Tuesday, August 31, 2021

Russell – Đưa vào Triết học Toán học

 INTRODUCTION TO MATHEMATICAL PHILOSOPHY

Đưa vào Triết học Toán học

 

BERTRAND RUSSELL

 

 

 


Lời giới thiệu của người dịch

 

1.

Trong thế kỷ 20, nghiên cứu triết học toán học chủ yếu xoay quanh bản chất của những đối tượng toán học, những định luật cơ bản chi phối chúng và cách thức chúng ta thu nhận kiến ​​thức toán học về chúng. Đây là những quan tâm nền tảng có tương quan mật thiết với những vấn đề trong siêu hình học và tri thức học truyền thống. Thế kỷ 20 cũng xuất hiện quan điểm cho rằng toán học và logic ký hiệu là đồng nhất (“Sự kiện rằng tất cả Toán học là Logich Ký hiệu là một trong những khám phá vĩ đại nhất của thời đại chúng ta”). Quan điểm nổi tiếng này, nay là Logicism, đầu tiên được Russell trình bày đầy đủ trong Principles of Mathematics (1903) của ông. Logicism Chủ thuyết Lôgích Toán học chủ trương rằng tất cả những khái niệm toán học có thể được định nghĩa dưới dạng những khái niệm lôgích và tất cả những đúng-thực toán học có thể được suy diễn từ những đúng-thực lôgích, toán học là không là gì khác hơn lôgích học. Tiếp đến, Principia Mathematica (1910–13), công trình lớn lao về lôgích toán học của Bertrand Russell cùng Alfred North Whitehead, thày học của ông ở Cambridge, cho thấy rằng nguồn gốc thực sự của toán học là từ logicchứng minh rằng toán học chỉ là lôgích. Principia Mathematica đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển và phổ biến lôgích toán học thời nay, như một động lực quan trọng trong việc nghiên cứu những nền tảng của toán học trong suốt thế kỷ 20. Cùng với Organon của Aristotle và Basic Laws of Arithmetic của Gottlob Frege, Principia Mathematica là một trong ba quyển sách lôgích học ảnh hưởng nhất trong lịch sử triết học toán học.

Friday, August 27, 2021

Hume – Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên (03)

 Những Đàm thoại về Tôn giáo Tự nhiên

Dialogues on Natural Religion

David Hume




Phần II

Tóm lược

 

Bây giờ Demea chen vào câu chuyện và hỏi không biết có phải chỉ bản chất của Gót đang là đối tượng hoài nghi hay sự là-có của Gót là đối tượng hoài nghi? Những người bạn ông đoan chắc với ông đó là trường hợp thứ hai. Chà, ông nói tiếp, liên quan đến vấn đề thứ hai, để tuyên bố rằng chúng ta thực sự có thể hiểu được bản chất của Gót thì bất kính cũng gần như tuyên bố rằng hoàn toàn không có Gót gì cả. Gót, ông tuyên bố, vốn vượt quá mức hiểu biết của con người, và nhất thiết phải là bí ẩn với chúng ta.