Sunday, April 28, 2013

Nietzsche – Buổi Chạng vạng của những Tượng thần (04)


Buổi Chạng vạng của những Tượng thần
Friedrich Nietzsche

(Twilight of the Idols)

Götzen-Dämmerungoder, Wie man mit dem Hammer philosophirt (1888)
(tiếptheo ... )




BỐN SAI LẦM LỚN LAO

1
Sai lầm khi lẫn lộn nguyên nhân với hậu quả. Không có sai lầm nào nguy hiểm hơn là khi lầm lẫn lấy hậu quả làm nguyên nhân: tôi gọi nó là dạng thức mục nát nội tại của lý trí. Tuy nhiên, sai lầm này thuộc về một trong những thói quen cổ xưa nhất và gần đây nhất của loài người: thậm chí giữa chúng ta nó còn là thiêng liêng, nó mang những tên “tôn giáo” hay “đạo đức” Mỗi mệnh đề mà tôn giáo và đạo đức phát biểu có hệ thống thành công thức đều có chứa nó, những thày chăn chiên và những nhà làm luật đạo đức là những tác giả của sự mục nát này của lý trí.

Saturday, April 20, 2013

Nietzsche – Buổi Chạng vạng của những Tượng thần (03)


Buổi Chạng vạng của những Tượng thần

Friedrich Nietzsche

(Twilight of the Idols)
Götzen-Dämmerungoder, Wie man mit dem Hammer philosophirt (1888)






ĐẠO ĐỨC NHƯ SỰ PHẢN-TỰ NHIÊN

1
Tất cả những đam mê có một giai đoạn khi chúng chỉ đơn thuần là tai họa, khi chúng kéo nạn nhân của chúng xuống với sức nặng của ngu xuẩn – và một giai đoạn sau, rất muộn hơn về sau, khi chúng kết hôn với tinh thần, khi chúng “nâng cao lên tầng tinh thần ” chính chúng. Trước đây, nhìn trong quan điểm về yếu tố của sự ngu xuẩn trong đam mê, chiến tranh với một mình bản thân đam mê đã được tuyên xướng, mưu đồ nhằm phá hủy nó đã được dàn dựng, tất cả những quái vật đạo đức già cũ đã đồng ý về điều này: phải giết sạch đam mê [1].  Công thức nổi tiếng nhất để làm điều này chứa đựng trong Tân Ước, trong Bài giảng trên núi, ở đấy, nhân đây, mọi sự việc đã tuyệt không được nhìn từ một lập trường cao siêu. Trong đó, lấy thí dụ, đặc biệt nhắc về tình dục, có nói: “Nếu mắt ngươi xúc phạm ngươi, móc nó ra” [2]. May mắn thay, không người Kitô nào hành động theo giới luật này. Tiêu diệt những đam mê và thèm khát, chỉ đơn thuần như một biện pháp phòng ngừa chống lại sự điên rồ của chúng và những hậu quả khó chịu đáng ghét của chúng – ngày nay điều này tự nó xem ra với chúng ta đơn thuần chỉ một hình thức kịch liệt gay gắt khác của sự điên rồ. Chúng ta thôi không ngưỡng phục những nha sĩ, là người “nhổ” răng ra, để chúng sẽ không làm đau nữa.


Wednesday, April 17, 2013

Nietzsche – Buổi Chạng vạng của những Tượng thần (02)


Buổi Chạng vạng của những Tượng thần
Friedrich Nietzsche

(Twilight of the Idols)
Götzen-Dämmerungoder, Wie man mit dem Hammer philosophirt (1888)





“LÝ TRÍ” TRONG TRIẾT HỌC

1
Bạn hỏi tôi, trong những triết gia những nét nào của họ, thực sự là đặc tính khí chất nhất? Lấy thí dụ, sự thiếu vắng về ý hướng lịch sử của họ, sự oán ghét của họ về chính ý tưởng của sự đương-trở-thành, chủ nghĩa ướp xác kiểu Aicập [1] của họ. Họ nghĩ rằng họ biểu hiện sự tôn trọng của họ đối với một đối tượng khi họ hủy-sử -tính của nó, nhìn từ quan điểm vĩnh cửu [2]  – khi họ chuyển nó vào trong một xác ướp. Tất cả những triết gia đó nghiên cứu đã hàng ngàn năm là những xác-ướp-khái niệm, không có gì có-thực đã thoát khỏi nắm bắt của họ mà còn sống. Khi những ông chúa chuyên sùng bái những khái niệm này đi đến tôn thờ một gì đó, họ giết nó và nhồi xác nó, họ đe dọa sự sống của tất cả mọi thứ họ thờ phượng. Cái chết, thay đổi, tuổi già, cũng như sinh sản và tăng trưởng, là những phản đối của não thức của họ, thậm chí những phủ nhận, bác bỏ. Bất cứ gì đã là hữu thể không trở-thành, bất cứ gì trở-thành không là hữu thể. Bây giờ tất cả họ đều tin, ngay cả một cách tuyệt vọng, vào những gì là hữu thể. Nhưng bởi vì họ không bao giờ nắm bắt được nó, họ tìm kiếm lý do tại sao nó bị giữ ở ngoài, khỏi họ. “Phải có chỉ đơn thuần là những xuất hiện dạng ngoài, phải có một vài lừa dối ngăn cản chúng ta không nhận thức được gì là hữu thể, (vậy) kẻ lừa dối (trốn) ở chỗ nào?”.


Tuesday, April 16, 2013

Nietzsche – Buổi Chạng vạng của những Tượng thần


Buổi Chạng vạng của những Tượng thần

(hay, Triết lý thế nào với một cái Búa) 
Friedrich Nietzsche

(Twilight of the Idols)
Götzen-Dämmerung, oder, Wie man mit dem Hammer philosophirt (1888)






Twilight of the Idols, or, How to Philosophize with a Hammer 

Dịch từ những bản Anh ngữ của:

(a) Walter Kaufmann: Twilight of the Idols. Walter Kaufmann dịch, trong The Portable Nietzsche. New York: Viking Press, 1968.
(b) R. J. Hollingdale: Twilight of the Idols and The Anti-Christ.  R.J. Hollingdale dịch. Penguin: London, 1990
(c) Judith Norman: Nietzsche: The Anti – Christ, Ecce Homo, Twilight of the Idols: And Other Writings. Judith Norman dịch. Cambridge University Press 2005

Tất cả dựa trên bản tiếng Đức in đầu tiên: Von Friedrich Nietzsche. Götzen – Dämmerung oder Wie man mit dem Hammer philosophirt. Leipzig: Verlag von C. G. Neumann.1889.


Saturday, April 13, 2013

Robert Frost –Tree at my Window

Cây ngoài Cửa sổ 

Tree at my Window
Robert Frost









Cây ngoài Cửa sổ 


Cây ngoài cửa sổ tôi, cây bên cửa sổ,
Tôi kéo khung kính xuống khi đêm về;
Nhưng màn để mở, không bao giờ buông kín
Giữa cây và tôi.

Mơ hồ trong mơ – đầu cây nâng khỏi đất,
Và rườm rà nhất cành tỏa vướng mây,
Tất cả lá nhẹ rung lưỡi lớn sẽ chẳng
Có thể nói thầm thì sâu nặng.

Nhưng cây, tôi đã thấy bạn bị cuốn trọn và vật vã,
Và nếu bạn đã nhìn tôi khi tôi thiếp ngủ,
Bạn hẳn thấy tôi khi bị chiếm giữ và tước sạch,
Và mất hết chỉ trừ chết.

Ngày đó, nàng đặt chúng ta đầu bên nhau,
Định mệnh đã sẵn tưởng tượng riêng của nàng,
Đầu bạn bận tâm quá nhiều với bên ngoài,
Còn tôi với bên trong, nắng mưa thời tiết.

Lê Dọn Bàn tạm dịch
Robert Frost, West-Running Brook (1928).

Tuesday, April 9, 2013

Bertrand Russell – Lý thuyết về Tri Thức


Lý thuyết về Tri Thức
Bertrand Russell (1926)

Theory of Knowledge
(trong The Encyclopaedia Britannica)






1. 


Trong Những Vấn đề của Triết học (1912); Russell trình bày quan điểm của ông đứng trong lập trường của phái triết học Duy thực (Realism), qua đó không chỉ những đối tượng nhận thức, nhưng những phổ quát trong nhận thức, là “thực”, hiểu như chúng tồn tại độc lập với ý thức. Đối với Russell, luận điểm này là giải thích duy nhất cho một kiến thức tiên nghiệm: những phổ quát này (“một phổ quát sẽ là bất cứ gì mà có thể được chia xẻ bởi những cá biệt, ... ” [1]), và não thức có khả năng nhận thức được chúng qua lý trí. Tuy nhiên về sau, trong Triết học Atômích Lôgích (The Philosophy of Logical Atomism (1918), Russell đổi lập trường, chủ trương rằng chỉ có những ‘atôm lôgích’ – hiểu là những quan hệ, những thuộc tính, vv ... là những gì tồn tại khách quan.

Trong bài có tính cách dẫn nhập và giới thiệu đại cương sau đây, Russell khéo léo dẫn chúng ta qua những định nghĩa cần thiết và trình bày một giải thích hệ thống về gần như tất cả những vấn đề chính của Lý thuyết về Tri Thức. Đây là một trong nhiều những bài viết phổ biến kiến thức phổ thông có giá trị lâu dài ông đã cống hiến cho những người học triết học.



Thursday, April 4, 2013

Bertrand Russell - Những Ý tưởng đã Giúp Loài người


Những Ý tưởng đã Giúp Loài người

Bertrand Russell

Ideas That Have Helped Mankind
[Từ Unpopular Essays (Những Luận văn không phải ai cũng thích). London: George Allen & Unwin, 1950]





Những Ý tưởng đã Giúp Loài người


1.
Trước khi chúng ta có thể thảo luận đề tài này chúng ta phải hình thành một vài khái niệm về loại tác dụng mà chúng ta xem như một giúp đỡ cho loài người. Có phải loài người được giúp đỡ khi họ trở nên đông đảo hơn? Hay khi họ trở nên bớt giống loài thú vật? Hay khi họ trở nên sung sướng hơn? Hay khi họ học biết vui hưởng một số những kinh nghiệm đa dạng lớn rộng hơn? Hay khi họ trở nên hiểu biết hơn? Hay khi họ trở nên thân thiện với nhau hơn? Tôi nghĩ rằng tất cả những điều này đi vào trong khái niệm của chúng ta về những gì giúp đỡ loài người, và tôi sẽ nói một lời sơ khởi về chúng.

Phương diện không thể nghi ngờ nhất trong đó những ý tưởng đã giúp loài người là những con số. Đã phải có một thời gian khi những homo sapiens là một loài rất hiếm, sống-còn bấp bênh trong rừng và hang động, khiếp hãi trước những dã thú, gặp khó khăn trong việc tìm được thức ăn. Vào thời kỳ này, ưu thế sinh học của bộ óc thông minh lớn hơn của con người, vốn được tích lũy vì nó có thể truyền giao từ thế hệ trước qua thế hệ sau, còn mới bắt đầu chớm nghiêng sang nặng hơn những bất lợi của giai đoạn thơ ấu dài của hắn, sự kém nhanh nhẹn của hắn khi so với loài khỉ, và thiếu sự bảo vệ của lông rậm chống lại trời lạnh. Trong những ngày đó, số người chắc chắn phải là rất nhỏ. Sự sử dụng chính của nó, qua suốt những thời kỳ, trong việc con người dành kỹ thuật khéo léo của họ đã là để gia tăng tổng số dân số. Tôi không có ý nói rằng đây đã là ý định, nhưng trên thực tế, đó đã là tác dụng. Nếu đây là một điều gì đó để bày tỏ vui mừng, vậy thế chúng ta có dịp để bày tỏ vui mừng.


Chúng ta cũng trở nên, trong những phương diện nào đó, dần dần bớt giống loài thú vật. Tôi có thể nghĩ đến hai phương diện nổi bật cụ thể: thứ nhất, do tập thành được, như trái với bẩm sinh, những kỹ năng tiếp tục đóng một phần tăng thêm trong đời sống con người, và thứ hai, do nghĩ trước lo xa chế ngự thôi thúc bốc đồng hơn và càng hơn. Trong những phương diện này, chúng ta đã chắc chắn trở nên thăng tiến, bớt giống loài thú vật.