Saturday, June 25, 2011

Khúc Nhạc Chiều



Khúc nhạc chiều










1.
Lúc ấy tôi không biết gì nhiều về bài hát, ngoài tên gọi, tên tác giả, và dĩ nhiên âm hưởng nhịp ¾ dặt dìu của nó – đặc biệt là câu intro mở đầu; và tiếng láy quyến luyến lập lại ở đôi chỗ cuối câu. Tiếng nhạc đó dâng lên khi buổi chiều thành phố đang xuống, trong một con hẻm ở Đakao, từ tiếng dương cầm của một người tập đàn. Có một thời gian khá lâu, tôi thường chậm xe, thử để tiếng đàn chọn lối rẽ, vì chưa đến đầu hẻm giai điệu đã vẳng đến  – lãng đãng cung D minor – nghe xong, đã có hơn một lần, tôi sợ phải cất lời khiến chúng loãng mất, nên quay xe; những lần ấy, không vào nhà ngay.

Khúc nhạc đó là khúc nhạc chiều của thành phố - con đường Đinh tiên Hoàng tắt nắng, xe vắng, tất cả như thấm âm hưởng bài hát, đã chậm nhịp lại; những khi tôi quay về như thế, veranda che lối vào cửa một hiệu ăn Tây, đèn đã sáng, chờ khách tối. 


Monday, June 13, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (32)

Bertrand Russell

Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Hai  Triết học đạo Catô
Phần I. Những vị Bố đạo Kitô.




Chương 3.  Ba nhà học giả của hội Nhà Thờ


Bốn người được gọi là những học giả của Nhà Thờ Tây Âu: Ambrose, Jerome, Augustine, và vua chiên Gregory Vĩ đại. Trong số này, ba người đầu tiên sống cùng thời, trong khi người thứ tư thuộc về một thời sau đó. Trong chương này, tôi sẽ đưa ra một vài giải thích về đời sống và thời đại của ba người đầu tiên, dành một chương sau cho một giải thích những học thuyết của Augustine, một người, đối với chúng ta, là quan trọng nhất trong bộ ba này.

Sunday, June 12, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (31)

Bertrand Russell

Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Hai  Triết học đạo Catô
Phần I. Những vị Bố đạo Kitô.




Chương 2.  đạo Kitô trong bốn Thế kỷ Đầu tiên 


Đạo Kitô, lúc đầu, đã được rao giảng bởi người Jew cho người Jew, như là một đạo Juda cải cách. James [1], và đến một mức độ thấp hơn, Peter [2], đã ước nó vẫn giữ không gì nhiều hơn thế, và họ có thể đã thắng thế, nhưng trừ Paul [3], người đã cương quyết chấp nhận những dân ngoại giáo mà không đòi hỏi họ phải theo tục cắt bao qui đầu, hoặc tuân phục Luật Dothái cổ. Tranh chấp giữa hai phái được kể lại trong tập (sách thứ năm của kinh Tân ước) Những Hoạt Động của những Tông Đồ [4], theo một quan điểm của Paul. Những cộng đồng người Kitô mà Paul thành lập ở nhiều nơi, chắc chắn đã bao gồm một phần của những người đổi đạo trong đám người Jew, một phần của những dân ngoại giáo tìm kiếm một tôn giáo mới. Những điều vững chắc của đạo Juda đã làm cho nó thành hấp dẫn trong thời đó của những tín ngưỡng giải thể, nhưng tục cắt bao qui đầu đã là một chướng ngại cho việc đổi đạo của nam giới. Những nghi thức luật lệ liên quan đến thực phẩm cũng bất tiện. Hai trở ngại này, ngay cả nếu như đã không có những gì khác, đã có thể sẽ khiến tôn giáo Hebrew gần như không thể nào trở thành phổ quát. Đạo Kitô, nhờ vào Paul, đã giữ lại những gì đã là thu hút trong những giáo lý của người Jew, mà không có những điều đặc biệt khiến dân ngoại giáo thấy khó khăn nhất để đồng hóa [5].

Saturday, June 11, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (30)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Hai  Triết học đạo Catô






Phần I. Những vị Bố đạo Kitô.

Chương 1. Sự phát triển tôn giáo của người Jew

Đạo Kitô, như đã được Đế quốc Lamã vừa qua, chuyển giao cho các dân rợ [1] , gồm ba yếu tố: thứ nhất, những tin tưởng triết học nhất định, bắt nguồn chủ yếu từ Plato và những triết gia Plato-Mới, nhưng cũng một phần từ những nhà Stoics; thứ hai, một khái niệm về đạo đức và lịch sử bắt nguồn từ những người Jew; và thứ ba, những lý thuyết nhất định, đặc biệt hơn cả về phần sự cứu rỗi, vốn đã trọn vẹn là mới trong đạo Kitô, mặc dù có phần có thể truy nguyên về Orphism, và về những giáo phái anh em cùng nguồn của vùng Cận Đông.