Friday, June 14, 2024

Chomsky - Ngôn Ngữ và Tư Tưởng (02)

NGÔN NGỮ VÀ TƯ TƯỞNG

(Language and Thought)

 Noam Chomsky

 (← ... tiếp theo)

 

 

 


 

Ngôn Ngữ Và Tư Tưởng [1]

Noam Chomsky

 

Hãy để tôi nhanh chóng nói rõ rằng tôi chỉ có ý định đề cập ngắn gọn đến những chủ đề lớn và phức tạp vốn tựa đề của những nhận xét này đã nêu lên. Những chủ đề có từ thời của những ý tưởng được ghi chép sớm nhất và đi sâu vào cốt lõi ý nghĩa bản chất của con người chúng ta. Chúng đã thúc đẩy những điều tra chi tiết và phức tạp, vốn đã gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Những lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ và tư tưởng dựa trên quan sát và kinh nghiệm đã trở nên rất chuyên môn. Khi tôi còn là sinh viên ban cao học, cách đây bốn mươi năm, việc học tất cả những lý thuyết quan trọng về ngôn ngữ học và tâm lý học không là khó khăn lắm; những gì đã hiểu biết được khi đó chỉ là một phần nhỏ của những gì được giảng dạy ngày nay. Cách đây không lâu, mọi giáo sư trong khoa ngôn ngữ học của tôi đều có thể linh động tham dự  vào những thảo luận của việc bảo vệ  luận án. Những ngày đó đã qua lâu rồi.

 

Chuyên môn hóa không là bằng chứng của tiến bộ. Nó thường có nghĩa là tập trung vào những khía cạnh kỹ thuật hoặc chi tiết của một đề tài, thay thế những hiểu biết sâu xa hơn để chuộng lấy những vận dụng kỹ thuật, ít quan trọng hay tầm thường hơn. Theo tôi, ngày nay điều đó vẫn đúng, dù chỉ một phần. Những câu hỏi truyền thống thôi không bị bỏ quên, hay bị coi là vô lý và vô nghĩa như chúng trong thời kỳ hoàng kim của “khoa học về hành vi” và những nhánh khác nhau của thuyết cấu trúc. Chúng đã lại được mở ra, và trong một số trường hợp, được thăm dò nghiên cứu nghiêm chỉnh. Những câu hỏi mới đang được đặt ra vốn cách đây vài năm không thể tưởng tượng được, và chúng dường như là những câu hỏi đúng, mở đường cho những hiểu biết mới và những vấn đề đã không ngờ tới. Đã có sự phát triển bùng nổ tronng phạm vi của những hiện tượng thực nghiệm vốn hiểu được khá rõ ràng và lý thuyết nhằm giải thích chúng phải có thể giải đáp được.

 

Những đánh giá tương tự đã đem cho trong quá khứ, trong cái nhìn của tôi đều không đúng. Ngày nay, chúng cũng nên được nhìn với một con mắt hoài nghi. Ngay cả trong trường hợp của công trình đã được thực hiện hết sức cẩn thận và phức tạp, tinh tế hoặc cấp tiến, điều có thể là hữu ích để nhắc lại những suy nghĩ của Voltaire về siêu hình học: một vũ điệu với những bước thanh lịch, nhưng cuối cùng quí vị chấm dứt ở nơi quí vị đã bắt đầu. Đối với tôi, khoảng cách giữa thành công trong trong truyền thông quảng cáo nhằm nêu lên hình ảnh tích cực với công chúng và thành tựu liên quan thực sự đạt được thường rất đáng chú ý. Tôi nghĩ đến những tuyên bố với hứa hẹn to lớn vè những mô hình mạng lưới thần kinh hay trí tuệ nhân tạo, hay về một “cách mạng nhận thức”. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng có tiến bộ đáng kể với tác động ý nghĩa đáng kể trong một số lĩnh vực nhất định

 

Tôi sẽ cố gắng phác họa quang cảnh theo như tôi nhìn thấy, nhấn mạnh trước rằng đó là một quan điểm cá nhân và chắc chắn là một quan điểm của thiểu số.

 

Một điểm khởi đầu cơ bản là khuôn khổ Gottlob Frege đã xây dựng đúng một trăm năm trước, nó đã chứng tỏ là một mô hình cho nhiều những gì theo sau. Giả định cơ bản của Frege là “loài người sở hữu một kho tàng tư tưởng chung vốn được truyền tải từ thế hệ qua thế hệ”, một gì vốn “không thể dễ dàng bị phủ nhận;” Nếu đã không là vậy, “một khoa học thông thường sẽ là không thể có được” [2]. Những tư tưởng chung này được diễn đạt trong một ngôn ngữ có chung của công chúng, gồm những dấu hiệu chung. Một dấu hiệu có hai phương diện. Đầu tiên, nó chỉ định một đối tượng trong thế giới, biểu hiên, hay ám chỉ của nó; trong một “ngôn ngữ hoàn hảo về lôgích”, vốn sẽ là đúng cho mọi diễn đạt “được xây dựng với không khuyết điểm”. Thứ hai, một dấu hiệu có một “ý nghĩa” chỉ định, định nghĩa sự vật việc nó biểu thị hay đại diện , và được tất cả những người thành thạo sử dụng ngôn ngữ nắm vững thấu hiểu; để hiểu một diễn đạt là để biết ý nghĩa của nó trong ngôn ngữ có chung. Ngoài ra, mỗi người có thể có một hình ảnh tâm lý riêng gắn liền với giác quan khách quan. Ký hiệu, giác quan và sự vật việc nói đến, chỉ về, nhắc tới, ... là những thực thể bên ngoài, nằm ngoài não thức/bộ não. Chúng ta có thể tương tự bắt chước Frege, giả định rằng chúng ta nhìn mặt trăng qua một kính thiên văn. Chúng ta có thể nghĩ hình ảnh thật của mặt trăng chiếu bên trong kính thiên văn, một đối tượng chung với tất cả những người quan sát, tương tự với giác quan; hình ảnh trên võng mạc cá nhân thì tương tự với hình ảnh trong tâm lý mỗi người

 

Bức tranh cơ bản đã được chấp nhận rộng rãi. Ý tưởng rằng một dấu hiệu chọn ra một đối tượng trong thế giới vốn nó đề cập đến “rõ ràng có nghĩa lý”, Gareth Evans nhận xét trong một trong những nghiên cứu quan trọng nhất gần đây về cách những từ ngữ liên quan đến những sự vật việc trong thế giới [3]. Ý tưởng này đôi khi bị hoài nghi, thí dụ như Peter Strawson, người đã báo trước 40 năm trước đây, về “huyền thoại về cái tên riêng hợp lý”, [4] và những tin tưởng tương tự về những từ như “cái này”, “cái kia” và những đại từ như “ông/anh ấy” và "bà/cô ấy." [5] Trong tác phẩm gần đây nhất, Akeel Bilgrami phát triển một cách giải thích dựa trên ý tưởng của mọi người với một sự phụ thuộc hẹp hơn nhiều trên những đối tượng bên ngoài và ngôn ngữ có chung của công chúng. Nhưng những lo ngại như vậy rất hiếm và có thể là đi chưa đủ xa.

 

Bức tranh theo Frege có những vấn đề kỹ thuật đã khởi hứng cho một số lớn công trình nghiên cứu sâu xa, nhưng điều đáng ghi nhận rằng không nguyên tắc nào của nó là hiển nhiên. Những vấn đề nảy sinh quá phức tạp và sâu rộng để hy vọng có thể xem xét lại một cách đầy đủ. Hãy cho tôi chỉ đơn giản nói về một vài nghi ngờ.

 

Giả định cơ bản rằng có một kho chứa chung của những suy nghĩ chắc chắn có thể bị phủ nhận. Trong thực tế, hơn một thế kỷ trước, nó đã từng bị thuyết về những ý tưởng [6] phủ nhận. Những người theo thuyết này biện luận rằng giải thích cụm từ “John has a thought / John có một suy nghĩ” (hoặc mong muốn, ý định, v.v.) trên loại suy của “John has a diamond / John có một viên kim cương” là một sai lầm.Trong trường hợp trước, nhà soạn từ điển bách khoa du Marsais và sau này là Thomas Reid đã lập luận, rằng diễn đạt này chỉ có nghĩa là “John nghĩ” (mong muốn, v.v.) và không đem cho cơ sở nào để khẳng định rằng có “những suy nghĩ” để John có liên quan với chúng. Nói rằng mọi người có những suy nghĩ tương tự là nói rằng họ suy nghĩ giống như nhau, có lẽ quá giống nhau khiến chúng ta ngay cả nói rằng họ có cùng suy nghĩ, như chúng ta nói rằng hai người sống cùng một nơi. Nhưng từ sự việc này, chúng ta không thể chuyển sang nói rằng có những suy nghĩ họ cùng có chung hay một kho chứa của những suy nghĩ loại như vậy. Những nhà triết học đã bị đánh lừa bởi “ngữ pháp bề mặt[7] của một “cách diễn đạt gây hiểu lầm một cách hệ thống” [8], để áp dụng những thuật ngữ đã đem vào khi tiếp cận “ngôn ngữ thông thường” này được hồi sinh 150 năm sau.. Cần phải có những lập luận để cho thấy rằng những suy nghĩ là những thực thể vốn được “sở hữu”, như những viên kim cương. Theo ý kiến ​​​​của tôi, lập luận này vững chắc đến đâu thì cũng phải hỏi lại.

 

Hãy xem xét giả định thứ hai: những suy nghĩ có chung sẻ được diễn tả bằng một “ngôn ngữ chung của công chúng”. Một vài dạng của ý tưởng này thì được giả định trong hầu hết triết học ngôn ngữ và ngữ nghĩa học triết học. Nhiều người, như Michael Dummett, một học giả hàng đầu về Frege, tin rằng rằng quí vị và tôi không chỉ có cùng một ngôn ngữ chung, nhưng rằng ngôn ngữ này, tiếng Anh – tồn tại “độc lập với bất kỳ người nói cụ thể nào”. Mỗi người trong chúng ta chỉ có sự hiểu biết một phần và có phần nào không chính xác về ngôn ngữ. Tuy nhiên, ý tưởng này thì hoàn toàn xa lạ với nghiên cứu thực nghiệm về ngôn ngữ, và chưa ai đã từng giải thích nó nghĩa là gì. Lấy thí dụ, chúng ta quyết định, chẳng hạn, liệu từ “không quan tâm/ disinterested” trong ngôn ngữ vốn tôi biết một phần được phát âm như ở Boston hay Oxford hay không, hay nó có nghĩa là “lãnh đạm / uninterested”, như hầu hết những người nói đều tin (một cách vô tình, chúng ta được bảo thế), hay “không thiên vị”, như một số nhân vật số nhân vật tên tuổi chuyên môn nhất định khăng khăng? Đối với nghiên cứu ngôn ngữ thực nghiệm, những câu hỏi này là vô nghĩa.

 

Những gì được gọi là “ngôn ngữ” hay “phương ngữ” trong cách dùng thông thường là những hỗn hợp phức tạp được xác định bởi những yếu tố như ranh giới địa lý, đại dương, thể chế chính trị, v.v., với quy phạm tối nghĩa. – những phương diện về mục đích. Và không có cấu trúc lý thuyết nào có thể thay thế chúng, hay không có khoảng trống giải thích nào vốn một cấu trúc có thể lấp đầy nếu nó được nghĩ ra. Đúng là Peter và Mary có thể nói giống nhau, trong khi không ai trong họ nói giống Đặng Tiểu Bình. Tương tự như vậy, họ có thể trông giống nhau và sống gần nhau, mặc dù không ai trong họ trông giống hoặc sống gần Đặng. Từ những sự kiện này, chúng ta không kết luận rằng có những hình dạng chung mà mọi người có chung chia sẻ hoặc thế giới được chia thành những khu vực khách quan, ngay cả như những lý tưởng hóa, hoặc những ngôn ngữ và những cộng đồng vốn những ngôn ngữ này thuộc về.

 

Hỏi xem Peter có nói cùng ngôn ngữ như Mary hay không thì giống như hỏi có phải Boston thì gần New York nhưng không gần London, hay có phải John thì gần nhà không, ngoại trừ rằng chiều hướng do sở thích và hoàn cảnh mang lại thì đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Trong đời sống bình thường con người, chúng ta thấy có đủ loại của thay đổi những cộng đồng và kỳ vọng, rất khác nhau giữa những cá nhân và những nhóm và không có “trả lời đúng” về phần sẻ nên lựa chọn chúng như thế nào. Mọi người cũng đi vào trong những liên hệ quyền lực và tôn trọng hay nhượng bộ khác nhau và luôn thay đổi. Vấn đề không phải là sự mơ hồ nhưng là sự thiếu cụ thể một cách vô vọng, thiếu những chi tiết hay thông tin rõ ràng.. Đó không là vấn đề trừu tượng hóa từ sự đa dạng, cũng như trường hợp “gần Boston” hay “trông giống”; đúng hơn, không có một cách tổng quát nào để trừu tượng hóa, dù chúng ta có thể làm được, với những quan tâm đặc biệt đem cho, như khi chúng ta nói rằng ngôn ngữ ở miền nam Sweden từng là tiếng Denmark nhưng đã trở thành tiếng Sweden vài năm sau đó, nhưng không thay đổi, như một kết quả của chinh phục quân sự. Những khái niệm không chính thức như tiếng Sweden v/s tiếng Denmark, những chuẩn mực và quy ước, hay việc dùng sai ngôn ngữ nói tổng quát không có vấn đề gì trong điều kiện dùng thông thường, chẳng hạn như “gần New York” hay “trông giống Mary”. Nhưng khó có thể mong đợi rằng chúng có thể đóng góp vào những nỗ lực nhằm đạt được sự hiểu biết về mặt lý thuyết. Theo quan điểm của tôi, một phần đáng kể của nghiên cứu nghiêm ngặt nhất về ý nghĩa và chủ ý chắc chắn dựa vào những khái niệm này và và phải được xem xét nghiêm chỉnh.

 

Đã thường giả định rằng những khái niệm loại như vậy phải được viện dẫn để giải thích cho việc “tuân theo-quy tắc” và cho thực tế của sự truyền đạt thông tin. Do đó, việc tuân theo-quy tắc chỉ có thể được gán cho khi có những tiêu chuẩn phổ thông của sự “chính xác đem dùng hay việc áp dụng những điều kiện của sự đồng thuận chung trong thực hành ngôn ngữ, một hình thức chung của đời sống”, [9] một thực hành trong một ngôn ngữ cộng đồng có chung, như Strawson · nêu lên quan điểm của Wittgenstein trong bài giảng Woodbridge năm 1983 của ông. Có lẽ, người ta thắc mắc rằng đây là một học thuyết về “triết học ngôn ngữ thông thường”, vì ngôn ngữ thông thường có một lộ trình hoàn toàn khác. Nếu cháu gái tôi nói “I brang the book / Cháu đã mang quyển sách đến, Chúng ta sẽ không ngần ngại nói rằng cháu tôi tuân theo quy tắc tương tự (thì của động từ như ‘sing’) “sing-sang-sung”, mặc dù không tuân theo với “thỏa thuận chung”. Đúng là ngôn ngữ bên trong của cháu có thể thay đổi, đã thay thế “ brang “ bằng “brought”. Nếu không, cháu sẽ nói. một ngôn ngữ vốn khác với của tôi về một của nhiều phương diện khác, và nói “chính xác” trong chừng mức từ ngữ này có nghĩa là bất cứ một gì. Những câu hỏi về ý nghĩa thường được coi là sâu xa hơn, nhưng việc biện luận về sự khác biệt này là cần thiết; trong thực tế, chúng nhìn có vẻ mơ hồ hơn nhưng không có khác biệt trong những phương diện khác nhau.

 

Chúng ta có thể lưu ý học thuyết vốn gán cho việc tuân theo-quy tắc trong ngôn ngữ, hay những trạng thái và tiến trình tâm lý tổng quát, thì đòi hỏi tính tiếp cận được với ý thức. Quy định về thuật ngữ này – chỉ đơn thuần là một định nghĩa, – đi ngược lại với cách dùng thông thường và không có chỗ trong nghiên cứu về ngôn ngữ và tư tưởng trong phương thức của khoa học, và rơi vào những tuyệt vọng, không thể giải quyết. Học thuyết này trở nên chỉ bí ẩn hơn khi được một khái niệm không thể giải thích được (và có vẻ như khó hiểu) bổ xung, của sự “tiếp cận trên nguyên tắc”, như trong những cố gắng gần đây của John Searle nhằm tránh những vấn đề hiển nhiên đã từng được nêu ra. Những vấn đề này đã được thảo luận ở nơi khác; tôi sẽ không bàn về chúng ở đây. [10]

 

Về phần truyền đạt thông tin, nó không đòi hỏi những ý nghĩa có chung của mọi người, cũng như không đòi hỏi “những phát âm có chung của mọi người”. Chúng ta cũng không cần phải giả định rằng “những ý nghĩa” (hay những “âm thanh”) của một người tham gia phải được người kia có thể tìm ra. Truyền đạt thông tin hay bày tỏ ý tưởng là một vấn đề – ít hay nhiều hơn – , việc tìm kiếm một ước tính hợp lý khách quan về một gì đó dựa trên dựa trên hoàn cảnh hoặc dữ liệu hiện có về những gì người kia nói và nghĩ trong đầu. Một suy đoán hợp lý là chúng ta ngầm giả định rằng người kia giống hệt chúng ta, sau đó đưa vào những sửa đổi khi cần thiết, phần lớn là phản xạ, vượt ra ngoài mức độ của ý thức. Việc làm có thể là dễ dàng, khó khăn hay không thể thực hiện được và hiếm khi cần phải có quyết định chính xác để giao tiếp đạt được mục đích trước mắt. Hóa ra thực sự có một gì đó giống như “ý nghĩa được cùng chia sẻ công khai”, vì những thuộc tính bẩm sinh có tính hạn chế cao của khả năng ngôn ngữ cho phép rất ít biến thái; đó sẽ là một khám phá thực nghiệm thích thú đáng chú ý (và không gây ngạc nhiên), nhưng không có đòi hỏi về khái niệm rằng bất cứ gì thuộc loại này là đúng.

 

Ý tưởng cơ bản thứ ba của Frege là gì, rằng một dấu hiệu chọn một đối tượng trong thế giới, trong một cách thức được ý nghĩa của nó xác định? Trước tiên hãy lưu ý rằng những ý tưởng này không là một phần của cách dùng thông thường; Vì lý do đó, Frege đã phải tạo ra những thuật ngữ chuyên môn kỹ thuật. Sự kiện đó không không làm suy yếu giá trị của những ý tưởng của ông; lý thuyết về nói viết, diễn đạt truyền thông hiếm khi tuân theo “khoa học dân gian”. Tuy nhiên, nó đặt ra câu hỏi về tính phù hợp của những đổi mới kỹ thuật này. Đúng là người ta dùng những từ để chỉ những sự vật việc và nói về chúng, nhưng sẽ là một bước nhảy vọt để kết luận rằng những từ đó chỉ về / nói đến / trỏ vào những sự vật việc này.

 

Giả sử tôi nói với bạn, “Hôm nọ, tôi có một buổi phỏng vấn ở đài phát thanh BBC, và bị sốc trước sự đi xuống của thành phố”. Một người nào đó quan sát trao đổi có thể nói một cách chính xác rằng tôi đang nói đến và bàn về sự hư hỏng của London, mặc dù tôi đã không dùng bất kỳ từ nào để chỉ ra London bằng dựa vào ý nghĩa của nó (ngược lại, nếu tôi nói “London có hay không nằm trên sông Thames”. Tôi có thể đang đưa ra một điều về lôgích chứ không hề đề cập đến chính thành phố London). Thêm nữa, có đối tượng nào là London vốn tôi đang đề cập đến không? Nếu vậy thì đó là một điều rất muốn tìm biết. Thế nên, chúng ta cho phép rằng trong một số trường hợp, London có thể bị phá hủy hoàn toàn và được xây dựng lại ở một nơi khác, về sau 1000 năm nữa, nó vẫn là London. Tương tự. Charles Dickens mô tả Washington như “Thành phố của những ý định vĩ đại”, nêu bật những khát vọng lớn lao nhưng việc thực hiện chưa đầy đủ. Ông lưu ý “những con đường rộng rãi, không bắt đầu từ đâu và không dẫn đến đâu cả; những con đường dài hàng dặm chỉ cần nhà, đường và dân cư; những công trình công cộng đòi hỏi một công chúng để là trọn vẹn, và những trang trí dành cho những những đại lộ nhưng thiếu những đại lộ để tô điểm” – tuy nhiên, bất chấp những thiếu sót này – nó vẫn là Washington. Chúng ta có thể coi London, với có hay không nhìn theo dân số của nó: từ một điểm nhìn, nó vẫn cũng là một thành phố nếu như dân chúng ở đó rời bỏ nó; từ một điểm nhìn, khác, chúng ta có thể nói rằng London đã có cảm giác khó khăn hơn qua những năm thời Thatcher, một nhận xét về cách mọi người hành động và sinh sống. Nhắc đến London, chúng ta có thể nói về một địa điểm, những người đôi khi sống ở đó, không khí bên trên (nhưng không quá cao), những tòa nhà, tổ chức, v.v., trong nhiều những kết hợp khác nhau. Một lần xuất hiện duy nhất của thuật ngữ này có thể phục vụ tất cả những chức năng này cùng một lúc, như khi tôi nói rằng London quá bất hạnh, xấu xí và ô nhiễm đến mức nó cần phải bị phá hủy và xây dựng lại, cách đó 100 dặm. Không đối tượng nào trong thế giới có thể có tập hợp gồm những thuộc tính này.

 

Những từ như London, dùng để nói về thế giới thực tại, nhưng không có, cũng không tin là những sự vật việc trong thế giới với những thuộc tính của những phương thức tham khảo – (ám chỉ, nói đến, kể đến, nhắc đến) – phức tạp vốn gói gọn trong tên một thành phố; để giả định như vậy sẽ nhanh chóng dẫn đến nghịch lý cực độ. [11] Hơn nữa, chúng ta cũng thấy những tương tự ở bất cứ chỗ nào chúng ta tìm hiểu vào trong những thuộc tính về từ vựng. Giả sử tôi nói, “quyển sách vốn John viết trong đầu, nặng 5 pound”. Quyển sách vốn tôi đang nói đến thì vừa trừu tượng vừa cụ thể, nhưng không là một sự vật nào trong thế giới. Nói tổng quát, một biểu thức ngôn ngữ đem cho một góc nhìn phức tạp để từ đó nghĩ về , nói về và viện dẫn đến những sự vật việc hay những gì chúng ta coi là sự vật việc; kết luận chỉ trở nên rõ ràng hơn khi chúng ta chuyển từ trường hợp đơn giản nhất – những tên riêng và danh từ chung – sang những từ có cấu trúc quan hệ vốn có và cấu trúc phức tạp hơn. Những từ điển chi tiết nhất chỉ đem cho những gợi ý đơn thuần về ý nghĩa của từ (hoặc về âm thanh của chúng), cũng như những ngữ pháp truyền thống phức tạp nhất chỉ đem cho những gợi ý về hình thức và ý nghĩa của những cấu trúc phức tạp – những gợi ý có thể phù hợp với trí thông minh của con người, vốn có sự hiểu biết và cấu trúc cần thiết, ở mức độ lớn độc lập với kinh nghiệm. Ngôn ngữ được lưu trữ bên trong của tôi, một tài sản cá nhân, đem cho những quan điểm và cách thức như vậy để tôi thể hiện những suy nghĩ của tôi bằng cách dùng chúng; của quí vị cũng vậy, và trong chừng mực chúng giống nhau và chúng ta giống nhau ở những phương diện khác, chúng ta có thể – ít nhiều một cách tốt đẹp – truyền đạt thông tin hay bày tỏ ý tưởng.

 

Đặc tính phổ biến của “sự nghèo nàn của những tác nhân kích thích” thì nổi bật ngay cả trong trường hợp những mục từ vựng đơn giản. Những thuộc tính ngữ nghĩa của chúng được trình bày rõ ràng và phức tạp và được biết đến một cách chi tiết, vượt xa mọi kinh nghiệm liên quan và phần lớn độc lập với những biến thể của kinh nghiệm và những cấu trúc thần kinh cụ thể trên một phạm vi rộng. Kết luận đó cũng trở nên chắc chắn hơn khi chúng ta chuyển sang ý nghĩa của những cấu trúc gồm nhiều từ. Lấy một thí dụ rất đơn giản, hãy xem xét cách chúng ta diễn giải “những cụm từ bị thiếu”, như trong những cặp diễn đạt “John ate an apple / John đã ăn một quả táo”, “ John ate, / John đã ăn”, cụm từ sau được hiểu là John đã ăn một gì đó hay một gì khác; ở đây chúng ta áp dụng quy tắc tự nhiên rằng nếu một biểu thức diễn đạt thì bị “thiếu”, Chúng ta sẽ hiểu nó là “một gì đó hay một gì khác”.

 

Hãy xem xét câu tiếp theo, “John is too stubborn to talk to Bill / John thì quá bướng bỉnh để nói chuyện với Bill”, có nghĩa rằng John, vì bướng bỉnh, sẽ không nói chuyện với Bill. Giả sử chúng ta bỏ “Bill”, để lại chỉ “John. is too stubborn to talk to / John thì quá bướng bỉnh để nói chuyện với”. Áp dụng quy tắc tự nhiên (tức là tương tự với trường hợp trước), chúng ta kết luận rằng câu này có nghĩa là John, là người bướng bỉnh, sẽ không nói chuyện với người này hay người khác. Nhưng nó không thế; đúng hơn, nó có nghĩa là mọi người sẽ không nói chuyện với John (vì tính bướng bỉnh của John). John được (người ta) nói chuyện với, chứ không phải John làm công việc nói chuyện, và một người không xác định làm công việc nói chuyện / đang nói chuyện, chứ không phải được nói với; cách giải thích của trường hợp trước đã bị đảo ngược ở đây.

 

Để minh họa trong một trường hợp tế nhị hơn một chút, hãy xem xét câu “Jones was too angry to run the meeting / Jones đã quá tức giận để điều hành buổi họp”. Ai được hiểu là người điều hành buổi họp? Có hai cách giải thích: “Chủ từ thầm lặng” của “điều hành” có thể hiểu là Jones, nghĩa là Jones sẽ không điều hành buổi họp vì tức giận; trong trường hợp này chúng ta nói rằng chủ thể im lặng được “điều khiển” bởi Jones. hay có thể coi là không xác định trong tham chiếu, nghĩa là (giả sử) chúng ta không thể điều hành buổi họp vì sự tức giận của Jones (so sánh với câu “the crowd was too angry to run the meeting / đám đông quá tức giận để điều hành buổi họp” ) . Giả sử chúng ta thay thế “buổi họp” bằng một câu hỏi, thì chúng ta sẽ có: “which meeting was Jones too angry to run? / buổi họp nào khiến Jones quá tức giận để điều hành?” Bây giờ sự mơ hồ đã được giải quyết; Jones từ chối điều hành buổi họp (so sánh “buổi họp nào vốn đám đông quá tức giận để bỏ chạy”, giải thích ngược lại bằng trực giác có nghĩa là đám đông lẽ ra phải điều hành buổi họp, không giống như “buổi họp nào vốn đám đông quá tức giận đến mức chúng ta không thể chạy?” – không có “chủ từ thầm lặng” đòi hỏi phải giải thích).

 

Những lý lẽ đều được hiểu rõ trong những trường hợp loại như thế này. Điểm quan trọng là tất cả những sự việc này đều được biết nhưng không cần kinh nghiệm và không bao gồm những tiến trình và nguyên tắc tính toán vốn ý thức hoàn toàn không tiếp cận được, áp dụng cho nhiều hiện tượng trong những ngôn ngữ đa dạng về loại hình. Ngay cả những hiện tượng liên quan đã thoát khỏi sự chú ý cho đến mãi gần đây, có lẽ vì những sự kiện được biết “bằng trực giác”, như phần của bản chất chúng ta, không cần kinh nghiệm. Việc tìm hiểu nghiêm chỉnh bắt đầu khi chúng ta sẵn sàng để ngạc nhiên trước những hiện tượng đơn giản của tự nhiên, chẳng hạn như việc một quả táo rơi từ trên cây xuống, hay một cụm từ có nghĩa là những gì nó có nghĩa. Nếu chúng ta hài lòng với “giải thích” rằng mọi sự vật việc rơi vào vị trí tự nhiên của chúng, hay kiến thức của chúng ta về thể dạng và ý nghĩa là kết quả của kinh nghiệm, hay có lẽ là do sự tiến hóa trong tự nhiên, thì chúng ta có thể chắc chắn rằng chính những hiện tượng đó sẽ vẫn không được chú ý nhìn thấy, chứ chưa nói đến có được hiểu biết nào về những gì sau chúng.

 

Hiểu biết như chúng ta có về những vấn đề này dường như không được tăng thêm bằng kêu gọi những tư tưởng vốn chúng ta nắm giữ, những cách phát âm có chung, hay những ý nghĩa có chung, những ngôn ngữ phổ biến vốn chúng ta biết một phần, hay một liên hệ của ám chỉ / nói đến /nhắc đến giữa những từ và những sự vật việc, và một phương thức sửa chữa nó. Một cách tiếp cận theo thuyết “nội tại” [12] vốn tránh những khái niệm mơ hồ như vậy, có vẻ như đem cho một cơ sở tương xứng cho nghiên cứu ngôn ngữ và cách dùng nó, về những tác động hỗ tương của chúng ta với người khác và môi trường bên ngoài. Nó không đem cho rào cản chống lại thuyết hoài nghi, nhưng không có lý do gì khiến nó phải như vậy. Mặc dù tôi sẽ không theo đuổi vấn đề ở đây, nhưng tôi không biết có bất kỳ luận chứng nào chống lại một “ thuyết nội tại “ toàn diện của phái Descartes, nghi ngờ sự tồn tại của những sự vật bên ngoài mà không giả định điều nó cố gắng chứng minh, bên trong quan điểm hoài nghi này, những khái niệm rõ ràng là không gắn liền với “những sự vật việc” bên ngoài và không bắt nguồn từ kinh nghiệm hay tiến hóa. Đối với tôi, đề nghị này dường như không được quan tâm, nhưng cũng không là có thể bác bỏ hay khó hiểu theo nghĩa đen.

 

 

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Apr/2024)

(Còn tiếp ... )

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com

 

 



[1] Dich từ Chomsky, Noam. Language and thought. Wakefield, RI & London: Moyer Bell, 1993.

(The Frick Collection – Anshen Transdisciplinary – Lectureships in Art, Science and The Philosophy of Culture – Monograph Three)

 

Những chú thích trong ngoặc vuông [... ] từ nguyên bản. Những chú thích khác, với những sai lầm nếu có, là của tôi, sẽ tìm chữa sau.

 

 

[2] kiến thức tập thể tạo thành nền tảng của nghiên cứu và thảo luận khoa học, cho phép giao tiếp và hợp tác giữa những nhà khoa học và nhà nghiên cứu.

[3] reference.

[4] Khái niệm the myth of the logically proper name / huyền thoại về cái tên riêng hợp lý – Trong Individuals: An Essay in Descriptive Metaphysics (1959), Peter Strawson thách thức ý tưởng rằng những tên riêng có quan hệ trực tiếp, số ít và thuần túy nói, dẫn chỉ về những đối tượng mà chúng biểu thị. Theo Strawson, ý tưởng này có tính huyền thoại vì những tên riêng không hoạt động tách biệt với nội dung và ngôn ngữ trong đó chúng được dùng. Thay vào đó, ý nghĩa và dẫn chỉ của chúng có thể khác nhau tùy thuộc vào những yếu tố như quy ước xã hội, ý định của người nói và bối cảnh ngôn ngữ. Cốt yếu, Strawson lập luận chống lại ý niệm rằng những tên riêng có một ý nghĩa cố định, khép kín, độc lập với việc dùng chúng trong ngôn ngữ và xã hội.

[5] indexicals and pronouns.

[6] thuyết về những ý tưởng chỉ một khái niệm triết học thừa nhận sự tồn tại của những thực thể tinh thần trừu tượng, thường được gọi là "ý tưởng" hoặc "khái niệm", nhìn chúng như những đại diện cho những đối tượng và khái niệm trong thế giới. Lý thuyết này cho rằng sự hiểu biết của chúng ta về thế giới được thực hiện thông qua những biểu hiện tinh thần này. Một thuật ngữ khác cho “lý thuyết về những ý tưởng” là “lý thuyết về những thể dạng”, đặc biệt trong nội dung triết học Plato. Trong Plato, những ý tưởng hay thể dạng là những thực thể trừu tượng, bất biến, đóng vai trò là thực tại tối thượng đằng sau thế giới vật chất.

[7] "ngữ pháp bề mặt" : chỉ cấu trúc thấy bên ngoài của ngôn ngữ, cách những câu được xây dựng và hiểu ở một mức độ giả tạo nông cạn, nhưng không xem xét những ý nghĩa sâu hơn hay tiềm ẩn

[8] cụm từ hoặc cấu trúc câu liên tục tạo hiểu lầm hay gây ấn tượng sai về ý nghĩa thực sự của nó.

[9]a shared form of life / một hình thức chung của đời sống”: Khái niệm này bắt nguồn từ Ludwig Wittgenstein, đặc biệt là ý tưởng của ông cho rằng ý nghĩa của từ ngữ bắt nguồn từ cách dùng chúng trong "hình thức chung của đời sống” của những người nói.

[10] Thí nghiệm tưởng tượng nổi tiếng “Chinese Room / Phòng đọc tiếng Tàu“ của John Searle

[11] Chomsky thận trọng nêu bật tính phức tạp của ngôn ngữ, cách tham khảo và thuộc tính của sự vật trên thế giới. Giả định có có tương ứng trực tiếp một-một giữa ngôn ngữ và thực tịa có thể dẫn đến những nghịch lý. Thí dụ, Nghịch lý Sorites phát sinh từ những thay đổi dần dần về thuộc tính (như dần dần loại bỏ những hạt cát của một đống cát - khi nào đống cát thành không là đống cát?)) và Nghịch lý Con tàu của Theseus (Nếu chúng ta thay thế mọi bộ phận của một con tàu, nó có vẫn là con tàu trước đó?)

[12] internalismthuyết nội tạitrong triết học và khoa học nhận thức, nhấn mạnh trên những tiến quá trình và cấu trúc nhận thức bên trong não thức, trái ngược với những tác động hỗ tương với xã hội bên ngoài hoặc ảnh hưởng của môi trường. Quan điểm này, thường được gọi là "Thuyết nội tại Descartes", chịu ảnh hưởng của René Descartes, tập trung trên những tiến quá trình tinh thần bên trong và kinh nghiệm chủ quan. Noam Chomsky là triết gia hàng đầu thời nay gắn bó với những tiếp cận theo thuyết nội tại, đặc biệt qua những thuyết về ngôn ngữ của ông, trong đó có khái niệm “ngôn ngữ-I” (I-language). Những người đóng góp đáng kể khác cho những ý tưởng của thuyết nội tại gồm Hilary Putnam (công trình ban đầu) và Jerry Fodor.