Monday, April 20, 2009

Đạo Phật Chân Tông (phần 3)

Đạo Phật Chân Tông (3)
The Shin Sect of Buddhism
Daisetz Teitaro Suzuki (1870 –1966)


VI

Còn một điều nữa và là điều nhận xét cuối cùng, tôi muốn trình bày về ChânTông liên quan đến sinh hoạt đời sống của tín đồ. Nói chính xác, ChânTông không có một tầng lớp tu sĩ chuyên nghiệp nào tương ứng với những gì chúng ta thấy trong các trường phái khác của Đạo Phật. Các tu sĩ đạo Phật, được quan niệm chung là thực hành khổ hạnh, có đời sống không giống các người thường. Họ sống riêng biệt trong những kiến trúc xây dựng đặc biệt và tuân thủ những qui luật có nội dung nhằm trợ giúp sự thăng tiến đạo đức và tinh thần. Chuyên tâm nghiên cứu những văn bản đạo Phật, Họ đọc, tụng thuộc lòng kinh Phật, tán kệ, điều khiển những nghi lễ khác nhau trong những trường hợp khác biệt. Họ thuyết giáo, thực hiện những nghi lễ tang ma, chôn cất, Họ được mời rời chùa, đến nhà thường dân để làm các nghi lễ tôn giáo cổ truyền trong các đám cúng giỗ. Vắn tắt, họ sống đời tách biệt với của những người thế tục. Đó là quan niệm cho giai tầng tu sĩ là những Phật tử tự dành trọn đời vào sự nghiên cứu và truyền bá tôn giáo của mình. Là nhà tu chuyên nghiệp, cuộc sống hàng ngày của họ phải là gương soi và là mẫu mực cho giới thế tục. Họ có lý do của họ về lối sống như thế khi những người của thế giới ngoài này cứ đắm chìm trong các cuộc chiến tranh của tham lam, giận dữ, và điên rồ (tham, sân, si); thật là khoan khoái và hứng khởi khi nhìn thấy một tập thể những tâm hồn bỏ hết tất cả để chuyên dành vào sự vun trồng các đức hạnh khác nhau của đạo Phật. Dẫu cho có những câu hỏi về mặt kinh tế liên quan từ cách sống của họ. Trong nhiều phương diện, họ mang cho xã hội rất nhiều tốt lành ngoài cả sự nhận bíết của họ, và chúng ta không nên đối xử với họ bằng thái độ lãnh đạm, lại càng thực sự không nên và phải giảm đi sự khinh miệt hay ác cảm.

Sunday, April 19, 2009

Đạo Phật Chân Tông (phần 2)

Đạo Phật Chân Tông (2)
The Shin Sect of Buddhism
Daisetz Teitaro Suzuki (1870 –1966)




V

So sánh với đạo Kitô, có thể giúp chúng ta hiểu đặc tính của giáo pháp ChânTông là một phát triển của chủ thuyết TịnhĐộ và cũng như là một môn phái của đạo Phật ĐạiThừa, dù cho mới thoạt nhìn thấy hiện ra thật lạ lẫm đến ra sao đi nữa. Những điểm sau đây có thể xem là khác biệt giữa đạo Phật Chân tông và đạo Kitô:

1. ADiĐà, qua tất cả các tuớng dạng chúng ta biết, có thể được xem như tương đương với ý niệm về Chúa Trời (God) trong đạo Kitô. Tuy nhiên ADiĐà không phải là vị sáng lập vũ trụ, nên cũng không bị nêu tên là tác giả của cái Ác (evil) trong thế giới này, vốn là ý niệm không tránh được, luôn nối theo với ý niệm sáng lập.

Những cái ác dù có mang dạng thể nào trong thế giới này, chúng đều hết thảy là từ hành động của chính chúng ta, vì tất cả những gì các cá nhân bị nghiệp chướng mà có làm được, rồi nhất thiết là xấu ác và không có giá trị nào xứng đáng để họ đến được truớc ADiĐà. Sự phân hai giữa ADiĐà và chúng sinh (sarvasattva) [1] là một trong những tính chất đặc biệt của tư tưởng ChânTông. Trong cái nhìn này, tín đồ phái này có thể nói là duy siêu nghiệm[2] hay duy nhị nguyên[3]. ADiĐà là tình thương thuần khiết thành hiện thực. Hễ ai tin ngài là cứu tinh thì chắc chắn được ADiĐà nâng dậy và tiếp dẫn vào TịnhĐộ. Lòng từ của ADiĐà không phân biệt kẻ ác nguời thiện, vì như Shinran nói, không có cái ác nào mạnh đến có thể cản được tình thương vô hạn của ADiĐà ôm lấy một con nguời dẫu dẫu thế nào, mà cũng không có sự tốt lành nào từ thế giới này toàn thiện và tinh thuần đến có thể đưa tác nhân của chúng vào đất Tịnh mà không cần nhờ đến Bản Nguyện. Chúng ta, những nguời thuộc về thế giới tương đối này, luôn luôn ý thức về những gì mình làm, vì chúng ta được tạo nên như thế nên đanh chịu không sao khác được. Khi chúng ta làm được điều gì tốt, chúng ta trở nên ý thức về nó, và chính cái ý thức này phá mất hết phuớc điền có được từ sự tốt đẹp. Ý thức có về một điều gì từ ý niệm về Tự Ngã mà ra, và không có gì hiệu nghiệm hon là ý thức tự ngã, nó làm mỗi chúng ta sẽ bị loại ngay khi xin xếp hàng truớc cửa TịnhĐộ của ADiĐà. Tha lực chấp nhận bất kể phẩm chất dẫn đến sự có mặt của một lòng từ vô luợng. Do lý do này, chừng nào chúng ta, những sinh vật sống trong cái thế giới có ý thức về các giá trị tương đối của nó, chúng ta roi mất quyền được về bên ADiĐà và các khách của cõi ngài. Nguời tốt hết là tốt liền một khi họ có ý thức về sự tốt lành và muốn dùng sự phúc hiện ấy của họ; còn kẻ làm ác lại được xóa sạch tội, thành xứng đáng ngay với TịnhĐộ liền một khi khi ánh sáng ADiĐà chiếu đến họ. ADiĐà như là cái nồi nấu chảy cả tốt lẫn xấu, trong đó chỉ mỗi lòng tin giữ được giá trị tuyệt đối của nó. Không là vị sáng lập vũ trụ, ADiĐà tuyệt không có chuyện kỷ luật, thuởng phạt con nguời. Ngài là Ánh Sáng của Từ Bi chiếu sáng đồng đều khắp sinh linh. Dù chúng sinh xấu xa ra sao đi nữa, ADiĐà biết rằng ấy là do họ bị nghiệp buộc và điều này không bao giờ làm cản trở sự vãng sinh TịnhĐộ của họ. Cái mà ngài đòi hỏi ở họ là Lòng Tin. Điều này giữ ADiĐà khỏi các trách nhiệm và khỏi những giới hạn tương đối của thế giới nhị nguyên này, đánh dấu ChânTông như một giáo thuyết độc đáo.


Friday, April 17, 2009

Đạo Phật Chân Tông

Đạo Phật Chân Tông (1)

The Shin Sect of Buddhism

Daisetz Teitaro Suzuki (1870 –1966)





Lời người dịch.

Teitaro Daisetz Suzuki (1870 – 1966) là học giả Nhật nổi tiếng. Ông được xem như người đem tư tưởng Zen (Thiền tông) sang giới thiệu với phương Tây. Ông viết rất nhiều sách về Thiền và tư tưởng Nhật bản, trong đó Essays in Zen – Buddhism (Các bài luận về Thiền tông) được biết đến nhiều nhất. Người đọc Việt ở miền Nam trước 1975 cũng quen ông qua bản dịch bộ sách này[1]


Ít phổ thông hơn, Suzuki còn nghiên cứu, phiên dịch và viết nhiều về môn phái TịnhĐộ đặc biệt của Nhật bản là Chântông (Jōdo Shinshū) do Shinran (1173 – 1262) sáng lập.


Trình bày giáo phái này   gọi tắt là Shin [2] –  với người Mỹ. Năm bài nói chuyện của ông tại American Buddhist Academy ở New York mùa xuân năm 1958, được vị sư trụ trì của New York Buddhist Church là Hozen Seki ghi lại, viết thêm tựa và năm 1970 cho xuất bản – lúc này Suzuki đã mất –với tựa đề Shin Buddhism [3]. Gần đây, Giáo sư Taitetsu Unno hiệu đính, in lại với tên mới Buddha of Infinite Light [4].


Lúc diễn thuyết, Suzuki đã 88 tuổi, không hoa mỹ, ông nói về Chântông với giọng chân thực, rất đơn giản, trong sáng và thật sâu sắc. Tôi dùng bản trong Web để dịch trước, nó ngắn gọn và tiện khi muốn tham cứu bản gốc. So với bản in thành sách, bản này bớt chi tiết, nội dung được trình bày hơi khác, nhưng vẫn là một và vì thu ngắn   từ bản văn nói sang bản văn đọc   nên cô đọng thu hút hơn. Trong bản tôi dịch, tác giả dùng nhiều so sánh với đạo Kitô để trình bày Chântông, tôi đoán thính giả là người Mỹ, hoặc chẳng biết hay không biết gì nhiều về Chântông [5]. Điều này giúp chúng ta, tuy đến từ châu Á, nhưng quen thuộc với các phạm trù văn hóa phương Tây, dễ tiếp nhận và có thêm cái nhìn mới về Chântông.



Thursday, April 2, 2009

Phụ lục về Tấm Cám

Phụ lục về Tấm Cám











1.
Để phân tích nội dung TC, tôi dùng cách phân tích truyện cổ của Vladimir Propp (Morphology of the Folk Tale), cho thấy vai chính trong TC không phải là Tấm hay Cám mà là cái Ác. Đi vào chi tiết câu chuyện, tôi cũng mượn Claude Levi-Strauss (Structural Anthropology, The Raw and the Cooked : Introduction to a Science of Mythology) nương vào ý niệm mytheme – thoại tố - để trình bày câu chuyện như một cấu trúc, trong đó chi tiết câu chuyện là các mytheme của sự trả thù ở cõi dương, cõi âm, cõi người, cõi không người.

Tất cả đã thu lược vào bảng vẽ tóm tắt câu chuyện và trong phần phụ lục của Cổ tích ngày Xuân Đọc Tấm Cám: