Wednesday, May 30, 2018

Plato – Republic (13)

Plato
The Republic 
(Πλάτων - Πολιτεία)









QUYỂN 10

Thảo luận xong luận chứng chính của Republic. Socrates bây giờ trong tư thế để tiếp tục bàn luận về loại thơ nào nói về con người được cho phép (viết và đọc) trong Kallipolis – vốn đã phải tạm hoãn trong Quyển 3 (392a-c). Với sự quan trọng Socrates gán cho huấn luyện về âm nhạc, thơ ca và thể dục (424b-425a), và sự quan trọng của Homer và Hesiod trong nền giáo dục của Hellas, chủ đề này đi đến tự nhiên, không phải để đi đến một cao điểm căng thẳng kịch tính cho đàm thoại. Đúng hơn, trong thời đó, giáo dục mới dựa trên triết học của Socrates phải đối mặt với một giáo dục truyền thống dựa trên thơ ca. Trung tâm thảo luận này là một giải thích mới về mimesis – hay sự-bắt chước – dựa trên những lý thuyết siêu hình đã giới thiệu trong Quyển 5 đến Quyển 7. Ở đầu quyển 3, bắt chước là một gì đó do một người thực hiện bằng cách thủ vai, đóng giả vào thành một nhân vật trong một bài thơ (394d ff.) Bây giờ, bắt chước là chính một bài thơ hay một bức tranh làm một gì tương tự như thế đó.

Sunday, May 27, 2018

Plato – Republic (12)

Plato
The Republic 

(Πλάτων - Πολιτεία)


Quyển 8 chấm dứt với sự mô tả thể chế độc tài. Quyển 9 bắt đầu với một mô tả dài và xuất sắc về chính con người độc tài, đặc biệt với quan điểm hiện thực và cái nhìn tâm lý sâu sắc. Mô tả xong, Socrates sẵn sàng để trả lời những thách thức Glaucon đã nêu ở quyển 2.

Tóm tắt: [571a-580a]

Dưới sự độc đoán của tình yêu nhục cảm, ông đã vĩnh viễn trở thành trong khi tỉnh táo những gì ông thường trở thành đôi khi trong khi ngủ.

Thursday, May 24, 2018

Gombrich – Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật (06)

Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật

(What the Buddha Thought)
Richard Gombrich







Chương 6
Những Giá trị Tích cực của đức Phật: Thương Yêu và Từ Bi

Đây là một chương có tham vọng, vì trong nó tôi muốn minh hoạ cùng một lúc nhiều những kích thước khác nhau của tư tưởng và giảng dạy của đức Phật; một trong số chúng tôi xem như quan trọng trung tâm. Trong chương tiếp, tôi sẽ bắt đầu phương pháp của tôi, và trên hết, sự minh định của tôi về tuyên bố rằng bằng chứng ủng hộ việc chúng ta gán trả lại những ý tưởng này về đức Phật, một cá nhân duy nhất. Như tôi đã viết, bằng chứng của cái bánh pudding thì trong việc ăn cái bánh đó, và tôi tin rằng trường hợp của tôi sẽ mang theo sự xác quyết, nếu tôi có thể chứng tỏ phương pháp của tôi đem cho những kết quả như thế nào.

Sunday, May 20, 2018

Tụng ca Sáng Tạo – Nasadiya Sukta

Tụng ca Sáng Tạo 
Nasadiya Sukta (the Hymn of Creation)











Nasadiya Sukta 

1.
Một trong những bài tụng ca đươc nhắc đến nhiều nhất trong Rig Veda là  Nasadiya Sukta và cũng được gọi là Tụng ca Sáng Tạo (the Creation Hymn). Từ ‘Nasadiya’ có gốc từ ‘ná ásat’  nghĩa ‘không phải cái không-là-có’ (not the nonexistent) [1]Nasadiya Sukta là tụng ca thứ 129 của sách (Mandala) thứ 10, trong tập Rig Veda (10:129). 
Thường được xem như một trong những bản văn viết về sau trong Veda, có lẽ được viết vào khoảng thế kỷ 9, TCN. Như tất cả những bản văn trong Veda, chúng đều đã được lưu truyền bằng tụng đọc từ rất lâu, đến nghìn năm, trước khi được chép thành văn tự, Như thế, Nasadiya Sukta có lẽ là bản văn được biết (còn giữ được) đầu tiên của nhân loại nói về vũ trụ và sự khởi thuỷ của thế giới.

Friday, May 18, 2018

Gombrich – Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật (05)

Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật

(What the Buddha Thought)
Richard Gombrich









Chương 5
Đức Phật giảng ‘Vô Ngã’ đã với nghĩa gì?

Những dẫn nhập vào tư tưởng của đức Phật thường bắt đầu bằng việc làm nổi bật hai trong số những ý tưởng của ngài: Khổ Đế, rằng ‘mọi sự vật việc đều đau khổ’ [1]; và sự giảng dạy về Không-Hồn hay Vô Ngã [2]. Cho đến giờ, tôi đã dành chỉ một vài câu ngắn về những ý tưởng đó trong chương Dẫn nhập. Ở đó, tôi đã cho thấy rằng theo quan điểm của tôi, chìa khoá để mở những cánh cửa tư tưởng của đức Phật là học thuyết về Nghiệp và ý tưởng rằng tất cả chúng ta đều chịu trách nhiệm về chính chúng ta – một ý tưởng vốn có một phương diện siêu hình quan trọng, nhưng trên hết, nó là một nguyên lý đạo đức.

Tuesday, May 8, 2018

Gombrich – Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật (04)

Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật

(What the Buddha Thought)
Richard Gombrich






Chương 4
Những Có-từ-trước trong đạo Jain

Mặc dù tôi đã đề cập đến ảnh hưởng của đạo Jain [1] với đức Phật trong Lịch sử Xã hội của tôi, do thiếu cả thời gian lẫn không gian, tôi đã nói quá ít về nó ở đó. Đó quả thực là lối thoát dễ dàng, thậm chí thận trọng. Bằng chứng của chúng ta cho thời kỳ đầu của đạo Jain thì ít ỏi đến cùng quẫn và rất khó để đánh giá. Điều được biết nhiều và được khẳng định chắc chắn rằng đức Phật và Mahāvira [2], người đôi khi được coi là vị sáng lập đạo Jain, đã sống trong cùng một thị trấn, Rājagrha, nay là Rajgir trong tiểu bang Bihar của India, và đã xấp xỉ là những người cùng thời: Mahāvira ít tuổi hơn đức Phật nhưng đã chết sớm, trước đức Phật, điều đó hầu như khó ngạc nhiên sau khi được biết sự khổ hạnh khắc nghiệt cùng cực của vị này. Một số những tương đồng rộng rãi giữa đạo Phật và đạo Jain rất nổi bật gây chú ý nhiều khiến những nhà học-India đầu tiên khi khám phá được đạo Jain đã lầm tưởng nó là một nhánh của đạo Phật.[3]