Sunday, September 1, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (02)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo  )

Noam Chomsky

 

 

 


Ngôn ngữ và não thức

 

1

 

Những đóng góp về ngôn ngữ cho việc nghiên cứu não thức: Quá khứ

 

Trong những bài giảng này, tôi muốn tập trung chú ý vào câu hỏi, Việc nghiên cứu ngôn ngữ có thể đóng góp gì cho sự hiểu biết của chúng ta về bản chất con người? Trong thể hiện này hay thể hiện khác, câu hỏi này chạy xuyên qua lịch sử tư tưởng phương Tây. Trong một thời đại đã ít tập trung vào tự thân và những hình ảnh bản thân, và ít phân chia thành những lĩnh vực chuyên môn hơn thời đại của chúng ta, bản chất của ngôn ngữ, những phương diện trong đó ngôn ngữ phản ảnh những tiến trình tâm lý của con người hay định hình dòng chảy và tính chất của suy nghĩ – đây đã là những đề tài để nghiên cứu và giả thuyết của những học giả và những người không chuyên môn tài năng với một loạt rộng lớn những sở thích, quan điểm và nền tảng trí thức khác nhau. Và trong thế kỷ 19 và 20, khi ngôn ngữ học, triết học và tâm lý học đã cố gắng, dù không dễ dàng, để tự khẳng định là những ngành riêng biệt, những vấn đề cổ điển về ngôn ngữ và não thức đã liên tục xuất hiện trở lại. Những vấn đề dai dẳng này không chỉ kết nối những lĩnh vực khác biệt này nhưng còn cung cấp cho chúng trọng tâm và ý nghĩa trong những nỗ lực đang diễn ra của chúng. Đã có những dấu hiệu trong mười năm vừa qua rằng sự phân biệt có phần giả tạo giữa những ngành học có thể đi đến một chấm dứt. Không còn coi là vinh dự nữa cho việc mỗi ngành học chứng minh sự độc lập tuyệt đối của nó với những ngành khác, và những quan tâm mới đã xuất hiện, đã làm cho những vấn đề cổ điển được trình bày trong những cách mới lạ và đôi khi những ý tưởng sáng tạo chẳng hạn như qua lăng kính của khoa học điều khiển học [1] và khoa học truyền thông, và phản lại bối cảnh của những phát triển trong tâm lý học so sánh và sinh lý vốn thách thức những xác quyết lâu đời và giải phóng trí tưởng tượng khoa học khỏi những xiềng xích nhất định đã trở thành một phần quen thuộc trong môi trường trí thức của chúng ta đến mức gần như vượt ngoài nhận thức. Tất cả điều này là rất đáng khích lệ. Tôi tin rằng tâm lý học nhận thức, đặc biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ học, đang trải qua một giai đoạn hoạt động mới mẻ và năng động chưa từng thấy trong nhiều năm. Một trong những diễn biến đầy hứa hẹn nhất là sự hoài nghi mới này với những hệ thống chính thống trong quá khứ, được kết hợp với sự thừa nhận về những rủi ro của việc hình thành những học thuyết mới khô cứng quá nhanh. Nhận thức này, nếu tiếp tục có thể ngăn chặn việc thiết lập của những giáo điều tẻ nhạt và trì trệ mới.

 

Rất dễ bị lầm lạc trong một thẩm định giá trị về quanh cảnh tình hình hiện tại; tuy nhiên, với tôi, có vẻ như sự giảm thiểu thuyết giáo điều và đi kèm với tìm kiếm cho những phương pháp nghiên cứu giải quyết mới với những vấn đề cũ và thường vẫn còn khó kiểm soát là điều không thể nhầm lẫn, không chỉ trong ngôn ngữ học nhưng trong tất cả những ngành liên quan với nghiên cứu về não thức. Tôi nhớ khá rõ cảm giác không an tâm của tôi như một sinh viên trước sự kiện, có vẻ như, rằng những vấn đề cơ bản của lĩnh vực này đã được giải quyết, và rằng những gì còn lại đã là tinh luyện và cải tiến những kỹ thuật của phân tích ngôn ngữ vốn được hiểu khá rõ và để áp dụng chúng vào một phạm vi rộng hơn của những tài liệu ngôn ngữ. Trong những năm sau chiến tranh, đây là một thái độ chủ đạo trong hầu hết những trung tâm nghiên cứu hoạt động tích cực. Tôi nhớ đã được một nhà nhân chủng-ngôn ngữ học [2] nổi tiếng bảo tôi, vào năm 1953, rằng ông không có ý định làm việc qua một bộ sưu tập khổng lồ của những tài liệu vốn ông đã tập hợp được vì trong vòng vài năm nữa chắc chắn có thể prôgram cho máy cômputơ để xây dựng một ngữ pháp từ một khối dữ liệu lớn bằng cách dùng những kỹ thuật đã được chính thức cấu trúc rõ ràng nhất quán khá tốt. Vào thời điểm đó, đây dường như không phải là một thái độ vô lý, mặc dù viễn cảnh đó gây buồn cho bất kỳ ai cảm thấy, hay ít nhất hy vọng, rằng nguồn lực trí thức của con người có phần sâu xa hơn những gì những tiến trình và kỹ thuật này có thể vén mở lên cho thấy. Tương ứng, có sự sụt giảm nổi bật trong những nghiên cứu của phương pháp về ngôn ngữ vào đầu những năm 1950 khi những bộ óc lý thuyết tích cực nhất chuyển sang vấn đề của làm thế nào một khối kỹ thuật khép kín về cơ bản có thể được áp dụng cho một số lĩnh vực mới – chẳng hạn như với việc phân tích việc nói viết ngôn ngữ đã kết nối, hay với những hiện tượng văn hóa khác ngoài ngôn ngữ. Tôi đến Harvard với tư cách là một sinh viên nghiên cứu ngay sau khi B. F. Skinner trình bày bài giảng của William James, sau này được xuất bản trong quyển sách Verbal Behavior / Hành Vi Ngôn Từ của ông. Trong số những người hoạt động trong khảo cứu triết học hay tâm lý học của ngôn ngữ, khi đó có chút nghi ngờ rằng mặc dù còn thiếu những chi tiết và mặc dù vấn đề có thể thực sự không đơn giản như thế, tuy nhiên một khung cấu trúc khái niệm về hành vi học thuộc loại mà Skinner đã đại cương sẽ chứng tỏ khá đầy đủ để đáp ứng toàn bộ phạm vi của việc dùng ngôn ngữ. [3] Bây giờ, có ít lý do để đặt câu hỏi về xác quyết của Leonard Bloomfield, Bertrand Russell và những nhà ngôn ngữ học, nhà tâm lý học và triết gia theo thuyết thực chứng nói tổng quát, rằng khung cấu trúc khái niệm của tâm lý học về phản ứng-kích thích sẽ sớm được mở rộng đến điểm ở đó nó có thể đem cho một giải thích hài lòng cho những bí ẩn nhất của khả năng con người. Những tinh thần cấp tiến nhất cảm thấy rằng có lẽ, ngõ hầu để công bằng với những khả năng này, người ta phải đặt ra những chữ s và r nhỏ bên trong não, bên cạnh những chữ SR lớn viết hoa vốn có thể mở ra để xem xét ngay lập tức, nhưng sự mở rộng này đã không mâu thuẫn với bức tranh tổng quát. [4]

 

Những tiếng nói phê phán, ngay cả những tiếng nói có uy tín đáng trọng, đã đơn giản là không được lắng nghe. Thí dụ, Karl Lashley đã đưa ra một phê bình xuất sắc về khuôn khổ thịnh hành của những ý tưởng trong năm 1948, lập luận rằng bên dưới hiện tượng dùng ngôn ngữ – và tất cả những hành vi có tổ chức – phải có những cơ chế trừu tượng thuộc loại nào đó không thể phân tích được theo những điều kiện của sự kết hợp, và rằngkhông thể đã phát triển được bằng bất kỳ phương tiện đơn giản nào như vậy. Nhưng những lập luận và nêu lên của ông, dù vững chắc và nhạy bén sâu xa, lại hoàn toàn không có tác dụng gì với sự phát triển của lĩnh vực này và không được chú ý ngay cả tại trường đại học của ông (Harvard), khi đó là trung tâm dẫn đầu về nghiên cứu ngôn ngữ học tâm lý. Mười năm sau, đóng góp của Lashley đã bắt đầu được hiểu rõ giá trị, nhưng chỉ sau khi những cái nhìn trực giác sâu xa của ông đã thành tựu nhưng độc lập trong một nội dung khác.

 

Những tiến bộ kỹ thuật của những năm 1940 chỉ đơn giản là làm vững mạnh thêm sự phấn khởi chung. Máy cômputơ đã xuất hiện, và sự sẵn có sắp tới của chúng đã làm vững mạnh tin tưởng rằng chỉ cần đạt được một hiểu biết lý thuyết về những hiện tượng đơn giản nhất và hiển nhiên nhất là đủ – mọi gì khác sẽ chỉ chứng minh “cũng giống như trước”, một sự phức tạp rõ ràng sẽ được tháo gỡ bằng những kỳ diệu của điện toán. Máy phổ ký âm thanh [5], đã phát triển trong chiến tranh, đã cũng mang lại triển vọng tương tự trong việc phân tích vật lý những âm thanh của tiếng nói. Những hội nghị liên ngành về phân tích tiếng nói vào đầu những năm 1950 là tài liệu ngày nay đọc thích thú. Đãrất ít người quá u tối đến mức đặt câu hỏi về khả năng, trên thực tế là tính cấp thiết, của một giải pháp cuối cùng cho vấn đề chuyển đổi tiếng nói thành bản văn bằng kỹ thuật kỹ thuật hiện có. Và chỉ vài năm sau, người ta vui mừng tìm ra rằng máy dịch và khả năng tóm tắt tự động cũng sắp ra đời. Đối với những người tìm kiếm một công thức toán học hơn về những tiến trình cơ bản, đã có lý thuyết toán học mới được phát triển về truyền thông mà vào đầu những năm 1950, người ta rộng rãi rằng đã cung cấp một khái niệm cơ bản – khái niệm “thông tin” – sẽ thống nhất những khoa học xã hội và hành vi và cho phép phát triển một lý thuyết toán học vững chắc và thỏa đáng về hành vi của con người trên một cơ sở xác suất thống kê. Vào cùng thời đó, lý thuyết về máy tự động [6] đã phát triển như một nghiên cứu độc lập, đem dùng những khái niệm toán học có liên quan chặt chẽ. Và nó đã được liên kết ngay lập tức và khá phù hợp với những thămtrước đó về lý thuyết của mạng lưới nơ-ron. Có những người – như John von Neumann – cảm thấy rằng toàn bộ sự phát triển này là đáng ngờ và ít nhất là không vững chắc, và có lẽ là khá sai lầm, nhưng những nghi ngờ như vậy không đi đủ mạnh để xua tan cảm giác rằng toán học, kỹ thuật, ngôn ngữ học hành vi và tâm lý học đang hội tụ trên một cái nhìn rất đơn giản, rất rõ ràng và hoàn toàn thỏa đáng để cung cấp một sự hiểu biết cơ bản về những gì truyền thống đã để lại, còn che giấu trong bí ẩn.

 

Ít nhất ở nước Mỹ ngày nay có một ít dấu vết của những ảo tưởng của những năm đầu thời hậu chiến. Nếu chúng ta xem xét hiện trạng của phương pháp học về ngôn ngữ cấu trúc, ngôn ngữ học về tâm lý kích thích-phản ứng (dù có hay không mở rộng sang “thuyết trung gian [7]), hay những mô hình lý thuyết xác suất hay lý thuyết tự động cho việc dùng ngôn ngữ, chúng ta thấy rằng trong mỗi trường hợp đều có một phát triển song song đã diễn ra: phân tích chi tiết đã đã cho thấy rằng trong phạm vi đến mức hệ thống những khái niệm và nguyên tắc được nêu ra có thể được định nghĩa chính xác, thì trong nền tảng cơ bản nó có thể được chứng minh là không đầy đủ. Những loại cấu trúc có thể thể hiện được theo những điều kiện của những lý thuyết này đều đơn giản không phải là những cấu trúc phải được nêu lên để làm cơ sở cho việc dùng ngôn ngữ, nếu muốn đầy đủ đáp ứng những điều kiện thực nghiệm. Hơn nữa, tính chất của sự thất bại và không đầy đủ là như vậy khiến cho không có nhiều lý do để tin rằng những phương pháp nghiên cứu giải quyết này đi đúng hướng. Nghĩa là, trong mỗi trường hợp, người ta đã lập luận – theo ý kiến của tôi, khá thuyết phục – rằng phương pháp nghiên cứu giải quyết này không những chỉ không đầy đủ nhưng còn sai lạc về những cơ bản và trong những đường lối quan trọng. Tôi tin rằng điều này đã trở nên khá rõ ràng rằng nếu chúng ta có từng muốn hiểu ngôn ngữ được dùng hay tiếp nhận như thế nào, khi đó chúng ta phải trừu tượng hóa để nghiên cứu riêng rẽ và độc lập một hệ thống nhận thức, một hệ thống kiến thức và tin tưởng, nó phát triển trong thời thơ ấu và nó tác động hỗ tương với nhiều yếu tố khác để ấn định những loại hành vi vốn chúng ta quan sát được; Để giới thiệu một từ ngữ kỹ thuật, chúng ta phải tách biệt và nghiên cứu hệ thống của khả năng ngôn ngữ [8] làm nền tảng cho hành vi nhưng không được nhận ra theo bất kỳ cách trực tiếp hay đơn giản nào trong hành vi. Và hệ thống khả năng ngôn ngữ này khác biệt về phẩm tính với bất kỳ gì có thể được mô tả dưới dạng những phương pháp phân loại của ngôn ngữ học cấu trúc, những khái niệm về tâm lý học S-R [9] hay những khái niệm được phát triển trong lý thuyết toán học về truyền thông hay lý thuyết về máy tự động đơn giản. Những lý thuyết và mô hình đã được phát triển để mô tả những hiện tượng đơn giản và được đưa ra ngay lập tức không thể kết hợp được hệ thống khả năng ngôn ngữ thực; “suy rộng” cho những mô tả đơn giản không thể là phương pháp đi đến được thực tai của khả năng ngôn ngữ ; những cấu trúc tâm lý không chỉ đơn giản là “cũng giống như trước” nhưng còn khác biệt về phẩm tính so với những mạng lưới và cấu trúc phức tạp vốn có thể đã được phát triển bằng khai triển những khái niệm vốn đã nhìn như rất hứa hẹn với nhiều nhà khoa học chỉ cách đây vài năm. Những gì liên quan không phải là một vấn đề mức độ của phức tạp nhưng đúng hơn là phẩm tính của phức tạp. Tương ứng, không có lý do gì để kỳ vọng rằng kỹ thuật hiện có có thể mang lại sự hiểu biết sâu xa hay những thành tựu có ích đáng kể; đáng chú ý là nó đã không làm được điều đó, và trong thực tế, sự đầu tư đáng kể về thời gian, khả năng và tiền bạc vào việc dùng máy cômputơ để nghiên cứu ngôn ngữ – đáng kể theo tiêu chuẩn của một lĩnh vực nhỏ như ngôn ngữ học – đã không mang lại bất kỳ tiến bộ có ý nghĩa nào trong sự hiểu biết của chúng ta về cách dùng hay bản chất của ngôn ngữ. Những phán xét này khắt khe, nhưng tôi nghĩ chúng chính xác. Và những thất bại này cũng thế, có phương diện tích cực của chúng: chúng đã giúp kích thích và làm để mài dũa, trong những cách quan trọng, sự bất mãn tổng quát với khuôn khổ dường như rất hứa hẹn chỉ vài năm trước, và như thế chúng đã giúp nuôi dưỡng sự lên men mà tôi đã nhắc trước đó.

 

Nói vắn tắt, xem dường với tôi, vào thời điểm này, nói tổng quát, trong sự phát triển của ngôn ngữ học và tâm lý học, có vẻ khá thích hợp để quay lại những câu hỏi cổ điển và hỏi xem những hiểu biết mới nào đã đạt được vốn chúng mang theo và những vấn đề cổ điển có thể cung cấp hướng đi cho sự nghiên cứu thời nay như thế nào.

 

Khi chúng ta quay sang lịch sử của nghiên cứu và giả thuyết liên quan đến bản chất của não thức, và cụ thể hơn , bản chất của ngôn ngữ con người, chu ý của chúng ta hoàn toàn tự nhiên đi đến tập trung trên thế kỷ XVII, “thế kỷ của những thiên tài”, trong đó những nền tảng của khoa học thời nay đã thiết lập vững chắc và những vấn đề vẫn còn làm chúng ta bối rối đã được hình thành với diễn đạt rõ ràng và trong sáng đáng ghi nhận. Có nhiều phương diện mang ý nghĩa sâu xa trong đó bầu không khí trí thức ngày nay giống với bầu không khí trí thức của Tây Âu thế kỷ XVII. Một phương diện, đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay , là sự quan tâm rất lớn đến những tiềm năng và những khả năng của automata, [10] một vấn đề đã làm say mê trí thức thế kỷ XVII cũng như chúng ta ngày nay. Tôi đã nhắc ở trên rằng có một sự nhận thức dần dần sáng tỏ rằng một khoảng cách đáng kể – chính xác hơn là một vực sâu lớn –cách biệt hệ thống những khái niệm mà một mặt chúng ta thấu hiểu khá rõ ràng , và bản chất của trí thông minh con người, về một mặt khác. Một nhận thức tương tự nằm ở cơ bản của triết học phái Descartes. Descartes cũng đã đi, khá sớm trong những nghiên cứu của ông, đến kết luận rằng nghiên cứu về não thức đặt chúng ta đối mặt với một vấn đề của phẩm tính của phức tạp, nhưng không đơn thuần chỉmức độ của phức tạp. Ông cảm thấy ông đã chứng minh rằng hiểu biết và ý chí, hai thuộc tính nền tảng của não thức con người, đã gồm những khả năng và nguyên lý vốn ngay cả những automata phức tạp nhất cũng không thể thực hiện được.

 

điều đặc biệt đáng chú ý để truy nguyên sự phát triển của luận chứng này trong những tác phẩm của những triết gia thứ yếu phái Descartes, và giờ đã bị bỏ quên, như Cordemoy, người đã viết một chuyên luận thu hút, mở rộng một vài nhận xét của Descartes về ngôn ngữ, hay La Forge, người đã viết Traité de l’esprit de l’homme , một luận thuyết dài và chi tiết, với một số lý do, ông tuyên bố, trình bày những gì Descartes có thể đã nói về đề tài này nếu như Descartes đã còn sống, để mở rộng lý thuyết của ông về con người vượt ngoài sinh lý học. Người ta có thể đặt câu hỏi về những chi tiết của luận chứng này, và người ta có thể cho thấy nó đã bị những tàn dư nhất định của học thuyết kinh viện cản trở và bóp méo như thế nào – thí dụ như khung cấu trúc khái niệm về thực chất và phương thức. [11] Nhưng cấu trúc chung của lập luận không phải là không hợp lý; trong thực tế, nó khá giống với lập luận chống lại khung cấu trúc khái niệm tư tưởng của những năm đầu thời hậu chiến vốn tôi đã nhắc đến ở phần đầu bài giảng này. Những người phái Descartes đã cố gắng cho thấy rằng khi lý thuyết về cơ thể hữu hình được mài giũa, làm rõ và mở rộng đến những giới hạn của nó, nó vẫn không có khả năng giải thích những sự kiện vốn chúng hiển nhiên vói sự quán sát nội tâm và cũng được sự quan sát của chúng ta về những hành động của người khác xác nhận. Đặc biệt, nó không thể giải thích cách dùng ngôn ngữ bình thường con người, cũng như nó không thể giải thích những thuộc tính cơ bản của suy nghĩ. Do đó, cần phải đưa ra một nguyên lý hoàn toàn mới – theo từ ngữ của Descartes, để đưa ra giả thuyết về một thực thể thứ hai bản chất là suy tưởng, bên cạnh cơ thể, với những thuộc tính thiết yếu của cơ thể là chiếm giữ không gian và chuyển động [12]. Nguyên lý mới này có một “phương diện sáng tạo”, được chứng minh rõ ràng nhất trong những gì vốn chúng ta có thể gọi là “phương diện sáng tạo của việc dùng ngôn ngữ”, khả năng đặc biệt của con người trong việc diễn đạt những suy nghĩ mới và hiểu những cách diễn đạt suy nghĩ hoàn toàn mới, trong phạm vi khung cấu trúc khái niệm của một “ngôn ngữ được thiết lập”, một ngôn ngữ là một sản phẩm văn hóa tuân theo những quy luật và nguyên tắc một phần duy nhất với nó và một phần phản ảnh những thuộc tính tổng quát của não thức. Người ta khẳng định rằng những định luật và nguyên tắc này không thể xây dựng được ngay cả dưới dạng mở rộng phức tạp nhất của những khái niệm thích hợp cho việc phân tích hành vi và tác động hỗ tương của những vật thể vật lý, và chúng không thể thực hiện được ngay cả bởi máy tự động phức tạp nhất. Trong thực tế, Descartes lập luận rằng dấu hiệu chắc chắn duy nhất cho thấy một cơ thể khác sở hữu một não thức con người, rằng nó thì không chỉ đơn thuần là một máy tự động, là khả năng dùng ngôn ngữ theo cách thông thường của nó ; và ông biện luận rằng khả năng này không thể tìm thấy được trong một động vật hay một máy tự động, vốn trong những phương diện khác, cho thấy những dấu hiệu của sự thông minh rõ ràng vượt xa của một con người, mặc dù một sinh vật hay máy móc như vậy có thể được ban cho đầy đủ những cơ quan sinhthiết như một con người để tạo ra lời nói. [13]

 

Tôi sẽ quay lại luận chứng này và những cách thức trong đó nó đã phát triển. Nhưng tôi nghĩ là quan trọng để nhấn mạnh, với tất cả những khoảng trống và thiếu sót, rằng nó là một luận chứng cần phải tôn trọng và được chú ý xem xét. Hoàn toàn không có gì phi lý trong kết luận. Với tôi, có vẻ như rất có thể vào thời điểm đặc biệt đó trong sự phát triển của tư tưởng phương Tây, đã có khả năng cho sự xuất hiện của một khoa học tâm lý học, thuộc một loại vẫn chưa hiện hữu, một ngành tâm lý học bắt đầu với vấn đề mô tả những đặc điểm của những hệ thống khác nhau của tâm lý học, kiến thức và tin tưởng của con người, những khái niệm mà chúng được tổ chức và những nguyên tắc làm nền tảng cho chúng, và chỉ sau đó mới chuyển sang nghiên cứu xem những hệ thống này có thể đã phát triển như thế nào qua sự kết hợp nào đó của cấu trúc bẩm sinh và tác động hỗ tương giữa sinh vật và môi trường. Một tâm lý học như vậy sẽ tương phản khá rõ ràng với phương pháp nghiên cứu trí thông minh con người vốn bắt đầu bằng việc đưa ra giả thuyết, trên cơ sở tiên nghiệm, một số cơ chế cụ thể mà người ta cho rằng phải là cơ sở cho việc tiếp thu mọi kiến ​​thức và tin tưởng. Sự khác biệt là những gì vốn tôi sẽ quay lại trong bài giảng tiếp theo. Lúc này, tôi chỉ muốn nhấn mạnh tính hợp lý của phương án bị bác bỏ và hơn thế nữa, tính nhất quán của nó với phương pháp nghiên cứu giải quyết đã tỏ ra rất thành công trong cuộc cách mạng vật lý thế kỷ XVII.

 

Có những tương đồng về phương pháp luận có lẽ đã không được thẩm định đầy đủ giữa giả thuyết Descartes về một thực thể mà bản chất của nó đã là tưởng và sự chấp nhận sau-Newton về một nguyên lý của lực hấp dẫn như một thuộc tính bẩm sinh của những hạt vật chất cuối cùng, một nguyên lý hoạt động vốn định đoạt những chuyển động của những vật thể. Có lẽ đóng góp sâu rộng nhất của triết học Descartes cho tư tưởng thời nay đã là việcbác bỏ khái niệm trong tư tưởng kinh viện về những hình thức thực thể và phẩm tính thực, về tất cả những “hình ảnh nhỏ bé bay trong không trung” mà Descartes nhắc đến với sự chế nhạo [14]. Với việc trừ tà những phẩm tính huyền bí này, sân khấu đã được chuẩn bị cho sự phát triển của một vật lý học về vật chất trong chuyển động và một tâm lý học vốn khám phá những thuộc tính của não thức. Nhưng Newton đã biện luận rằng vật lý cơ học của Descartes sẽ không hoạt động – quyển sách thứ hai của Principia phần lớn dành cho sự chứng minh điều này – và rằng cần phải đưa ra giả thuyết về một lực mới để giải thích cho sự chuyển động của những vật thể. Định đề về một lực hút tác động từ một khoảng cách, không phù hợp với những ý tưởng rõ ràng và khác biệt của kiến thức thực tiễn thông thường và không thể được chấp nhận bởi một người phái Descartes chính thống – một lực như vậy chỉ đơn thuần là một phẩm tính huyền bí khác. Newton hoàn toàn đồng ý và ông đã cố gắng nhiều lần để tìm một giải thích cơ học cho nguyên nhân của lực hấp dẫn. Ông bác bỏ quan điểm cho rằng lực hấp dẫn là “bản tính và thừa hưởng sẵn với vật chất” và chủ trương rằng “nói với chúng ta rằng mọi loài của những sự vật thì đều được ban cho một thuộc tính huyền bí cụ thể (như lực hấp dẫn) qua đó nó hoạt động và tạo ra những tác động rõ ràng, là không nói gì với chúng ta cả”. Một vài nhà sử học về khoa học cho rằng Newton đã hy vọng, giống như Descartes, sẽ viết một Principles of Philosophy / Những Nguyên lý Triết học nhưng việc ông thất bại, không giải thích được nguyên nhân của lực hấp dẫn những cơ sở cơ học đã giới hạn ông chỉ viết Mathematical Principles of Natural Philosophy / Những Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên. Vì vậy, theo kiến thức duy lý dựa trên kinh nghiệm thực tiễn thông thường của Newton cũng như của những người phái Descartes, vật lý học vẫn chưa có nền tảng vững vàng , vì nó nêu lên giả thuyết về lực huyền bí có khả năng tác động từ một khoảng cách xa. Tương tự như vậy, định đề về não thức của Descartes như một nguyên lý giải thích đã không thể chấp nhận được với tinh thần duy nghiệm. Nhưng sự thành công đáng kinh ngạc của vật lý toán học đã vượt qua sự chống lại những phản đối phổ thông này, và uy tín của vật lý mới cao đến mức tâm lý học giả thuyết của thời kỳ Khai sáng đã chấp nhận sự cần thiết phải làm việc trong khung cấu trúc khái niệm của Newton, hơn là trên khung cấu trúc khái niệm tương tự của Newton – một vấn đề rất khác. Lực hấp dẫn huyền bí đã được chấp nhận như một yếu tố hiển nhiên của thế giới vật chất, không cần giải thích, và không thể tưởng tượng được rằng người ta có thể phải đưa ra những nguyên tắc hoàn toàn mới về hoạt động và tổ chức bên ngoài khung cấu trúc khái niệm của cái sẽ sớm trở thành “kiến thức thực tiễn thông thường” mới. “ Một phần vì lý do này, việc tìm kiếm một ngành tâm lý học khoa học tương tự vốn đã hoàn toàn có thể khám phá những nguyên tắc của não thức, bất kể chúng có thể là gì, đã không được kỹ lưỡng thực hiện lúc đó, cũng như bây giờ.

 

Tôi không muốn bỏ qua sự khác biệt nền tảng giữa định đề về lực hấp dẫn và giả thuyết (định đề) của một res cogitans, cụ thể là sự chênh lệch to lớn về sức mạnh của những lý thuyết giải thích đã được phát triển. Tuy nhiên, tôi nghĩ là có ích để ghi nhận rằng những lý do khiến Newton, Leibnitz và những người phái Descartes chính thống không hài lòng với vật lý mới thì đặc biệt rất giống với những lý do một tâm lý học duy lý nhị nguyên dựa trên đó đã sớm bị bác bỏ. Tôi nghĩ là đúng để nói rằng việc nghiên cứu những thuộc tính và tổ chức của não thức đã sớm bị bỏ rơi, phần dựa trên những lý do hoàn toàn sai lầm, và cũng chỉ ra rằng có một sự mỉa mai nhất định trong quan điểm phổ thông rằng việc bỏ rơi nó là do sự lan truyền dần dần một thái độ khoa học” tổng quát hơn.

 

Tôi đã cố gắng gọi chú ý đến một số điểm tương đồng giữa môi trường trí thức của thế kỷ XVII và môi trường ngày nay. Tôi nghĩ sẽ sáng tỏ hơn khi theo dõi chi tiết hơn một chút về diễn biến phát triển cụ thể của lý thuyết ngôn ngữ trong thời kỳ thời nay, trong bối cảnh của sự nghiên cứu của não thức và của hành vi trong tổng quát. [15]

 

Một điểm hợp lý để bắt đầu là với những bài viết của y sĩ người Spain Juan Huarte, người vào cuối thế kỷ XVI đã xuất bản một nghiên cứu được dịch rộng rãi về bản chất của trí thông minh con người. Trong tiến trình khảo sát của ông, Huarte đã tự hỏi sự kiện là từ “trí thông minh”, ingenio , dường như có cùng gốc Latin với nhiều từ khác có nghĩa là “sinh ra” hay “tạo ra”. Ông biện luận rằng điều này đem cho một manh mối về bản chất của não thức. Do đó, “người ta có thể phân biệt hai khả năng sinh sản ở con người, một khả năng chung với những loài thú và thực vật, và khả năng kia tham dự vào thực thể tinh thần. Trí thông minh/khôn ngoan ( Ingenio ) là một sức mạnh sáng tạo. Sự hiểu biết là một khả năng sáng tạo”. Từ nguyên của Huarte thực sự không hay lắm; tuy nhiên, cái nhìn trực giác sâu xa thì hoàn toàn có thực chất. [16]

 

Huarte tiếp tục phân biệt ba mức độ của thông minh. Mức độ thấp nhất trong số chúng là “trí thông minh hiền lành”, vốn thỏa mãn nguyên lý duy nghiệm mà ông, cùng với Leibnitz và nhiều người khác, đã gán sai cho Aristotle, cụ thể là không có gì trong não thức vốn không là chỉ đơn giản được những giác quan truyền đến nó. Mức độ cao hơn tiếp theo, trí thông minh bình thường của con người, vượt xa giới hạn về duy nghiệm: nó có thể “tự tạo ra bên trong chính nó, bằng sức mạnh của chính nó, những nguyên tắc mà trên đó kiến thức dựa vào”. Những não thức con người bình thường là loại như thế đó, “chỉ được một mình chủ thể hỗ trợ, với không giúp đỡ của bất kỳ ai, chúng sẽ tạo ra hàng ngàn những mới lạ mà chúng chưa từng nghe nói đến... việc phát minh và việc nói ra những điều như thế mà họ chưa từng nghe từ chủ nhân của mình, hay bất kỳ miệng lưỡi nào”. Do đó, trí thông minh bình thường của con người có khả năng tiếp thu kiến thức qua những nguồn lực bên trong của chính nó, có lẽ đem dùng dữ liệu của giác quan nhưng tiếp tục xây dựng một hệ thống nhận thức dưới dạng của những khái niệm và nguyên tắc vốn đã phát triển trên những nền tảng độc lập; và nó có khả năng để phát sinh những suy nghĩ mới và tìm ra những cách thích hợp và mới lạ để diễn đạt chúng, theo những cách vốn hoàn toàn vượt trên mọi huấn luyện hay kinh nghiệm.

 

Huarte đưa ra giả thuyết về một loại trí thông minh thứ ba, “qua đó một số người, không có nghệ thuật hay học thức, có thể nói những sự việc tinh tế và đáng ngạc nhiên, nhưng đúng, chưa từng thấy, nghe hay viết ra, thậm chí chưa từng nghĩ đến”. Ở đây chỉ đến sự sáng tạo thực, một thực tập của sự tưởng tượng sáng tạo trong những cách thức vốn đi ra ngoài trí thông minh bình thường và ông cảm thấy có thể gồm “một pha trộn của điên rồ”.

 

Huarte chủ trương rằng sự khác biệt giữa trí thông minh hiền lành, đáp ứng được nguyên duy nghiệm, và trí thông minh bình thường, với đầy đủ khả năng sáng tạo, chính là sự khác biệt giữa loài vật và con người. Là một y sĩ, Huarte rất quan tâm đến bệnh lý học. Đặc biệt, ông lưu ý rằng khuyết tật nghiêm trọng nhất của trí thông minh có thể ảnh hưởng đến con người là sự hạn chế ở mức độ thấp nhất trong ba cấp độ, ở mức độ trí thông minh hiền lành tuân theo những nguyên tắc của thuyết duy nghiệm. Huarte nói rằng khuyết tật này “giống như của hoạn quan, không có khả năng sinh sản”. Trong những hoàn cảnh đáng buồn này, khi trí thông minh chỉ có thể tiếp nhận những kích thích được truyền qua giác quan và liên kết chúng với nhau, thì giáo dục thực sự tất nhiên là không thể có được, vì thiếu những ý tưởng và nguyên tắc cho phép sự phát triển kiến thức và sự hiểu biết. Trong trường hợp này, “cả roi vọt, tiếng kêu, phương pháp, ví dụ, thời gian, kinh nghiệm, hay bất cứ thứ gì trong tự nhiên đều không đủ để kích thích người này tạo ra bất cứ sự vật việc gì”.

 

Khung cấu trúc khái niệm của Huarte rất có ích cho việc thảo luận về “lý thuyết tâm lý học” trong giai đoạn tiếp theo. Điển hình cho tư tưởng sau này là việc ông nhắc đến việc dùng ngôn ngữ như một chỉ số về trí thông minh của con người, về những gì phân biệt con người với loài vật, và đặc biệt là việc ông nhấn mạnh trên khả năng sáng tạo của trí thông minh bình thường. Những quan tâm này chi phối tâm lý học và ngôn ngữ học duy lý. Với sự trỗi dậy của phong trào lãng mạn, sự chú ý chuyển sang loại trí thông minh thứ ba, sang sự sáng tạo thực, mặc dù giả định duy lý rằng trí thông minh bình thường của con người là tự do và sáng tạo độc nhất và vượt ra ngoài những giới hạn của sự giải thích máy móc theo khoa học đã không bị bỏ rơi và đóng một vai trò quan trọng trong tâm lý học của phong trào lãng mạn, và ngay cả trong triết học xã hội của nó. [17]

 

 

 

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Aug/2024)

(Còn tiếp ... )

 

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com

 



[1] cybernetics

[2] anthropological linguist: nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, tập trung vào cách thức ngôn ngữ định hình và được định hình bởi những hoạt động xã hội và văn hóa. Ngôn ngữ học nhân chủng học là một phân ngành của cả nhân chủng học và ngôn ngữ học, và liên quan đến việc xem xét cách thức ngôn ngữ ảnh hưởng đến hành vi của con người, cấu trúc xã hội, chuẩn mực văn hóa và bản sắc định tính.

[3] Verbal Behavior / Hành vi ngôn từ của B.F. Skinner (1957): tìm xem ngôn ngữ được học và dùng như thế nảo, tập trung vào những nguyên lý của thuyết hành vi. Skinner lập luận rằng ngôn ngữ không phải là sản phẩm của những cấu trúc tinh thần bẩm sinh nhưng là một hành vi được những tác động hỗ tương với môi trường hình thành. Những điểm chính: (a) Ngôn ngữ như hành vi: Skinner coi ngôn ngữ là hành vi con người học (qua kinh nghiệm bên ngoài), giống như bất kỳ hành vi ứng xử nào khác. Nó được hình thành bởi khen thưởng và phản ứng từ môi trường. (b) Điều kiện hóa tác động: Skinner dùng thuyết điều kiện hóa tác động của ông để giải thích ngôn ngữ (tiến trình học tập trong đó những hành vi được hậu quả của chúng kiểm soát. (Thí dụ, nếu một hành vi được theo sau bởi phần thưởng, thì khả năng lập lại, tái diễn hành vi đó trong tương lai cao hơn, và ngược lại trong trường hợp có khiển trách/trừng phạt, khả năng lập lại, tái diễn hành vi đó thấp hơn). Lý thuyết này cho rằng những hành vi (gồm cả nói) được hậu quả của chúng củng cố, khiến chúng có nhiều khả năng xảy ra lần nữa. (c) Những hoạt động bằng lời: Skinner chia ngôn ngữ thành những loại hành vi bằng lời nói: Mands/Mệnh lệnh: Yêu cầu hoặc mệnh lệnh (thí dụ: xin đồ ăn). Tacts: / Nhãn hiệu: Nhãn hoặc mô tả (thí dụ: gọi tên một đối tượng). Echoics / Tiếng vang: Lặp lại những gì người khác nói (thí dụ: lặp lại một cụm từ). Intraverbals / Đáp ứng Ngôn từ : Phản ứng với những kích thích bằng lời (thí dụ: trả lời câu hỏi). Lý thuyết của Skinner như thế đối lập với của Chomsky: Noam Chomsky lập luận rằng khả năng ngôn ngữ xuất phát từ một cấu trúc tinh thần bẩm sinh (ngữ pháp phổ quát). Ông tin rằng con người sinh ra đã có sự hiểu biết sẵn có về những quy luật ngôn ngữ. Ngược lại, Skinner bác bỏ ý tưởng về những cấu trúc tinh thần bẩm sinh. Ông tin rằng ngôn ngữ học được qua những tác động hỗ tương và sự củng cố từ môi trường bên ngoài, không phải từ một tập hợp những quy luật ngôn ngữ bẩm sinh bên trong. Thuyết của Skinner mở rộng việc nghiên cứu những hành vi có thể quan sát được sang những hành động phức tạp của con người như ngôn ngữ, bác bỏ những trạng thái tinh thần không thể quan sát thực nghiệm được.

[4] tâm lý học kích thích-phản ứng (S-R), một khung cấu trúc khái niệm liên quan đến thuyết hành vi, nổi bật vào đầu đến giữa thế kỷ 20. Stimulus-response (S-R) psychology Tâm lý học kích thích-phản ứng (S-R): lý thuyết bắt nguồn từ thuyết hành vi, cho rằng mọi hành vi đều là những phản ứng với những kích thích cụ thể trong môi trường. Nó bắt nguồn từ đầu thế kỷ 20 khi những nhà tâm lý học tìm cách nghiên cứu hành vi theo phương cách khoa học hơn và có thể quan sát, được tập trung trên quan hệ giữa những kích thích bên ngoài và những phản ứng có thể quan sát được (phản ứng) mà chúng kích động. Nguồn gốc: (a) Ivan Pavlov: Một trong những nhân vật chính yếu trong sự phát triển của tâm lý học S-R, những thí nghiệm của Pavlov với những con chó vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã chứng minh được tiến trình điều kiện hóa cổ điển, trong đó một kích thích trung tính (như tiếng chuông) có thể liên kết với một kích thích không điều kiện (như thức ăn) để tạo ra phản ứng có điều kiện (chảy nước bọt). (b) John B. Watson: Dựa trên công trình của Pavlov, Watson, trong tuyên ngôn năm 1913 của ông “Tâm lý học như cái nhìn của thuyết hành vi”, lập luận rằng tâm lý học nên tập trung vào hành vi có thể quan sát được, chứ không những trạng thái tinh thần/tâm lý bên trong. Ông đã đặt ra thuật ngữ behaviorism / thuyết hành vi và thúc đẩy ý tưởng rằng hành vi của con người có thể được giải thích hoàn toàn bằng những liên kết S-R. (c) B.F. Skinner: Sau đó, Skinner đã mở rộng tâm lý học S-R với công trình nghiên cứu của ông về điều kiện hóa tác động, trong đó những hành vi by ảnh hưởng bởi những hậu quả (sự làm vững mạnh thêm hoặc hình phạt) theo sau chúng. Tâm lý học S-R cho rằng hành vi là kết quả trực tiếp của những kích thích môi trường, không cần phải xem xét đến những suy nghĩ hoặc cảm xúc bên trong. Phương pháp nghiên cứu giải quyết này đã đặt nền tảng cho sự phát triển của thuyết hành vi như một trường phái tư tưởng ưu thắng trong tâm lý học trong nửa đầu thế kỷ 20.

[5] sound spectrograph

[6] automata

[7] Mediation Theory / Thuyết trung gian: Để giải thích cho những hành vi phức tạp hơn mà không thể giải thích chỉ bằng những chuỗi kích thích-phản ứng đơn giản, những người theo thuyết tâm lý học hành vi đã đưa ra ý tưởng về “trung gian”. Khái niệm này cho rằng những sự kiện nhận thức bên trong, như suy nghĩ hoặc ký ức, đóng vai trò là trung gian giữa một kích thích và hành vi kết quả. Thí dụ, khi bạn nghe một từ (kích thích), khái niệm liên quan trong tinh thần bạn (người trung gian) dẫn đến phản ứng bằng lời nói hoặc hành vi. Noam Chomsky đã phê bình những thuyết như vậy, lập luận rằng về cơ bản chúng không đủ để giải thích những cấu trúc và nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ. Ông nhấn mạnh rằng việc dùng ngôn ngữ liên quan đến những quy luật trừu tượng, có tính sáng tạo mà không thể được nắm bắt đầy đủ bằng những mô hình kích thích-phản ứng hoặc những liên hệ được trung gian hóa.

[8] linguistic competence

[9] S-R psychology

[10] Khái niệm automata / máy tự động để chỉ những thiết bị hoặc hệ thống cơ khí được thiết kế để thực hiện những nhiệm vụ hoặc mô phỏng hành vi một cách độc lập. Theo truyền thống, automata là những máy móc phức tạp được chế tạo để bắt chước hành động của con người hoặc động vật, chô thấy một quan tâm thích thú trong cả tiềm năng và những giới hạn của những máy móc bắt chước lập lại những chức năng giống con người. Lĩnh vực automata đã tiến triển đáng kể với việc tạo ra những thiết bị cơ khí tinh vi của những nhân vật như nhà làm đồng hồ người Swiss, Jaquet-Droz (1721–1790) và nhà phát minh người France, Jacques de Vaucanson (1709–1782). Thí dụ, De Vaucanson đã phát triển một con vịt máy, có khả năng mô phỏng việc ăn uống và tiêu hóa. Sự phát triển của automata được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong kỹ thuật cơ khí và sự say mê bắt chước chuyển động của con người và động vật. Những thiết bị này chủ yếu được dùng để giải trí, trình diễn hoặc khám phá những nguyên lý cơ học.

[11] The framework of substance and mode: khung cấu trúc khái niệm về thực thể và phương thức: một khái niệm triết học bắt nguồn từ học thuyết kinh viện, đặc biệt là trong tác phẩm của Descartes và Spinoza.(a) Thực thể: chỉ bản chất cơ bản của một gì đó, yếu tính hoặc thực tại cơ bản của nó.(b) Phương thức chỉ những trạng thái, tính chất hoặc biến đổi cụ thể mà một thực thể có thể có. Khung này là trung tâm của nhiều tư tưởng siêu hình trong truyền thống kinh viện, có ảnh hưởng đến triết học hiện đại ban đầu.

[12] properties of extension and motion:, “sự mở rộng” chỉ những thuộc tính vật lý của một vật thể, đặc biệt là sự chiếm giữ không gian của nó. Khái niệm này, từ triết lý của Descartes, rằng một thực thể có kích thước (dài, rộng, cao) và có thể được đo lường theo những đặc điểm không gian của nó. Ngược lại, “suy tưởng” là một thuộc tính của não thức hoặc ý thức/tinh thần, không trong không gian ý và không thể được đo lường hoặc mở rộng.

Trong thuyết nhị nguyên của Descartes, não thức được coi là một thực thể nhưng phi-vật chất, khác biệt về nền tảng với cơ thể. Ông lập luận rằng tư tưởng là yếu tính của não thức, và không giống cơ thể, não thức không tồn tại trong không gian vật lý. Não thức không có những chiều như dài, rộng, cao (mà Descartes gọi là phần mở rộng/chiếm hữu không gian), cũng không thể được phân chia hoặc đo lường theo cách mà những vật thể vật lý có thể. Vì vậy, theo Descartes, não thức hoặc ý thức nằm ngoài phạm vi vật lý của không gian và vật chất. Nó tác động hỗ tương với cơ thể nhưng không nằm trong không gian vật lý như cơ thể hoặc vật thể. Quan điểm này đặt ra những câu hỏi phức tạp, chẳng hạn như làm thế nào một não thức phi không gian có thể tác động hỗ tương với cơ thể không gian, mà Descartes đã cố gắng giải quyết thông qua khái niệm tuyến tùng (the pineal gland) như một điểm tác động hỗ tương. Tóm lại, đối với Descartes, não thức không tồn tại trong không gian như những vật thể vật lý những thay vào đó là một thực thể riêng biệt, phi không gian.

[13] Descartes lập luận rằng khả năng dùng ngôn ngữ một cách có ý nghĩa là dấu hiệu đáng tin cậy duy nhất của trí tuệ con người. Ông tuyên bố rằng, ngay cả khi một loài động vật hoặc máy móc có vẻ rất thông minh hoặc có khả năng sinh lý cho tiếng nói, thì chúng cũng không thể thực sự dùng ngôn ngữ như một con người. Khả năng giao tiếp sáng tạo và linh hoạt độc đáo này là những gì phân biệt con người với những động vật hay những máy móc.

[14] Ý niệm của những hình thức thực thể và những phẩm tính thực: những ý niệm thời trung cổ, đặc biệt là từ Aristotle, là trung tâm của truyền thống giảng dạy kinh viện. Theo giảng dạy này: những hình thức bản chất là những nguyên lý cơ bản, nền tảng xác định những gì là một sự vật (yếu tính hay bản chất của nó). Thí dụ, hình thức bản chất của một cái cây là nhữngkhiến nó trở thành một cái cây chứ không phải một gì khác. Những những phẩm tính thực là những thuộc tính nội tại của những vật thể, chẳng hạn như nhiệt, màu sắc hoặc độ cứng, được cho là hiện hữu độc lập và là phần của yếu tính của đối tượng.

[15] [Để biết thêm chi tiết và thảo luận, xem Cartesian Linguistics / Ngôn ngữ học Cartesian của tôi (New York: Harper & Row, 1966) và những tài liệu tham khảo được trích dẫn ở đó.]

[16] Từ “ingenio” trong tiếng Spain và “ingenium” trong tiếng Latin thực sự bắt nguồn từ động từ tiếng Latin “ingignere”, có nghĩa là “trồng / cấy ghép” hay “tạo ra từ bên trong”, nhưng từ này dùng để chỉ những phẩm chất bẩm sinh hay tài năng tự nhiên hơn là sự sáng tạo hay sự tạo ra trong /vật lý. Vì vậy, trong khi ý tưởng của Huarte rằng “trí thông minh/khôn ngoan” hay “trí tuệ” liên quan đến sự sáng tạo hay sức mạnh sinh sản nắm bắt được một hiểu biết triết học thú vị, nhưng liên kết của ông với những từ như “sinh ra” hay “tạo ra” không hoàn toàn chính xác. Những từ này xuất phát từ những gốc khác nhau liên quan đến sự sáng tạo vật lý (tiếng Latin “generare” có nghĩa là sáng tạo, sinh ra), trong khi “ingenium” dùng để chỉ nhiều hơn đến những khả năng tự nhiên hay thiên tài của một người. Vì vậy, từ nguyên chính xác hơn nhấn mạnh đến những phẩm chất hay tài năng bẩm sinh hơn là tiến trình sáng tạo hay tạo ra.

[17] Tâm lý học của phong trào lãng mạn nhấn mạnh vào sự sáng tạo, trí tưởng tượng và chiều sâu cảm xúc của con người, coi đây là những tính chất cốt lõi, yếu tính xác định, chúng đặt con người khác biệt với loài vật hay máy móc. Nó bác bỏ những giải thích cơ khí hay thuần lý về tâm lý/tinh thần, thay vào đó tập trung vào biểu hiện cá nhân và đời sống nội tâm. Trong triết lý xã hội, phong trào lãng mạn nhấn mạnh trên sự quan trọng của tự do cá nhân, trực giác và sự kết nối cảm xúc trong việc định hình xã hội và văn hóa.