Sunday, June 22, 2014

Plato – Phaedo (03)

Phaedo
(Về Hồn-người)

(Φαίδων, Phaidōn)
Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)

(... tiếp theo)






(70e)
Đừng có, ông nói, tự giới hạn mình vào loài người, nếu bạn muốn hiểu điều này dễ dàng hơn, nhưng hãy gồm tất cả động vật và tất cả những thực vật vào trong xem xét, và vắn tắt, gồm tất cả mọi sự vật việc mà chúng đi đến thành ra là, chúng ta hãy xem không biết có phải chúng thành ra theo lối này hay không, có nghĩa là, từ những đối nghịch của chúng, nếu chúng có giống như vậy, như cái đẹp là đối nghịch của cái xấu, và công chính là của không-công chính, và một nghìn những thứ khác thuộc loại như thế. Chúng ta hãy xem xét liệu những thứ vốn có một đối nghịch phải tất yếu đi đến thành ra từ đối nghịch của chúng, và không từ nơi nào khác, lấy thí dụ như khi một gì đó đi đến thành lớn hơn, nó nhất thiết phải trở thành lớn hơn từ từng trải qua là nhỏ hơn khi trước.
Đúng.
Sau đó, nếu một gì đó nhỏ hơn đi đến thành ra, nó sẽ đến từ một gì đó từng trải qua là lớn hơn khi trước, vốn đã trở thành nhỏ hơn?
Đó là thế, ông nói.
Và cái yếu hơn đi đến thành ra từ cái mạnh hơn, và nhanh hơn từ chậm hơn?
Chắc vậy rồi.

Saturday, June 21, 2014

Graham Priest – Vượt cả Đúng lẫn Sai



Vượt cả Đúng lẫn Sai

(Beyond true and false)

Graham Priest [1]







Triết học Phật giáo thì đầy những mâu thuẫn. Bây giờ lôgích hiện đại đương học để thấy tại sao đó có thể là một điều hay.


Những triết gia phương Tây, trên toàn bộ, đã không nhìn tư tưởng Phật giáo với nhiều nhiệt tình. Như một đồng nghiệp đã từng nói với tôi: “Đó tất cả chỉ là thần bí”. Thái độ này, một phần, là do sự thiếu hiểu biết. Nhưng nó cũng là do sự không-thể-hiểu. Khi người học triết học phương Tây nhìn sang phương Đông, họ tìm thấy những điều họ không hiểu – không kể ít nhất, có sự kiện là những truyền thống châu Á có vẻ chấp nhận, và thậm chí xác nhận, những mâu thuẫn. Thế nên, chúng ta thấy nhà triết học vĩ đại Phật giáo thế kỷ thứ hai, Nagarjuna nói:

Bản thể của sự vật là không-bản-thể; không-bản-thể của chúng là bản thể của chúng. Vì chúng chỉ có một bản thể: không-bản-thể.

Một ghét cay ghét đắng với mâu thuẫn đã từng là giáo điều chính thống nêu cao ở phương Tây trong hơn 2.000 năm. Do đó, những phát biểu loại như của Nagarjuna theo thói quen đưa đến phản ứng bằng những cái nhìn của sự trống-rỗng không-thể-hiểu, hoặc tệ hơn. Như Avicenna [2] , cha đẻ của học thuyết Aristoteles thời Trung Cổ, đã tuyên bố:

Bất cứ ai phủ nhận luật không mâu thuẫn nên bị đánh và đem đốt, cho đến khi hắn thú nhận rằng bị-đánh là không giống như không bị-đánh, và bị đốt cháy là không giống như không bị đốt cháy.

Người ta có thể nghe được những tình cảm tương tự, được bày tỏ với sự tàn bạo tương đương, ngày nay trong phòng nghỉ dành cho giáo sư giảng khoa ở nhiều trường đại học. Tuy nhiên, những triết gia phương Tây dần dần và chậm rãi đang học để cao hơn, vượt khỏi giới hạn địa phương của họ. Và sự giúp đỡ đến từ một hướng bất ngờ nhất: lôgích toán học hiện đại, không từng là một ngành học có tiếng tăm từ khoan dung của nó với sự tối tăm.

Hãy bắt đầu bằng xoay ngược kim đồng hồ. Đó là India trong thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, thời của Đức Phật lịch sử, và một nguyên tắc khá đặc biệt của lý luận dường như được sử dụng chung. Nguyên tắc này được gọi là catuskoti, có nghĩa là “bốn góc”. Nó khẳng định rằng có bốn khả năng liên quan đến bất kỳ mệnh đề nào: nó có thể là đúng (và chỉ đúng), sai (và chỉ sai), cả hai đều vừa đúng và sai, hoặc vừa không đúng cũng không sai [3].