Sunday, December 16, 2018

Rovelli – Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý (06)

Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý 
Carlo Rovelli
(Seven Brief Lessons on Physics)
(←... tiếp theo)






ĐỂ ĐÓNG LẠI
Về Bản thân Chúng ta


Sau khi đã theo đi đến đây, từ cấu trúc của không gian sâu thẳm đến những mép lề [1] mờ mịt của cosmos được biết, trước khi đóng lại loạt bài giảng này, tôi muốn quay về đề tài là chính chúng ta.

Wednesday, December 12, 2018

Rovelli – Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý (05)

Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý
Carlo Rovelli

(Seven Brief Lessons on Physics)





BÀI GIẢNG THỨ SÁU
Xác Suất, Thời Gian Và Nhiệt Của Hố Đen

Cùng với những lý thuyết chính tôi đã bàn luận và mô tả về những thành phần cấu tạo cơ bản của thế giới, có một thành trì lớn khác của vật lý, vốn nó thì có phần nào khác biệt với những hào lũy khác. Một câu hỏi duy nhất đã có nguyên nhân bất ngờ từ nó: ‘Nhiệt là gì?’

Sunday, December 9, 2018

Rovelli – Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý (04)

Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý
Carlo Rovelli
(Seven Brief Lessons on Physics)
(←... tiếp theo)






BÀI GIẢNG THỨ NĂM
Những hạt Không gian


Mặc dù có một số những không rõ ràng, những không hài lòng và những câu hỏi không trả lời được, vật lý tôi đã phác thảo đem cho một mô tả tốt hơn về thế giới so những gì chúng ta từng có trong quá khứ. Như thế, chúng ta tất nên lấy làm hết sức vừa lòng. Nhưng chúng ta thì không!

Friday, December 7, 2018

Rovelli – Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý (03)

Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý
Carlo Rovelli

(Seven Brief Lessons on Physics)



BÀI GIẢNG THỨ BA
Kiến trúc của Cosmos

Trong nửa đầu thế kỷ XX, Einstein đã mô tả những cách thức hoạt động của không gian và thời gian, trong khi Niels Bohr và những học trò trẻ tuổi của ông đã chụp bắt trong những phương trình được bản chất quantum lạ lùng của vật chất. Trong nửa sau của thế kỷ, những nhà vật lý đã xây dựng dựa trên những nền tảng này, sau khi áp dụng hai lý thuyết mới vào những lĩnh vực lớn rộng khác nhau của Tự nhiên: từ cấu trúc macro của vũ trụ đến cấu trúc micro của những particle cơ bản. Tôi nói về cấu trúc trước trong bài này và cấu trúc sau trong bài tiếp.

Tuesday, December 4, 2018

Rovelli – Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý (02)

Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý
Carlo Rovelli

(Seven Brief Lessons on Physics)








BÀI GIẢNG THỨ HAI
Quanta

Hai cột trụ của vật lý thế kỷ 20 – thuyết tương đối tổng quát, đã nói về nó trong bài giảng thứ nhất và cơ học quantum, vốn tôi đang nói về nó ở đây – chúng không thể nào khác nhau được hơn nữa. Cả hai lý thuyết đều dạy chúng ta rằng cấu trúc đúng thực của tự nhiên, nếu so với như nó hiện bên ngoài, thì tinh tế hơn nhiều. Nhưng thuyết tương đối tổng quát là một khối ngọc nén: được nghĩ ra từ não thức duy nhất, của Albert Einstein, nó là một viễn kiến đơn giản và mạch lạc về lực hấp dẫn, không gian và thời gian. Cơ học quantum, hay ‘thuyết quantum’, mặt khác, đã dành được sự thành công thực nghiệm không gì sánh bằng và đã dẫn đến những ứng dụng làm thay đổi đời sống hàng ngày của chúng ta (cômputơ mà tôi dùng để viết, thí dụ); thế nhưng sau hơn một thế kỷ nó ra đời, nó vẫn còn phủ kín trong sự bí ẩn và không thể thấu hiểu hoàn toàn được. [1]

Monday, December 3, 2018

Rovelli – Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý (01)

Bảy Bài Giảng Ngắn Về Vật Lý
Carlo Rovelli
(Seven Brief Lessons on Physics)












Lời nói đầu

Những bài giảng này được viết cho người biết ít hay không biết gì về khoa học mới thời nay. Cùng nhau, chúng đem cho một cái nhìn nhanh từ trên cao về những mặt lạ lùng thú vị nhất của cuộc cách mạng vĩ đại đã xảy ra trong Vật lý ở thế kỷ XX, và những câu hỏi và những bí ẩn cuộc cách mạng này đã mở ra. Bởi khoa học cho chúng ta thấy cách để hiểu thế giới tốt hơn, nó cũng hé lộ cho chúng ta về chỉ những gì vẫn chưa biết thì bao la đến mức nào.