Monday, February 18, 2019

Hume – Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên (01)


Những Đàm thoại về Tôn giáo Tự nhiên
Dialogues on Natural Religion (bản in năm 1779)

David Hume








Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên. [1]

 

Vài Dẫn Nhập

 

1

Con người

David Hume được nhìn nhận như một trong những triết gia vĩ đại nhất từng viết bằng tiếng England. Ông sinh ngày 26/04 năm 1711, trong một gia đình đạo Thệ Phản, giáo phái Calvin, khá giả và mộ đạo, tại Edinburgh, Scotland. Là một trẻ có trí tuệ sớm phát triển, đã vào đại học Edinburgh năm 12 tuổi (sớm hơn thường lệ hai năm). Ở đây, Hume đã cho thấy có hai đam mê vốn sẽ hướng dẫn tất cả những nỗ lực hoạt động trong đời ông: tham vọng thành công trong lĩnh vực học thuật tư tưởng và ác cảm với những tôn giáo có tổ chức. Trong khi gia đình nghĩ rằng ông sẽ học luật, Hume thực sự thích đọc những bản văn cổ điển (đặc biệt là Cicero) và nghiên cứu những ý tưởng triết học mới lạ, khác thông tục (đặc biệt là của John Locke, George Berkeley và Isaac Newton). Hứng khởi từ những gì ông đọc, Hume đã bắt đầu tự bận rộn với những suy ngẫm triết học của riêng mình. Những điều này sớm thành mãnh liệt đến mức dẫn đến gần như một suy sụp thần kinh vào năm 1729. Sợ có thể đi đến mất trí, Hume đã rời đại học đến Bristol, tìm và làm việc trong một công ty thương mại. Tuy nhiên, trong vài tháng, Hume đã thất vọng với kinh doanh và thấy mình không thể buông bỏ những theo đuổi tri thức. Ông sang France để tiếp tục việc tự học, và trong khi sống bằng một khoản trợ cấp nhỏ của gia đình, ông đã viết quyển Treatise on Human Nature. (Chuyên Luận Về Bản Chất Con Người)

Tuesday, February 5, 2019

Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật (01)



LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó

(Geschichte des Materialismus
und Kritik seiner Bedeutung in der Gegenwart)

Friedrich Albert Lange
(1829-1875)
Translator: Ernest Chester Thomas (1850–1892)
Nxb Routledge (2001)







LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT

Tập I
TRIẾT HỌC DUY VẬT TRONG THỜI CỔ.
THỜI CHUYỂN TIẾP.
THẾ KỶ 17.

Tập II.
THẾ KỶ 18.
TRIẾT HỌC HIỆN ĐẠI.
KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Tập III.
KHOA HỌC TỰ NHIÊN. (Tiếp theo)
NGƯỜI VÀ HỒN NGƯỜI
ĐẠO ĐỨC VÀ TÔN GIÁO.