Sunday, May 24, 2020

Bhikkhu Bodhi – Tái sinh có ý nghĩa hay không?



Tái sinh có ý nghĩa hay không?

Bhikkhu Bodhi








Những người mới đến với đạo Phật thường rất ngưỡng phục sự rõ ràng, trực tiếp và không ảo tưởng nhưng hết sức thực tiễn của Dhamma vì nằm chìm trong những giảng dạy cơ bản, như Bốn Sự Thật Cao Quí, Con Đường Tám Chân Chính, và Ba Học Pháp. [1] Những giảng dạy này, rõ ràng như ánh sáng ban ngày, đều sẵn sàng trong tầm tay tiếp nhận với bất kỳ một người chân thành nào muốn tìm một con đường thoát khổ. Tuy nhiên, khi những người tìm kiếm này gặp thuyết tái sinh, họ thường chùn bước, tự nhủ nó không có ý nghĩa. Ở điểm này, họ nghi ngờ rằng giảng dạy đã đi lệch khỏi con đường dự định, rơi từ đường cao tốc lớn của lý trí xuống suy nghĩ của ‘nếu-như’ và suy đoán. Ngay cả những nhà diễn dịch đời nay của đạo Phật dường như cũng gặp khó khăn trong việc giảng dạy tái sinh một cách chặt chẽ. Một số người gạt bỏ nó như chỉ là một mảnh của khối hành lý văn hóa, siêu hình học India thời cổ, rằng đức Phật đã giữ lại cái nhìn về thế giới trong thời ngài. Những người khác giải thích nó như một ẩn dụ cho sự thay đổi của những trạng thái tâm lý, với những cõi tái sinh được coi là biểu tượng cho những mô típ tâm lý thường gặp trong văn học thần thoại [2]. Một số ít những nhà phê bình thậm chí đặt câu hỏi về tính chân thực của những văn bản về tái sinh, cho rằng chúng phải là những suy diễn khác biệt đã xen lẫn vào.