Monday, July 30, 2018

Gombrich – Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật (10)


Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật
(What the Buddha Thought)
Richard Gombrich




Nhận thức; Ngôn ngữ; Nirvāṇa

Chúng ta đã thấy trong Chương 5 rằng truyền thống Veda đã trộn lẫn (theo cái nhìn từ xa của chúng ta: đã làm rối rắm) bản thể luận, câu hỏi về những gì là-có, với tri thức luận, câu hỏi về những gì chúng ta có thể biết, và biết thế nào. Chúng ta cũng đã thấy, ở đó và trong chương 8, rằng đức Phật đã biện luận phản lại việc nêu lên một thể loại của sự ‘là-có’ và đã hoàn toàn thế vào chỗ của câu hỏi ‘cái gì là-có?’ với câu hỏi ‘chúng ta có thể kinh nghiệm gì?’

Saturday, July 21, 2018

Jacques Prévert – Barbara

Barbara
Jacques Prévert (1900 - 1977)







Nhớ không em, Barbara
Mưa đang không ngớt xuống Brest ngày hôm đó
Và em vừa bước vừa mỉm cười
Tươi vui rạng rỡ mừng xối sả
Dưới mưa
Nhớ không em Barbara
Đang mưa xuống Brest không ngớt

Sunday, July 15, 2018

Gombrich – Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật (09)


Nguồn gốc và Ý nghĩa của những Ý tưởng của đức Phật

(What the Buddha Thought)

Richard Gombrich





Nhân quả và Tiến trình không-Ngẫu nhiên

Trong những ý tưởng của đức Phật, ý tưởng nào khiến ngài nổi tiếng nhất trong khối đông đảo những người theo ngài ở India thời cổ? Thuyết karma có thể đã không từng được những người theo đạo Phật sau này hiểu là sự đóng góp đặc biệt của đức Phật, vì nó đã sớm đi đến để cũng có một ảnh hưởng rất lớn vào những truyền thống tôn giáo khác nữa của India. Đúng, ngài cũng đã được gắn với sự giảng dạy thuyết anattā, nhưng đó đã là một nhãn hiệu; nội dung ý tưởng chính xác có lẽ chỉ một số ít đã hiểu. Tuy nhiên, nếu chúng ta tìm ý tưởng đã đem lại định nghĩa phổ thông cho chính những người đạo Phật, câu hỏi của tôi có một trả lời rõ ràng. Những tổ chức đạo Phật ở India thời cổ đã cung cấp cho những người đi hành hương và những tín đồ thuần thành khác với hàng ngàn và hàng ngàn những phiến đất nung nhỏ, hầu hết chúng đều khắc cùng những từ. Những từ đó, với một biến thể nhỏ về ngữ âm, đã là ‘ye ddhammā hetu-pabhavā’: ‘những dharmas’vốn nảy sinh từ những nguyên nhân’. Chúng có nguồn từ những từ đầu tiên của một bài kệ ngắn:

ye ddhammā hetu-pabhavā tesam hetum Tathāgato āha
tesam ca yo nirodho; evamvadi maha snmnno. [1]