Tuesday, August 27, 2024

Chomsky – Ngôn ngữ và Não thức (01)

Ngôn ngữ và Não Thức

(Language and Mind)

(Bản in thứ ba)

 

Noam Chomsky

 

 

 



Lời giới thiệu của nhà xuất bản

 

Đây là bản in thứ ba được chờ đợi từ lâu của tuyển tập gồm những tiểu luận xuất sắc nổi bật về ngôn ngữ và não thức của Chomsky. Sáu chương đầu, nguyên đã xuất bản vào những năm 1960, đã tạo một đóng góp khai phá cho lý thuyết ngôn ngữ. Bản in mới này thêm vào một chương và một lời tựa mới, đem phương pháp nghiên cứu giải quyết thuyết phục có ảnh hưởng quan trọng và sâu rộng của Chomsky trong thế kỷ XXI. Những chương 1–6 trình bày công trình ban đầu của Chomsky về bản chất và sự tiếp nhận ngôn ngữ như một hệ thống sinh học, thừa hưởng di truyền (Ngữ Pháp Phổ Quát), qua những quy luật và nguyên tắc của chúng khiến chúng ta tiếp nhận một kiến thức đã được nhập tâm (ngôn ngữ-I). Trong 50 năm qua, khung cấu trúc khái niệm này đã khơi dậy một bùng nổ của nghiên cứu vào trong một loạt rộng lớn gồm nhiều loại ngôn ngữ và đưa ra một số vấn đề lý thuyết quan trọng. Chương cuối xét lại những vấn đề then chốt, sau khi nhìn lại phương pháp nghiên cứu giải quyết “sinh-ngữ học ’ vốn đã định hướng công trình của Chomsky từ khi bắt đầu cho đến ngày nay, đồng thời nêu lên một số thách thức mới và thích thú với việc nghiên cứu ngôn ngữ và não thức.

 

(Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2002).

 


NỘI DUNG

 

Lời tựa cho lần xuất bản thứ ba

Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhì

Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất

 

1 Những đóng góp về ngữ học cho việc nghiên cứu não thức: quá khứ

2 Những đóng góp về ngữ học cho việc nghiên cứu não thức: hiện tại

3 Những đóng góp về ngữ học cho việc nghiên cứu não thức: tương lai

4 Dạng thức và ý nghĩa trong những ngôn ngữ tự nhiên

5 Bản chất dạng thức của ngôn ngữ

6 Ngữ học và Triết học

7 Sinh-ngữ học và khả năng con người

 

Chỉ Mục




 Ngôn ngữ và Não Thức [1]

 

Lời tựa cho lần xuất bản thứ ba

 

Sáu chương in đầu sau đây, đều đã là từ cuối những năm 1960, phần lớn đã dựa trên những bài nói chuyện dành tổng quát cho giới đại học, do đó tương đối tự nhiên bình thường. Chương cuối cùng là từ năm 2004, dựa trên một bài nói chuyện dành cho công chúng. Tiểu luận gần đây này, xem xét “phương pháp nghiên cứu sinh-ngữ học ” đã định hướng công việc này từ nguồn gốc của nó cách đây nửa thế kỷ, một số phát triển quan trọng trong những mười năm gần đây, và phương pháp nghiên cứu giải quyết tổng quát ngày nay trông như thế nào – ít nhất với tôi.

 

Phương pháp nghiên cứu giải quyết ưu thắng của những câu hỏi về ngôn ngữ và não thức trong những năm 1950 là của tâm lý học theo thuyết hành vi. Như từ ngữ này đã chỉ định, đối tượng của khảo sát là hành vi, hay với Ngữ học, là những sản phẩm của hành vi: có lẽ một tập hợp dữ liệu ngôn ngữ hay một kho ngữ liệu vốn những nhà nghiên cứu có được bằng những kỹ thuật “gợi mở” dạy trong những khóa học dạy thu tập dữ liệu ngôn ngữ ngay trong sinh hoạt địa phương của dân bản địa. Lý thuyết ngữ học vào thời đó chủ yếu gồm những tiến trình phân tích dữ liệu này, như chia nhỏ dữ liệu thành những phân đoạn và phân loại những phân đoạn đó. Những phân tích này được thực hiện với giả định tối thiểu về cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ hay cách những thành phần của ngôn ngữ được tổ chức.. Nhà ngữ học nổi tiếng Martin Joos hầu như không quá lời trong một trình bày năm 1955 khi ông xác định “hướng đi quyết định” của ngữ học cấu trúc đương thời là quyết định rằng ngôn ngữ có thể “được mô tả nhưng không có bất kỳ sơ đồ sẵn có nào trước đó về việc ngôn ngữ phải như thế nào, ngôn ngữ phải là gì” [2].

 

Những phương pháp nghiên cứu giải quyết phổ biến trong khoa học về hành vi nhìn tổng quát không có nhiều khác biệt. Tất nhiên, không ai chấp nhận khái niệm không mạch lạc về một “phiến bảng trống”. Nhưng người ta thường cho rằng ngoài một số giới hạn ban đầu về những thuộc tính được tìm ra trong môi trường (một “không gian định lượng”, trong khung cấu trúc khái niệm của triết gia có ảnh hưởng lớn W.V.O. Quine), những cơ chế học tập nào đó cũng đủ để giải thích những sinh vật, trong đó có con người, biết và làm gì. Nguồn gen di truyền trong những lĩnh vực này dự kiến sẽ không đạt được nhiều hơn những gì như thế.

 

Phương pháp nghiên cứu giải quyết của sinh-ngữ học [3] mới nổi đã áp dụng một lập trường khác. Đối tượng của khảo sát không là hành vi và những sản phẩm của nó, nhưng là hệ thống nhận thức bên trong tham dự vào hành động và diễn giải, và hơn thế nữa, cơ bản trong bản chất sinh học cố định của chúng ta cho sự tăng trưởng và phát triển của những hệ thống bên trong này. Từ cái nhìn này, đề tài trung tâm của những quan tâm là những gì vốn Juan Huarte, trong thế kỷ 16, đã coi như thuộc tính thiết yếu của trí thông minh con người: khả năng của não thức con người trong việc “tạo ra bên trong nó, bằng sức mạnh của chính nó, những nguyên tắc trên đó kiến thức dựa vào”, [4] những ý tưởng đã được phát triển theo những cách quan trọng trong những truyền thống khoa học-triết học của những năm sau. Với ngôn ngữ, “những nguyên tắc trên đó kiến thức dựa vào” là những nguyên tắc của ngôn ngữ đã được “nhập tâm” (Ngôn ngữ-I ) vốn cá nhân đã thu tập được. Sau khi có được những nguyên tắc này, Jones, nhân vật giả tưởng của chúng ta, có rất nhiều kiến thức, thí dụ như glink nhưng không glnik có thể là một từ vựng trong tiếng Anh; rằng John is too angry to talk to (Mary)/ John thì quá giận để nói chuyện với (Mary), có nghĩa là John sẽ nói chuyện (nếu Mary vắng mặt) nhưng John là người nói chuyện (nếu Mary có mặt); rằng ông có thể được dùng để chỉ John trong câu “I wonder who John expects to see him /Tôi tự hỏi John trông đợi ai để gặp ông”, nhưng không phải thế, nếu “I wonder who / tôi tự hỏi ai” thì bị bỏ mất (John expects to see him); [5] rằng nếu John sơn ngôi nhà màu nâu thì ông sơn mặt bên ngoài mặc dù ông có thể sơn ngôi nhà bên trong màu nâu; rằng khi John leo núi, ông đã leo lên mặc dù ông có thể leo xuống núi; rằng những quyến sách theo một nghĩa nào đó vừa trừu tượng vừa riêng biệt như trong câu John memorized and then burned the book/ John đã ghi nhớ rồi đốt quyển sách ; và cứ thế , ... trên một phạm vi không giới hạn. “Sức mạnh tạo ra/gây nên” những nguyên tắc ngôn ngữ-I vốn trên đó những trường hợp riêng biệt của kiến thức như vậy thì được hiểu là thành phần của nguồn gen di truyền vốn giải thích cho sự tăng trưởng và phát triển của chúng.

 

Ngữ học, được nhận thức như vậy, tìm để khám phá những lý thuyết thực của những ngôn ngữ-I (grammars)) riêng biệt, và ở mức độ sâu hơn, lý thuyết của di truyền cơ bản cho sự tiếp thu ngôn ngữ (Ngữ Pháp Phổ Quát, UG, dùng một từ truyền thống cho một cách dùng mới). Những hệ thống nhận thức khác, đã được giả định , nên được nhận thức theo những đường hướng tương tự, mỗi hệ thống với những nguyên tắc và những khả của năng phát sinh riêng của chúng.

 

Trong khung cấu trúc khái niệm này, thực vậy, hệ thống nhận thức được hiểu là những cơ quan của cơ thể, chủ yếu là não, để được nghiên cứu trong nhiều cách thức như những thành phần nhỏ-phụ khác với những thuộc tính đăc biệt vốn tác động hỗ tương trong sự sống của tổ chức sinh vật: hệ thống thị giác, hệ thống vận động, hệ thống tuần hoàn máu, v.v. Cùng với vai trò của chúng trong hành vi, những “cơ quan nhận thức” tham dự vào trong những hoạt động thường được coi như thuộc về tâm lý : suy nghĩ, trù tính kế hoạch, diễn giải, cân nhắc đánh giá, v.v. Từ ngữ “về tâm lý” ở đây mang tính mô tả và không chính thức, gần giống với những từ ngữ mô tả lỏng lẻo như “thuộc hóa học”, “về điện”, “về quang học” và những từ ngữ khác, vốn dùng để đặt chú ý vào những phương diện riêng biệt của thế giới vốn dường như có một tính chất gắn kết thông nhất và nên trừu tượng hóa cho việc nghiên cứu đặc biệt, nhưng không mang bất kỳ ảo tưởng nào rằng chúng khắc vẽ những phân loại phân chia thế giới tự nhiên. Hành vi và những sản phẩm của nó – chẳng hạn như những bản văn – đem cho dữ liệu vốn có thể là có ích như bằng chứng để xác định bản chất và nguồn gốc của hệ thống nhận thức, nhưng không có vị thế ưu tiên nào cho những thăm dò như vậy, giống như trong trường hợp những cơ quan khác của cơ thể.

 

Sự chuyển đổi tổng quát về quan điểm đôi khi được gọi là “cuộc cách mạng nhận thức” những năm 1950. Tuy nhiên, vì những lý do đã thảo luận trong những tiểu luận đầu tiên sau đây, tôi nghĩ nó có thể được nhìn đúng đắn hơn như một sự đổi mới và phát triển hơn nữa của cuộc cách mạng nhận thức trong thế kỷ XVII. Từ những năm 1950, nhiều câu hỏi truyền thống đã được hồi sinh – đáng tiếc là không có sự hiểu biết về truyền thống vốn phần lớn đã bị lãng quên hay bị trình bày sai lạc. Cũng được hồi sinh là quan điểm đã được kết tinh trong suốt thế kỷ 18 cho rằng những thuộc tính “được gọi là thuộc về tinh thần” là kết quả của “một loại cấu trúc hữu cơ giống như của bộ óc” (nhà hóa học-triết gia Joseph Priestley). Sự phát triển này của “gợi ý của Locke”, như nó được gọi trong tài liệu học thuật, là một sự kiện tự nhiên, hầu như không thể tránh khỏi, đi kèm với cuộc cách mạng Newton, vốn đã hiệu quả phá bỏ khái niệm quan trọng duy nhất về “cơ thể” hay “vật lý” [6]. Kết luận cơ bản đã được hiểu rõ vào thế kỷ 19. Darwin hỏi một cách văn vẻ, rằng tại sao “suy nghĩ, là một chất tiết ra của não” lại được coi như “tuyệt vời hơn trọng lực, một thuộc tính của vật lý”. Trong tác phẩm cổ điển về lịch sử thuyết duy vật thế kỷ 19, Friedrich Lange nhận xét rằng những nhà khoa học đã “quen với khái niệm trừu tượng về lực, hay đúng hơn là với một khái niệm lơ lửng trong vùng tối huyền bí giữa trừu tượng và hiểu biết riêng biệt”, một “bước ngoặt” trong lịch sử của thuyết duy vật vốn loại bỏ những tàn tích còn sót lại của học thuyết khỏi những ý tưởng và quan tâm của “những người theo thuyết duy vật chân chính” của thế kỷ XVII, và tước đi ý nghĩa của chúng. và tước đi ý nghĩa của chúng. Chúng không cần phải là quan tâm đặc biệt trong việc nghiên cứu việc nghiên cứu những phương diện của thế giới “gọi là về tinh thần”.

 

Có lẽ đáng ghi nhận rằng cách hiểu truyền thống này vẫn được nhìn như gây nhiều tranh luận và việc lập lại nó, hầu như trong cùng những từ, thì thường được nêu lên như một “giả thuyết táo bạo” hay “ý tưởng mới triệt để” trong ngành học về những lĩnh vực “gọi là thuộc về tinh thần”. [7]

 

Một đặc điểm quan trọng khác của cách mạng nhận thức ban đầu là sự nhìn nhận rằng những thuộc tính của thế giới được gọi là thuộc về tinh thần có thể gồm những khả năng không giới hạn của một cơ quan hữu hạn có giới hạn, “việc dùng vô hạn những phương tiện hữu hạn”, theo câu nói của Wilhelm von Humboldt. Học thuyết này đã nằm ở trung tâm của khái niệm của phái Descartes về não thức. Nó đem cho tiêu chuẩn cơ bản để giải quyết vấn đề “não thức khác” – để xác định liệu một sinh vật nào đó có một não thức giống như của chúng ta hay không. Descartes và những người theo ông tập trung vào việc đem dùng ngôn ngữ như sự minh họa rõ ràng nhất. Trong một giòng suy nghĩ có phần tương tự, Hume sau này đã nhìn nhận rằng những phán đoán đạo đức của chúng ta đều không có giới hạn trong phạm vi, và phải được tạo dựng trên những nguyên tắc tổng quát vốn là phần của bản chất chúng ta – được xác định về di truyền, nói theo từ ngữ thời nay. Từ nhận xét đó đặt vấn đề của Huarte trong một lĩnh vực khác và hiện nay là đề tài thu hút của nghiên cứu thực nghiệm và phân tích khái niệm.[8]

 

Vào giữa thế kỷ 20, người ta đã có thể đối mặt với những vấn đề loại như vậy một cách có thực chất hơn so với những thời kỳ trước đó. Khi đó, đã có một hiểu biết tổng quát rõ ràng về những hệ thống phát sinh hữu hạn với phạm vi không giới hạn, vốn có thể sẵn sàng thích ứng với việc sắp xếp lại và điều tra của những câu hỏi truyền thống vốn tất yếu đã bị bỏ trong bóng tối. Một yếu tố có ảnh hưởng khác trong sự hồi sinh của cuộc cách mạng nhận thức là công trình của những nhà nghiên cứu về hành vi loài vật trong môi trường tự nhiên [9] và tâm lý học so sánh, khi đó vừa mới trở nên sẵn sàng phương pháp nghiên cứu giải quyết hơn, với quan tâm của nó với “những giả thuyết hoạt động bẩm sinh hiện diện trong những sinh vật thấp hơn-người” và “con người bẩm sinh” [10] vốn tất sẽ có nhiều đặc điểm giống nhau.[11] Khung cấu trúc khái niệm đó cũng có thể được điều chỉnh phù hợp với việc nghiên cứu những cơ quan nhận thức của con người và bản chất được xác định về di truyền của chúng, vốn xây dựng kinh nghiệm – Umwelt của sinh vật, theo từ ngữ của nghiên cứu về hành vi động vật học – và hướng dẫn con đường phát triển tổng quát, giống đúng như trong tất cả những phương diện khác của sự phát triển của những sinh vật.

 

Trong khi đó, những cố gắng để nhằm mài dũa và hoàn thiện những phương pháp phương pháp nghiên cứu giải quyết theo thủ tục gặp phải những khó khăn nghiêm trọng, bộc lộ những thiết xót nội tại. Một vấn đề cơ bản là ngay cả những yếu tố đơn giản nhất của nói viết của ngôn ngữ cũng không thể được tìm ra bằng những thủ tục phân đoạn và phân loại. Chúng không có thuộc tính “những hạt trên chuỗi” [12] cần thiết để những phương pháp như vậy hoạt động và thường không thể định vị được ở một số phần có thể nhận dạng được của sự kiện vật lý tương ứng với biểu hiện bên trong não thức vốn những phần tử này hoạt động. Ngày càng rõ ràng rằng ngay cả những đơn vị đơn giản nhất – hình vị, những thông tin về đơn vị từ vựng cơ bản, ngay cả những phân đoạn âm vị học – chỉ có thể được xác định bằng vai trò của chúng trong những tiến trình tạo sinh hình thành những biểu thức ngôn ngữ. Đến phiên chúng, những cách diễn đạt này có thể được coi như “những chỉ dẫn” cho những hệ thống khác của não thức/cơ thể được dùng cho những hoạt động tâm lý, cũng như để tạo ra lời nói và giải thích những tín hiệu bên ngoài. Tổng quát hơn, nghiên cứu về những cơ chế của học tập và kiểm soát hành vi được giả định trong khoa học về hành vi đã bộc lộ những thiếu sót nền tảng, và ngay cả ở cốt lõi của ngành học đã nảy sinh những nghi ngờ nghiêm trọng về việc liệu toàn bộ dự án có thực tiễn, ứng dụng được hay không, ngoại trừ việc thiết kế những thí nghiệm có thể có ích cho một số mục đích khác.

 

Với việc nghiên cứu ngôn ngữ, một kết luận tự nhiên xem có vẻ là ngôn ngữ-I gần như đạt được đặc tính của một lý thuyết khoa học: một hệ thống tích hợp những quy luật và nguyên tắc vốn từ đó những diễn đạt của ngôn ngữ có thể được lấy ra, mỗi chúng là một tập hợp gồm những hướng dẫn. cho suy nghĩ và hành động. Đứa trẻ, bằng cách nào đó, phải chọn ngôn ngữ-I từ dòng chảy của kinh nghiệm. Vấn đề hiện ra như tương tự với những gì Charles Sanders Peirce đã gọi là suy luận nắm bắt khi xem xét vấn đề của khám phá khoa học. [13] Và cũng như trong trường hợp của khoa học, nhiệm vụ này là không thể có được nếu không có những gì vốn Peirce gọi là một “giới hạn với những giả thuyết có thể chấp nhận được” cho phép chỉ có một số lý thuyết nhất định được xem xét, nhưng không gồm một vô số những lý thuyết khác cũng tương hợp với dữ liệu liên quan. Trong trường hợp ngôn ngữ, có vẻ như thiên tư di truyền của khả năng ngôn ngữ phải áp đặt một dạng thức cho hệ thống quy luật vốn đủ giới hạn để những gì tương lai được chọn của ngôn ngữ-I đều bị “phân tán” và ngay cả chỉ một số lượng nhỏ có thể được xem xét trong tiến trình của sự tiếp nhận ngôn ngữ. Trong công trình nghiên cứu sau này về khoa học nhận thức, những phương pháp nghiên cứu giải quyết như vậy thường được gọi là những khái niệm “phương pháp nghiên cứu giải quyết giống-lý thuyết”. [14] Giống như suy luận nắm bắt, và với vấn đề đó, mọi phương diện của sự tăng trưởng và phát triển, sự tiếp thu ngôn ngữ đều phải đối mặt với vấn đề “sự nghèo nàn của những tác nhân kích thích[15]. Nhận xét tổng quát thì rõ ràng, rõ ràng đến mức bên ngoài khoa học nhận thức, hiện tượng phổ biến này ngay cả còn không được đặt tên: không ai nói về vấn đề sự nghèo nàn của những tác nhân kích thích với một phôi thai vốn bằng cách nào đó đã trở thành một con sâu, hay một con mèo, dựa trên môi trường dinh dưỡng, hay trong bất kỳ phương diện nào của sự phát triển sau khi sinh ra, chẳng hạn như trải qua thòi kỳ dậy thì.

 

Trong những tiểu luận từ những năm 1960, in lại dưới đây, bản chất và sự tiếp thu ngôn ngữ được trình bày và thảo luận đều tuân theo khung cấu trúc khái niệm chung vừa được phác thảo. Do đó, “vấn đề lý thuyết thách thức nhất trong Ngữ học” đã được coi như là của “việc khám phá những nguyên tắc của ngữ pháp phổ quát”, vốn nó “xác định việc lựa chọn những giả thuyết” – tức là giới hạn những ngôn ngữ-I có thể phương pháp nghiên cứu giải quyết được. Tuy nhiên, người ta cũng nhìn nhận rằng với ngôn ngữ, cũng như với những sinh vật sinh học khác, một vấn đề còn thách thức hơn đang ở chân trời phía trước: khám phá “những quy luật vốn xác định khả năng đột biến thành công và bản chất của những tổ chức sinh vật phức tạp”, hoàn toàn khác với những cơ quan nhận thức riêng biệt, hay những hệ thống hữu cơ khác đang được nghiên cứu. [16] Như cùng ý tưởng tương tự đã được đưa ra vài năm trước: “chắc chắn ngày nay không có lý do gì để coi trọng quan điểm coi thành tựu phức tạp của con người hoàn toàn là do kinh nghiệm trong nhiều tháng (hay nhiều nhất là nhiều năm) [như trong tâm lý học theo thuyết hành vi], thay vì hàng triệu năm tiến hóa [như trong nghiên cứu về thiên tư di truyền sinh học riêng biệt, UG trong trường hợp ngôn ngữ], hay đến những nguyên tắc của tổ chức thần kinh có thể có nền tảng sâu xa hơn trong quy luật vật lý” [17] – một “yếu tố thứ ba” trong sự tăng trưởng và phát triển, liên quan với những nguyên tắc hoặc ảnh hưởng cơ bản vượt ra ngoài di truyền và môi trường, có khả năng hướng dẫn sự phát triển và bắt nguồn từ những định luật vật lý hoặc tổ chức thần kinh, có thể độc lập với những cơ quan hoặc sinh vật riêng biệt. Việc điều tra yếu tố thứ ba có vẻ quá xa vời để được chú ý nhiều, và do đó hầu như không được nhắc đến, mặc dù, trong thực tế, ngay cả một số công trình sớm nhất – thí dụ, về việc loại bỏ sự trùng lập trong những hệ thống quy luật – cũng được ngầm hướng dẫn bởi những quan tâm như vậy.

 

Trong những năm tiếp theo, nghiên cứu đã mở rộng đáng kể ra ngoài những lĩnh vực chỉ liên quan với ngôn ngữ, gồm nhiều đề tài hơn trong khoa học nhận thức. Vào đầu những năm 1980, ngữ học đã trải qua một sự thay đổi lớn về quan điểm, thoát khỏi quan niệm định dạng của lý thuyết ngôn ngữ[18], đại diện cho cách phân tích ngôn ngữ cũ hơn, có cấu trúc khô cứng hơn. Phương pháp phương pháp nghiên cứu giải quyết này tập trung vào một tập hợp cố định những quy luật và khuôn khổ nhằm mô tả và tạo ra tất cả những câu có thể có trong một ngôn ngữ. Nó gồm những hệ thống quy luật chi tiết và những mô hình tĩnh được cho là có thể áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, khuôn khổ này đã dần bị loại bỏ để ủng hộ phương pháp phương pháp nghiên cứu giải quyết những nguyên tắc và những giá trị thay đổi [19]. Phương pháp phương pháp nghiên cứu giải quyết mới này nhằm mục đích giới hạn phạm vi ngôn ngữ-I có thể có thành một tập hợp hữu hạn, cho phép sự điều tra linh hoạt và thực nghiệm hơn về những cấu trúc ngôn ngữ đồng thời đặt ra những ràng buộc chặt chẽ đối với những lựa chọn từ vựng. Mặc dù mặc dù vẫn còn bỏ ngỏ để tranh luận về tính hợp lệ lâu dài của nó, đã chứng minh đem lại thành công cao như một chương trình nghiên cứu. Nó đã tạo ra một làn sóng của những nghiên cứu thực nghiệm trên nhiều loại ngôn ngữ đa dạng về mặt loại hình, đưa ra những câu hỏi lý thuyết mới chưa từng được hình thành trước đây và thường đưa ra những trả lời một phần. Ngoài ra, nó đã làm sống lại nghiên cứu trong những lĩnh vực liên quan như tiến trình tiếp thu và tiến hành ngôn ngữ. Một kết quả quan trọng của sự thay đổi này là nó đã xóa bỏ một số rào cản khái niệm cơ bản để khám phá những vấn đề “yếu tố thứ ba'“ sâu hơn – những nguyên tắc vượt ra ngoài di truyền và môi trường, có khả năng dựa trên những định luật vật lý hoặc tổ chức thần kinh. Những đề tài này, được thảo luận trong bài giảng cuối cùng của tập sách này, Chúng nêu lên những khả năng vốn ít nhất theo quan điểm cá nhân của tôi, đề nghị những thách thức mới lạ và thích thú, đặc biệt cho nghiên cứu về ngôn ngữ và những vấn đề rộng hơn về não thức.Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhì

 

Sáu chương tiếp theo chia thành hai nhóm. Ba bài đầu tiên tạo thành chuyên khảo Ngôn ngữ và Não Thức xuất bản năm 1968. Như lời tựa của Ngôn ngữ và Não Thức, được in lại dưới đây, giải thích, ba tiểu luận về những đóng góp của ngôn ngữ cho sự nghiên cứu về não thức (quá khứ, hiện tại và tương lai) đều dựa trên những bài giảng Beckman, được trình bày trước khối người nghe trong giới đại học, ở trường tại Đại học California, Berkeley, vào tháng 1 năm 1967. Những tiểu luận này tạo thành một đơn vị riêng biệt, khác với ba chương tiếp theo.

 

Chương 4, “Dạng thức và ý nghĩa trong những ngôn ngữ tự nhiên”, là bản văn gần đúng của một bài giảng khá thân mật được đưa ra vào tháng 1 năm 1969 tại Đại học Gustavus Adolphus ở Minnesota cho một khán giả gồm phần lớn những học sinh và sinh viên và những giáo sư trung và đại học. Nó xem xét lại một số khái niệm cơ bản ã trình bày trong Ngôn ngữ và Não Thức và những tác phẩm khác, đồng thời trình bày thêm một số công trình sau này về giải thích ngữ nghĩa của những cấu trúc cú pháp. Tôi tin rằng tài liệu này cho thấy một số giới hạn và thiết xót của lý thuyết trước đó và đề nghị một hướng đi trong đó lý thuyết này nên được sửa đổi lại. Nhiều nghiên cứu chuyên môn hơn về vấn đề này và những vấn đề liên quan xuất hiện trong những chuyên khảo sắp xuất bản của tôi, Semantics in Generative Grammar and Conditions on Rules /Ngữ Nghĩa Học Trong Ngữ pháp phát sinh Và Những Điều Kiện Về Quy Luật, Mouton và Co xuất bản, The Hague, vào năm 1972.

 

Chương 5 là một nghiên cứu chuyên môn hơn, tham dò một số tài liệu chi tiết vốn đã giả định trước hay chỉ đã phát triển không chính thức trong Ngôn ngữ và Não Thức. Đối tượng người nghe trong trường hợp này chủ yếu gồm những nhà tâm lý học và nhà tâm lý ngữ học Chương này, ban đầu xuất hiện như một phụ lục cho Biological Foundations of Language /Những Cơ bản Sinh-ngữ học của Eric Lenneberg, là một cố gắng để trình bày ngắn gọn và có hệ thống về lý thuyết ngữ pháp chuyển đổi-phát sinh [20] và thăm dò ý nghĩa tiềm tàng của nó với tâm lý con người. Những chuyên khảo vừa được dẫn đưa những nghiên cứu chuyên môn đi xa hơn, một phần, theo những hướng được chỉ ra ngắn gọn trong chương này, vốn thực đã được viết năm 1965 và do đó là tiểu luận sớm nhất thu thập ở đây.

 

Chương 6 nhắm đến một đối tượng người nge có phần khác hơn, riêng biệt là những triết gia chuyên nghiệp. Đây là một đóng góp cho hội nghị chuyên môn về ngữ học và triết học đã tổ chức tại Đại học New York vào tháng 4 năm 1968. Mục đích của bài giảng này là thăm dò những điểm tiếp xúc giữa ngữ học và triết học đương thời – đặc biệt là nhận thức học và triết học về não thức. Đề nghị được nêu lên rằng nghiên cứu hiện nay trong ngữ học có những hiểu biết sâu xa thích thú đem cho vào trong bản chất của kiến thức con người, cơ bản cho sự tiếp nhận của nó và những cách thức nó được dùng một cách biểu thị đặc điểm. Một phần, tiểu luận này quan tâm với tranh luận vốn đã nổi lên về những vấn đề này; một phần, với chính những vấn đề.

 

Có một mức độ trùng lập nhất định trong những tiểu luận này. Những chương 4, 5 và 6 đều được viết để tương đối độc lập với nhau, nghĩa là mỗi chương trình bày nội dung của nó, không phụ thuộc nhiều vào nội dung của những chương khác.Mỗi chương giả định trước rất ít, và do đó một số phần giải thích trùng lập và trùng lập hơn nữa với những chương cấu thành Ngôn ngữ và Não Thức. Tôi hy vọng rằng những trình bày có phần khác nhau về những điểm cơ bản có thể tỏ ra có ích. Trong thực tế, ngay cả những điểm đơn giản và cơ bản nhất được thảo luận trong những tiểu luận này cũng đã bị hiểu sai ở nhiều nơi. Thí dụ, trong những thảo luận phổ biến có khuynh hướng nhầm lẫn giữa “cấu trúc sâu” với “ngữ pháp phát sinh” hay với “ngữ pháp phổ quát”. Và một số nhà ngữ học chuyên nghiệp đã nhiều lần nhầm lẫn những gì tôi gọi ở đây là “phương diện sáng tạo của việc dùng ngôn ngữ” với thuộc tính lập đi lập lại trở ngược: của ngữ pháp phát sinh, một vấn đề rất khác. Với hy vọng rằng những câu hỏi như thế này sẽ được làm sáng tỏ, tôi đã không loại bỏ những phần trùng lập trong việc sưu tầm những tiểu luận này.

 

Những chương 4–6 kéo dài và mở rộng trên những ý tưởng và tài liệu đã thảo luận trong những bài giảng Beckman. Tất cả những tiểu luận này quan tâm chính yếu với lĩnh vực của tương giao giữa Ngữ học, triết học và tâm lý học. Mục đích chính của chúng là chỉ ra cách nghiên cứu chuyên môn hơn về cấu trúc ngôn ngữ có thể góp phần vào sự hiểu biết về trí thông minh của con người. Tôi tin và cố gắng chứng tỏ trong những tiểu luận này rằng việc nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ vén lên cho thấy những thuộc tính của trí thức làm nền tảng cho việc rèn luyện khả năng tâm lý của con người trong những hoạt động bình thường, chẳng hạn như việc dùng ngôn ngữ theo cách tự do và sáng tạo thông thường.

 

Với cái giá phải trả cho một trùng lập cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh ở đây những nhận xét trong lời tựa của Ngôn ngữ và Não Thức liên quan với những gì gọi là “tâm lý học theo thuyết hành vi”. Hiện nay có rất nhiều thảo luận – và không phải hiếm là có những tuyên bố, có phần phóng đại – liên quan với những ý nghĩa của những khoa học hành vị này đối với những vấn đề sinh hoạt của con người. Điều quan trọng cần nhớ là có rất ít giả thuyết thực nghiệm quan trọng và có cơ sở dựa trên bằng chứng liên quan liên quan với câu hỏi về cách con người cư xử và lý do tại sao họ có hành vi như vậy trong những hoàn cảnh bình thường. Tôi tin rằng, người đọc khi thực hiện một việc hữu ích là tìm kiếm tài liệu sẽ khám phá rằng không chỉ có rất ít kiến ​​thức khoa học có ý nghĩa trong lĩnh vực này, nhưng còn hơn thế nữa rằng khoa học về hành vi đã thường nhấn mạnh trên một số giới hạn tùy tiện về phương pháp khiến làm cho việc nó hầu như hoàn toàn không thể đạt được kiến ​​thức khoa học không mang tính chất tầm thường.

 

Chúng ta có thể bắt đầu để thấy kiến thức và hệ thống tin tưởng con người có thể được tiếp nhận trong một số lĩnh vực nhất định như thế nào. Trường hợp ngôn ngữ đặc biệt thích thú vì ngôn ngữ đóng vai trò thiết yếu trong suy nghĩ và ứng xử, truyền thông, giao tiếp của con người, và vì trong trường hợp này, chúng ta có thể bắt đầu mô tả hệ thống kiến thức đạt được và xây dựng một số giả thuyết hợp lý về khả năng có sẵn bên trong của con người giúp đạt được thành tựu này.Những tia sáng hiểu biết này tự bản thân chúng đã thích thú và cũng gợi ý cho những nghiên cứu khác. chúng ta có thể khá chắc chắn rằng việc điều tra quan hệ trực tiếp giữa kinh nghiệm và hành động, giữa những kích thích và phản ứng, trong tổng quát sẽ là một nỗ lực vô ích. Trong mọi trường hợp, ngoại trừ những trường hợp cơ bản nhất, những gì một người làm phụ thuộc phần lớn vào những gì người này biết, tin tưởng và dự đoán. Một nghiên cứu về hành vi của con người không dựa trên ít nhất là một công thức tạm thời về những hệ thống kiến thức và tin tưởng có liên quan thì chắc chắn sẽ trở nên tầm thường và không phù hợp. Nghiên cứu về tiến trình học tập của con người chỉ có thể bắt đầu một cách nghiêm chỉnh khi một công thức tạm thời về những hệ thống kiến thức và tin tưởng như vậy được trình bày. Sau đó, chúng ta có thể tự hỏi những hệ thống này được tiếp thu bằng cách nào, dựa trên dữ liệu kinh nghiệm được đem cho. Tương tự như vậy, nghiên cứu về hành vi của con người khó có thể được thực hiện một cách nghiêm chỉnh trừ khi chúng ta ở vị trí có thể hỏi những gì một người làm có liên quan như thế nào với những gì người này biết, tin tưởng và mong đợi. Chỉ khi chúng ta đã xây dựng một số giả thuyết tạm thời về những gì được học, chúng ta mới có thể tiến hành một nghiên cứu nghiêm chỉnhvề việc học của con người; chỉ khi chúng ta đã xây dựng một số giả thuyết tạm thời về những gì đã được học – những gì được biết và tin tưởng – chúng ta mới có thể nghiêm chỉnh quay sang nghiên cứu về hành vi. Trong trường hợp của ngôn ngữ, chúng ta có thể trình bày một số công thức tạm thời nhưng khá chi tiết và phức tạp của những gì đã biết, những gì người nói-người nghe bình thường đã học được. Vì lý do này, việc nghiên cứu ngôn ngữ có vẻ đặc biệt quan trọng để hiểu được tiến trình học tập và hành vi của con người.

 

Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng ngôn ngữ có thể là một trường hợp khá đặc biệt. Kiến thức về ngôn ngữ thường đạt được qua tiếp xúc ngắn gọn và đặc điểm của kiến thức thu được có thể phần lớn được xác định trước. Người ta kỳ vọng rằng ngôn ngữ của con người sẽ phản ảnh trực tiếp những đặc điểm về khả năng trí thức của con người, ngôn ngữ đó phải là một “tấm gương phản chiếu não thức” trực tiếp theo những cách vốn những hệ thống kiến thức và tin tưởng khác không thể làm được. Hơn nữa, ngay cả khi chúng ta có thể giải thích sự tiếp thu ngôn ngữ theo hướng được thảo luận trong những bài viết này, chúng ta vẫn sẽ gặp phải vấn đề tính toán việc thông thường đem dùng kiến thức đã tiếp nhận. Nhưng vấn đề này hiện tại khá khó giải quyết. Nó nằm ngoài phạm vi nghiên cứu khoa học. Tất nhiên, sẽ hoàn toàn phi lý khi cho rằng một số hiện tượng và một số vấn đề nhất định không tồn tại, chỉ vì chúng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu khoa học – hiện tại, và có lẽ về bản chất là do phạm vi của trí thức con người, vốn xét cho cùng thì nó vẫn là chính nó. được cấu trúc và giới hạn theo những cách chưa được biết đến chi tiết. Với giai phôi thai của nghiên cứu về con người và xã hội, cùng với sự thiếu hụt tổng quát về chiều sâu trí thức, chúng ta chỉ có thể giả thuyết về những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi của con người. Sẽ là vô trách nhiệm nếu tuyên bố ngược lại. Giả thuyết trong những lĩnh vực này không chỉ có thể biện minh vốn còn cần thiết; tuy nhiên, nếu có thể, nó nên được hướng dẫn bằng những kiến thức giới hạn và rời rạc hiện có. Nhưng giả thuyết cần được dán nhãn rõ ràng như vậy và phân biệt rõ ràng với những thành tựu của nghiên cứu khoa học. Sự phân biệt này rất quan trọng trong một xã hội có có khuynh hướng tin tưởng vào chuyên môn và phán đoán của giới chuyên môn. Đặc biệt, nhà khoa học có một trách nhiệm với công chúng trong việc làm rõ sự phân biệt này.

 

Học viện kỹ thuật Massachusetts

N. C.

 

Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất

 

Ba chương của quyển sách này là những phiên bản được khai triển phần nào của ba bài giảng – những bài giảng Beckman – vốn tôi đã giảng tại Đại học California, Berkeley, tháng 1 năm 1967. Chương đầu tiên là một cố gắng để thẩm định giá trị những đóng góp trong quá khứ cho sự nghiên cứu về não thức đã có dựa trên nghiên cứu và giả thuyết về bản chất của ngôn ngữ. Chương thứ hai dành cho những phát triển đương thời trong ngữ học có liên quan với việc nghiên cứu não thức. Chương thứ ba là thảo luận mang tính giả thuyết cao về những hướng nghiên cứu về ngôn ngữ và não thức có thể thực hiện trong những năm tới. Do đó, ba bài giảng đều quan tâm đến quá khứ, hiện tại và tương lai.

 

Với tình trạng nghiên cứu về lịch sử Ngữ học, ngay cả cố gắng để thẩm định giá trị những đóng góp trong quá khứ cũng phải được coi như rất tạm thời. ngữ học thời nay chia sẻ ảo tưởng – tôi tin là từ chính xác – rằng “tâm lý học theo thuyết hành vi” thời nay, trong một phương diện thiết yếu nào, đó đã đạt được sự chuyển đổi từ “giả thuyết” sang “khoa học” và rằng công trình trước đó có thể được yên tâm giao cho những người sưu tầm đồ cổ. Hiển nhiên, bất kỳ người có suy nghĩ nào cũng sẽ chuộng phân tích chặt chẽ và thử nghiệm cẩn thận; nhưng đến một mức độ đáng kể, tôi cảm thấy, “tâm lý học theo thuyết hành vi” chỉ đơn thuần bắt chước những đặc điểm bề ngoài của khoa học tự nhiên; phần lớn thuộc tính khoa học của chúng đã đạt được bằng một sự giới hạn về chủ đề và tập trung vào những vấn đề có phần phụ, nằm ở ngoại vi. Việc thu hẹp trọng tâm như vậy có thể hợp lý nếu nó dẫn đến những thành tựu có ý nghĩa trí thức thực sự, nhưng trong trường hợp này, tôi nghĩ sẽ rất khó để chứng minh rằng việc thu hẹp phạm vi đã dẫn đến những kết quả sâu xa và có ý nghĩa. Hơn nữa, đã có một khuynh hướng tự nhiên nhưng đáng tiếc là “suy rộng ra” từ những kiến thức mong manh thu được qua công việc thực nghiệm cẩn thận và tiến hành dữ liệu nghiêm ngặt, những vấn đề có ý nghĩa rộng hơn nhiều và được xã hội quan tâm lớn. Đây là một vấn đề nghịêm trọng. Những nhà chuyên môn có trách nhiệm làm rõ những giới hạn thực sự của hiểu biết của họ và của những kết quả vốn họ đã đạt được cho đến nay, và một phân tích cẩn thận những giới hạn này, tôi tin rằng, sẽ chứng minh rằng trong hầu hết mọi lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học về hành vi có kết quả đạt được cho đến nay sẽ không hỗ trợ phép “suy rộng” như vậy. Tôi tin rằng loại phân tích như vậy sẽ cũng cho thấy rằng những đóng góp của tư tưởng và giả thuyết trước đó không thể an toàn bị bỏ qua, rằng trong mức độ lớn, chúng đem cho một cơ bản không thể thiếu cho công việc nghiêm chỉnh ngày nay.

 

Ở đây tôi không cố gắng biện minh cho quan điểm này trong tổng quát nhưng chỉ khẳng định rằng đó là quan điểm làm cơ bản cho những bài giảng tiếp theo.

 

Trong bài giảng thứ hai, tôi không cố gắng trình bày một cách có hệ thống những gì đã đạt được trong nghiên cứu ngôn ngữ; đúng hơn, tôi tập trung vào những vấn đề nằm ở ranh giới của nghiên cứu và vẫn chưa có giải pháp. Phần lớn tài liệu trong bài giảng này xuất hiện trong một chương có tựa đề “Những vấn đề của việc giải thích trong Ngữ học” trong Explanations In Psychology / Những Giải Thích Trong Tâm Lý Học, do R. Borger và F. Cioffi biên tập (New York: Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 1967), cùng với những nhận xét phê bình thích thú của Max Black. Bài giảng 1 và 3 dùng một số tài liệu từ một bài giảng tại Đại học Chicago vào tháng 4 năm 1966 xuất hiện trong Changing Perspectives on Man / Thay Đổi Những Viễn tượng Về Con Người, do B. Rothblatt biên tập (Chicago: Nhà xuất bản Đại học Chicago, 1968). Một phần của bài giảng thứ nhất đã được xuất bản trên Columbia University Forum, / Diễn đàn Đại học Columbia, Mùa xuân năm 1968 (Tập XI, Số 1), và một phần của bài giảng thứ ba sẽ xuất hiện trong số Mùa thu năm 1968 (Tập XI, Số 3).

 

Tôi muốn được gửi lời cảm ơn tới những thành viên trong phân khoa và hội sinh viên tại Berkeley vì nhiều nhận xét và phản hồi có ích, và tổng quát hơn, vì môi trường trí thức phong phú và đầy hứng khởi vốn trong đó tôi đã có vinh dự được dành vài tháng ngay trước những bài giảng này. Tôi cũng mang ơn John Ross và Morris Halle vì những nhận xét và gợi ý có ích.

 

N. C.

 

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Aug/2024)

(Còn tiếp ... )

 

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com

 



[1] Chomsky, Noam. Language and Mind. 3rd ed., Massachusetts Institute of Technology, 2006.

 

Những chú thích trong ngoặc vuông [... ] dịch theo nguyên bản.

Những chú thích khác, với những sai lầm nếu có, là của tôi, sẽ tìm chữa sau. Tôi đặt trọng tâm trên diễn dịch những khái niệm, luận thuyết trong tư tưởng, triết học của Chomsky

 

 

[2] [Chương 3, ghi chú 12. Joos đã rõ ràng nhắc đến “truyền thống Boas” của thuyết cấu trúc Mỹ, và đã chỉ đưa ra một vài bình luận, có phần khinh miệt, về thuyết cấu trúc châu Âu. Tuy nhiên, những nhận xét của ông phần lớn cúng có thể được áp dụng cho thuyết cấu trúc châu Âu với không thay đổ gì nhiều.]

Martin Joos (1907–1978) là một nhà ngôn ngữ học người Mỹ có ảnh hưởng, nổi tiếng với công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học cấu trúc. Ông đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của lý thuyết ngôn ngữ học vào giữa thế kỷ 20. Joos đặc biệt được công nhận vì những đóng góp của ông cho việc phân tích cấu trúc ngôn ngữ và ngữ âm, cũng như vì ông ủng hộ ý tưởng rằng ngôn ngữ có thể được mô tả một cách khách quan dựa trên dữ liệu quan sát được, vốn không cần dựa vào những mô hình lý thuyết có sẵn. Một trong những tác phẩm đáng chú ý của ông là quyển Readings in Linguistics, xuất bản năm 1957, do ông biên tập và trở thành một văn bản quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Joos gắn liền với phương pháp nghiên cứu cấu trúc, nhấn mạnh trên nghiên cứu ngôn ngữ một cách có hệ thống qua phân tích những thành phần cấu thành của nó, như âm vị và hình thái, và sự sắp xếp của chúng trong một ngôn ngữ. Công trình của ông phản ảnh những khuynh hướng rộng hơn trong ngôn ngữ học vào thời điểm đó, tập trung vào nghiên cứu thực nghiệm về ngôn ngữ và thường hạ thấp hay bác bỏ nhu cầu về những khuôn khổ lý thuyết có trước.

[3] Biolinguistics: sinh-ngôn ngữ học sinh học -ngôn ngữ học là ngành nghiên cứu về những nền tảng sinh học của ngôn ngữ. Nó xem xét ngôn ngữ được thể hiện trong não, phát triển ở cá nhân và có thể đã tiến hóa ở loài người như thế nào. Lĩnh vực nghiên cứu này tìm hiểu những yếu tố bẩm sinh di truyền, thần kinh và nhận thức cho phép con người tiếp nhận và dung ngôn ngữ, thường dựa trên những hiểu biết sâu xa từ ngôn ngữ học, sinh học, tâm lý học và khoa học nhận thức. Phương pháp nghiên cứu liên ngành này nhằm mục đích khám phá những nguyên tắc phổ quát làm nền tảng cho mọi ngôn ngữ con người, phản ảnh khả năng ngôn ngữ bẩm sinh, thường gắn liền với những lý thuyết ngữ học của Noam Chomsky. Có thể coi sinh-ngôn ngữ học là kết hợp giữa sinh học và ngôn ngữ học do đó, tạm dịch là “sinh-ngôn ngữ học” (ngôn ngữ học về sinh học), hiểu như một sự mở rộng của sinh học vào trong nghiên cứu ngôn ngữ.

[4] [Chương 1, trang 8–9.]

[5] Đây là những thí dụ quen thuộc của Chomsky – Chúng ta thường hiểu ngay những câu nói trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ lưỡng theo ngữ pháp của ngôn ngữ đó (dù là tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh, v.v.), thì nhiều câu thực ra lại khá mơ hồ, không rõ ràng như chúng ta tưởng. Khi nhìn kỹ, câu nói có thể trở nên khó hiểu hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta vẫn hiểu được ý của người nói mà không cần phân tích cú pháp của câu từ theo ngôn ngữ thông thường bên ngoài (Chomsky gọi là ngôn ngữ-E). Thay vào đó, chúng ta hiểu theo một cách tự nhiên, ngay tức thời, và Chomsky cho rằng điều này là do ngôn ngữ bên trong (ngôn ngữ-I), xuất phát từ một ngữ pháp phổ quát chung của con người.

[6] “vật lý” = ở đây là vật chất – khái niệm truyền thống về vật chất hoặc bản chất vật chất.

[7] [Để biết những thí dụ và thảo luận, xem New Horizons in the Study of Language and Mind / Những Chân Trời Mới Trong Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Và Não Thức của tôi (Cambridge, 2000).]

[8] Juan Huarte de San Juan, y sĩ và triết gia người Spain thế kỷ 16 nổi tiếng với công trình nghiên cứu về bản chất trí thông minh của con người và quan hệ của nó với cơ thể và não thức. Trong bối cảnh vấn đề của Huarte, nó liên quan đến thách thức trong việc hiểu cách thức một số đặc điểm hoặc hành vi của con người, chẳng hạn như phán đoán đạo đức, có thể được giải thích bằng những nguyên tắc hoặc khuynh hướng vốn có, có thể là di truyền.

[9] Ethology

[10] Human a priori : con người tiên nghiệm – có cấu trúc nhận thức bẩm sinh

[11] [Konrad Lorenz; chương 3, trang 83–84, bên dưới]

[12] Chúng thiếu một cấu trúc có thể tách biệt rõ ràng.

[13] [Xem chương 3, trang 79–81 bên dưới.]

Abduction = tôi dịch là suy luận nắm bắt – xem bản tạm dịch của tôi trên blog này Chúng ta là loài sinh vật nào?

[14] theory theory” conceptions. –

[Những người ủng hộ những phương pháp nghiên cứu giải quyết này không đồng ý, nhưng tôi tin rằng đó là một sự nhầm lẫn. Xem L. Antony và N. Hornstein , Chomsky and his Critics / Chomsky và những phê bình ông (Blackwell, 2003), chương 10, và phần trả lời.]

[15] problem of poverty of stimulus

[16] [trang. 47, 85f., bên dưới.]            

[17] [Chomsky, Aspects of the Theory of Syntax / Những phương diện của lý thuyết cú pháp (Cambridge, Mass: MIT Press, 1965), tr. 59]

[18] the format conception of linguistic theory: Quan niệm định dạng của lý thuyết ngôn ngữ” đề cập đến một phương pháp nghiên cứu giải quyết cũ hơn được đặc trưng bởi phân tích ngôn ngữ có cấu trúc, khô cứng. Khung này nhấn mạnh vào những quy luật cố định và nguyên tắc cấu trúc, tập trung vào những cấu trúc được xác định trước và những tiến trình chi tiết để phân tích ngôn ngữ. Nó không linh hoạt và không dễ dàng thích ứng với sự phức tạp hoặc biến thể của ngôn ngữ. Nó nguồn gốc từ phong trào cấu trúc luận đầu thế kỷ 20, phương pháp nghiên cứu giải quyết này được Ferdinand de Saussure (1857–1913) định hình: Đặt nền móng cho thuyết cấu trúc, tập trung vào ngôn ngữ như một hệ thống những ký hiệu và quan hệ cấu trúc. Leonard Bloomfield (1887–1949): Thuyết cấu trúc tiên tiến của Mỹ với phân tích chặt chẽ, dựa trên quy luật. Roman Jakobson (1896–1982): đóng góp cho ngôn ngữ học cấu trúc với công trình nghiên cứu về ngữ âm và ngữ nghĩa của ông. Nikolai Trubetzkoy (1890–1938): Nhấn mạnh những quan hệ cấu trúc giữa những âm vị trong Trường phái Praha. Những học giả này đã phát triển một lý thuyết ngôn ngữ có cấu trúc chặt chẽ và dạng thức, đóng vai trò trung tâm trong “quan niệm định dạng”.

[19] Principles and Parameters: Principles / Nguyên tắc” đề cập đến những quy luật hoặc hướng dẫn cơ bản áp dụng cho tất cả những ngôn ngữ, trong khi Parameters/ cài đặt đề cập đến giá trị có thể chọn lựa, thay đổi cho những cài đặt hoặc lựa chọn khác nhau giữa những ngôn ngữ trong những quy luật đó.

[20] transformational-generative grammar