Thursday, March 22, 2018

Plato – Republic (11)

Plato
The Republic
(Πλάτων - Πολιτεία)








Quyển 8
[543a - 569c]

Tóm tắt
Bây giờ Socrates đã mô tả xong xuôi thành phố công chính, ông quay lại công việc gián đoạn của mô tả bốn loại hiến pháp của thành phố và con người không công chính. Ngoài chế độ quí tộc chúng ta đã bàn luận trong sáu quyển trước, và nhà vua-triết gia là hiện thân và cai trị thu nhỏ của chính thể này; Socrates xác định bốn cặp thành phố-con người khác: có một chế độ tôn sùng danh dự và thượng võ, và do người thèm muốn vinh dự điều khiển, người giống như và cai trị chính quyền loại như thế; có chế độ tập đoàn lãnh đạo, vốn giống như và cai trị bởi người bị những thèm muốn thiết yếu của mình điều khiển, có chế độ dân chủ, giống như và cai trị bởi người bị những thèm muốn không thiết yếu điều khiển; và có chế độ chuyên chế độc tài, giống như và cai trị bởi người bị những thèm muốn không chính đáng, không hợp pháp của mình điều khiển. Mỗi một của những hiến pháp này thì tệ hại hơn mỗi một kia; trong đó một chế độ độc tài là hình thức chính quyền tệ hại, không may nhất, và con người độc tài là con người tệ hại nhất của con người. Thật bất hạnh, vì thành phố của chúng ta là của con người, và tất cả mọi sự vật việc của con người đều không tránh khỏi thoái hóa, bốn hiến pháp bất công này được trình bày không chỉ như những có thể trong lý thuyết: nhưng chúng được trình bày như những giai đoạn thoái hóa không thể tránh khỏi vốn thành phố công chính sẽ trải qua với thời gian.

Tuesday, March 20, 2018

Gombrich – Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật (02)

Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật
(What the Buddha Thought)
Richard Gombrich









Chương 2

Nói Thêm Về Nghiêp Và Môi Trường Xã Hội Của Nó

Với đức Phật, ý tưởng về Nghiệp gắn bó mật thiết với ý tưởng về Tái sinh. Ngài đã nhìn thấy nghiệp, hành vi chủ ý, như một vấn đề quan trọng của nhân và quả. Nghiệp tốt sẽ mang lại tác động tốt cho người làm, làm nghiệp xấu tác động xấu. Sẽ là điều không đúng để gọi những sự việc này là những tưởng thưởng hay những trừng phạt, vì không có người ban thưởng hay người chịu trừng phạt [1]. Những tác động này được tạo ra, đúng hơn, bởi một quy luật tự nhiên, tương tự với chúng ta như một luật vật lý. Tuy nhiên, đối với đức Phật và những người khác trong India thời cổ, mô hình của nó là canh nông. Một người gieo hạt giống, có một thời gian cách khoảng, trong đó một số tiến trình vô hình bí ẩn diễn ra, và sau đó cây đã trồng nảy sinh quả và có thể thu hái được. Kết quả của một hành động có chủ ý trong thực tế thường được gọi là ‘quả’ của nó [2]. Thời gian giữa hành động và quả của nó thì không thể đoán trước được.