặng bạo lực, sự cô lập tuyệt vọng mà chúng ta trải qua cuối cùng cũng được thể hiện qua ngôn ngữ. Và chính việc tạo ra những chân trời truyền đạt thông tin, hay bày tỏ ý tưởng ngày càng mở rộng của con người đang dần bao trùm toàn thể nhân loại mà chúng ta được kêu gọi bởi một nhu cầu nội tại vô tận để nuôi dưỡng và tôn vinh – viễn tượng về truyền đạt thông tin hay bày tỏ ý tưởng qua kết nối thâm sâu hay chia sẻ kinh nghiệm cá nhân. Chúng ta không cần tìm kiếm lời; lời được ban cho bên trong chúng ta. Và cuối cùng, chúng ta nhớ, như Wilhelm von Humboldt, nhà triết học ngôn ngữ vĩ đại, đã nói, “Chúng ta là con người không phải vì chúng ta có ngôn ngữ mà vì chúng ta là ngôn ngữ”.

 

Ruth Nanda Anshen

 

 

Ngôn Ngữ Và Tư Tưởng [5]

Noam Chomsky

 

 

Hãy để tôi nhanh chóng xoa dịu bất cứ kỳ vọng nào mà tôi có thể hy vọng làm được nhiều hơn là loại bỏ những chủ đề khá lớn lao đã gợi ý bởi nhan đề của những nhận xét này. Những chủ đề đi ngược về nguồn gốc của những suy nghĩ đã ghi lại và chạm đến cốt lõi của bản chất của chúng ta. Chúng đã gợi ra những điều tra phức tạp và tinh tế, ngày càng tăng nhanh trong những năm gần đây. Những môn học định hướng thực nghiệm liên quan đến ngôn ngữ và tư tưởng đã trở nên chuyên môn hóa cao. Khi còn là sinh viên nghiên cứu cách đây bốn mươi năm, tôi không cần cố gắng nhiều để nắm vững nội dung lý thuyết ngôn ngữ học và tâm lý học; những gì được hiểu vào thời đó chiếm chỗ rất ít trong chương trình giảng dạy ngày nay. Không phải cách đây 1 năm, mọi giảng viên trong khoa của tôi đều có thể tham gia tích cực vào mọi hoạt động bảo vệ luận án. Những ngày đó đã qua lâu rồi.

 

Chuyên môn hóa không phải là bằng chứng của sự tiến bộ được. Nó thường có nghĩa là thay thế những hiểu biết sâu xa để ủng hộ sự thao túng kỹ thuật ít được quan tâm. Theo tôi, điều đó vẫn đúng một phần cho đến ngày nay, mặc dù chỉ một phần. Những câu hỏi truyền thống không còn bị lãng quên hay bị coi là vô lý và vô nghĩa như thời kỳ hoàng kim của “khoa học hành vi” và những nhãn hiệu khác nhau của thuyết cấu trúc. Chúng đã được mở lại và trong một số trường hợp đã được điều tra nghiêm chỉnh. Những câu hỏi mới đang được đặt ra vốn cách đây vài năm không thể tưởng tượng được, và chúng dường như là những câu hỏi đúng, mở đường cho những hiểu biết mới và những vấn đề không thể lường trước. Đã có sự bùng nổ phát triển về phạm vi những hiện tượng thực nghiệm được hiểu khá rõ ràng và lý thuyết giải thích phải có thể giải đáp được.

 

Những đánh giá tương tự đã được đưa ra trong quá khứ, theo quan điểm của tôi, là không chính xác. Ngày nay, chúng cũng nên được nhìn bằng con mắt hoài nghi. Ngay cả trường hợp một tác phẩm với cẩn trọng và tinh tế đáng kể, có thể hữu ích khi nhớ lại những suy nghĩ của Voltaire về siêu hình học: một vũ điệu với những bước nhảy tao nhã, nhưng cuối cùng không dẫn đến đâu cả. Đối với tôi, sự chênh lệch giữa cường điệu qua chiến lược truyền thông nhằm nêu lên hình ảnh tích cực với công chúng và những thành tựu liên quan thực sự thường rất đáng chú ý; Tôi đang nghĩ đến những tuyên bố với hứa hẹn to lớn của những mô hình mạng lưới thần kinh (kết nối) hoặc trí tuệ nhân tạo, hoặc về một “cuộc cách mạng nhận thức”. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng ở một số lĩnh vực, sự tiến bộ đã rất đáng kể.

 

Tôi sẽ cố gắng phác họa quang cảnh theo cách mà tôi thấy, nhấn mạnh trước rằng đó là quan điểm cá nhân và chắc chắn là một quan điểm của thiểu số.

 

Một điểm khởi đầu tiêu chuẩn là khuôn khổ được Gottlob Frege xây dựng đúng một trăm năm trước, nó đã chứng tỏ là một mô hình cho nhiều nhữngđến theo. Giả định cơ bản của Frege là “nhân loại sở hữu một kho tàng tư tưởng chung được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”, một gì vốn “không thể bị phủ nhận;” Nếu đã không là vậy, “một khoa học thông thường sẽ không thể có được” [6]. Những suy nghĩ chung này được diễn đạt trong một ngôn ngữ chung của công chúng, gồm những dấu hiệu chung. Một dấu hiệu có hai phương diện. Đầu tiên, nó chỉ định một đối tượng trong thế giới, biểu hiên, hay ám chỉ của; trong một “ngôn ngữ hoàn hảo về lôgích”, điều đó sẽ đúng cho mọi diễn đạt “được xây dựng tốt”. Thứ hai, một dấu hiệu có một “ý nghĩa” gắn chặt vào sự vật nó biểu thị hay đại diện , và có một "ý nghĩa" được tất cả những người sử dụng thành thạo ngôn ngữ hiểu; hiểu một diễn đạt  biết ý nghĩa của nó trong ngôn ngữ có chung. Ngoài ra, mỗi người có thể có một hình ảnh tinh thần riêng gắn liền với giác quan khách quan. Ký hiệu, giác quan và vật ám chỉ là những thực thể bên ngoài, nằm ngoài não thức/bộ não. Chúng ta có thể lấy sự loại suy của Frege, giả định rằng chúng ta quan sát mặt trăng qua một kính thiên văn. Chúng ta có thể nghĩ hình ảnh thật của mặt trăng được chiếu bên trong kính thiên văn, một vật thể chung cho tất cả những người quan sát, tương tự với giác quan; hình ảnh trên võng mạc của cá nhân tương tự như hình ảnh tinh thần của mỗi người

 

Bức tranh cơ bản đã được chấp nhận rộng rãi. Ý tưởng rằng một dấu hiệu chọn ra một đối tượng trong thế giới mà nó đề cập đến “rõ ràng là có lý”, Gareth Evans nhận xét trong một trong những nghiên cứu tham khảo quan trọng nhất gần đây.

 

 

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Apr/2024)

(Còn tiếp ... )

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com



[1] Nguyên văn - “That language is primarily a means of communication, and that it evolved as a means of communication. Probably, that's totally false.”

(a) “evolved”: ngôn ngữ, giống như những sinh vật sinh học, đã trải qua một tiến trình thay đổi và thích ứng dần dần theo thời gian, dẫn đến sự phát triển và đa dạng hóa thành nhiều hình thức và cấu trúc khác nhau. Có thể hiểu, ngôn ngữ, giống như những sinh vật sống, đã phát triển qua chọn lọc tự nhiên, chịu ảnh hưởng của những yếu tố sinh học, nhận thức, xã hội hoặc văn hóa, dẫn đến hình thức và chức năng hiện tại.

(b) “communication”: giao tiếp truyền thông - đề cập đến tiến trình truyền tải thông tin, ý tưởng, suy nghĩ hoặc cảm xúc giữa những cá nhân hoặc nhóm qua việc dùng những biểu tượng, dấu hiệu, ngôn ngữ hoặc hành vi. Nó gồm nhiều hình thức tác động hỗ tương khác nhau, như giao tiếp bằng lời nói và không-lời nói, khiến cho việc trao đổi ý nghĩa - truyền đạt và hiểu thông tin, ý tưởng hoặc khái niệm. - giữa những cá nhân được dễ dàng tiện lợi.

[2] Noam Chomsky có một lập trường rất phức tạp tinh tế - dựa trên quan điểm đặc biệt của chính ông - về câu hỏi liệu động vật có ngôn ngữ hay không. Mặc dù thừa nhận sự phức tạp của hệ thống truyền thông giao tiếp ở động vật nhưng ông vẫn duy trì sự phân biệt rõ ràng giữa chúng và ngôn ngữ của con người. Chomsky chỉ ra sự khác biệt đáng kể về độ phức tạp, cấu trúc và khả năng phát sinh (khả năng tạo ra vô số hạn của những câu và \diễn đạt mới bằng cách chỉ dự trên một tập hợp hữu hạn của những từ và qui luật) giữa hệ thống truyền thông giao tiếp của động vật và ngôn ngữ của con người. Trong phỏng vấn On the Myth of Ape Language (Về huyền thoại về ngôn ngữ của loài vượn), Chomsky gợi ý rằng gán gọi việc truyền thông giao tiếp của chimpanzee như ngôn ngữ sẽ là nhục mạ óc thông minh của chúng. Ông ví nó giống như việc con người bắt chước điệu nhảy lắc lư của loài ong và giải thích nó như sự truyền thông giao tiếp của con người.

Chomsky luôn phản đối quan điểm cho rằng ngôn ngữ có thể tiến hóa từ sự truyền thông giao tiếp của động vật. Ông lập luận rằng ngôn ngữ đại diện cho một sự phát triển tiến hóa độc đáo riêng của con người, khác biệt với bất kỳ phương thức truyền thông giao tiếp nào khác của động vật. Mặc dù Chomsky thừa nhận sự phức tạp của hệ thống truyền thông giao tiếp ở động vật nhưng ông tránh phân loại chúng là ngôn ngữ giống như ngôn ngữ của con người. Thay vào đó, ông nhấn mạnh bản chất khác thường của ngôn ngữ con người, nhưng ông không khẳng định dứt khoát rằng những động vật không có bất kỳ một hình thức ngôn ngữ nào.

[3] Mental, partially mental objects: Những thực thể hay khái niệm có những phương diện liên quan đến não thức hay ý thức. Thuật ngữ “tinh thần” gợi ý rằng những đối tượng này tồn tại trong lĩnh vực suy nghĩ, nhận thức hay diễn giải, cho thấy bản chất trừu tượng hay tâm lý của chúng. “một phần-tinh thần” ngụ ý rằng trong khi những đối tượng này có một số đặc điểm bị ảnh hưởng bởi những tiến trình tinh thần cá nhân, chúng cũng có thể có những thuộc tính hay phẩm chất khác vượt ngoài những xem xét thuần túy về mặt tinh thần. Nhìn chung, nó nhấn mạnh liên quan phức tạp giữa những cấu trúc tinh thần và những phương diện khác của thực tại

[4] “…. Arise O Prophet! Work My will, / Thou that hast now perceived and heard./ On land and sea thy charge fulfill / And burn Man's heart with this My Word.” (Alexander Pushkin The Prophet )

“Listen not to me but to the Logos (Word)”- Heraclitus dường như là người đầu tiên sử dụng từ logos để chỉ trí thông minh duy lý siêu phàm thần thánh

[5] Dich từ Chomsky, Noam. Language and thought. Wakefield, RI & London: Moyer Bell, 1993.

(The Frick Collection - Anshen Transdisciplinary - Lectureships in Art, Science and The Philosophy of Culture - Monograph Three)

 

Những chú thích trong ngoặc vuông [... ] từ nguyên bản. Những chú thích khác, với những sai lầm nếu có, là của tôi, sẽ tìm chữa sau.

 

[6] kiến thức tập thể tạo thành nền tảng của nghiên cứu và thảo luận khoa học, cho phép giao tiếp và hợp tác giữa những nhà khoa học và nhà nghiên cứu.