Monday, August 19, 2024

Chomsky - Ngôn Ngữ và Tư Tưởng (08)

NGÔN NGỮ VÀ TƯ TƯỞNG

(Language and Thought)

 Noam Chomsky

 

 (← ... tiếp theo)


 


PHẦN KẾT LUẬN

 

Giáo sư Noam Chomsky:

[Trước tiên hãy để tôi trả lời] nhận xét của Tiến sĩ Schwartz. Tôi đồng ý với ông về một điều chắc chắn. Tôi nghĩ lịch sử khoa học rất có ích trong việc cố gắng tìm hiểu những gì đang diễn ra ở đây về vấn đề này, và tôi cũng đồng ý với ông về vấn đề “/” trong não thức/bộ óc. [1]

 

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng lịch sử khoa học dạy một một gì đó hoàn toàn khác với những gì vốn nhiều nhà sinh học thời nay và đặc biệt là những nhà sinh lý học thần kinh đã rút ra từ đó. Trong thực tế, tôi nghĩ nó dạy điều ngược lại với kết luận vốn họ rút ra từ đó. Tôi không nghĩ họ đang chú ý đến lịch sử khoa học rộng lớn hơn, vì họ như bị mê hoặc với một biến cố cực kỳ hiếm hoi. Cụ thể là, có một trường hợp gần đây về thuyết giản lược thành công, theo như tôi biết, về một trường hợp duy nhất: cụ thể là Crick và Watson. Đúng là Crick và Watson, và Pauling, v.v. đã thành công trong việc đưa ra một giải thích giản lược về những phần lớn sinh học trong những từ ngữ sinh hóa học tương đối đã được biết, hưng điều đó thì cực kỳ hiếm khi xảy ra trong lịch sử khoa học. [2]

 

Trong thực tế, hãy lấy một vài trường hợp vốn tôi đã nhắc. Hãy lấy Newton làm thí dụ, khoảnh khắc cổ điển. Nếu chúng ta tuân theo nguyên tắc rằng chúng ta phải có thuyết giản lược thì kết luận của Newton sẽ là, “Được rồi, không có quỹ đạo hành tinh nào cả”. Vì ông đã thành công trong việc chứng minh – đó chính là chủ đề của Tập II của Principia – rằng quí vị không thể giải thích quỹ đạo hành tinh hay bất kỳ loại chuyển động nào khác của trái đất theo triết lý cơ học, vốn là tự-hiển nhiên, ông nói, như tôi đã trích dẫn, và như Huygens và những người khác đã đồng ý. Không một người lành mạnh, ngay cả không “loạn trí” nào, có thể hoài nghi rằng triết lý cơ học là đúng – ngoại trừ việc nó sai! Kết luận của ông– và ông đã bỏ lại với nghịch lý này. Nhưng nếu ông đi theo quan điểm tương đương ngày nay là thuyết duy vật loại trừ, nói rằng, “Chà, chúng ta hãy nghiên cứu loại sự việc vốn chúng ta cho là đúng một cách giáo điều, và không nhìn vào những hiện tượng vốn chúng ta khám phá hay những giải thích vốn chúng ta khám phá ra cho chúng”, ông sẽ có lẽ đã nói: “Đúng, những hành tinh không có quỹ đạo. Định luật Kepler là sai. Không có gì chuyển động trên trái đất, vì trong thực tế, tất cả đều không phù hợp với triết lý cơ học”, như ông đã chỉ ra.

 

Vâng, đó là những gì những người theo thuyết giản lược sẽ nói. Và trong thực tế – đó là những gì đã nói: ·· nếu quí vị nhìn lại tranh luận ở thế kỷ 17, những kết quả của Newton đã bị một số nhà khoa học rất nổi tiếng, ở lục địa (Europe) chế giễu, về cơ bản trên những nền tảng đó. Và bản thân Newton – bởi nó, có vài lời tự giễu – ông cũng bận tâm. Phải mất một thời gian dài mọi người mới hiểu rằng đó là phương pháp nghiên cứu giải quyết sai lầm.

 

Vấn đề trong khoa học không là thuyết giản lược, nhưng đó là sự thống nhất, một một gì đó hoàn toàn khác. Có nhiều cách khác nhau để nhìn thế giới; Chúng hoạt động ở bất kỳ mức độ nào xảy ra hoạt động của chúng, Chúng ta muốn tích hợp chúng, nhưng sự giản lược chỉ là một cách để tích hợp chúng. Và trong thực tế, qua tiến trình khoa học thời nay, điều đó hiếm khi đúng.

 

Câu hỏi được đặt ra; Làm thế nào chúng ta có được một sự kiện tinh thần từ bộ óc? Chà, không ai biết nhiều về dấu gạch chéo (“/”). Nhưng làm thế nào chúng ta có được những quỹ đạo của hành tinh từ triết học cơ học? Vâng, trả lời là: Chúng ta không có. Vì vậy, Chúng ta từ bỏ triết học cơ học. Làm thế nào chúng ta có được hiện tượng điện từ từ chuyển động của những hạt? Trả lời: Chúng ta không có. Do đó, Chúng ta đưa vào những nguyên lý, những trường mới, phương trình Maxwell, v.v., vốn chúng không là phần của khoa học trước đó. Chúng ta không nói, thí dụ, rằng không có từ tính vì nó không thể giải thích được bằng vật lý đã biết. Hoặc, làm thế nào để chúng ta có được liên kết hóa học, chẳng hạn như những trạng thái của vật chất, những gì vốn người ta thực sự không hiểu được cho đến khi có thuyết quantum. Làm thế nào chúng ta có được chúng theo như vật lý của thế kỷ 19? Trả lời: Chúng ta không có !

 

Chà, một người theo thuyết giản lược sẽ nói: “Được rồi, không có liên kết hóa học nào cả. Vứt bỏ hóa chất đi”. Đúng vậy, những nhà hóa học dường như đang giải thích đủ thứ theo mô hình những phân tử Kekule , hóa trị và bảng tuần hoàn, nhưng nó không hiện hữu. Chúng ta đã cho thấy rằng nó không hiện hữu vì dấu gạch chéo, cụ thể là vật lý thế kỷ 19 không có khả năng giải quyết nó, do đó, chúng ta loại bỏ nó. Trong thực tế, hầu hết lịch sử khoa học đều như vậy, ít nhất là theo như tôi đọc. Mặc dù đã có được một số sự thống nhất trong khoa học, nhưng hiếm khi có được qua thuyết giản lược nghiêm ngặt. Trong hầu hết những trường hợp, những gì chúng ta coi là khoa học cơ bản hơn đã phải trải qua những sửa đổi đáng kể để phù hợp với những khám phá hoặc ý tưởng mới.

 

Chúng ta hãy xem xét sự phân chia giữa não thức và bộ óc. Theo tiêu chuẩn khoa học, có những lý thuyết tính toán điện toán tương đối thành công liên quan đến những chức năng như thị giác và ngôn ngữ. Những lý thuyết này đã tạo ra một số kết quả đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, như những nhà sinh lý học thần kinh chỉ ra, kết luận của những lý thuyết này không phải lúc nào cũng phù hợp với những gì hiện đang được biết về bộ óc. Lý do có thể xảy ra cho sự khác biệt này là chúng ta có thể chưa có sự hiểu biết đúng về bộ óc. Điều này không có nghĩa là những nhà sinh lý học thần kinh thiếu thông tin – họ chắc chắn biết rất nhiều sự kiện. Nhưng đôi khi, giống như Linnaeus, [3] người biết nhiều sự kiện hóa ra lại không chính xác, có thể chúng ta đang tập trung vào những sự kiện sai lầm.

 

Trong thế kỷ 19, đã có một tranh luận sôi động về nhữnggọi là Định luật Prout [4], đã đặt câu hỏi tại sao những nguyên tố hóa học dường như là bội số nguyên của trọng lượng nguyên tử của hydro. Đã có nhiều thí nghiệm và rất nhiều dữ liệu, nhưng sau đó người ta khám phá rằng phần lớn dữ liệu này là không chính xác hoặc gây hiểu lầm. Hoàn toàn có thể rằng có một gì đó tương tự đang xảy ra với sự hiểu biết của chúng ta về bộ óc.

 

Nhìn lại năm mươi năm trước, có một lượng thông tin khổng lồ về ngôn ngữ. Nếu quí vị đến thư viện, quí vị sẽ tìm thấy những cuốn sách đồ sộ trình bày chi tiết về nhiều khía cạnh khác nhau của nhiều ngôn ngữ. Mặc dù có tất cả dữ liệu này, nhưng chúng không cung cấp nhiều thông tin chi tiết. Quan điểm phổ biến trong số những nhà ngôn ngữ học là những ngôn ngữ có thể khác nhau theo những cách tùy tiện[5]. Tôi gần như trích dẫn trực tiếp ở đây. Kết luận này có vẻ hợp lý khi xét đến lượng dữ liệu khổng lồ có sẵn tại thời điểm đó, nhưng hóa ra họ đã dùng sai dữ liệu.

 

Khi quí vị nghiên cứu bộ óc ngày nay, có vẻ như không thể có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào về những tiến trình hoặc kỹ thuật số / điện toán hay tính toán algorith haynhững thuộc tính kỳ lạ được thảo luận trong những lý thuyết hiện đại có thể xuất hiện từ một cấu trúc phức tạp và hỗn loạn như vậy. Nhận thức này có thể nảy sinh vì chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ về sự phức tạp này. Đây là một thách thức phổ biến trong khoa học và cách để thu hẹp khoảng cách giữa những khái niệm dường như không tương thích là tiếp tục khám phá những phương pháp nghiên cứu giải quyết khác nhau để hiểu và tìm cách kết nối chúng. Chúng ta không thể dự đoán những gì có thể cần thay đổi, cũng như không thể chắc chắn rằng sẽ tìm ra giải pháp. Tiến trình thử nghiệm và sai sót này luôn là một phần của tiến bộ khoa học, và tôi nghĩ mọi người không nên bị đánh lừa bởi một trường hợp thực sự nổi bật của thuyết giản lược.

 

Đúng là khoảng cách giữa những phân tử và não thứclà rất lớn, nhưng khoảng cách giữa những phân tử và hầu hết mọi khía cạnh khác của sinh học cũng vậy. Thật đáng kinh ngạc khi hiểu biết của chúng ta giảm đi nhanh chóng khi chúng ta vượt ra ngoài mức độ của những phân tử lớn, thường dẫn đến những giải thích mơ hồ hoặc mô tả đơn giản thay vì hiểu biết lý thuyết vững chắc. Vấn đề cốt lõi là, ngoài phạm vi những phân tử lớn, hiểu biết của chúng ta vẫn còn khá giới hạn và chưa có nhiều lý thuyết phát triển.

 

Hãy lấy nhữngđã gọi là thuyết tiến hóa làm thí dụ.. Những gì Darwin đã thành tựu thì vào bậc quan trọng phi thường, nhưng hầu như không có gì giống với một lý thuyết đã phát triển đầy đủ [6]. Không có nhiều điều để giảng dạy về mặt lý thuyết toàn diện. quí vịcó thể dạy di truyền học quần thể, và định luật Mendel, và những đề tài tương tự, tất cả những gì quí vị có thể làm là vẫy tay gạt qua, khả năng giải thích ở đây thì giới hạn. Chúng ta có những lý giải mô tả hợp lý, chẳng hạn như tại sao ốc sên có thể phát triển lớp vỏ lớn hơn, nhưng khi giải thích sự phát triển của những cơ quan cụ thể, hoặc toàn bộ loài, thì những giải thích trở nên mơ hồ và có tính phỏng đoán. Thông thường, người ta sẽ đưa ra những tuyên bố rộng rãi như, “Nếu điều gì đó không có chức năng xảy ra, sinh vật sẽ không sinh sản và sẽ chết”. Để có được giải thích sâu xa hơn, người ta cần khám phá những khả năng vật lý trong đó chọn lọc tự nhiên vận hành. Không gian này có thể cực kỳ hẹp. Thí dụ, nó có thể hẹp đến mức trong những điều kiện cụ thể của tiến trình tiến hóa của loài người, chỉ có một kết quả có thể xảy ra đối với một bộ não với 100 tỷ tế bào thần kinh được gói gọn trong một thứ có kích thước bằng quả bóng rổ: một bộ não với những thuộc tính tính toán cụ thể này. Tôi không khẳng định điều này là sự thật, nhưng những điều như thế thực sự có thể trở thành sự thật. Có thể có những khả năng vật lý rất hạn hẹp, như D”Arcy Thompson và những người khác đã thảo luận, xác định không gian trong đó khả năng sinh sản thành công có thể diễn ra [7]. Những đề tài này vẫn chưa được hiểu rõ vì thực sự chúng ta có rất ít hiểu biết sâu xa, khi vượt ra ngoài những phân tử lớn.

 

Chỉ cần lấy hai thí dụ tôi đã nhắc: thực tại là trẻ em trải qua tuổi dậy thì ở một độ tuổi nhất định và chúng có được thị giác của hai mắt vào khoảng bốn tháng. Đây là những sự kiện có thể quan sát được. Nhưng mọi người đều giả định, với rất ít kiến thức thực tại theo như tôi biết, rằng những tiến trình này bằng cách nào đó được những gen quyết định. Khoảng cách giữa những sự kiện có thể quan sát được này và sinh học phân tử cũng lớn như khoảng cách giữa ngữ pháp phát sinh và phân tử. Hãy xem xét những vấn đề về phôi học, chẳng hạn như tại sao những chân của gà lại phát triển theo một cách cụ thể như vậy. quí vịcó thể tìm thấy rất nhiều bình luận mô tả rất thú vị, nhưng lại rất ít về khuôn khổ lý thuyết chung. Sự hiểu biết của chúng ta có khuynh hướng giảm đi khi chúng ta vượt quá mức độ những protein.

 

Bây giờ, thế còn thuyết duy vật loại trừ. Quan điểm này quả thực khá phổ biến trong nhiều triết gia và nhà khoa học. Theo như tôi thấy, có hai cách nhìn thuyết duy vật loại trừ. Đầu tiên nó là hoàn toàn nói xàm, nói chuyện bá láp [8] cho đến khi một ai đó bảo cho chúng ta biết vật chất là gì. Cho đến khi có một người nào đó bảo cho chúng ta hiểu rõ chính thuyết duy vật là , thì không thể có bất cứ gì gọi là thuyết duy vật loại trừ. Và như hiện tại, không ai có thể nói rõ ràng cho quí vị biết vật chất là gì. Thí dụ, lấy khái niệm về những trường. Trường về cơ bản là những đối tượng toán học, tuy nhiên những nhà vật lý lại coi chúng nhưthực, vì chúng loanh quanh đẩy quanh lẫn nhau, như Roger Penrose đã nói. Như thế, những trường này, chúng là những đối tượng thực trong toán học. Như thế, có phỉa điều này có phù hợp với thuyết duy vật không? Mọi nhà vật lý đều có thể nói có, nhưng vì chúng ta không có khái niệm cụ thể về vật chất nên không có cách nào trả lời dứt khoát câu hỏi đó. Ngay cả khái niệm về chuyển động trên mặt đất cũng không phù hợp với những gì Newton đã tin rằng vật chất là gì, trong khuôn khổ triết học cơ học. Cho đến khi một ai đó có thể giải thích dứt khoát vật chất là gì, chúng ta không biết thuyết duy vật loại trừ là gì, chúng ta không thể nói về nó. Đó là một cách để nhìn nó.

 

Một cách khác để nhìn thuyết duy vật loại trừ là quan sát cách nó thực sự được thực hành : chỉ cần nhìn vào sinh lý học thần kinh. Quí vị muốn hiểu, chẳng hạn, kinh nghiệm trải qua tuổi dậy thì, hãy nhìn vào thần kinh-sinh lý học. Điều đó có nghĩa gần giống như câu nói với những nhà hóa học cách đây 100 năm: “Quí vị muốn hiểu về hóa trị, hãy nhìn những quả bóng bi-a va vào nhau”. Nó sẽ không làm được việc. Ngày nay, nó có thể có nhiều ý nghĩa giống như việc nói với một nhà sinh lý học thần kinh: “Đây này, quí vị muốn hiểu về thần kinh-sinh lý học, hãy nhìn vào những quark. Đó là nơi có trả lời”. Có lẽ vậy, nhưng nó không giúp được gì nhiều.

 

Trong thực tế, tin tưởng rằng thần kinh-sinh lý học có liên quan đến hoạt động của não thức chỉ là một giả thuyết. Ai biết được liệu chúng ta có đang nhìn vào đúng những phương diện của bộ óc hay không. Có thể còn có những phương diện khác của bộ óc vốn chưa ai từng mơ đến việc nhìn vào chúng. Điều đó thường xảy ra trong lịch sử khoa học. Khi người ta nói tâmlà sinh lý thần kinh ở một mức độ cao hơn, họ đang hoàn toàn không-khoa học. Chúng ta biết rất nhiều về tâmtừ một điểm nhìn khoa học, và chúng ta có những lý thuyết giải thích vốn diễn giải được một số những sự việc. Tin tưởng rằng sinh lý thần kinh có liên quan đến những sự việc này có thể đúng, nhưng chúng ta có rất ít bằng chứng cho điều đó. Vì vậy, đó chỉ là một thứ hy vọng; nhìn quanh và quí vị thấy những tế bào thần kinh; có lẽ chúng có liên quan.

 

Những phương pháp nghiên cứu giải quyết theo thuyết kết nối vốn quí vị nhắc đến ngay cả còn xa lạ hơn theo quan điểm của tôi. Thuyết kết nối là một sự trừu tượng hóa triệt để từ những gì đã biết về bộ óc và những khoa học về bộ óc [9] . Ở đây, tôi nghĩ Gerald Edelman nói khá đúng. Đó là một sự trừu tượng hóa triệt để. Không có lý do gì để tin rằng quí vị đang trừu tượng hóa đúng sự việc. Không có bằng chứng cho nó. Trong trường hợp ngôn ngữ, trong lúc này, bằng chứng cho những mô hình kết nối, là gần như bằng zero. Những vấn đề tầm thường nhất đã được giải quyết – như học được vài trăm từ – đều thất bại hoàn toàn. Quí vị có thể nói cho tôi biết về sự việc này vì quí vị chắc chắn biết nhiều về nó hơn tôi, nhưng hãy lấy thí dụ về nghiên cứu những con giun tròn / nematodes, chúngnhững sinh vật có ích (để nghiên cứu) vì sơ đồ nối dây của chúng thì biết được hoàn toàn. Chúng có 300 tế bào thần kinh và đều rất đơn giản. Mọi người biết chính xác mô thức phát triển. Có một nhóm khảo cứu ở MIT, họ đang cố gắng tìm xem – tại sao sâu nhỏ tí ngu ngốc này – lại làm nhưng gì nó làm. Chúng ta biết hoàn toàn về mô thức phát triển của nó. Chúng ta biết tất cả về thần kinh của nó, nhưng không ai có thể hiểu ra nó đang làm quái quỉ và tại sao. Họ đã thử những mô hình kết nối và nhanh chóng buông bỏ, vì chúng đúngtrừu tượng, quá xa với những thuộc tính vật lý của hệ thần kinh. Đó là, xét cho cùng, là những cấu trúc tế bào, tác động qua lại trong tất cả những cách thức, không chỉ những gì được trừu tượng hóa trong những kết nối tiếp hợp thần kinh. Điểm tôi muốn nêu lên là chúng ta không thể giáo điều về những sự việc này. Lịch sử khoa học cho chúng ta biết rằng quí vị không thể giáo điều. Đó là tất cả những gì nó nói với quí vị. Nó nói rằng sự hiểu biết mới thường xuất hiện theo những cách không thể tưởng tượng được, vì những hệ thống vốn chúng ta nghĩ là chúng ta đã hiểu, chúng ta đã không hiểu, và những hệ thống khoa học cơ bản phải được làm lại một cách triệt để. Sẽ thật điên rồ nếu từ bỏ hóa học vào thế kỷ 19 vì quí vị không thể liên hệ nó với vật lý học đã biết. Trong thực tế, quí vị đã phải thay đổi hoàn toàn cơ sở vật lý đã biết. Sau đó, quí vị có thể tập hợp chúng lại với nhau, nhưng không phải qua việc thu gọn, nhưng qua việc mở rộng nếu quí vị muốn đặt cho nó một cái tên, trong thực tế, thay đổi mọi sự vật việc. Vì vậy, theo tôi, cách nhìn theo thuyết giản lược không nên được coi là một khuôn mẫu. Khoảng cách là thực, nhưng cách vượt qua khoảng cách cũng giống như trong những trường hợp khác, quí vị không biết làm thế nào để vượt qua nó, quí vị chỉ cần cố gắng hiểu mọi sự vật việc cho tốt hơn và may ra quí vị sẽ hiểu được thêm nữa về bộ óc, có thể quí vị sẽ biết rằng mình đang nhìn sai sự việc. Có thể khoảng cách sẽ được vượt qua, hay có thể chúng ta không bao giờ tìm ra được.

 

Điều đó dẫn đến những câu hỏi George Miller đã nêu ra, hai trong số chúng. Về việc không có đủ khả năng – tôi nghĩ nhữngGeorge nói là chúng ta có thể không có đủ khả năng – để đi đến được một giải thích giản lược. Sửa chữa duy nhất tôi muốn nói là không có lý do nào để mong đợi rằng một giải thích giản lược là giải thích đúng. Vì vậy tôi muốn sửa chữa điều đó và nói rằng chúng ta có thể không đủ khả năng để đạt đến sự thống nhất. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Một hiện tượng rất bình thường của đời sống là những hành động của chúng ta đều nằm dưới sự kiểm soát của chúng ta trong phạm vi của thể xảy ra được về vật chất. Nếu một ai đó xông đến và chĩa súng máy vào khán giả và nói: “Hãy nói, Chào Hitler và mọi người nghĩ rằng người này đe dọa thực, có lẽ mọi người sẽ nói, “Chào Hitler”, nhưng chúng ta biết rất rõ rằng chúng ta không cần phải làm vậy. Hành động nằm trong sự kiểm soát của chúng ta. Chúng ta có thể làm một gì đó khác. Sự thật tầm thường đó hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của bất kỳ hình thức nào của khoa học dù tệ hại đến đâu. Không ai có ý tưởng, mù mờ nhất, về giải thích điều đó, vì vậy mọi người hoặc là hoàn toàn lờ nó đi, hoặc giả vờ hiểu nó. Tuy nhiên, những hiện tượng này cũng hiển nhiên với chúng ta như bất kỳ hiện tượng nào khác, và chúng ta ngay cả không thể đặt những câu hỏi đúng về chúng. [10] Đó là một phần quan điểm của Descartes. Chúng xem vẻ như ngoài phạm vi của những khả năng nhận thức của chúng ta, ít nhất là bây giờ, và có lẽ là mãi mãi.

 

Chúng ta có thể tìm hiểu một bí ẩn với chúng ta làkhông? Điều đó có thể hình dung được. Không có gì mâu thuẫn về lôgích khi cho rằng chúng ta có thể tìm hiểu những khả năng nhận thức có riêng của chúng ta là gì. Vì vậy, chẳng hạn, người ta có thể nghiên cứu những hoàn cảnh có vấn đề khó khăn phải giải quyết và những ý tưởng vốn mọi người đưa lên. Quí vị hãy nhìn vào lịch sử khoa học, có rất nhiều những hoàn cảnh có vấn đề khó khăn phải giải quyết. Người ta nhìn vào một số vấn đề nhất định. Hầu hết họ nhìn với ánh mắt trống rỗng, không có gì xảy ra cả. Nếu chúng ta lấy những vấn đề người Greek đã nêu ra, khoảng 95% trong số đó, chúng ta cũng sẽ nhìn với cái nhìn trống rỗng giống như họ đã nhìn chúng. Nhưng thỉnh thoảng, một ý tưởng mới xuất hiện, và khi nó xuất hiện, nó có khuynh hướng đến với nhiều người cùng một lúc. Khi ai đó là người đầu tiên bày tỏ ý tưởng đó, những người khác thường nhận ra ngay lập tức và đồng ý, nói rằng, Ừ, điều đó phải là đúng

 

Chà, tiến trình chuyển đổi từ hoàn cảnh có vấn đề khó khăn phải giải quyết sang những ý tưởng diễn ra theo một con đường rất kỳ lạ. Theo thuyết tập hợp, chúng ta biết rằng có vô số lý thuyết có thể phù hợp với những sự kiện của bất kỳ vấn đề nào.. Và hiện tượng điển hình là chúng ta không nghĩ gì cả, hay mọi người ít nhiều nghĩ về cùng một điều, hay ít nhất là nhìn nhận điều đó là hợp lý. Điều đó cho thấy một mức độ cấu trúc cao trong hệ thống nhận thức. Và hoàn toàn là có thể được rằng chúng ta có thể học hỏi xem cấu trúc đó là gì. Thí dụ .:... .Tôi sẽ cho quí vị một thí dụ mà nó là sai thuộc loại sự việc vốn chúng ta có thể tìm thấy. Giả sử chúng ta tìm ra rằng mỗi khi chúng ta nghĩ ra một giải pháp, thì hoặc đó là vì chúng ta đã có thể hình thành nó như một hệ thống tất định, hoặc như một gì đó liên quan đến tính ngẫu nhiên. Giả sử đó là những gì chúng ta đã khám phá ra. Khi đó chúng ta sẽ biết rằng bất kỳ hệ thống nào trong thế giới không nằm trong hai qui định đó thì sẽ là một bí ẩn với chúng ta. Chúng ta có thể khám phá một gì đó giống như thế. Tôi không đưa ý rằng nó là khám phá đúng, nhưng chúng ta có thể khám phá ra một gì đó tương tự. Vì vậy, có lẽ có một cách để nghiên cứu những giới hạn của sự hiểu biết của chúng ta. Hiện tại , tất cả những gì tôi nghĩ chúng ta có thể làm là mô tả.Tạm nói, hãy nhìn xem, có quá nhiều sự việc, ở đó chúng ta ngay cả không thể nghĩ ra được những câu hỏi đúng, chứ đừng nói chi những trả lời đúng.

 

Về một điểm khác của George, cụ thể là ôngJerry Bruner và tôi đều từng tỏ ra cằn nhằn về hướng đi của khoa học nhận thức, và ngay cả còn cho rằng lĩnh vực này đã bị bắt cóc, người ta có thể đưa ra một nhận xét không mấy thiện cảm: hãy xem xét tuổi tác của chúng ta và nghĩ về những gì những người ở tuổi chúng ta thường nói về con đường mà con cái họ đang theo đuổi. Nhưng hãy gạt điều đó sang một bên. Theo quan điểm của tôi, trong những lĩnh vực thực nghiệm cụ thể của khoa học nhận thức, như nghiên cứu về thị giác và ngôn ngữ, đã có một số tiến bộ. Tuy nhiên, theo tôi, hiểu biết tổng quát về khoa học nhận thức là gì, thì rất sai sót. Nó đã thừa hưởng đủ loại sai sót, và trong thực tế, tôi nghĩ rằng nó chưa đạt đến trình độ đãcủa thế kỷ 17 về nhiều phương diện, vì những lý do tôi đã nhắc đến.

 

Chà, những câu hỏi của Akeel rất phức tạp và sẽ cần nhiều thời giờ hơn thời giờ tôi hiện có để trả lời, và ngay cả nếu tôi có thời giờ, tôi cũng không chắc mình có trả lời đúng. Về câu hỏi về từ vựng, những quan điểm và khả năng nghiên cứu giải quyết ý thức, những gì ông nói với tôi có vẻ hợp lý – nếu tôi hiểu nó – nhưng tôi nghĩ có một khả năng khác vốn chúng ta có thể nghĩ tới. Trong trường hợp ý nghĩa từ vựng đơn giản, chúng ta biết rất ít. Quí vị nhìn vào một từ như “London” hay “cái bàn” hay “nhà” hay “con chó” hay một gì đó, và cố gắng tìm ra những gì quí vị biết về từ đó, và quí vị thấy rằng nó hoàn toàn vượt xa bất cứ những gì đã từng mô tả khiến quí vị vướng vào một vấn đề mô tả lớn ngay từ đầu. Hiện tại, chúng ta không có nhiều lý thuyết vững chắc về những khái niệm này. Cũng không có một lý thuyết đáng kể nào liên quan đến những quan điểm của tác nhân, mà tôi tin rằng đây là phương pháp nghiên cứu giải quyết đúng nên áp dụng. Kết quả là, chúng ta phần lớn bị giới hạn trong việc thực hiện những quan sát mang tính mô tả, giống như những gì được thực hiện trong phần lớn sinh học tiến hóa. Khi chúng ta chỉ dựa vào bình luận mang tính mô tả, tất cả ý thức đều có thể nghiên cứu giải quyết được – bởi vì nó còn có thể là gì nữa? Nếu chúng ta có một lý thuyết phát triển tốt về những quan điểm của tác nhân, chúng ta có thể tìm ra rằng chúng ta không thể nghiên cứu giải quyết được nó, cũng như những nguyên tắc liên quan đến câu phức tạp hơn một chút vốn tôi đã nhắc đến. Đơn giản là chúng ta không biết. Khi mọi thứ dường như có thể nghiên cứu giải quyết được với chúng ta, đó có thể là do chúng ta chưa hiểu đủ. Chúng ta vẫn đang cố gắng nắm bắt những hiện tượng mô tả cơ bản là gì. Đây là một đề tài hiếm khi được nghiên cứu. Trên thực tế, công trình của George Miller đại diện cho một số khám phá sớm nhất trong lĩnh vực này, và thậm chí điều đó hầu như không chạm đến bề nổi ngoài mặt, như quí vị có thể thấy khi xem xét ngay cả những thí dụ tầm thường mà tôi đã nhắc đến.

 

Về chủ đề khác – liệu chúng ta có thể xác nhận hay bác bỏ Thử nghiệm Turing bằng cách xem xét khả năng của một cỗ máy vốnsao chép hành vi hữu hạn của chúng ta hay không – Chà, tôi không bị thuyết phục về điều này. Hãy nghĩ về một tương tự. Hãy xem xét hành động thở: Nói chung chung, những gì xảy ra là không khí đi vào mũi và carbon dioxide đi ra, sau khi cũng rất nhiều sự việc khác nhau xảy ra. Đó là một hệ thống input – output – không khí thành carbon dioxide. Chúng ta có thể tạo ra một cỗ máy có thể sao chép hoàn toàn điều đó bằng một cơ chế điên rồ phức tạp nào. Nhưng liệu chiếc máy đó có “thở” không? Không, nó sẽ không thở được, vì những lý do rất đơn giản. Thở là một gì đó mà con người làm; do đó, máy thì không thở. Thế nó có phải là một mô hình tốt về con người không? Đó là điều chúng ta cần nhìn xem liệu nó có dạy chúng ta điều gì về con người hay không. Nếu có thì đó là một mô hình có ích về con người. Nếu nó không dạy chúng ta được một gì về con người, ném nó vào ngọn lửa của Hume”. [11]

 

Với tôi thì điều đó cũng đúng khi chúng ta chuyển sang suy nghĩ và trí thông minh. Giả sử một ai đó có thể đưa ra một chương trình chơi cờ chess, hoạt động giống hệt như Kasparov, thực hiện chính xác những nước đi mà ông ấy vẫn làm mọi lần. Liệu đó có phải là chơi cờ chess không? Vâng, không, giống như trường hợp “thở”. Chơi cờ chess là điều mà con người vẫn làm. Kasparov có một bộ óc, nhưng óc của ông ấy không chơi cờ chess. Nếu chúng ta hỏi, “bộ óc của Kasparov có chơi cờ chess không”, câu trả lời là không, cũng giống như đôi chân của tôi không biết đi. Đó là một điều nhạt nhẽo tầm thường. Đó không phải là một gì thú để thảo luận. Hai chân của tôi không biết đi, bộ óc của tôi không chơi cờ chess, hoặc hiểu tiếng Anh. Đúng như lý do tương tự rằng tàu ngầm không bơi. Bơi là mộtmà loài cá làm. Nếu chúng ta muốn mở rộng ẩn dụ sang tàu ngầm, thì chúng ta có thể nói rằng chúng biết bơi. Tiếng Anh đã có thể ngẫu nhiên chọn một ẩn dụ khác [12], nhưng đây không phải là những câu hỏi có nội dung thực chất. Một cỗ máy sao chép tiến trình trao đổi không khí thành carbon dioxid, sẽ không thở vì những lý do tầm thường, giống như một người máy/ robot đâm một con dao vào tim một người nào đó, nó không giết người. Robot không thể giết người. Đó là mộtcon người làm. Vì những lý do này, những câu hỏi chẳng có ý nghĩa gì cả.

 

Thế nên với tôi, dường như không thể bác bỏ thử nghiệm Turing theo cách này. Tôi nghĩ Turing đã đúng. Hãy nhớ những gì Turing đã nói. Ông nói, hãy nhìn xem, câu hỏi liệu một cỗ máy có thể suy nghĩ hay không là quá vô nghĩa để đáng được thảo luận. Nó giống như hỏi vào năm 1900 liệu một chiếc máy bay có “bay” hay không. Đó không phải là một câu hỏi có ý nghĩa. Một chiếc máy bay sẽ “bay” nếu chúng ta chọn gọi nó như vậy, và nó sẽ không “bay” nếu chúng ta chọn không gọi nó như vậy. Nó cũng giống như việc hỏi, “Bộ bộ óc của tôi có suy nghĩ không?” Đó không phải là cách chúng ta thường dùng tiếng Anh, nhưng nếu quí vị muốn thay đổi ngôn ngữ, quí vị có thể diễn đạt theo cách đó. Điều tương tự cũng xảy ra với máy móc suy nghĩ hoặc thiết bị thở. Đề nghị của Turing là tránh xa việc hỏi suy nghĩ là gì mà thay vào đó tập trung vào việc tạo ra những mô hình trí thông minh – cụ thể là những mô hình tính toán. Đó là một phương pháp nghiên cứu giải quyết hợp lý. Nó giống như de Vaucanson, 250 năm trước, chế tạo một máy tự động bắt chước hành động của một con vịt với hy vọng học được điều gì đó về loài vịt. Quan điểm của Turing là có thể những mô hình này sẽ dạy chúng ta điều gì đó về suy nghĩ. Ông cũng phỏngđoán rằng trong 50 năm nữa, chúng ta có thể đã thay đổi ngôn ngữ của mình đến mức coi những thứ như “suy nghĩ”, giống như ngày nay chúng ta coi máy bay là “bay”. Nhưng về cơ bản thì không có gì thay đổi đáng kể; chúng ta chỉ đơn giản dùng một phép ẩn dụ khác, giống như nói tàu ngầm “đã ra khơi”. Nó thực sự không có ý nghĩa gì cả, và nó không gây nhầm lẫn. Theo quan điểm của tôi, phần lớn những thảo luận gần đây trong mười năm qua – cho dù đó là tranh luận về phòng đọc chữ Tàu của John Searle hay tranh luận về việc liệu cômputơ có “chơi cờ” hay không – cũng giống như việc hỏi liệu bộ bộ óc có “suy nghĩ” hay không, hai chân của tôi có “đi dạo” không, “ hoặc liệu một tảng đá rơi xuống làm chết người có phạm tội “giết người” hay không. Đây không là những câu hỏi có ý nghĩa. Chúng ta nên bỏ chúng đi và tập trung vào những câu hỏi nghiêm chỉnh chẳng hạn như liệu những mô phỏng này có thực sự dạy chúng ta điều gì không. Nếu có thì tốt; nếu không, hãy vứt nó đi. Mô phỏng nếu không dạy chúng ta được , thì nó là vô ích.

 

Hãy lấy toàn bộ câu chuyện về những program chơi cờ chess, vốn như Herbert Simon đã từng nói, tôi nghĩ, là “drosophila của khoa học nhận thức”, ý tưởng vốn mọi sự vật việc đều hội tụ xung quanh. Ông mô tả khá đúng, nhưng điều đó cho quí vị biết chính xác lĩnh vực này đã diễn ra lạc hướng như thế nào ngay từ giây phút đầu tiên. Về mặt khoa học, hiếm có dự án nào kém thú vị hơn chương trình chơi cờ chess. Có một điều, bản thân cờ chess không phải là một chủ đề nghiên cứu đặc biệt có ích; nó khó có thể dạy chúng ta gì nhiều về nhận thức của con người. Một là vì chơi cờ không là một chủ đề thú vị để nghiên cứu; ngay bây giờ, nó khó có thể giúp chúng ta tìm hiểu bất cứ những gì về con người. Cứ như thể chúng ta không hiểu cách mọi người bước đi, và ai đó nói, “Hãy tìm hiểu xem họ nhảy sào như thế nào”. Đó sẽ không là một cố gắng lành mạnh để nghiên cứu khoa học. Trước tiên, hãy tìm hiểu cách họ di chuyển một chân này trước chân kia, sau đó có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ hiểu được việc nhảy sào. Chơi cờ là một một gì đó nằm ngoài lề những gì mọi người làm – đó là lý do nó là một trò chơi. Nó quá xa so với những gì chúng ta hiểu để có thể nghiên cứu được. Hơn nữa, ngay từ giây phút đầu tiên, người ta đã thấy rõ rằng cách để thắng cờ chess là phải đi chệch hoàn toàn khỏi cách con người làm và dùng khả năng của cômputơ. Điều đó chỉ có nghĩa đó là sự mô phỏng kém cỏi. Nếu chương trình cômputơ của Carnegie Tech có thể đánh bại Kasparov, thì điều đó cũng thú vị như việc một chiếc máy xúc ủi đất có thể nâng lên cao được nhiều hơn so với một lực sĩ cử tạ nào đó. Có lẽ , nhưng ai quan tâm? Nó không dạy quí vị bất cứ những gì về lực sĩ cử tạ và nó thì không là quan tâm khoa học nào. Trong thực tế, theo như tôi thấy, điều duy nhất khiến chương trình côm pu tơ chơi cờ chess này đáng chú ý – là nó là lấy mất đi niềm vui, thích thú khi chơi cờ chess. Sự kiện là một ngân quĩ quan trọng từ Quỹ Khoa học Quốc gia – và hy vọng không phải Quỹ Russell Sage – đã được đổ vào lĩnh vực này, thì chỉ đơn giản cho thấy những khái niệm sai lầm đã khiến lĩnh vực này bị hiểu lầm như thế nào. Chúng ta nên thận trọng về điều này.

 

Tiến sĩ Warmer: Chúng ta hãy cảm ơn Tiến sĩ Anshen đã triệu tập buổi họp.

Ruth, Bà có muốn nói lời cuối cùng không:

Tiến sĩ Anshen :

Tôi cũng muốn cảm ơn những người thảo luận và dĩ nhiên là cả Noam Chomsky và Charles Ryskamp. Tôi chỉ muốn nhắc nhở tất cả chúng ta rằng những nhà thơ đã bị bỏ qua, nhưng Giáo sư Chomsky đã gợi ý rằng có lẽ họ, những nhà thơ, là một thí dụ thích hợp về sự bí ẩn của tiến trình sáng tạo, của bộ óc thức/bộ óc/tinh thần, ngay cả cả tư tưởng, đạo đức, ý thức, trí tuệ và ngôn ngữ. Chúng ta hãy lấy nhà thơ Rimbaud làm thí dụ. Tôi sẽ nói trước bằng tiếng Pháp; một số quí vị sẽ hiểu nó. “ Cest faux de dire, je pense; on devrait dire, on me pense. Bây giờ tôi dịch: “It is false to say, I think; one must say, it thinks me / Nói tôi nghĩ là sai, người ta phải nói, nó nghĩ tôi”. Tôi nghĩ nói như vậy là sai; phải nói là nghĩ tôi. “Theo tôi, bí ẩn về “” là nguồn gốc của sự sáng tạo, dù là trong nghệ thuật, âm nhạc, khoa học hay triết học. Chúng ta phải tôn kính sự bí ẩn của sự sáng tạo. Liệu bí ẩn này có bao giờ được tiết lộ cho chúng ta không?

Một người, không rõ ai, nói: Tôi hy vọng là không.

Tiến sĩ Wanner : Cảm ơn tất cả quí vị đã đến tham dự buổi họp.



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Apr/2024)

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com

 

 





[1] Liệt kê những nhân vật trong lịch sử triết học, đồng thuận hay ủng hộ những quan điểm của Noam Chomsky, rằng suy nghĩ là khả năng bẩm sinh của con người, với ngôn ngữ đóng vai trò như phương tiện trung gian (medium) thể hiện khả năng này.

Danh sách tổng quát để tham khảo này chỉ theo thứ tự thời gian mà thôi, không dựa trên tiêu chuẩn nội dung nào. Phần đầu là những nhân vật trước Chomsky, những người có lý thuyết xem ra phù hợp với quan điểm của ông, những người này dĩ nhiên không hề biết Chomsky. Phần sau là những nhân vật đương thời với Chomsky ở Mỹ và Châu Âu, gồm cả những nhà tư tưởng nhận ảnh hưởng từ lý thuyết AI, những người tham dự vào những tranh luận liên quan đến quan điểm của Chomsky về tương quan giữa tư tưởng và ngôn ngữ.

 

Trước-Chomsky

  1. René Descartes (1596–1650)
    • Ý tưởng chính: Thuyết nhị nguyên của Descartes thừa nhận sự tách biệt giữa não thức và cơ thể, nhấn mạnh rằng suy nghĩ (hoặc tâm lý) là bản chất của sự hiện hữu của con người, độc lập với những tiến trình vật lý.
    • Tác phẩm: Meditations on First Philosophy (1641), Discourse on the Method (1637).Suy ngẫm về Siêu hình học (1641), Bài giảng về Phương pháp luận (1637).“Cogito, ergo sum”. (“Tôi tư tưởng nên tôi hiện hữu./ tôi có suy nghĩ nên tôi là-có”) Tuyên bố nổi tiếng này nhấn mạnh tin tưởngcủa Descartes vào sự ưu việt của tư tưởng như là đặc điểm xác định sự hiện hữu của con người, độc lập với ngôn ngữ hoặc kinh nghiệm giác quan.
  2. John Locke (1632–1704)
    • Ý tưởng chính: Lý thuyết về ý tưởng của Locke gợi ý rằng não thức tiến hành những gì chúng ta nhận được qua cảm giác , tri giác, để hình thành suy nghĩ, hàm ý khả năng suy nghĩ vốn có trước ngôn ngữ.
    • Tác phẩm: An Essay Concerning Human Understanding /Một tiểu luận về sự hiểu biết của con người (1689).“Không có kiến thức của con người ở đây có thể vượt quá kinh nghiệm của mình”. – Một tiểu luận về sự hiểu biết của con người (1689)Locke nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm giác quan trong việc hình thành ý tưởng, nhưng ông cũng ám chỉ khả năng tinh thần bẩm sinh có thể tiến hành những kinh nghiệm này thành suy nghĩ, đây là điều cơ bản theo quan điểm của Chomsky.
  3. Immanuel Kant (1724–1804)
    • Ý tưởng chính: Kant biện luận về những phạm trù hiểu biết bẩm sinh, cấu trúc nên suy nghĩ của con người một cách độc lập với ngôn ngữ, nhấn mạnh vào cấu trúc nhận thức vốn có của não thức.
    • Tác phẩm: Phê bình lý tính thuần túy (1781). “Suy nghĩ không có nội dung là trống rỗng, trực giác không có khái niệm là mù quáng”. – Critique of Pure Reason / Phê bình lý tính thuần túy (1781). Kant gợi ý rằng não thức có những cấu trúc (khái niệm) vốn có, hình thành nên suy nghĩ, phù hợp với ý tưởng của Chomsky về khuôn khổ nhận thức bẩm sinh.
  4. Wilhelm von Humboldt (1767–1835)
    • Ý tưởng chính: Humboldt đưa ra rằng ngôn ngữ phản ảnh khả năng nhận thức của những cá nhân và sự đa dạng của ngôn ngữ phản ảnh những cấu trúc nhận thức đa dạng.
    • Tác phẩm: On Language: The Diversity of Human Language-Structure and its Influence on the Mental Development of Mankind (1836) / Về ngôn ngữ: Sự đa dạng của cấu trúc ngôn ngữ của con người và ảnh hưởng của nó với sự phát triển tinh thần của nhân loại (1836).“Ngôn ngữ là cơ quan hình thành suy nghĩ”. – Về ngôn ngữ (1836)Khẳng định của Humboldt rằng ngôn ngữ định hình và phản ảnh suy nghĩ gắn liền với quan điểm của Chomsky rằng ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện cấu trúc nhận thức vốn có.
  5. Gottlob Frege (1848–1925)
    • Ý tưởng chính: Công trình của Frege về logic và triết học ngôn ngữ nhấn mạnh sự khác biệt giữa ý nghĩa và quy chiếu, cho thấy rằng suy nghĩ có cấu trúc độc lập với ngôn ngữ.
    • Tác phẩm: The Foundations of Arithmetic /Cơ sở của số học (1884).“Ý nghĩ, bản thân nó là phi vật chất, khoác lên mình lớp vỏ vật chất của một câu nói và do đó trở nên dễ hiểu với chúng ta”. – Suy nghĩ: Một điều tra logic (1918).Frege nhấn mạnh sự khác biệt giữa tư tưởng và ngôn ngữ, ngụ ý rằng tư tưởng hiện hữu độc lập và chỉ được thể hiện qua ngôn ngữ, phù hợp với quan điểm của Chomsky.
  6. Jean Piaget (1896–1980)
    • Ý tưởng chính: Công trình của Piaget về phát triển nhận thức đưa ra rằng tiến trình suy nghĩ được xây dựng qua những giai đoạn phát triển, gợi ý một cấu trúc nhận thức vốn có ảnh hưởng đến việc tiếp thu ngôn ngữ.
    • Tác phẩm: The Language and Thought of the Child / Ngôn ngữ và suy nghĩ của trẻ em (1923), The Construction of Reality in the Child /Xây dựng hiện thực ở trẻ em (1937).“ Mục tiêu chính của giáo dục là tạo ra những con người có khả năng làm những điều mới chứ không chỉ đơn giản lặp lại những gì những thế hệ khác đã làm”. – Ngôn ngữ và suy nghĩ của trẻ em (1923).Sự tập trung của Piaget vào những giai đoạn phát triển nhận thức phản ảnh cấu trúc tinh thần vốn có ảnh hưởng đến cách trẻ học ngôn ngữ, phù hợp với lý thuyết của Chomsky.

 

Đồng thời-Sau-Chomsky

  1. Jerry Fodor (1935–2017)
    • Ý tưởng chính: Fodor bảo vệ lý thuyết mô-đun não thức của Chomsky, cho rằng não thức gồm những mô-đun bẩm sinh, chuyên biệt, trong đó có một mô-đun dành cho ngôn ngữ.
    • Tác phẩm: The Modularity of Mind /Tính mô đun của tư tưởng (1983), The Language of Thought /Ngôn ngữ của tư tưởng (1975).“Nếu những tiến trình tâm lý tùy thuộc vào cách những biểu tượng tinh thần được kết hợp với nhau và cách những biểu tượng tinh thần được kết hợp với nhau tùy thuộc vào cú pháp của chúng, thì suy nghĩ được định hướng theo cú pháp”. – The Language of Thought /Ngôn ngữ của tư tưởng (1975).Lý thuyết của Fodor ủng hộ ý tưởng của Chomsky về cấu trúc nhận thức bẩm sinh, nhấn mạnh rằng suy nghĩ có cấu trúc tương tự như ngôn ngữ.
  2. John Searle (sn. 1932)
    • Ý tưởng chính: Nghiên cứu của Searle về hành vi lời nói khám phá cách truyền đạt ý nghĩa và suy nghĩ qua ngôn ngữ, ủng hộ quan điểm của Chomsky về cấu trúc nhận thức bẩm sinh.
    • Tác phẩm: Speech Acts //Hành vi lời nói (1969), Minds, Brains, and Programs /Não thức, Bộ óc và Chương trình (1980).“Mọi giao tiếp bằng ngôn ngữ đều gồm những hành vi ngôn ngữ”. – Hành động lời nói (1969).Công trình của Searle kết nối ngôn ngữ với những hành vi nhận thức cơ bản, phù hợp với ý tưởng của Chomsky về tư tưởng là chính và ngôn ngữ đóng vai trò là phương tiện của nó.
  3. Daniel Dennett (1942 - 2024)
    • Ý tưởng chính: Dennett ủng hộ ý tưởng rằng ngôn ngữ tinh chỉnh và tạo điều kiện cho tư tưởng phức tạp, phù hợp với sự nhấn mạnh của Chomsky vào cấu trúc nhận thức làm nền tảng cho ngôn ngữ.
    • Tác phẩm: Consciousness Explained / Giải thích về ý thức (1991), From Bacteria to Bach and Back: The Evolution of Minds /Từ vi khuẩn đến Bach và ngược lại: Sự tiến hóa của não thức (2017). “Một lời nói có giá trị bằng một ngàn bức ảnh”. – Giải thích về ý thức (1991).Nhận xét của Dennett phản ảnh ý tưởng rằng ngôn ngữ, với tư cách là sản phẩm của suy nghĩ, có thể gói gọn những khái niệm phức tạp, ủng hộ sự nhấn mạnh của Chomsky vào tính ưu việt của suy nghĩ.
  4. David Chalmers (sn. 1966)
    • Ý tưởng chính: Chalmers nghiên cứu tương quan giữa ý thức và nhận thức, giao thoa với những ý tưởng của Chomsky về bản chất của suy nghĩ.
    • Tác phẩm: The Conscious Mind (/ Não thức ý thức (1996), tiểu luận về AI và ý thức.“Ý thức đặt ra những vấn đề khó hiểu nhất trong khoa học về não thức”. – Ý thức (1996).Việc khám phá ý thức của Chalmers gắn liền với tranh luận về cấu trúc nhận thức, gián tiếp ủng hộ sự tập trung của Chomsky vào khả năng vốn có của não thức.
  5. Steven Pinker (sn. 1954)
    • Ý tưởng chính: Pinker, một đệ tử trực tiếp của Chomsky, đã bảo vệ ý tưởng về khả năng ngôn ngữ bẩm sinh và mở rộng lý thuyết của Chomsky sang tâm lý học tiến hóa.
    • Tác phẩm: The Language Instinct /Bản năng ngôn ngữ (1994), How the Mind Works /Não thức hoạt động như thế nào (1997). “Ngôn ngữ là cửa sổ nhìn vào bản chất con người”. – Bản năng ngôn ngữ (1994).Quan điểm của Pinker rằng ngôn ngữ tiết lộ những cấu trúc nhận thức cơ bản hỗ trợ trực tiếp cho lý thuyết của Chomsky về khả năng ngôn ngữ bẩm sinh.
  6. Jean-Pierre Changeux (sn. 1936)
    • Ý tưởng chính: Nghiên cứu của Changeux về cấu trúc thần kinh hỗ trợ tiến trình nhận thức phù hợp với ý tưởng của Chomsky về khả năng nhận thức vốn có.
    • Tác phẩm: Con người thần kinh: Sinh học của não thức (1985), Cái tốt, cái chân thật và cái đẹp (1998). “Bộ óc không chỉ là một bộ máy mà còn là người xây dựng mô hình”. – Người thần kinh (1985).Sự nhấn mạnh của Changeux vào bộ óc như một người xây dựng mô hình phù hợp với ý tưởng của Chomsky về những cấu trúc nhận thức vốn có hỗ trợ ngôn ngữ và suy nghĩ.
  7. Vittorio Gallese (sn. 1959)
    • Ý tưởng chính: Công trình của Gallese về tế bào thần kinh phản chiếu và nhận thức thể hiện hỗ trợ ý tưởng về cấu trúc nhận thức bẩm sinh phù hợp với lý thuyết của Chomsky.
    • Tác phẩm: Đồng tác giả The Birth of Intersubjectivity: Psychodynamics, Neurobiology, and the Self /Sự ra đời của tính liên chủ thể: Tâm động học, Sinh học thần kinh và Bản thân (2014).“Chúng ta không đơn độc trong cơ thể mình”. – Sự ra đời của tính liên chủ thể (2014).Nghiên cứu của Gallese về cách những cấu trúc nhận thức được chia sẻ và thể hiện có liên hệ với lý thuyết của Chomsky về cấu trúc tư tưởng bẩm sinh.
  8. Luciano Floridi (sn. 1964)
    • Ý tưởng chính: Công việc của Floridi về lý thuyết thông tin xem xét cách AI và công nghệ thông tin thách thức sự hiểu biết của chúng ta về nhận thức của con người.
    • Tác phẩm: The Fourth Revolution: How the Infosphere is Reshaping Human Reality / cách mạng thứ tư: Mạng thông tin đang định hình lại thực tế con người như thế nào (2014).“Chúng ta không phải là những bộ máy tiến hành thông tin mà là những sinh vật mang thông tin”. – Cách mạng lần thứ tư (2014).Việc khám phá lý thuyết thông tin của Floridi đề cập đến cách cấu trúc những tiến trình nhận thức, gồm cả suy nghĩ, phù hợp với ý tưởng của Chomsky về khả năng nhận thức vốn có.

9.       Nick Bostrom (sn. 1973)

    • Ý tưởng chính: Công trình về siêu trí tuệ của Bostrom đặt ra câu hỏi về bản chất của suy nghĩ, phù hợp với những tranh luận về khả năng nhận thức và giới hạn nhận thức của con người.
    • Tác phẩm: Superintelligence: Paths, Dangers, Strategies /Siêu trí tuệ: Con đường, Nguy hiểm, Chiến lược (2014)“Thách thức không phải là làm cho AI trở nên thông minh mà là làm cho nó trở nên khôn ngoan”. – Siêu trí tuệ (2014).Việc khám phá AI và siêu trí tuệ của Bostrom nhấn mạnh đến nhu cầu hiểu và có khả năng vượt qua khả năng nhận thức của con người, điều này phù hợp với những thảo luận về cấu trúc vốn có của tư tưởng con người.

10.    Margaret Boden (sn. 1936)

    • Ý tưởng chính: Việc khám phá khả năng sáng tạo tính toán của Boden cung cấp những hiểu biết sâu xa về cách hiểu những tiến trình nhận thức của con người qua AI, liên quan đến ý tưởng của Chomsky về cấu trúc của suy nghĩ và ngôn ngữ.
    • Tác phẩm: The Creative Mind: Myths and Mechanisms /Trí óc sáng tạo: Huyền thoại và cơ chế (1990).“Sáng tạo không phải là sở trường duy nhất của con người”. – The Creative Mind /Trí óc sáng tạo (1990).Nghiên cứu của Boden về tính sáng tạo trong AI chạm đến những tiến trình nhận thức làm nền tảng cho sự sáng tạo, cho thấy rằng những tiến trình này có thể mang tính cố hữu và có cấu trúc, giống như quan điểm của Chomsky về suy nghĩ và ngôn ngữ.

 

[2] Chomsky tuyên bố rằng thành công của Crick và Watson là một sự kiện cực kỳ hiếm hoi vì nó đại diện cho một trong số rất hiếm những trường hợp trong lịch sử khoa học vốn một hiện tượng phức tạp được giải thích thành công qua phương pháp giản lược. Phương pháp giản lược là ý tưởng cho rằng những hệ thống phức tạp có thể hiểu được bằng cách chia nhỏ chúng thành những thành phần cơ bản hơn, đơn giản hơn. Trong trường hợp của Crick và Watson, họ đã có thể giải thích cấu trúc và chức năng di truyền của DNA bằng những nguyên tắc của hóa sinh, đây là một thành tựu quan trọng trong sinh học. Ông tin rằng hầu hết những tiến bộ khoa học đều không tuân theo phương pháp nghiên cứu giải quyết đơn giản này, và ông lập luận rằng nhiều nhà sinh vật học và nhà thần kinh học đã nhầm lẫn khi khái quát thành công đặc biệt này thành một mô hình chung cho nghiên cứu khoa học, bỏ qua sự phức tạp của hầu hết những vấn đề khoa học.

[3] Carl Linnaeus (1707–1778): nhà thực vật học, bác sĩ và nhà động vật học người Sweden, người thường được gọi là “cha đẻ của phân loại học hiện đại”. Ông đã phát triển một hệ thống đặt tên, xếp hạng và phân loại những sinh vật vẫn được dùng cho đến ngày nay với những sửa đổi. Công trình của Linnaeus đã đặt nền tảng cho sơ đồ đặt tên sinh học hiện đại theo danh pháp nhị thức, trong đó mỗi loài được đặt tên gồm hai phần (chi và loài).

[4] Định luật Prout:giả thuyết được nhà hóa học người Anh William Prout (1785–1850) đưa lên vào năm 1815. Giả thuyết này cho rằng khối lượng nguyên tử của tất cả những nguyên tố là bội số nguyên của khối lượng nguyên tử hydro. Ý tưởng này ngụ ý rằng hydro là khối xây dựng cơ bản của tất cả những nguyên tố. Mặc dù lý thuyết này đã định hướng cho những nghiên cứu ban đầu về hóa học và lý thuyết nguyên tử, nhưng sau đó nó đã được chứng minh là không chính xác vì khối lượng nguyên tử không phải lúc nào cũng là bội số chính xác của khối lượng hydro do sự hiện diện của những đồng vị và sự khác biệt về số lượng nơtron.

[5] Quan điểm cho rằng “những ngôn ngữ có thể khác nhau theo những cách tùy tiện” thường gắn liền với nhà ngôn ngữ học người Mỹ Edward Sapir, người đóng vai trò chính yếu trong sự phát triển của ngành nhân chủng học ngôn ngữ. Khái niệm này phản ảnh quan điểm cho rằng những ngôn ngữ có thể thay đổi mà không có bất kỳ ràng buộc cố hữu nào, dẫn đến sự đa dạng đáng kể về cấu trúc và hình thức ngôn ngữ giữa những ngôn ngữ khác nhau.

[6] Chomsky thừa nhận rằng công trình nghiên cứu về thuyết tiến hóa của Charles Darwin là mang tính cách mạng và có ý nghĩa to lớn. Tuy nhiên, ông lập luận rằng những thành tựu của Darwin không cấu thành một lý thuyết khoa học hoàn chỉnh theo nghĩa như chúng ta hiểu ngày nay. Thay vào đó, Darwin đã đưa ra những quan sát và hiểu biết quan trọng về chọn lọc trong tự nhiên và sự đa dạng của sự sống, nhưng khuôn khổ lý thuyết giải thích chi tiết những cơ chế và nguyên lý tiến hóa này đã sau đó được những nhà khoa học khác phát triển. Quan điểm của Chomsky là mặc dù những ý tưởng của Darwin mang tính cách mạng và nền tảng, nhưng chúng không toàn diện hoặc được khai triển đầy đủ như những lý thuyết chi tiết có sau này. Sự khác biệt này làm nổi bật sự khác biệt giữa việc trình bày một ý tưởng mang tính cách mạng và việc phát triển một lý thuyết khoa học hoàn chỉnh, chi tiết.

[7] D”Arcy Thompson (1860–1948) nhà sinh vật học và toán học người Scotland nổi tiếng với quyển On Growth and Form (1917). Trong quyển này, ông đã áp dụng những nguyên lý toán học để hiểu hình dạng và mô hình tăng trưởng của những sinh vật sống, đặt nền tảng cho sinh học lý thuyết và ảnh hưởng đến những nghiên cứu về những phương diện toán học của hình dạng sinh học và tiến trình tiến hóa.

[9] the brain sciences: từ ngữ chung dùng để chỉ những ngành khoa học khác nhau tập trung vào việc nghiên cứu bộ óc và những chức năng của não. Gồm những lĩnh vực như khoa học thần kinh, khoa học nhận thức, sinh học thần kinh, tâm lý học và những lĩnh vực liên quan khác khám phá cách bộ óc hoạt động, cách bộ óc ảnh hưởng đến hành vi và cách bộ óc tương tác với những bộ phận còn lại của cơ thể.

[10] Lý do tại sao thực tế đơn giản này—khả năng lựa chọn hành động của chúng ta ngay cả khi chịu áp lực cực độ—nằm ngoài phạm vi giải thích khoa học là vì nó liên quan đến những phương diện của kinh nghiệm và ý thức của con người mà không dễ dàng đo lường hoặc quan sát được trong khuôn khổ khoa học. Khoa học truyền thống dựa vào dữ liệu có thể quan sát, định lượng và có khuynh hướng giải thích những hiện tượng qua những tiến rình vật lý, quan hệ nhân quả và kết quả có thể dự đoán được. Tuy nhiên, khả năng đưa ra lựa chọn, đặc biệt là trong những trường hợp liên quan đến những cân nhắc đạo đức và luân lý phức tạp, liên quan đến những kinh nghiệm chủ quan như ý định, ý chí tự do và ý thức. Đây là những tiến rình sâu sắc và mang tính cá nhân không phù hợp với những mô hình mà khoa học dùng, thường dựa trên dữ liệu khách quan và có thể sao chép được. Hơn nữa, khoa học thường gặp khó khăn trong việc giải thích cách những kinh nghiệm chủ quan này phát sinh từ não bộ vật lý. Những cơ chế mà suy nghĩ, quyết định và cảm giác kiểm soát của chúng ta biểu hiện vẫn còn phần lớn là bí ẩn. Do đó, thực tế là chúng ta có thể quyết định một cách có ý thức hành động theo cách này hay cách khác, ngay cả trong những trường hợp cực đoan, vẫn là một hiện tượng mà những phương pháp khoa học hiện tại không thể giải thích đầy đủ, dẫn đến việc nó bị loại khỏi nhiều cuộc thảo luận khoa học.

[11] Việc nhắc đến “ngọn lửa của Hume” trong bối cảnh này ám chỉ đến câu trích dẫn nổi tiếng của David Hume trong An Enquiry Concerning Human Understanding” của ông. Hume lập luận rằng nếu một tác phẩm không chứa lý luận trừu tượng về số lượng hoặc con số cũng như lý luận thực nghiệm về những vấn đề thực tại và sự hiện hữu, thì nó phải “được quyết định dành cho ngọn lửa”, vì nó không thể chứa gì ngoài “ngụy biện và ảo tưởng”.

[12] Trong tiếng Anh, có thể đã chọn những ẩn dụ hoặc từ ngữ khác để mô tả những hành động hoặc khái niệm tương tự. Sau đây là một số ví dụ về những ẩn dụ khác nhau mà tiếng Anh có thể sử dụng về mặt lý thuyết:

-         Lướt thay vì bơi (Glide / Swim): Thay vì nói tàu ngầm “bơi”, tiếng Anh có thể sử dụng “luồn/lướt” qua nước,

-         Tiến hành thay vì suy nghĩ (Process /Think): Thay vì nói máy tính “suy nghĩ”, chúng ta có thể nói nó “tiến hành thông tin”, chính xác hơn với những gì máy cômputơ làm.

-         Băng qua thay vì đi bộ (Traverse /Walk): Thay vì nói rô-bốt “đi bộ”, tiếng Anh có thể sử dụng “băng qua, dời ngang qua, ..”. để mô tả chuyển động của nó từ nơi này đến nơi khác

-         Lọc thay vì thở (Filter/Breathe) : Thay vì nói máy móc “thở”, tiếng Anh có thể sử dụng “lọc không khí” để mô tả tiến trình trao đổi khí, nhìn theo cơ học hơn là sinh học.

Những ẩn dụ thay thế này làm nổi bật tính linh hoạt của ngôn ngữ và thường đưa ra lựa chọn dựa trên quy ước hoặc sự dễ hiểu, thay vì độ chính xác nghiêm ngặt. Sự lựa chọn ẩn dụ định hình cách chúng ta nhận thức và thảo luận về những hành động khác nhau, ngay cả khi những ẩn dụ đó không hoàn toàn hiểu theo nghĩa đen.