Saturday, January 11, 2025

Hume – Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo (03)

Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo

(The Natural History of Religion)

David Hume

( ← ... tiếp theo )






Tiết V.

Những hình thức khác nhau của Ý tưởng Tin Nhiều Gót: Ẩn dụ, Thờ-Anh Hùng

 

N 5.1, Bea 49

Nhưng chủ yếu công việc hiện tại của chúng ta là xem xét thuyết tin-nhiều-gót thô thiển của những người ít học, và truy tìm những biểu hiện khác nhau của nó đến những nguyên lý trong bản chất con người vốn từ đó nó bắt nguồn.

 

N 5.2, Bea 49

Bất kỳ ai là người tìm học bằng luận cứ, sự là-có của quyền năng thông minh vô hình. phải suy luận từ sự sáng chế đáng ngưỡng phục những vật thể tự nhiên, và phải giả định rằng thế giới là tạo phẩm tài ba của đấng thiêng liêng đó, nguyên nhân nguyên thủy của vạn vật. Nhưng những người theo thuyết tin nhiều gót thông tục, không chấp nhận ý tưởng của một sức mạnh thần thánh thông minh vô hình, là đấng sáng tạo vạn vật, thay vào đó coi mỗi phần của vũ trụ như một vị gót riêng biệt. Họ tưởng tượng rằng những đặc điểm hữu hình và nổi bật của tự nhiên chính là những vị gót thực sự. Mặt trời, mặt trăng và những sao, đều là những thần linh trong hệ thống của những người này: Suối nước nguồn sông là nơi những nữ thần trú ngụ và cây cối là nơi những hamadryad sinh sống. Ngay cả những động vật như khỉ, chó và mèo cũng thường trở nên thiêng liêng trong mắt những người theo thuyết tin một gót thường tục, và gây cho họ gây ấn tượng tôn kính. Và do đó, dù khuynh hướng tin vào sức mạnh thông minh vô hình trong tự nhiên của con người mạnh mẽ đến đâu, khuynh hướng tập trung chú ý của họ vào những vật thể hữu hình, nhạy cảm dễ thấy, cũng mạnh mẽ không kém; và để dung hòa những khuynh hướng đối lập này, họ được dẫn đến sự kết hợp quyền năng vô hình với một số vật thể hữu hình.

Saturday, January 4, 2025

Hume – Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo (02)

 Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo

(The Natural History of Religion)

David Hume

( ← ... tiếp theo )

 


 


Tiết III.

Tiếp tục cùng đề tài

 

N 3.1, Bea 40

Chúng ta được đặt vào thế giới này, như trong một “đại hý trường”, ở đó những nguồn gốc và những nguyên nhân thực của mọi biến cố đều hoàn toàn bị che giấu khỏi chúng ta; chúng ta cũng không có đủ khôn ngoan để thấy trước hay đủ sức mạnh để ngăn chặn những bất hạnh này vốn chúng ta liên tục bị chúng đe dọa. Chúng ta luôn bị treo lơ lửng giữa sự sống và cái chết, sức khỏe và bệnh tật, dư thừa và thiếu thốn; vốn đã phân phối giữa những loài người bởi những nguyên nhân bí mật và chưa biết, hoạt động của chúng thường bất ngờ và luôn không thể giải thích được. Khi đó, nguyên nhân chưa biết này trở thành đối tượng thường trực của hy vọng và hãi của chúng ta; và trong khi những cảm xúc được giữ trong tình trạng báo động liên tục bởi một chờ đợi lo lắng về những biến cố, thì trí tưởng tượng cũng được dùng một cách tương tự trong việc hình thành những ý tưởng về những sức mạnh đó mà chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào. Liệu con người có thể mổ xẻ thiên nhiên, theo triết lý có thể xảy ra nhất, ít nhất là dễ hiểu nhất, rằng những nguyên nhân này không gì khác ngoài sự đan dệt và cấu trúc cụ thể của chính những bộ phận nhỏ bé của cơ thể họ và của những vật thể bên ngoài; và rằng, bằng một guồng máy đều đặn và liên tục, tất cả những biến cố được tạo ra, vốn họ rất quan tâm về chúng. Nhưng triết lý này vượt quá sự thấu hiểu của đám đông ngu muội, những người chỉ có thể hình dung những nguyên nhân chưa biết trong một cách tổng quát và mù mờ; dù trí tưởng tượng của họ, thường xuyên được cùng một chủ thể đem dùng, phải vất vả để hình thành một số ý tưởng cụ thể và khác biệt về chúng. Họ càng xem xét bản thân những nguyên nhân này và sự bất trắc trong hoạt động của chúng, thì họ càng ít hài lòng với những tìm kiếm của họ; và, dù không sẵn lòng, cuối cùng họ cũng phải từ bỏ một nỗ lực gian nan như vậy, nếu không phải vì một khuynh hướng trong bản chất con người, dẫn đến một hệ thống, mang lại cho họ một số sự hài lòng nào đó.

Wednesday, January 1, 2025

Hume – Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo (01)

Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo

The Natural History of Religion (1757-1777)

David Hume

(1711-1776)

 

 


 

Thay lời dẫn nhập

 

1.

Nhìn chung, Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo (1757) và Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên (1779) của David Hume là những tấn công liên tục vào những khái niệm đương thời về Gót và vị trí của tôn giáo trong lịch sử. Lịch Sử Tự Nhiên Của Tôn Giáo là một phân tích trực tiếp về những nguyên nhân của tôn giáo, những động lực tâm lý đằng sau một tin tưởng vào Gót và sự tiến hóa tự nhiên tiếp theo của tôn giáo trong những kinh nghiệm sinh hoạt của con người theo thời gian. Xuất bản sau khi ông đã qua đời, Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên kể lại một thảo luận dài giữa ba người đại diện cho ba quan điểm: Demea biện luận rằng sự là-có của Gót có thể được chứng minh a priori qua luận chứng hợp lý, Cleanthes tin rằng sự là-có của Gót có thể được chứng minh a posteriori qua một phiên bản của luận chứng thiết kế và Philo hoài nghi cả hai dòng luận chứng. Trong khi The Natural History of Religion là một luận văn về tâm lý và lịch sử về tôn giáo, Dialogues Concerning Natural Religion là một luận văn triết học về bản chất của tôn giáo.

Tuesday, October 29, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (09)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 

 





Chương 7

 Sinh-Ngôn ngữ học Và Khả Năng Con Người

 

Tôi muốn nói vài lời về những gì đã đi đến được gọi là “quan điểm sinh-ngôn ngữ học, vốn đã bắt đầu hình thành nửa thế kỷ trước đây, trong những thảo luận giữa một ít sinh viên ban tiến sĩ, những người đã nhận nhiều ảnh hưởng của những phát triển trong sinh học và toán học trong những năm đầu sau chiến tranh, gồm nghiên cứu trong hành vi động vật học mới được biết đến ở nước Mỹ [1]. Một trong số họ là Eric Lenneberg, người có nghiên cứu nền tảng Biological Foundations of Language, năm 1967, vẫn là một tài liệu cơ bản của lĩnh vực. Vào thời điểm đó, những trao đổi đáng kể đã được tiến hành, gồm những hội thảo liên ngành và hội nghị quốc tế. Môn học có ảnh hưởng sâu rộng nhất, vào năm 1974, lần đầu tiên được gọi là “sinh-ngôn ngữ học”. Nhiều câu hỏi hàng đầu được thảo luận ở đó vẫn còn rất sống động cho đến ngày nay.

Monday, October 28, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (08)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 

 

 

 


Chương 6

Ngữ học và Triết học

 

Những phương pháp và những quan tâm của những nhà ngữ học và triết gia giống nhau trong rất nhiều phương diện đến mức tôi tin rằng sẽ là thiếu khôn ngoan nếu đòi nhấn mạnh trên sự tách biệt rạch ròi giữa những ngành học này, hoặc để một trong hai giữ thái độ phớt lờ hẹp hòi với những hiểu biết đã đạt được ở ngành kia. Có thể trích dẫn một số thí dụ để minh họa khả năng của trao đổi có thành quả giữa hai ngành. Zeno Vendler, trong quyển sách gần đây, Linguistics and Philosophy / ngữ học và Triết học, còn đi xa hơn khi chủ trương rằng “khoa học của ngôn ngữ học cấu trúc” [1] đem “một kỹ thuật mới” cho triết học phân tích, một kỹ thuật “không gì khác hơn là sự tiếp tục tự nhiên của dòng phát triển vốn được định hình bởi những triết gia về ngôn ngữ thông thường đến J. L. Austin”. [2]Vì những lý do tôi sẽ quay lại sau, tôi có một chút hoài nghi về sự đóng góp vốn ngữ học có thể đem cho triết học theo những đường lối vốn ông phác họa, nhưng tôi nghĩ ông đã cho thấy rằng một số những khái niệm nhất định của ngữ học có thể được dùng một cách hiệu quả trong nghiên cứu những vấn đề vốn đã nổi lên trong triết học phân tích.