Wednesday, December 24, 2008

Bốn mươi tám đại nguyện của Phật ADiĐà






Bốn mươi tám đại nguyện của Phật ADiĐà
(四十八願)











Bốn mươi tám đại nguyện của Phật ADiĐà
(四十八願)

A. Dẫn Nhập



Bốn mươi tám đại nguyện của Phật ADD là gốc lõi của tông phái Tịnh Độ ở Tàu, Nhật và VNam, tông phái Đại Thừa đặc biệt mở cánh cửa giải thoát bằng con đường khởi đi từ tha lực. “Nam mô A Di Đà Phật” là lời chào hàng ngày trong sân chùa. Tuy thế, tìm một bản tiếng Việt, không có nhiều từ Hán phiên âm, câu văn dung dị, ý nghĩa dễ hiểu, giữ ý kinh gốc, nhưng bằng ngôn từ gần gũi, có văn phong hiện đại Việt ngữ, không phải là dễ, nên mạo muội tự dịch đoạn kinh nổi tiếng này để tự học, và ghi lại đây để chia sẻ với những ai muốn nghiên cứu văn bản quan trọng này. 


Sunday, December 7, 2008

Emily Dickinson - Because I could not stop for Death

Vì tôi đã không thể sẵn ngừng đón thần Chết


Because I could not stop for Death
Emily Dickinson








Vì tôi đã không thể sẵn ngừng đón thần Chết,
Nên ông tử tế ngừng đón tôi;
Cỗ xe đi vẻn vẹn chỉ hai người
và Bất Tử.

Chúng tôi dong xe thong thả, ông không biết đến vội vàng,
và tôi đã phải gạt qua bên
Công việc làm cùng thú vui của tôi nữa,
vì lịch sự của ông.

Chúng tôi đã qua trường học có trẻ con náo nhiệt
đang giờ nghỉ, nắm tay kết vòng;
Chúng tôi đã qua những đồng lúa nặng hạt nhìn trân trối,
chúng tôi đã qua mặt trời đang lặn.

Đúng hơn, mặt trời đã bỏ qua chúng tôi;
Sương xuống lẩy bẩy run và ớn lạnh thấm,
bởi tôi chỉ sơ sài chiếc áo khoác,
và tấm khăn quàng mong manh.

Chúng tôi dừng tạm trước nhà, mường tựa
chỗ gồ cao của mặt đất bằng;
khó nhận ra đâu là mái,
có tô đắp nhưng chỉ một đống đất.

Từ đó đã bao thế kỷ, và mỗi trăm năm
cảm thấy bây giờ, còn ngắn hơn cái ngày
tôi lần đầu tiên, đã đoán đầu bầy ngựa hướng
về vĩnh cửu.

Emily Elizabeth Dickinson
(1830 – 1886)
Lê Dọn Bàn đọc và tạm dịch
(Dec/2008)

Tuesday, December 2, 2008

Lầu Hạc Vàng



Lầu Hạc Vàng

(Hoàng Hạc Lâu Từ Thôi Hiệu đến Nguyễn Du)








Dẫn nhập

Trong những dòng sau đây – tôi sẽ ôn lục lại những gì mình biết về thơ Đường. Mặc dù là thơ luật Tàu, nhưng rất gần gũi với những người viết/đọc thơ Việt, cho đến tận giờ. Có người nói – nước Tàu cống hiến cho nhân loại được 3 món: Trà, Thơ Đường và Thiền [1]. Trà và Thiền có nhiều phần không hoàn toàn của Tàu, nhưng thơ Đường quả thực là của riêng họ. Ra đời lúc chữ lẫn nghĩa còn hiếm hoi, nên có lẽ vì thế những người làm thơ của dân tộc thực tế này đã thành lập một nghệ thuật ít chữ ít lời, cô đọng nhưng không hướng tới tượng trưng (hãy so với những trường thi Hylạp, BaTư và Ấnđộ, trước sau cùng thời). Được biết thơ Đường một cách gián tiếp lúc mới học tiếng Việt qua NguyễnVănNgọc – Nam Thi Hợp Tuyển (thơ Việt luật Đường) – rồi học chữ Hán qua ĐườngThi – TrầnTrọngKim tuyển dịch, cuối cùng khi vào đại học mới bắt đầu thực sự đọc Đường Thi Tam Bách Thủ – chữ Tàu li ti, dày đặc.