Friday, May 24, 2013

Martin Heidegger – Người Suy nghĩ như Thi sĩ

Người Suy nghĩ như Thi sĩ
The Thinker As Poet

(Aus der erfahrung des Denkens)
Martin Heidegger (1947)  [1]








Đường đi và cân bằng
Thi pháp và ngôn từ
Gặp trong lần đi bộ một mình

Nặng gánh không ngừng đi
Tìm hỏi và có-sẵn
Trên lối đời ràng buộc duy nhất của bạn.

Wednesday, May 8, 2013

Nietzsche – Buổi Chạng vạng của những Tượng thần (06)


Buổi Chạng vạng của những Tượng thần
Friedrich Nietzsche
(Twilight of the Idols)

Götzen-Dämmerung, oder, Wie man mit dem Hammer philosophirt (1888)





NHỮNG GÌ TÔI NỢ NHỮNG TÁC GIẢ CỔ ĐIỂN HY LA

1
Trong kết luận, một lời về thế giới vốn với nó tôi đã tìm những cách lui tới, và với nó tôi có lẽ đã tìm thấy một con đường mới – thế giới  Hylạp Lamã trong những thời trước khi đế quốc Lamã xụp đổ [1]. Thẩm khiếu của tôi, có thể gọi là đối nghịch với một thẩm khiếu khoan hòa rộng lượng, thì trong trường hợp này quá xa với nói-Có một cách thiếu phân biệt tách bạch: nó không thích nói-Có, đúng hơn ngảy cả nói-Không, nhưng hay nhất tất cả, không nói gì. Điều đó áp dụng với toàn bộ văn hóa, áp dụng với sách vở, – cũng với những địa điểm và những cảnh trí. Ở dưới đáy của nó là một lượng rất nhỏ những sách cổ điển coi là đáng kể trong đời tôi, chúng không nằm trong những quyển nổi tiếng nhất. Cảm thức của tôi về bút pháp, khi những câu ngắn chứa nghịch lý như một bút pháp, đã được đánh thức gần như ngay lập tức khi tôi tiếp xúc với Sallust [2] . Tôi vẫn chưa quên sự ngạc nhiên của người thày tôn kính của tôi, Corssen [3], khi ông phải cho người học trò tệ nhất lớp Latin điểm cao nhất: tôi đã đạt đến đích ngay lập tức. Ngắn gọn, nghiêm chặt, với càng nhiều nội dung càng tốt, một mỉa mai lạnh lẽo hướng về những “lời đẹp” và cũng về những “tình cảm đẹp” – ở đây tôi tìm thấy chính tôi. Và thậm chí trong Zarathustra của tôi, người ta sẽ nhận ra một tham vọng rất đứng đắn cho một văn phong Lamã, cho sự bền vững hơn đồng [4] trong bút pháp.

Tuesday, May 7, 2013

Nietzsche – Buổi Chạng vạng của những Tượng thần (05)


Buổi Chạng vạng của những Tượng thần
Friedrich Nietzsche
(Twilight of the Idols)

Götzen-Dämmerung, oder, Wie man mit dem Hammer philosophirt (1888)






NHỮNG GÌ NGƯỜI ĐỨC THIẾU

1

Giữa những người Đức ngày nay, có tinh thần là điều không đủ: người ta phải đòi lấy nó, người ta phải có ngạo mạn rằng mình có tinh thần.


Có lẽ tôi biết người Đức, ngay cả tôi có lẽ có thể bảo họ một vài sự thật. Nước Đức mới đại diện cho một khối lượng lớn của sự sung sức, có được vừa từ kế thừa và vừa từ đào luyện, như thế trong một thời gian, nó có thể xử dụng, thậm chí hoang phí kho tích lũy sức mạnh của nó. Điều không phải là có một nền văn hóa cao mà do đấy trở thành đứng đầu làm chủ, và ngay cả lại còn kém hơn nếu có thẩm vị tinh tế, có một sự “đẹp đẽ” cao thượng của những bản năng, nhưng có nhiều đức tính cường tráng hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Âu có thể cho thấy. Nhiều sự vui tươi và tự trọng, nhiều bảo đảm trong những quan hệ xã hội và trong sự đối ứng nhiệm vụ lẫn nhau, nhiều sự cần mẫn, nhiều sự kiên trì – và một sự ôn hòa đã được thừa kế, vốn cần thúc đẩy hơn là kềm giữ. Tôi thêm ở đây rằng người ta vẫn tuân lệnh mà không cảm thấy rằng sự tuân phục làm bẽ mặt. Và không ai khinh miệt đối thủ của mình.