Quan hệ mật thiết với thời
đại của triết học Đạo Phật
The Contemporary Relevance
of Buddhist Philosophy
K. N. Jayatilleke
(1920 – 1970)
Bài giảng
Buddha
Jayanti, India (1969)
[Trước
tiên, cho phép tôi chúc mừng Chính phủ Ceylon và Đại hội Triết học India [1] có cái nhìn xa rộng cho thấy trong
việc tạo loạt bài giảng này và như thế liên tục duy trì quan hệ văn hóa vốn gắn
bó mật thiết giữa hai nước chúng ta. Cũng cho phép tôi cảm ơn Đại hội ban cho vinh
dự của việc mời thuyết giảng loạt bài giảng Buddha Jayanti năm nay [2].]
Tôi
chọn đề tài trên để nói chuyện vì ít nhất có hai lý do, dù khi làm như vậy, tôi
ý thức rõ rằng tôi có thể khơi động bình luận và chỉ trích bất đồng từ những triết gia thủ cựu, những người có thể đã mong đợi
tôi
giải quyết một số vấn đề nhất định hay đề tài cụ thể của triết học đạo Phật. Một
trong những lý do của không
làm vậy là triết học của đức Phật, có lẽ do sự bao la của những nguồn văn học, dường
như đã bị thương tổn như một hậu quả của sự thất bại của
học giới,
thấy cây nhưng không thấy rừng, vướng mắc quá nhiều chi tiết không nhận ra được toàn bộ. Bài viết này, do đó, cố
gắng đưa ra một phác thảo toàn diện và một cái nhìn tổng quát của những khía cạnh
khác nhau của triết học của đức Phật, trong chừng mức triết học này có thể thu
thập dần dần và từng chút một từ những gì khai mở lẫn ẩn dấu trong những
phát biểu đã gán cho đức Phật, cũng như từ sự phát triển chính thức sau này của
tư tưởng của ngài.