Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche
(tiếp theo ...)
Luận văn Thứ Ba
Những lý tưởng khổ
hạnh có nghĩa là gì?
Bất cần, nhạo báng, bạo động – khôn ngoan muốn chúng ta như thế này đây: là một phụ nữ,
tất cả gì nàng từng yêu là một người dày dạn trận mạc.
Zarathustra
đã nói như thế
1.
Những lý tưởng khổ hạnh có nghĩa là gì?– Với những nghệ sĩ, không
là gì cả, hoặc là quá nhiều những điều khác nhau; với những triết gia và học giả,
là một gì đó giống như một chiếc mũi và khứu giác với những điều kiện thuận lợi
nhất của trí thức cao đẳng [Geistigkeit];
với phụ nữ, cho đến nhiều nhất, thêm
một nét duyên dáng quyến rũ hơn, một
chút mềm ngon [1]
trên thịt tươi sống, sự biểu hiện thiên thần trên một con thú xinh đẹp, béo tốt;
với những (kẻ bị) tổn thương sinh lý và cằn nhằn cáu kỉnh (trong số đông lớn của giống vật chịu tử
sinh), một nỗ lực để nhìn chính mình như “quá tốt” cho thế giới này, một hình
thức thánh thiện của sự đồi trụy, vũ khí chính yếu của họ trong cuộc chiến chống
lại đau đớn kéo-dài-ra và sự nhàm chán; với những nhà chăn chiên, đức tin chăn
chiên thực sự, khí cụ tốt nhất của họ với quyền lực và cũng là sự phê chuẩn ‘tối
hậu” của quyền lực của họ; với những vị thánh chiên, cuối cùng là một cái cớ để
nằm trốn ngủ lì thật dài, tham
lam tân kỳ nhất với sự huy hoàng [2] của họ, nằm nghỉ yên của họ trong hư vô (“Gót”), hình thức
của sự điên rồ của họ. Đó là lý tưởng
khổ hạnh đã có ý nghĩa nhiều đến chừng đó với con người, để lộ cho thấy một sự
kiện cơ bản của ý chí con người, sự kinh
dị trống không [3] của nó, nó cần một mục tiêu, – và nó thà thích có ý chí với hư vô hơn là không có ý chí. – Tôi có làm chính tôi được hiểu không? . . . Tôi
đã làm cho chính mình được hiểu chưa? ...
“Tuyệt đối không, thưa ngài khả
kính!” – Thế vậy, chúng ta hãy cùng bắt đầu, từ chỗ khởi đầu.