Tuesday, June 27, 2017

Harari – Người-Gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (20)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari


(←... tiếp theo)





Một Gợn sóng trong dòng Dữ liệu

Dataism đương nhiên có những phê bình và những ‘ngoại đạo’ của nó. Như chúng ta đã thấy trong chương 3, điều nghi ngờ là liệu sự sống có thể thực sự được thu giảm xuống những dòng dữ liệu không. Đặc biệt, hiện nay chúng ta tuyệt không có ý tưởng về như thế nào hoặc tại sao những luồng dữ liệu có thể tạo ra ý thức và những kinh nghiệm chủ quan. Có lẽ chúng ta sẽ có một lời giải thích tốt trong hai mươi năm tới. Nhưng sau cùng có lẽ chúng ta cũng có thể sẽ khám phá rằng những sinh vật không phải là những algorithm.

Friday, June 23, 2017

Harari – Người-Gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (19)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari






11
Tôn Giáo thờ phụng Dữ liệu

Dataism nói rằng vũ trụ bao gồm những giòng chảy của dữ liệu, và giá trị của bất kỳ hiện tượng hay thực thể nào đều được ấn định bởi sự đóng góp của nó vào sự tiến hành dữ liệu. [1] Điều này có thể đập vào bạn như là một khái niệm lập dị, hoạt động ngoài trung tâm; bên lề không đáng kể; nhưng trong thực tế nó đã chinh phục hầu hết giới quyền uy khoa học rồi. Dataism đã ra đời từ sự hợp lưu bùng nổ của hai đợt sóng thuỷ triều khoa học. Trong 150 năm kể từ khi Charles Darwin xuất bản Nguồn gốc những Chủng loại, những ngành khoa học sự sống đã đi đến xem những sinh vật như những algorithm sinh hóa. Đồng thời, trong tám chục năm kể từ khi Alan Turing đã hình thành ý tưởng về một Máy Turing, những nhà khoa học computer đã học để thiết kế những algorithm điện tử ngày càng tinh vi. Dataism đặt cả hai vào cùng nhau, chỉ ra rằng đích xác cùng những định luật toán học áp dụng cho cả hai algorithm sinh hóa và algorithm điện tử. Dataism do đó phá đổ những rào cản giữa động vật và máy móc, và hy vọng những algorithm điện tử cuối cùng sẽ đọc hiểu những code bí mật, và vượt qua hơn hẳn những algorithm sinh hóa.

Saturday, June 17, 2017

Harari – Người-Gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (18)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari








10
Biển Mênh mông của Ý thức


Có nhiều xác xuất rằng những tôn giáo mới sẽ không thoát ra từ những hang động của Afghanistan, hoặc từ những madrasas [1] của Trung Đông. Thay vào đó, chúng sẽ nổi lên từ những phòng thí nghiệm khảo cứu. Cũng giống đúng như chủ nghĩa xã hội đã chiếm toàn thế giới bằng hứa hẹn ‘cứu rỗi’ qua sức mạnh của hơi nước và điện khí, do đó trong những chục năm sắp tới, những tôn giáo-kỹ thuật mới có thể chinh phục thế giới bằng sự hứa hẹn cứu rỗi thông qua những algorithm và những gene.

Sunday, June 11, 2017

Harari – Người-Gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (17)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari






Từ Sấm truyền đến Lãnh đạo Cao nhất

Một khi Google, Facebook và những algorithm khác trở thành những sấm truyền biết hết tất cả mọi việc, chúng cũng rất có thể tiến hoá vào thành những nhân tố tác động, và cuối cùng vào thành những lãnh đạo cao nhất. [1] Để hiểu đường ‘bắn đi như đạn’ này, hãy xem xét trường hợp của Waze – một sofware ứng dụng về lưu thông dựa trên GPS mà ngày nay được nhiều tài xế dùng. [2] Waze không chỉ là một bản đồ. Hàng triệu người dùng nó, liên tục cập nhật nó về những chỗ nghẽn đường, những tai nạn xe hơi, và (vị trí) những xe cảnh sát. Do đó, Waze biết để đổi hướng bạn đi để tránh những chỗ giao thông đông đúc, và dẫn bạn đến đích của bạn qua những tuyến đường có thể đi được nhanh nhất. Khi bạn đạt đến một ngã rẽ, và bản năng của bạn nói với bạn rẽ phải, nhưng Waze hướng dẫn bạn rẽ sang trái, những người dùng Waze sớm hay muộn học được rằng họ tốt hơn nên nghe theo Waze thay vì những ‘cảm thấy’ của họ [3].

Friday, June 2, 2017

Harari – Người-Gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (16)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari







Một Xác suất 87 Phần trăm

Khi bắt đầu chương này, chúng ta đã xác định một số những đe dọa thực tiễn với chủ nghĩa tự do. Thứ nhất là con người có thể trở nên vô dụng về quân sự và kinh tế. Đây chỉ là một điều có thể xảy ra, dĩ nhiên, không phải là một tiên tri. Những khó khăn kỹ thuật hoặc những chống đối chính trị có thể làm chậm sự xâm lăng algorithm vào thị trường nhân công. Ngoài ra, vì phần lớn não thức con người vẫn là vùng đất chưa thám hiểm, chúng ta thực sự không biết có những tài năng con người tiềm ẩn nào có thể khám phá được, và những công việc mới lạ nào họ có thể tạo ra để thay thế những nghề nghiệp mất đi. Thế nhưng, sự việc đó có thể là không đủ để cứu chủ nghĩa tự do. Vì chủ nghĩa tự do không chỉ tin vào giá trị của con người – nó cũng tin vào chủ nghĩa cá nhân. Mối đe dọa thứ hai chủ nghĩa tự do phải đương đầu là trong tương lai, trong khi hệ thống vẫn có thể cần những con người, nó sẽ không cần những cá nhân. Con người sẽ tiếp tục sáng tác nhạc, dạy vật lý và đầu tư tiền bạc, nhưng hệ thống sẽ hiểu được những con người này tốt hơn họ hiểu bản thân họ, và sẽ làm hầu hết những quyết định quan trọng cho họ. Do đó, hệ thống sẽ tước đoạt thẩm quyền và tự do của những cá nhân.