Wednesday, March 18, 2009

Đọc Lại Tấm Cám

Đọc Lại Tấm Cám











Tháng ngày biến hóa, ác luân hồi [1]



1. “Meme” - memetics

Trong sinh học, một cá tính di truyền từ thế hệ này qua thế hệ sau, có gốc trong sinh lý tế bào - gọi là “gene” (đơn vị cơ bản của di truyền tìm thấy trong DNA). Tương tự, một ý niệm văn hóa cơ bản, một thành tố của tư tưởng, thái độ tiếp xử, hay phương thức sinh hoạt được lưu chuyển, biến thái, lan truyền từ người qua người, thế hệ qua thế hệ, trong một văn hóa đặc thù, có tên gọi là “meme” [2].

“Gene” trong “cõi” của máu thịt, tế bào, “meme” trong “cõi” của tư tưởng nhân văn xã hội (cultural anthropology, cognitive psychology, and social psychology). Cả hai đều “di truyền” và tiến hóa, cả hai song song tác hợp vào tiến trình tiếp nối sự sống, tạo cõi sống [3], đa dạng, muôn màu muôn vẻ.

Saturday, March 14, 2009

Và có nắng, gió xuân như sáng nay




Và có nắng, gió xuân như sáng nay









Nghe Tụng Tâm Kinh

Đây là những cảm nhận, lần đầu được nghe Tâm Kinh tụng thật nhanh, trầm hùng cùng tiếng chuông mõ, như đuổi người lao nhanh đến bờ.
Nghe không hiểu gì cả, nhưng tất cả chấn động.


1.
Lời chấn động...
Kinh [1] khởi như sấm động, ào ào ý vạn pháp giai không cuộn dậy, để dẫn đến câu thần chú qua bờ bên kia. Như núi lở, triều dâng, mọi lời tan như bọt sóng, vỡ như đá vụn, rồi tắt tuyệt trong chốn của:

không sanh, không diệt, không lão tử, không hết lão tử
Từ vô thủy đến vô chung, chưa có gì sanh ra, không có gì mất đi, Từ trên đỉnh vô cùng của thời gian, ở lúc không gian và thời gian và vật chất còn là một, lúc thời gian chưa cất cánh, lúc không gian chưa thành, lúc vạn vật chưa chuyển hoá,...

không vô minh, không hết vô minh
Mọi vật đều do tương sinh mà có, nên vượt lên cao, không còn cây, chỉ thấy rừng, cao nữa, rừng cũng không còn, chỉ là màu xanh, cao nữa, xanh cũng mất, cái nhìn cũng mất, ai nhìn? có ai đâu!
cái Không trùm lấp, và cũng không có Không, đó chỉ là lời, là ý, là không, là Không, rồi không-Không,...vì không phân biệt,  cũng vì:

không có tự tánh, mọi pháp đều Không
Không có cái tự nó, nói chi đến cái Nó
như tiếng hét của sư tử, chấn động
Mọi pháp do duyên mà sinh khởi, vì có cái này nên có cái kia.

Một bàn tay vỗ, tiếng thế nào?
Không ai bên cây lúc đổ trong rừng, tiếng ra sao?
Như giữa bóng đêm thấy ánh sáng, rồi ánh áng cũng không là ánh sáng, cái thấy đột mất, người thấy cũng mất, ngay sự Mất cũng mất.
Lùi, lùi dần, đất chỗ đang đứng xụp, lở, ầm ầm vang dội, rồi rơi vào tuyệt đối im lặng, vào chốn Không.

như màu xanh của núi cao biển lớn kia chăng?
vào cõi tưởng là-có để thấy không trong tất cả thực là-không

cõi người ta? chốn đi về trăm năm của thiên cổ?
Hãi hùng,
Thoát

qua bờ bên kia – đáo bỉ ngạn

Thursday, March 12, 2009

Tiếng chuông chùa trong Phong Kiều Dạ Bạc




Tiếng chuông chùa trong Phong Kiều Dạ Bạc









楓橋夜泊  
張継

月落烏啼霜満天
江楓漁火対愁眠
姑蘇城外寒山寺
夜半鐘声到客船

Thơ:
Phong Kiều Dạ Bạc
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền [1]
Trương Kế (? -756?) [2]

Nghĩa:
Đêm đỗ thuyền trên bến Phong Kiều [3]
Trăng khuất, quạ kêu, sương đầy trời
Cây phong bờ sông, đốm lửa thuyền chài, đối nhau trong giấc ngủ buồn
Ngoài thành Cô Tô [4], từ chùa Hàn San [5]
Lúc nửa đêm, tiếng chuông vọng đến thuyền khách.