Saturday, May 21, 2022

Shapiro – Suy Nghĩ Về Toán Học (05)

Suy Nghĩ Về Toán Học

(Triết Học của Toán Học)

 Stewart Shapiro

←...tiếp theo) 



PHẦN III.

BA ĐẠI THỤ

 

5

THUYẾT LÔGÍCH TOÁN HỌC: CÓ PHẢI TOÁN HỌC CHỈ LÀ LÔGÍCH?


Toán học và lôgích học, nói về mặt lịch sử, đã từng là những môn học hoàn toàn biệt lập ... Nhưng cả hai đã phát triển trong thời nay: lôgích học đã thành toán học hơn và toán học đã thành lôgích hơn. Hệ quả là bây giờ thành hoàn toàn không thể nào vẽ được một đường ranh giữa hai; thực sự, cả hai là một ... Dĩ nhiên, bằng chứng của đặc điểm định tính của chúng là một vấn đề của chi tiết: (Russell 1919: ch. 18) [1]

Tuesday, May 3, 2022

Jayatilleke - Tư Tưởng Đạo Phật Từ Những Mặt Nhìn Khác Biệt (02)

Tư Tưởng Đạo Phật Từ Những Mặt Nhìn Khác Biệt

(Facets Of Buddhist Thought)

K. N. Jayatilleke


(←...tiếp theo)

 

 


3

Khái Niệm Về Sự Thật Trong Đạo Phật

 

Một trong năm giới luật một người đạo Phật phải nhận để tuân theo “tránh không nói những gìsai lầm”. Được nêu trong dạng tiêu cực cũng như tích cực của nó, người này phải “kiềm chế không nói những gìsai lầm, khẳng định những gì là đúng (sacca-vádi), tận tụy hết lòng với sự thật (sacca-sandha), là trung thực (theta), là đáng tin cậy (paccayika) và không là một người lừa dối thế gian(avisaívádako lokassa) (AN 4: 198 / A II 209). Sự cần thiết của việc nói sự thật là một trong Mười Đức Hạnh (dasa kusala-kamma) vốn một người phải thực hành cho sự tốt lành riêng của chính mình cũng như cho sự tốt lành của xã hội. Vì đã chủ trương rằng một trật tự xã hội công chính, trong số những sự việc khác, đòi hỏi rằng dân chúng trong đó chân thực và nói sự thật. Trong nội dung này, mô tả đã nghiêng sang mặt xã hội, về phần tại sao người ta nên nói sự thật: “Ở đây, một người cư sĩ nhất định nào đó bác bỏ sự giả dối, cố gắng tránh nói những gì là sai lầm, và khẳng định sự thật cho dù người ấy có ở trong một nhóm người hội họp chính thức hay không, hay trong một đám đông, hay ở nhà riêng giữa những người thân của người ấy hay ở nơi làm việc của người ấy, hay khi người ấy được gọi để làm chứng theo luật pháp trước tòa án, từ chối đã biết hay nhìn thấy những gì người ấy không biết, hay thấy và tuyên bố đã biết hay nhìn thấy những gì người ấy đã biết hay đã thấy. Vì vậy, không vì lợi ích của mình hay vì lợi ích của người khác, cũng không phải vì lợi ích vật chất nào đó, người ấy sẽ đưa lên một sự giả dối có chủ ý”. (Sáleyyaka Sutta, MN 41.13 / MI 288).