Sunday, September 15, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (4)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

( ← ... tiếp theo )

Noam Chomsky

 

 

 

 

2

 

Những đóng góp về ngôn ngữ học cho việc nghiên cứu não thức: Hiện tại

 

Một khó khăn trong những khoa học tâm lý nằm trong sự quen thuộc của những hiện tượng chúng giải quyết. Cần phải có một cố gắng trí thức nhất định để xem – những hiện tượng như vậy có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hay đòi hỏi những lý thuyết giải thích phức tạp – như thế nào. Người ta có khuynh hướng không suy nghĩ chấp nhận chúng như bình thường, hay trong cách nào đó như “tự nhiên”.

 

Những tác động của sự quen thuộc này với những hiện tượng đã thường từng được thảo luận. Thí dụ, Wolfgang Köhler đã nêu lên rằng những nhà tâm lý học không mở ra “những khu vực hoàn toàn mới” trong phương cách của khoa học tự nhiên, “đơn giản vì con người đã quen thuộc với hầu hết tất cả những khu vực của đời sống tâm lý, một thời gian dài trước sự thành lập cảu khoa học tâm lý . . bởi vì ở ngay khởi đầu công việc của họ, đã không có những sự kiện tâm lý còn lại nào hoàn toàn chưa được biết để họ có thể khám phá”.[1] Những khám phá cơ bản nhất của vật lý cổ điển có một giá trị chấn động nhất định – con người không có trực giác về quỹ đạo hình elip, hay hằng số của lực hấp dẫn. Nhưng “những sự thật tâm lý” thuộc loại ngay cả sâu xa hơn nhiều cũng không thể được  nhà tâm lý học “khám phá”, bởi chúng là một vấn đề của sự quen thuộc về trực giác, và một khi được chỉ ra, đều hiển nhiên, do đó có vẻ như không cần khám phá mới.

 

Cũng còn có một tác động tinh tế hơn. Những hiện tượng có thể là quá quen thuộc đến nỗi chúng ta thực sự không nhìn thấy chúng gì cả, một vấn đề đã được những nhà lý luận văn học và triết học thảo luận nhiều. Thí dụ, Viktor Shklovskij vào đầu những năm 1920, đã phát triển ý tưởng rằng chức năng của nghệ thuật thi ca là “làm cho đối tượng được mô tả trở nên kỳ lạ”. “Những gười sống ở vùng bờ biển trở nên quen với tiếng sóng rì rào đến nỗi họ như không bao giờ nghe thấy nó. Tương tự như vậy, chúng ta hiếm khi nghe thấy những lời mà chúng ta thốt ra. . . Chúng ta nhìn nhau, nhưng chúng ta không còn thấy nhau nữa. Cảm nhận của chúng ta về thế giới đã khô héo; những gì còn lại chỉ là nhận thức nông cạn”. Vì vậy, mục đích của nghệ sĩ là để chuyển những gì được mô tả sang “lĩnh vực của nhận thức mới”; như một thí dụ, Shklovskij trích dẫn một câu chuyện của Tolstoy trong đó những phong tục và thể chế xã hội được “làm cho thành lạ lùng” bằng cách trình bày chúng từ điểm nhìn của một tưởng thuật, xảy là của một con ngựa. [2]

 

Nhận xét “chúng ta nhìn nhau nhưng không còn thấy nhau nữa” có lẽ tự thân nó đã đạt đến trạng thái của “những lời chúng ta thốt ra nhưng hiếm khi nghe thấy”. Nhưng sự quen thuộc, cũng như trong trường hợp này, không nên làm lu mờ sự quan trọng của cái nhìn trực giác sâu xa.

 

Wittgenstein đưa ra một nhận xét tương tự, chỉ ra rằng “những phương diện của nhữngsự vật viêc quan trọng nhất với chúng ta bị ẩn giấu vì tính đơn giản và quen thuộc của chúng (người ta không thể nhận thấy điều gì đó – vì nó luôn ở trước mắt người ta)”. [3] Người này tự đặt ra cho mình để “đem cho . . . nhận xét về lịch sử tự nhiên của loài người: tuy nhiên, chúng ta không đóng góp những sự tò mò nhưng là những nhận xét mà không ai nghi ngờ, nhưng lại không được chú ý chỉ vì chúng luôn ở trước mắt chúng ta”.[4]

 

Ít được ghi nhận là sự kiện chúng ta cũng quên mất nhu cầu giải thích khi những hiện tượng đều quá quen thuộc và  “hiển nhiên”. Chúng ta có khuynh hướng quá dễ dàng để giả định rằng những giải thích phải sáng sủa và gần với mặt nổi ngoài. Với tôi, thiếu xót lớn nhất của triết học cổ điển về não thức, cả duy lý lẫn duy nghiệm, là giả định không nghi ngờ của nó rằng những thuộc tính và nội dung của não thức có thể nghiên cứu được bằng sự tự quán sát nội tâm [5] ; là điều ngạc nhiên khi thấy giả định này hiếm khi bị thách thức, trong chừng mực liên quan đến tổ chức và chức năng của những khả năng trí thức, ngay cả với cách mạng theo Freud. Tương ứng, những nghiên cứu sâu rộng về ngôn ngữ được thực hiện dưới ảnh hưởng của thuyết duy lý Descartes đã chịu một thất bại, là không thẩm định giá trị được về tính trừu tượng của những cấu trúc vốn “hiện diện trong não thức”, khi một lời nói được tạo ra hay được hiểu, hay chiều dài và phức tạp của chuỗi những hoạt động liên quan đến những cấu trúc tâm lý biểu hiện nội dung ngữ nghĩa của lời nói qua thể hiện vật chất.

 

Một thiếu xót tương tự đã làm hỏng việc nghiên cứu ngôn ngữ và não thức trong thời ngày nay. Với tôi, có vẻ như nhược điểm cơ bản trong những nghiên cứu giải quyết của thuyết cấu trúc và thuyết hành vi với những đề tài này là tin cậy vào sự nông cạn của những giải thích, tin tưởng rằng cấu trúc của não thức phải là đơn giản hơn trong cấu trúc của nó so với bất kỳ cơ quan sinh lý nào được biết và rằng những giả định nguyên sơ nhất như vậy phải là đủ để giải thích bất kỳ hiện tượng nào có thể được quan sát. Do đó, điều hiển nhiên là không có biện luận hay bằng chứng nào (hay được trình bày là đúng theo định nghĩa) rằng ngôn ngữ là một “cấu trúc do thói quen” [6] hay một mạng lưới của những kết nối, hay kiến thức về ngôn ngữ chỉ đơn thuần là một vấn đề “biết cách thức/biết làm thế nào”,  một kỹ năng được thể hiện như một hệ thống của việc tuỳ tiện dùng những phản ứng. Theo đó, kiến thức của ngôn ngữ phải phát triển từ từ, qua sự lập đi lập lại và rèn luyện, sự phức tạp rõ ràng bên ngoài của nó là kết quả của sự gia tăng của những yếu tố rất đơn giản nhưng không phải từ những nguyên tắc sâu xa hơn của tổ chức tâm lý mà có thể không thể nghiên cứu giải quyết được bằng quán sát nội tâm, như những cơ năng tiêu hóa hay phối hợp vận động. Mặc dù không có gì là vô lý về cơ bản trong một cố gắng để giải thích kiến thức và cách dùng ngôn ngữ trong những điều kiện này, nhưng nó cũng không có tính hợp lý đặc biệt hay một sự biện minh tiên nghiệm nào. Không có lý do gì để phản ứng với thái độ khó chịu hay hoài nghi nếu việc nghiên cứu kiến thức của ngôn ngữ và cách dùng kiến thức này sẽ dẫn đến một hướng hoàn toàn khác.

 


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Aug/2024)

(Còn tiếp ... )

 

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com



[1] [W. Köhler, Dynamics in Psychology (New York: Liveright, 1940)].

[2] [Xem V. Ehrlich, Russian Formalism, bản sửa đổi thứ 2. edn. (New York: Nhân văn, 1965), trang 176–77]

[3] [Ludwig Wittgenstein, Philosophical Investigations (New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford, 1953), Phần 129]

[4] [Như trên, Mục 415.]

[5] Introspection : tự quán sát nội tâm là tiến trình xem xét và suy ngẫm về những suy nghĩ, cảm xúc và trạng thái tinh thần của chính mình. Về cơ bản, đó là "nhìn vào bên trong" để nhận thức được những gì đang diễn ra trong não thức ở một thời điểm nhất định. Quán sát nội tâm từng là một phương pháp chính trong tâm lý học ban đầu, đặc biệt trong những trường phái như cấu trúc, nhưng nó có những giới hạn  vì dựa vào việc tự xem xét thuật kể chủ quan, điều này có thể không đáng tin cậy.

[6] Habit structure: ngôn ngữ học được qua tập quán, thói quen – qua sự lặp đi lặp lại nhữngkhuoon mẫu ăn nói, hay phản ứng tự động khi ứng đáp