Wednesday, July 31, 2024

Chomsky - Ngôn Ngữ và Tư Tưởng (04)

 
NGÔN NGỮ VÀ TƯ TƯỞNG

(Language and Thought)

 Noam Chomsky

 (← ... tiếp theo)


 



Tôi nghĩ là có ích để mở rộng hiểu biết lịch sử của chúng ta bằng xem xét “cuộc cách mạng nhận thức đầu tiên”, lý thuyết Descartes về cơ thể và não thức, thay vì chỉ tập trung vào những ý tưởng của Frege sau này. Descartes đưa ra một giải thích sơ lược của thế giới vật chất trong những từ ngữ của “triết học cơ học” [1]; về cơ bản, cái nhìn cho rằng mọi sự vật việc ảnh hưởng lẫn nhau qua tiếp xúc. Ông cố gắng cho thấy rằng trong những từ ngữ này, người ta có thể giải thích mọi sự vật việc trong thế giới vô cơ cũng như phần lớn thế giới hữu cơ, gồm mọi sự vật việc về thực vật và động vật cũng như phần lớn hoạt động của con người, cho đến những yếu tố của cảm giác và nhận thức.

 

Trong tiến trình phác lược này, Descartes đã đặt những nền móng cho sinh lý học thần kinh thời nay, cùng với những đóng góp khác. Ông cũng phá bỏ lý thuyết kinh viện-mới [2] về nhận thức, lý thuyết cho rằng cho rằng hình dạng của một vật thể được nhận thức, bằng cách nào đó đã tự cấy ghép một cách thần bí vào não – rõ ràng là không phù hợp với triết lý cơ học. Lý thuyết thay thế Descartes gọi đến một loại củathuyết tính toán của não thức. Một chuỗi của những sự kiện vật lý, luôn luôn liên quan chỉ với tiếp xúc trực tiếp, kích thích võng mạc (bàn tay, v.v. ). và những nguồn lực tính toán bên trong tạo dựng một hình ảnh – chẳng hạn như một hình tam giác, hay những người đang đi trong đám đông – trên cơ sở của những kích thích phân tán rải rác này [3]. Những đề nghị này có một hơi hướng giống với những lý thuyết ngày nay, và chúng đã tác động chủ yếu trong những lĩnh vực đã phát triển mạnh mẽ trong sự hồi sinh của những khái niệm như vậy, từ những năm 1950: nhận thức thị giác và ngôn ngữ.

 

Nhưng Descartes ghi nhận rằng một số hiện tượng dường như không nằm trong lĩnh vực của triết học cơ học. Cụ thể, ông biện luận, không có vật thể nhân tạo nào có thể thể hiện những thuộc tính thông thường của việc dùng ngôn ngữ: sự kiện là là nó không bị giới hạn về phạm vi, không bị những kích thích bên ngoài hay những trạng thái bên trong ấn định, không ngẫu nhiên nhưng nhất quán mạch lạc và thuận hợp với những hoàn cảnh dù hỗn loạn do chúng gây ra, gợi lên những suy nghĩ vốn người nghe có thể đã diễn đạt theo cách tương tự – một tập hợp những thuộc tính vốn chúng ta có thể gọi là “phương diện sáng tạo của việc dùng ngôn ngữ”. Theo đó, một số nguyên tắc mới phải được viện dẫn; với phái Descartes, một thực thể thứ hai vốn bản chất của nó là suy tưởng. Descartes cho rằng “sức mạnh nhận thức được gọi một cách chính xác là não thức”, khi nó thể hiện phương diện sáng tạo này, vì nó “hình thành những ý tưởng mới” hay “tham dự vào những ý tưởng đã được hình thành”, ngoài kiểm soát của giác quan, tưởng tượng hay ký ức.

 

Sau đó, chúng ta gặp thách thức trong việc xác định bản chất của res cogitans [4] này, và chúng ta phải đối mặt với vấn đề thống nhất nảy sinh trong những ngành khoa học tự nhiên: chứng minh cách não thức và cơ thể tác động lẫn nhau, trong diễn đạt truyền thống. Phương pháp nghiên cứu giải quyết mà chúng ta áp dụng về cơ bản là phương pháp nghiên cứu giải quyết của khoa học tự nhiên, và dòng lý luận này vẫn nhất quán khi chúng ta chuyển từ những máy móc nhân tạo đã thu hút những nhà tư tưởng thế kỷ 17, sang những kỹ thuật nhân tạo đang gây những câu hỏi và suy đoán tương tự trong trong khoa học ngày nay.

 

Chúng ta cũng có vấn đề của xác định – không biết một đối tượng khác có. một não thức như của chúng ta hay khôngDescartes và những người theo ông, đặc biệt là Geraud de Cordemoy , đã phác họa những thử nghiệm có thể dùng để trả lời câu hỏi này, tập trung trên việc dùng ngôn ngữ. Cordemoy biện luận rằng nếu một sinh vật nào đó vượt qua những thí nghiệm khó khăn nhất, tôi có thể nghĩ ra để kiểm tra xem liệu nó có thể biểu đạt và diễn giải những suy nghĩ mới như tôi hay không, thì sẽ là “vô lý” nếu hoài nghi rằng nó có não thức giống như tôi. Lưu ý rằng sự việc này là bình thường; thực hành khoa học đơn giản, phổ biến như thiết lập một phương pháp để thử độ axit bằng giấy quỳ [5]: công việc là để xác định xem một trong những thành phần thực của thế giới có hiện diện trong một trường hợp nhất định như tính axit, hay một não thức hay không; Thật đáng chú ý để so sánh những thử nghiệm Descartes về sự hiện hữu của những trí tuệ khác với sự phụ thuộc hiện tại trên thử nghiệm Turing để xác định “duy nghiệm” liệu một cỗ máy có thể thực hiện một số hành động thông minh nào đó hay không (chẳng hạn như chơi cờ-chess). Lại nữa, tôi nghĩ rằng có thể nói một cách công bằng về một sự thoái hóa về khái niệm kể từ cuộc cách mạng nhận thức trong thế kỷ 17, một sự thay đổi từ khoa học hợp lý (mặc dù không chính xác) sang một phương pháp nghiên cứu giải quyết vốn xa lạ với những phương pháp hay những quan tâm của khoa học. [6]

 

Vấn đề tinh thần/thể xác truyền thống thường bị hiểu sai trong việc làm sống dậy nó gần đây. Do đó, Herbert Simon lập luận trong tự truyện của ông rằng một chương trình năm 1956 để chứng minh những định lý của toán mệnh đề lôgích (propositional calculus/phép tính lôgích) đã giải quyết được vấn đề về não thức/cơ thể lâu đời, giải thích một hệ thống gồm vật chất có thể có những thuộc tính của não thức như thế nào, bằng xem những ký hiệu như những mẫu thức vật chất. Tuy nhiên, khi đánh giá thành tích, nó không nhắc đến đến vấn đề tinh thần/cơ thể truyền thống, cả những phương diện vừa được nhắc đến hay những phương diện khác (chẳng hạn như bản chất của ý thức).

 

Như đã biết, chương trình Descartes đã sụp đổ chỉ trong một thế hệ. Ngày nay người ta thường chế diễu nó như sự tin tưởng rằng có “một con ma trong cỗ máy”. nhưng kết luận đó đã nhầm lẫn về những gì đã xảy ra. Đólý thuyết Descartes về cơ thể đã sụp đổ; nhưng lý thuyết về não thức, như nó vốn có, vẫn không bị ảnh hưởng. Newton đã chứng minh rằng lý thuyết Descartes về thế giới vật chất thì thiếu sót trầm trọng, không thể giải thích được cho hầu hết những tính chất cơ bản nhất của chuyển động. Newton không nói gì về con ma trong cỗ máy; ông trừ tà cho cỗ máy, nhưng không cho con ma.

 

Newton tìm thấy rằng những vật thể có những thuộc tính ma quái bất ngờ; “tính chất huyền bí” của hành động của chúng ở khoảng cách xa, vượt lên trên khái niệm thông thường về vật thể hay đối tượng vật chất. Giống như nhiều nhà khoa học hàng đầu thời bấy giờ, Newton đã thấy rằng những kết quả này gây bất an, đáng lo ngại, đồng ý với những người theo Descartes rằng “Thật không thể tưởng tượng được rằng Vật chất thô sơ vô tri vô giác lại có thể, nếu không có sự Trung gian của một gì đó khác, vốn không phải là vật chất, hoạt động và ảnh hưởng đến vật chất khác, nhưng không có sự tiếp xúc (trực tiếp) với nhau”; ý tưởng về hành động ở một khoảng cách xa, qua chân không, là “một sự Phi lý lớn đến mức tôi tin rằng không một Người nào nếu có khả năng suy nghĩ về những vấn đề triết học lại có thể rơi vào trong đó”.

 

Newton đã kết luận rằng chúng ta phải chấp nhận rằng lực thu hút suy nghĩ phổ quát tồn tại, ngay cả khi chúng ta không thể giải thích nó bằng những khái niệm của triết học cơ học, vốn được coi là hiển nhiên và không thể nghi ngờ.. Trong khi “Newton dường như vén bức màn lên khỏi một số những bí ẩn của tự nhiên”, Hume viết trong Lịch sử nước Anh , “ông đồng thời đã chỉ ra những khiếm khuyết của triết học cơ học, và qua đó, đã trả lại những bí ẩn cuối cùng của tự nhiên về lại sự tối tăm, nơi chúng đã ở trong đó và sẽ mãi mãi còntrong đó”. Như nhiều nhà bình luận đã nhận xét, động tác trí thức này “đặt ra một cái nhìn mới của khoa học”, trong đó mục tiêu “không là tìm những giải thích cuối cùng” nhưng là tìm cách giải thích lý thuyết tốt nhất vốn chúng ta có thể có về những hiện tượng của kinh nghiệm và thí nghiệm (Bernard Cohen). Từ đó trở đi, sự phù hợp với kiến thức thực tiễn thông thường sẽ bị gạt qua bên, như một tiêu chuẩn cho sự tìm hiểu duy lý. Nếu việc nghiên cứu tính chất huyền bí của Newton có dẫn tới việc đưa ra định đề về không-thời gian cong, thì cứ chấp nhận là thế, dù cho kiến thức thực tiễn thông thường có thể bị xúc phạm đến đâu đi nữa.

 

Những động tác này cũng tước đi của chúng ta bất kỳ khái niệm tất định nào về cơ thể hay vật chất. Thế giới là những gì nó vốn có, với bất kỳ những thuộc tính kỳ lạ nào vốn nó có, gồm cả những thuộc tính trước đây được gọi là “tinh thần”. Những khái niệm như “thuyết vật” hay “thuyết duy vật loại trừ” [7] không còn ý nghĩa rõ ràng nữa. Thuyết nhị nguyên siêu hình trở nên không thể phát biểu ràng được, cũng như quan điểm cho rằng “những giải thích triết học về não thức, kiến thức, ngôn ngữ của chúng ta cuối cùng phải liên tục và hài hòa với những khoa học tự nhiên” (Daniel Dennett), một quan điểm vốn T.R. Baldwin gọi (tán thành) “thuyết tự nhiên siêu hình” [8]. Không có vị trí nào trong số này có thể được định nghĩa rõ ràng nếu không chỉ rõ “thế giới vật chất” là gì, được khoa học tự nhiên nghiên cứu. Nhưng “thế giới vật chất”chính xác là gì? Nó chắc chắn không phải là nhữngđược gọi là “vật lý học” cách đây một thế kỷ, hay ngay cả ngày hôm qua, và nó có thể không bao giờ có một định nghĩa cố định.

 

Chúng ta tìm kiếm để mở rộng sự hiểu biết của chúng ta về thế giới và để hợp nhất những gì chúng ta tìm thấy với những khoa học tự nhiên nền tảng trong một cách thức nào đó, có lẽ sửa đổi chúng khi tiến hành tiến trình tìm hiểu. Những ý tưởng mang lại kiến thức và thấu hiểu trực giác sâu xa được cho là hợp lý, phần của sự thật được cho là về thế giới, tiêu chuẩn của chúng ta về tính hợp lý và tính dễ hiểu cũng có thể phát triển và cải thiện khi hiểu biết của chúng ta tăng lên. Nếu con người có những thuộc tính ma quái ngoài những thuộc tính chung cho tất cả vật chất, thì đó là một sự kiện về thế giới, vốn chúng ta phải cố gắng để hiểu trong phương cách của khoa học, tức là, bằng thămduy trong cách duy nhất chúng ta biết. Tương tự như vậy, nếu kết quả của hóa học thế kỷ 19 không thể được làm cho phù hợp với vật lý học ngày nay, thì thật vô lý khi bác bỏ bảng tuần hoàn, hóa trị, lý thuyết về phân tử hữu cơ, v.v., trên cơ sở này; cũng không kém phần phi lý khi bác bỏ kết luận rằng những thuộc tính đáng chú ý về hình thức và ý nghĩa trong ngôn ngữ tự nhiên được giải thích bằng những tiến trình tính toán, thường theo những cách khá xa rộng, trên những nền tảng rằng sinh học ngày nay không đưa ra những cơ sở rõ ràng nào cho những kết luận này. Về phần sự phân biệt não thức / cơ thể, nó không thể được trình bày theo bất kỳ cách nào giống như cách thức của Descartes; hay bất kỳ cách nào khác, theo như tôi thấy, ngoại trừ như một phương tiện về từ ngữ để phân biệt những phương diện khác nhau của thế giới tự nhiên.

 

Ở điểm này, chúng ta có thể chuyển sang một phê bình tiêu chuẩn với mô hình Frege vì sự thừa nhận thuyết Plato của nó, vốn được coi là vi phạm những điều kiện của thuyết tự nhiên siêu hình. Như Baldwin phát biểu lời phê bình, “giả thuyết của Frege không liên tục với[9] những giả thuyết được khoa học tự nhiên đưa ra”. Lý do nằm trong giả thuyết của Frege rằng việc nắm giữ một ý nghĩ…

 

là một tiến trình vốndiễn ra trong chính những giam hãm của tinh thần và vì lý do đó, nó không thể hiểu được hoàn toàn từ quan điểm tâm lý thuần túy. Vì trong việc nắm giữ quy luật, một gì đó hiện ra trong cái nhìn vốn bản chất của nó thôi không còn là tinh thần theo đúng nghĩa, đó là suy nghĩ; và tiến trình này thì có lẽ là bí ẩn nhất của tất cả.

 

Baldwin đồng ý, quan điểm của Frege mâu thuẫn với học thuyết cho rằng “tất cả những lực cơ bản đều là vật chất” bằng cách đưa lên một suy nghĩ vốn là độc lập khách quan nhưng không phải vật chất, và bằng việc thừa nhận một tiến trình “nắm giữ một suy nghĩ” không thể kết hợp được trong những khoa học tự nhiên. Phê bình rằng “thuyết tự nhiên siêu hình” là một học thuyết dễ hiểu, dựa trên một số giới hạn về lĩnh vực “vật lý” loại trừ “những suy nghĩ” của Frege trên nguyên tắc, nhưng gồm những đối tượng toán học “đẩy nhau”, những hạt không có khối lượng, không-thời gian cong, chuỗi một chiều vô hạn trong không gian 10 chiều; và bất cứ gì sẽ được tạo ra vào ngày mai. Nhưng cho đến khi sự phân định được giải thích, chúng ta không thể hiểu được sự phê bình. Ít nhất, là tôi không thể.

 

Mặc dù thuyết tự nhiên siêu hình dường như không thể hình thành như công thức được, nhưng chúng ta có thể hình thành một loại thuyết tự nhiên về phương pháp luận, vốn nó chủ trương rằng nghiên cứu về não thức là một điều tra vào trong những phương diện nhất định của thế giới tự nhiên, gồm những gì vốn truyền thống đã gọi là những sự kiện tiến trình và trạng thái tinh thần, và rằng chúng ta nên tìm hiểu những phương diện này của thế giới giống như chúng ta tìm hiểu bất kỳ những phương diện nào khác, sau khi cố gắng xây dựng những lý thuyết dễ hiểu có thể giải thích được, để đem cho cái nhìn trực giác sâu xa và sự hiểu biết về những hiện tượng vốn đã lựa chọn để thúc đẩy tiến bộ việc tìm kiếm những nguyên tắc sâu xa hơn. Chúng ta không giả định có một phân chia siêu hình khi nói về những sự kiện, tiến trình và trạng thái hóa học, và điều tương tự như thế cũng đúng trong lĩnh vực của tinh thần, nếu chúng ta mượn những từ ngữ truyền thống cho mục đích mô tả. “Phương pháp nghiên cứu giải quyết theo thuyết tự nhiên” này sẽ hướng tới sự hợp nhất cuối cùng với những ngành khoa học tự nhiên cốt lõi, nhưng liệu điều đó có thể làm được về nguyên tắc, hay với trí thông minh của con người hay không, là một câu hỏi thực tế chứ không phải giáo điều. Phương pháp nghiên cứu giải quyết này – từ nay trở đi tôi sẽ gọi là “thuyết tự nhiên” – nên được chấp nhận rộng rãi, không phải tranh luận hay có bất đồng, mặc dù phạm vi của nó vẫn chưa được xác định.

 

Rõ ràng, một phương pháp nghiên cứu giải quyết như vậy không loại trừ những cách khác của việc cố gắng để thấu hiểu thế giới. Một người nào đó cam kết với nó (như tôi) có thể trước sau tin tưởng (như tôi) rằng chúng ta học được nhiều điều thú vị hơn về cách người ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động như thế nào, bằng đọc tiểu thuyết hay nghiên cứu lịch sử hơn là từ tất cả tâm lý học tự nhiên, và có lẽ mãi mãi sẽ như vậy; tương tự như vậy, nghệ thuật có thể đem cho một cách thức thâm cảm về vẻ đẹp và sự kỳ diệu của bầu trời vốn vật lý thiên văn không thể dem cho được. Ở đây chúng ta đang nói về sự hiểu biết lý thuyết, một phương thức hiểu biết cụ thể. Trong lĩnh vực này, bất kỳ sự chệch hướng nào khỏi phương pháp nghiên cứu giải quyết tự nhiên đều mang lấy một gánh nặng của biện minh. Có lẽ , có thể đưa ra một lý do, nhưng tôi không biếtlý do nào. Sự chệch hướng khỏi phương pháp nghiên cứu giải quyết tự nhiên này không phải là hiếm, gồm, theo tôi, nhiều công trình suy tưởng và cân nhắc kỹ lưỡng nhất trong triết học ngôn ngữ và não thức, một thực tế đáng để suy nghĩ, nếu đúng.

 

Một phương pháp nghiên cứu giải quyết theo chủ nghĩa tự nhiên sẽ giả định rằng giống như những hệ thống phức tạp khác, bộ óc con người có thể được nhìn, trong một cách hữu ích, như một kết tập của những thành phần con hỗ tương, có thể được nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau: atom, tế bào, cụm tế bào, mạng nơ-ron, hệ thống tính toán, như ban đầu được những người theo Descartes khai mở trước, v.v.. Chúng ta không thể biết trước phương pháp nghiên cứu giải quyết nào (nếu có) trong số những phương pháp nghiên cứu giải quyết này sẽ đem cho một hiểu biết trực giác sâu xa và hiểu biết toàn diện, có hệ thống. Trong một số lĩnh vực, gồm ngôn ngữ, những phương pháp nghiên cứu giải quyết tính toán hiện có tuyên xưng mạnh mẽ nhất về vị thế khoa học, ít nhất là trên những cơ sở tự nhiên.

 

Chúng ta có thể hỏi liệu một nghiên cứu về bộ óc dùng những khái niệm, khuôn khổ hay phương pháp giải quyết cụ thể như thế, thì có là không đúng đắn hay gây tranh luận hay không. Nếu không, chúng ta sẽ hỏi liệu những lý thuyết được phát triển có đúng hay không. Trong thực tế, bộ óc có kiến trúc, những hệ thống phụ/con, những trạng thái, những thuộc tính như được mô tả trong một lý thuyết cụ thể nào đó không ? Với câu hỏi đầu tiên, hầu như không có gì phải bàn cãi khi cho rằng bộ óc, giống như những hệ thống phức tạp khác, có những hệ thống con với những trạng thái và thuộc tính. Những thuộc tính được gán cho trong những lý thuyết tính toán nhìn chung đã được hiểu rõ. Dường như không có vấn đề khái niệm tổng quát nào nảy sinh, chỉ có những câu hỏi về sự thật, câu hỏi thứ hai vốn chúng ta có thể tạm đặt sang một bên ở đây.

 

Người ta thường cố gắng xoa dịu sự lo ngại về những phương pháp dựa trên cômputơ, bằng viện dẫn những mô hình cômputơ để cho thấy rằng chúng ta có những trường hợp vững mạnh, thực dụng dựa trên thực tại, [10]: sau đó tâm lý học nghiên cứu những vấn đề phần mềm. Đó là một động thái đáng ngờ. Những đối tượng nhân tạo đặt ra đủ loại câu hỏi không nảy sinh trong trường hợp những vật thể tự nhiên. Việc một đối tượng nào đó là một chiếc chìa khóa, một cái bàn hay một máy cômputơ đều phụ thuộc vào mục đích của người thiết kế, cách dùng tiêu chuẩn, phương thức diễn giải, v.v. Những cân nhắc tương tự cũng nảy sinh khi chúng ta hỏi liệu thiết bị có bị trục trặc hay không, có tuân theo một quy luật nào không, v.v. Không có trường hợp tự nhiên điển hình, hay trường hợp chuẩn mực thông thường nào. Sự khác biệt giữa phần cứng – phần mềm là vấn đề diễn giải, không chỉ đơn giản là cấu trúc vật lý, mặc dù với những giả định sâu hơn về mục đích, thiết kế và cách dùng, chúng ta có thể làm nó rõ hơn. Những câu hỏi như vậy không nảy sinh khi nghiên cứu những phân tử hữu cơ, loài Giun tròn, khả năng ngôn ngữ hay những đối tượng tự nhiên khác, được xem (trong phạm vi chúng ta có thể có được quan điểm này) như nhữngchúng, chứ không trong một không gian rất phức tạp và luôn thay đổi của những lợi ích và những quan tâm của con người. Tin tưởng rằng có một vấn đề cần giải quyết, ngoài những vấn đề thông thường, phản ảnh một sự rời bỏ thuyết tự nhiên một cách không chính đáng; giải pháp được đưa ra sẽ đưa chúng ta từ một chiếc chảo rán có thể trông chừng khi nấu nướng được, đến một ngọn lửa bùng ngoài tầm kiểm soát. [11]

 

Một cách tự nhiên, chúng ta muốn giải quyết vấn đề thống nhất, tức là liên hệ những nghiên cứu về bộ óc đã được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Đôi khi sự thống nhất sẽ mang tính giản lược, như khi phần lớn sinh học được kết hợp trong phạm vi hoạt động sinh-hóa học đã biết; đôi khi nó có thể đòi hỏi sự sửa đổi căn bản của bộ ngành “nền tảng” hơn, như khi vật lý đã “mở rộng” trong lý thuyết quantum mới, cho nó khả năng giải thích những thuộc tính đã được những nhà hóa học khám phá và giải thích. Chúng ta không thể biết trước sự thống nhất sẽ diễn ra theo hướng nào, liệu nó có thành công hay không.

 

Nếu có những trả lời cho những câu hỏi chúng ta nêu ra thì không có gì bảo đảm rằng chúng ta có thể tìm thấy chúng; hay rằng chúng ta có khả năng đặt đúng những câu hỏi ngay từ đầu. Bất kỳ sinh vật nào cũng có những cách nhất định để nhận thức và giải thích thế giới, một “Umwelt” hay “không gian nhận thức” nhất định, được xác định phần lớn bởi bản chất cụ thể của nó và bởi những thuộc tính tổng quát của những hệ thống sinh học. Với một sinh vật có hệ thống nhận thức đặc biệt, chúng ta có thể xác định một phân loại của “những hoàn cảnh có vấn đề” vốn nó có thể thấy chính mình trong đó: một loạt những hoàn cảnh vốn nó nhận thức và diễn giải theo một cách nhất định nhờ vào bản chất, lịch sử trước đó của nó, gồm (với con người) những câu hỏi được đặt ra cũng như tin tưởng và sự hiểu biết nền tảng được áp dụng cho chúng, và ngay cả cả những hoàn cảnh có vấn đề. được xây dựng trên cơ sở những cân nhắc dựa trên lý thuyết và được nghiên cứu giải quyết với một mức độ tự nhận thức – hoạt động vốn chúng ta gọi là “khoa học”. Một số hoàn cảnh có vấn đề nằm trong khả năng nhận thức của động vật, một số khác thì không. Chúng ta hãy gọi chúng lần lượt là những “vấn đề” và “bí ẩn”. Những khái niệm này có liên quan đến một sinh vật: những gì bí ẩn với chuột có thể chỉ là khó khăn với con khỉ và ngược lại. Với một con chuột, “mê cung số nguyên tố” (rẽ phải ở mọi điểm chọn theo những nguyên tố), hay ngay cả những mê cung đơn giản hơn nhiều, là một bí ẩn vĩnh viễn; con chuột không có khả năng nhận thức để giải quyết nó, mặc dù con người thì có thể. Ngược lại, một mê cung xuyên tâm (trục trung tâm và một số lối ra như nan hoa của bánh xe) đặt ra một bài toán vốn một con chuột có thể giải quyết khá tốt. Những khác biệt không cần phải là tuyệt đối, nhưng chúng khó có thể là không thực.

 

Nếu con người là một phần của thế giới tự nhiên, không phải những thiên thần, thì điều đó cũng đúng với họ: có những vấn đề vốn chúng ta có thể hy vọng giải quyết được và những bí ẩn sẽ mãi mãi nằm ngoài tầm nhận thức của chúng ta. Là những sinh vật có suy ngẫm [12], chúng ta rất có thể tìm kiếm những giải pháp cho những bí ẩn, nhưng luôn luôn thất bại. Ngay cả có thể nảy sinh một ngành học dành riêng cho công việc này, tách khỏi khoa học tự nhiên khi chúng ngày càng trở nên tự ý thức và tập trung vào những vấn đề. Trong tác phẩm sắp xuất bản, Colin McGinn nêu lên rằng thực sự có một môn học như vậy: triết học, cân nhắc về những câu hỏi vốn hiện ra có chiều sâu và “khó khăn” đặc biệt, là những bí ẩn-với-con người. Những câu hỏi triết học khi đó sẽ là “những bí ẩn-thành hình được” (với con người). [13]

 

Chúng ta có thể nghĩ về khoa học tự nhiên như một loại của hội tụ tình cờ giữa những phương diện của thế giới tự nhiên và những thuộc tính của não thức/bộ óc con người, đã cho phép một số tia sáng xuyên qua bóng tối tổng quát; sự hội tụ ngẫu nhiên, trong đó không có gì trong tự nhiên đã “thiết kế” chúng ta để đối phó với những tình thế khó khăn vốn chúng ta phải đối mặt và đôi khi có thể hình thành.



 

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Apr/2024)

(Còn tiếp ... )

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com





[1] mechanical philosophy = science , trong nội dung trên (Phương pháp nghiên cứu giải quyết của Descartes là nền tảng cho sự phát triển của tư tưởng khoa học hiện đại. Nỗ lực giải thích những hiện tượng tự nhiên qua những tác động cơ học của ông đã đặt nền tảng cho những phương pháp thực nghiệm và cơ học, đặc trưng cho khoa học ngày nay. Một đại diện nổi bật của thuyết tự nhiên siêu hình là Daniel Dennett (1942-2024): nhà triết học và nhà khoa học nhận thức nổi tiếng, người Mỹ. Ông cho rằng những lý thuyết triết học về não thức, tâm trí, kiến ​​thức và ngôn ngữ phải liên tục và hài hòa với khoa học tự nhiên. Công trình của ông thường nhấn mạnh sự quan trọng của việc giải thích những hiện tượng tinh thần theo những tiến trình vật lý và thuyết tiến hóa.

[2] neo-scholastic

[3] Nói đơn giản, “computational /tính toán” chỉ việc dùng những tiến trình tương tự như trong cômputơ. Nó gồm việc dùng những phương pháp từng bước một, algorithm để tiến hành giải quyết dữ liệu thông tin.

[4] res cogitans = chất tư tưởng/ chất suy nghĩ. Những khái niệm về res cogitans (chất tư tưởng) và res extensa (chất mở rộng) do René Descartes giới thiệu đã được Baruch Spinoza tiếp thu trong tác phẩm Ethics của ông. Trong Ethics, Spinoza diễn giải lại những khái niệm nhị nguyên Descartes này trong khuôn khổ nhất nguyên của riêng ông. Trong khi Descartes duy trì thuyết nhị nguyên giữa não thức (res cogitans) và cơ thể (res extensa), Spinoza lập luận cho một thực thể duy nhất, gồm cả tư tưởng và sự mở rộng. Theo Spinoza, chỉ có một thực thể, nhưng ông xác định là Gót hoặc Thiên nhiên, và thực thể này có vô số thuộc tính. Con người chỉ nhận thức được hai trong số những thuộc tính này: tư tưởng và sự mở rộng. Chủ nghĩa nhất nguyên (monism ) của Spinoza cho rằng não thức(tư tưởng) và cơ thể (sự mở rộng) là hai phương diện của cùng một thực tại cơ bản. Chúng không phải là những thực thể riêng biệt và cũng không phải là sự mở rộng của thực thể kia; thay vào đó, chúng là những biểu hiện khác nhau của cùng một thực thể duy nhất. Quan điểm này là một dạng nhất nguyên siêu hình, trái ngược hẳn với thuyết nhị nguyên Descartes.

[5] litmus test: phép thử tính axit hoặc tính kiềm bằng giấy quỳ.

[6] sự thoái lui: chỉ sự chuyển dịch từ những phương pháp triết học, toàn diện (như thử nghiệm của Descartes) thămsâu trong bản chất của một não thức, sang những thử nghiệm thực tiễn hơn, dựa trên hiệu năng (như thử nghiệm Turing), chỉ tập trung vào hành vi có thể quan sát được. Phê bình rằng thử nghiệm hiện đại ít nghiêm ngặt hơn và không giải quyết những câu hỏi sâu xa hơn về những gì cấu thành một não thức.

[7] physicalism & eliminative materialism (or eliminativism) 

[8] metaphysical naturalism: Thuyết tự nhiên siêu hình: quan điểm triết học cho rằng mọi hiện hữu đều là một phần của thế giới tự nhiên và có thể được nghiên cứu và giải thích bằng khoa học tự nhiên. Theo quan điểm này, tất cả những hiện tượng, gồm những trạng thái tinh thần, ý thức và kinh nghiệm của con người, cuối cùng phải được hiểu theo những tiến =trình vật lý và quy luật tự nhiên, không cần viện dẫn đến những giải thích siêu nhiên.

[9] không phù hợp hoặc không nằm trong khuôn khổ và nguyên tắc của khoa học tự nhiên. Giả thuyết của Frege liên quan đến sự hiện hữu của những thực thể trừu tượng, phi vật lý (những suy nghĩ) và một tiến trình “nắm bắt” những suy nghĩ này nhưng không thể giải thích hoặc kết hợp được trong những phương pháp luận và nguyên tắc của khoa học tự nhiên. Do đó, những ý tưởng của ông được xem là không liên tục với những lý thuyết khoa học, vốn đặt nền tảng trong thực tại vật chất và nghiên cứu thực nghiệm. Sự không liên tục này là một điểm phê bình quan trọng vì nó cho thấy phương pháp nghiên cứu giải quyết của Frege đưa vào những yếu tố vốn đều khác biệt cơ bản với loại giải thích của khoa học tự nhiên.

[10] hard-headed

[11] từ một tình trạng khó khăn nhưng có thể quản lý sang một tình trạng tồi tệ hơn nhiều và không thể kiểm soát được

[12] reflective beings: con người biết suy nghĩ sâu xa về sự hiện hữu, bản chất của chính mình, và thế giới xung quanh.

[13] Colin McGinn. Problems in Philosophy: The Limits of Inquiry, Blackwell (Cambridge, MA), 1993.