Thursday, November 21, 2019

Hume – Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên (02)


Những Đàm thoại về Tôn giáo Tự nhiên
Dialogues on Natural Religion
David Hume








PHẦN I.

Tóm lược

 

Trò chuyện giữa Demea, Cleanthes và Philo bắt đầu với một câu hỏi liên quan với giáo dục: khi nào là tốt nhất để bắt đầu việc dạy gót học cho những sinh viên? Demea biện luận rằng chỉ nên đem dạy gót học cho một trí tuệ trưởng thành: một sinh viên trước tiên nên học lôgích học, đạo đức học và vật lý học, và chỉ sau đó họ mới nên quay sang gót học. Ông có hai lý do để thích thứ tự này hơn. Thứ nhất, bằng việc học hỏi những môn học khác trước đã, tinh thần được đào luyện và sẵn sàng với môn học khó nhất trong tất cả là gót học. Thứ hai, và hơn nữa, theo sát quan điểm của Đàm thoại, ông muốn những sinh viên của ông trước tiên thấy triết học thì thực sự rất giới hạn như thế nào. Ông muốn họ thấy, chẳng hạn, rằng những người học thức hiếm khi có thể đi đến những kết luận vững chắc giữa chính họ và rằng người khôn ngoan nhất thường đưa ra những giả thuyết phi lý nhất. Bằng cách cho những sinh viên của mình thấy những giới hạn của triết học, Demea tin rằng ông có thể chắc chắn rằng những sinh viên sẽ không quá kiêu căng để nghĩ rằng họ có thể dùng lý trí lật đổ những tin tưởng tôn giáo.

 

Saturday, August 17, 2019

William Wordsworth - Một Mình Tôi Lang Thang Như Một Cụm mây


Một Mình Tôi Lang Thang Như Một Cụm mây
WILLIAM WORDSWORTH








một mình tôi lang thang như một cụm mây
trôi nổi cao trên những lũng và đồi,
cùng một lúc tôi chợt thấy tất cả đông đảo
một vùng mọc đầy những daffodil; [1]
cạnh hồ, dưới những tán cây,
dập dờn và nhún nhảy trong gió.

Friday, August 9, 2019

Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật (06)

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó

Friedrich Albert Lange
(1829 1875)







Giai Đoạn Chuyển Tiếp

Chương I.
Những tôn giáo tin-chỉ-một-gót trong quan hệ của chúng với tư tưởng Duy vật.

Sự biến mất của văn minh thời cổ trong những thế kỷ đầu của kỷ nguyên Kitô là một biến cố với những vấn đề nghiêm trọng của nó, phần lớn trong đó đã còn chưa giải thích.

Theo dõi những biến cố phức tạp của Đế quốc Rome trong tất cả phạm vi mở rộng của chúng, và thấu hiểu những sự kiện quan trọng, là điều đã đủ khó khăn; nhưng thật còn khó khăn hơn nhiều, đến không thể so sánh, để ước tính trong phạm vi đầy đủ của chúng, những hoạt động của những thay đổi, dẫu nhỏ nhưng vô tận, đã nhân lên bội phần, trong diễn tiến hàng ngày của những quốc gia, giữa lòng của những tầng lớp xã hội thấp kém hơn, bên bếp lửa những gia đình nghèo khó, cho dù ở thành thị hay thôn quê. [1]

Friday, June 7, 2019

Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật (05)


LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó

Friedrich Albert Lange
(1829 1875)







CHƯƠNG V.

Bài thơ giảng dạy về Thiên nhiên của Lucretius


Giữa tất cả những dân tộc của thời cổ, không dân tộc nào, bởi bản chất, có lẽ đã khác biệt với những quan điểm duy vật hơn những người Rome. Tôn giáo của họ đã có những gốc của nó sâu trong mê tín; toàn bộ đời sống chính trị của họ bị những hình thái dị đoan bao quanh giới hạn. Họ đã bám chặt vào những cảm hứng họ đã thừa hưởng với sự bền bỉ khác thường; mỹ thuật và khoa học có rất ít quyến rũ với họ, và họ vẫn kém có khuynh hướng để vùi mình trong suy tưởng sâu xa về thiên nhiên. Một khuynh hướng thực tiễn, hơn bất kỳ dân tộc nào khác, đã chi phối cuộc sống của họ, và tuy điều này đã hoàn toàn không là vật chất, nhưng đã trước sau là tinh thần. Họ đề cao sự thống trị hơn sự giàu có, sự vinh quang thay vì sự sung túc, và thành công thắng lợi hơn tất cả mọi sự việc. Những đức tính của họ đã không là của hòa bình, của doanh thương kỹ nghệ, của chính nghĩa, nhưng là của can đảm, của kiên cường, của tiết độ. Những tật xấu của Rome, ít nhất trong lúc đầu, đã không là của xa xỉ và hoang đàng, nhưng là của cứng rắn, tàn ác và không-tín ngưỡng. Sức mạnh trong tổ chức của họ, trong sự kết nối với tính chất hiếu chiến của họ, đã làm quốc gia thành vĩ đại, và về điều này, họ đã có ý thức tự hào. Hàng thế kỷ, sau lần đầu tiên tiếp xúc với Greece, đã vẫn tiếp tục có ác cảm đó vốn nảy sinh từ sự khác biệt trong những tính chất của họ. Chỉ sau khi đánh bại Hannibal, khiến mỹ thuật và văn học Greece dần dần đã tiến đường vào Rome. Đồng thời với sự xa xỉ và hoang đàng, với sự cuồng tín và vô đạo đức của những dân Asia [1] và Africa. Những quốc gia bị chinh phục chen chúc tới kinh đô mới của họ, và gây nên một hỗn độn về tất cả những yếu tố của đời sống Rome cũ, trong khi giới giàu có ngày càng có được một thẩm vị về văn hóa và nhục cảm tinh tế; những tướng lĩnh và thống đốc đã chiếm đoạt những tác phẩm nghệ thuật Greece; những trường phái triết học và hùng biện của Greece đã được mở, và thường thường lại bị cấm đoán: người ta đã sợ yếu tố hòa tan trong văn hóa Hellas, nhưng ngày càng ít có khả năng chống lại sự quyến rũ của nó. Ngay cả bản thân Cato-cao tuổi [2] cũng học tiếng Greece; và một khi ngôn ngữ và văn học đã phổ biến, ảnh hưởng của triết học đã không thể giữ bất động.

Saturday, May 25, 2019

Tỳ kheo Bodhi – Chính Niệm Thực Sự Nghĩa Là Gì



Chính Niệm Thực Sự Nghĩa Là Gì
Một Cái Nhìn Từ Kinh Điển

Tỷ kheo Bodhi



Mục đích của bài viết này là để xác định ý nghĩa và chức năng của thiền định chính niệm, dùng như nguồn tài liệu để thăm dò là tạng kinh Pāli, bộ sưu tập hoàn chỉnh lâu đời nhất gồm những bản văn đạo Phật còn tồn tại nguyên vẹn. Chính niệm là thành tố chính trong sự thực hành của satipaṭṭhāna, [1] hệ thống thiền định đạo Phật được biết nhiều nhất. Trong những mô tả về satipaṭṭhāna, hai thuật ngữ không ngừng lập lại: chính niệm (sati) và hiểu rõ ràng (sampajañña). Một hiểu biết về những thuật ngữ này dựa trên những bản kinh thì quan trọng không chỉ từ một góc độ triết học nhưng vì hiểu biết loại như vậy có những liên quan chính yếu trên sự thực hành thật sự của thiền định. Từ sati ban đầu có nghĩa là ‘trí nhớ’, nhưng đức Phật đã gán cho thuật ngữ cổ này một ý nghĩa mới, đã xác định bởi những mục đích của giảng dạy của ngài. Ý nghĩa này, tác giả chủ trương, tốt nhất có thể mô tả đặc điểm là ‘sự nhận thức trong sáng’. Tác giả đặt câu hỏi về giải thích phổ thông về chính niệm như sự ‘chú-ý trơn’ sự chú ý đơn giản với không gì gắn kèm,, chỉ ra những vấn đề lẩn quất sau cả hai từ trong diễn đạt này, tác giả là một học giả và tu sĩ đạo Phật, cũng thảo luận vắn tắt về vai trò của sự thấu hiểu rõ ràng (sampajañña) và cho thấy rằng nó phục vụ như một cầu nối giữa chức năng quan sát của chính niệm và sự phát triển của cái nhìn sâu xa. Cuối cùng ông bắt đầu câu hỏi liệu chính niệm có thể là hợp thức hay không khi lấy ra khỏi bối cảnh truyền thống của nó và dùng vào những mục đích thế tục. Ông chủ trương rằng những ứng dụng không-truyền thống như thế của chính niệm đều được chấp nhận, và ngay cả đáng khâm phục, trên nền tảng rằng chúng giúp vào việc làm giảm bớt đau khổ của con người, nhưng tỷ kheo cũng thận trọng chống lại một sự hiểu biết theo lối thu giảm, hạn hẹp về chính niệm, và thúc giục những người nghiên cứu tôn trọng truyền thống tôn giáo trong đó nó bắt gốc rễ. [2]

Thursday, April 18, 2019

Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật (04)


LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó

Friedrich Albert Lange
(1829-1875)






CHƯƠNG IV

Tư Tưởng Duy Vật Ở Greece Và Rome Sau Aristotle: Epicurus.


Chúng ta đã thấy trong chương trước, tiến bộ như thế bởi những phản đề – vốn Hegel đã làm rất quan trọng cho việc giải quyết triết học về lịch sử – phải luôn luôn được dựa trên một cái nhìn tổng quát về tất cả những sự kiện trong lịch sử của văn hóa như thế nào. Một khuynh hướng, sau khi lan truyền mạnh mẽ và hoàn toàn thấm nhiễm toàn bộ thời đại của nó, bắt đầu tàn lụi và mất chỗ bám của nó trên những thế hệ mới. Trong khi đó, những sức mạnh mới nảy sinh từ những khuynh hướng khác và những luồng tư tưởng cho đến lúc đó vẫn hoạt động nhưng không nhìn thấy, và việc thích nghi bản thân chúng với tính cách thay đổi của những quốc gia và những nhà nước, đưa ra một khẩu hiệu mới. Một thế hệ kiệt sức chính nó trong việc sản xuất những ý tưởng, giống như đất màu vốn sản xuất cùng một loại cây trồng đã quá lâu; và vụ mùa phong phú nhất luôn luôn nảy sinh từ cánh đồng đã cày sới nhưng không dùng đến.

Sunday, March 24, 2019

Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật (03)

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó

Friedrich Albert Lange
(1829-1875)







CHƯƠNG III.

Phản Ứng Chống Lại Tư tưởng Duy vật Và Tư tưởng Duy cảm: Socrates, Plato, Aristotle.

Khi chúng ta nhìn từ lập trường của một phản ứng chống lại tư tưởng Duy vật và tư tưởng Duy cảm, những sản phẩm đó của luận đoán Hellas, vốn đều thường đã được xem cao nhất và toàn hảo nhất, chúng ta thì trong nguy hiểm của việc xem nhẹ giá trị những sản phẩm này, và của việc phê bình chúng với sự gay gắt đã thường chĩa vào tư tưởng Duy vật. Quả thực, sự cám dỗ thì mạnh, vì ngay khi chúng ta bỏ qua những phương diện khác của cuộc khủng hoảng lớn, chúng ta có ở đây một phản ứng trong nghĩa tồi tệ nhất của thuật ngữ. Nó là một phản ứng trong đó lập trường thấp hơn được nâng đặt trên lập trường cao hơn, sau khi lập trường thấp đã được đẩy lên một cách ý thức và bằng một nỗ lực trí thức thực sự – một sự trấn áp của những khởi đầu của một quan điểm tốt hơn bởi những ý tưởng trong đó những sai lầm cũ của tư tưởng phi-triết học trở lại trong một dạng mới, với thanh thế và sức mạnh mới, nhưng không phải là không với tính cách độc hại cũ của chúng. Tư tưởng Duy vật đã giải thích những hiện tượng tự nhiên bằng những luật tất yếu không thay đổi: phản ứng chống lại đã đưa vào một lý trí thời thượng uốn nắn theo những mô hình con người mặc cả với tất yếu, và như thế đã phá hủy cơ sở của tất cả khoa học tự nhiên bằng khí cụ tiện lợi của sự thay đổi thất thường tùy tiện. [1]

Friday, March 8, 2019

Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật (02)

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó

Friedrich Albert Lange
(1829-1875)

(←... tiếp theo)








CHƯƠNG II.

Thuyết Duy Cảm Của Những Nhà Sôphít
Và Thuyết Duy Vật Đạo Đức Của Aristippus.

Những gì chúng ta không rõ chất liệu hoặc vật chất là trong thế giới bên ngoài của tự nhiên, cảm giác là trong sự sống [1] bên trong của con người. Nếu chúng ta tin rằng ý thức có thể hiện hữu (là-có) với không cảm giác, tin tưởng này đến từ một sự nhầm lẫn tế nhị khó thấy. Có thể có được một ý thức rất sống động, vốn bận rộn chính nó với những sự vật việc cao nhất và quan trọng nhất, nhưng đồng thời có những cảm giác của một sức mạnh thuộc giác quan chóng biến mất. Nhưng những cảm giác luôn luôn có đó; và từ những liên hệ của chúng, sự hài hòa hay muốn hài hòa của chúng, đã hình thành những nội dung và ý nghĩa của ý thức; giống đúng như nhà thờ nguy nga thì được xây từ đá thô, hay biểu đồ quan trọng thì gồm những đường vẽ bằng chì nhỏ tinh tường, hay bông hoa từ vật chất đã đươc xắp đặt tổ chức. Như, sau đó, nhà duy vật, sau khi nhìn vào thiên nhiên bên ngoài, tìm ra những dạng thức của sự vật từ những vật chất mà chúng được tạo hợp thành, và với chúng, đặt những nền tảng cho triết lý của ông, như thế người theo Tư tưởng Duy cảm dẫn nhắc toàn bộ của ý thức trở lại với những cảm giác. Thuyết Duy cảm và thuyết Duy vật, do đó, ở dưới đáy đều đồng ý về việc nhấn mạnh vào nội dung trong đối lập để hình thành: câu hỏi khi đó được đặt ra, giải thích thế nào những liên hệ hỗ tương của chúng?

Saturday, March 2, 2019

Harari – Khả năng chống đỡ


Khả năng chống đỡ
(21 Bài học cho Thế kỷ 21)

Yuval Noah Harari






Phần V
Khả năng chống đỡ

Bạn sống thế nào trong một thời hoang mang, khi những câu chuyện cũ đã xụp đổ và tuy thế không câu chuyện mới nào nổi lên để thay chúng?


Friday, March 1, 2019

Tôi quên mất mùa xuân còn có mưa



March 12, 2010 





(The Past Is Another Country, They Do Things Differently There…. L.P. Hartley)

Tôi quên mất mùa xuân còn có mưa
Lúc xuống phố ăn trưa mới thấy đường trơn ướt
Bỏ áo khoác dễ chịu đi giữa xuân đang về
Với chỉ mình tôi – quanh đây như không ai để ý đến

Monday, February 18, 2019

Hume – Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên (01)


Những Đàm thoại về Tôn giáo Tự nhiên
Dialogues on Natural Religion (bản in năm 1779)

David Hume








Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên. [1]

 

Vài Dẫn Nhập

 

1

Con người

David Hume được nhìn nhận như một trong những triết gia vĩ đại nhất từng viết bằng tiếng England. Ông sinh ngày 26/04 năm 1711, trong một gia đình đạo Thệ Phản, giáo phái Calvin, khá giả và mộ đạo, tại Edinburgh, Scotland. Là một trẻ có trí tuệ sớm phát triển, đã vào đại học Edinburgh năm 12 tuổi (sớm hơn thường lệ hai năm). Ở đây, Hume đã cho thấy có hai đam mê vốn sẽ hướng dẫn tất cả những nỗ lực hoạt động trong đời ông: tham vọng thành công trong lĩnh vực học thuật tư tưởng và ác cảm với những tôn giáo có tổ chức. Trong khi gia đình nghĩ rằng ông sẽ học luật, Hume thực sự thích đọc những bản văn cổ điển (đặc biệt là Cicero) và nghiên cứu những ý tưởng triết học mới lạ, khác thông tục (đặc biệt là của John Locke, George Berkeley và Isaac Newton). Hứng khởi từ những gì ông đọc, Hume đã bắt đầu tự bận rộn với những suy ngẫm triết học của riêng mình. Những điều này sớm thành mãnh liệt đến mức dẫn đến gần như một suy sụp thần kinh vào năm 1729. Sợ có thể đi đến mất trí, Hume đã rời đại học đến Bristol, tìm và làm việc trong một công ty thương mại. Tuy nhiên, trong vài tháng, Hume đã thất vọng với kinh doanh và thấy mình không thể buông bỏ những theo đuổi tri thức. Ông sang France để tiếp tục việc tự học, và trong khi sống bằng một khoản trợ cấp nhỏ của gia đình, ông đã viết quyển Treatise on Human Nature. (Chuyên Luận Về Bản Chất Con Người)

Tuesday, February 5, 2019

Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật (01)



LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó

(Geschichte des Materialismus
und Kritik seiner Bedeutung in der Gegenwart)

Friedrich Albert Lange
(1829-1875)
Translator: Ernest Chester Thomas (1850–1892)
Nxb Routledge (2001)







LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT

Tập I
TRIẾT HỌC DUY VẬT TRONG THỜI CỔ.
THỜI CHUYỂN TIẾP.
THẾ KỶ 17.

Tập II.
THẾ KỶ 18.
TRIẾT HỌC HIỆN ĐẠI.
KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Tập III.
KHOA HỌC TỰ NHIÊN. (Tiếp theo)
NGƯỜI VÀ HỒN NGƯỜI
ĐẠO ĐỨC VÀ TÔN GIÁO.



Friday, January 25, 2019

Hume – Đời Tôi

Đời Tôi 
(1777)
David Hume
(1711-1776)







1.

Vắn tắt về David Hume

David Hume (1711-1776) chắc chắn là một trong những triết gia có ảnh hưởng nhất của thời kỳ Hiện đại. Sinh quán ở Edinburgh, Scotland, lược kê những tác phẩm triết học quan trọng của ông: A Treatise on Human Nature /Một Chuyên Luận Về Bản Chất Con Người (1739), Essays, Moral and Political /Những Tiểu Luận, Đạo Đức Và Chính Trị (2 quyển, 1741-1742), An Enquiry Concerning Human Understanding/Một Thăm Dò Về Khả Năng Hiểu Biết Của Con Người (1748), và An Enquiry Concerning the Principles of Morals/Một Thăm Dò Về Những Nguyên Lý Của Đạo Đức (1751). Dialogues Concerning Natural Religion /Những Đàm Thoại Liên Quan Đến Tôn Giáo Tự Nhiên (chỉ cho xuất bản sau khi ông mất). Ông cũng soạn bộ The History of England / Lịch Sử England. (6 quyển)