Monday, April 26, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (4)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Try
(tiếp theo)


Quyển Một – Triết học Cổ thời





Chương 2 – Trường phái Milesian

Trong tất cả mọi lịch sử triết học cho sinh viên, điều đầu tiên được nhắc đến là triết học đã bắt đầu với Thales, người đã nói rằng tất-cả-mọi-thứ được tạo bởi nước. Điều này làm nản lòng người mới bắt đầu, là người đang cố gắng – có lẽ không phải là rất nhiều – để cảm nhận được sự tôn trọng đối với triết học mà chương trình giảng dạy dường như mong đợi. Có đó, tuy nhiên, dư dật lý do để cảm thấy tôn trọng dành cho Thales, mặc dù có lẽ, như một nhà khoa học, hơn là một triết gia, theo nghĩa hiện đại của từ này.

Thales là người quê quán ở thành Miletus [1], tại Tiểu Á, một thành phố thương mại sầm uất, ở đấy có một số dân nô lệ đông đảo, và một cuộc kình chống giai cấp gay gắt giữa giàu và nghèo trong lớp dân cư tự do. “Tại Miletus đám dân giả đầu tiên đã chiến thắng và giết vợ và con cái của những quý tộc, sau đó những tầng lớp quý tộc chiếm lại ưu thế, và đã đốt sống những đối thủ, đã thắp sáng các vùng trống của thành phố với những ngọn đuốc sống” [2]. Những hoàn cảnh tương tự như thế đã xảy ra trong hầu hết những thành phố Hylạp vùng Tiểu Á trong thời của Thales.

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (3)


Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần I – Các triết gia trước Socrates







Chương I – Sự bừng dậy của Văn minh HyLạp


Trước khi văn hoá Minoan [1] bị huỷ diệt, nó lan sang phần Hylạp đất liền, khoảng năm 1600 TCN, văn hoá này suy thoái dần dần trong nhiều chặng, đến tận 900 TCN. Văn minh ở vùng đất liền này được gọi là Mycenaean, biết được qua những mộ các vì vua và cũng qua các pháo đài xây trên những đỉnh đồi, cho thấy có lo sợ về chiến tranh nhiều hơn so với lúc ở đảo Crete. Cả lăng mộ lẫn pháo đài còn tạo mãi những ấn tượng không phai trong tưởng tượng của cố điển Hylạp. Những sản phẩm mỹ thuật cổ điển hơn trong các cung điện, đã hoặc thực là công trình của người Cretan, hay rất gần gũi với mỹ thuật của Crete. Văn minh Mycenaean [2], đã được nhìn qua một màn mờ ảo huyền thoại, là những gì vẽ trong các trường thi của Homer.

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây - Lời nói đầu



Lịch sử Triết học phương Tây (1946)
Bertrand Russell (1872-1970)




Ghi chú của người dịch:
1.
Tập sách này đã được liên tục xuất bản kể từ khi nó ra đời (1946), với trọn nhan đề như sau:

History Of Western Philosophy
and its Connection with Political and Social Circumstances from the Earliest Times to the Present Day.

Lịch sử Triết học phương Tây
Và quan hệ của nó với những Hoàn cảnh Chính trị và Xã hội từ Cổ đại đến Hiện đại

Friday, April 9, 2010

Bertrand Russell - Những Vấn đề của Triết học (Hết)



Những Vấn đề của Triết học

The Problems of Philosophy
Bertrand Russell






Chương XV. Giá trị của triết học

Giờ đây, đến phần cuối sự duyệt xét ngắn ngủi và rất không đầy đủ của chúng ta, về những vấn đề của triết học, để kết luận, sẽ đáng xem xét đâu là giá trị của triết học và tại sao nó nên được học hỏi. Cần thiết hơn để xem xét câu hỏi này, nhìn theo sự kiện có nhiều người, dưới ảnh hưởng của khoa học, hay những công việc mưu sinh thực tế, đã nghiêng sang nghi ngờ không biết triết học phải chăng có là bất cứ gì tốt hơn sự vô tội chẳng hại gì ai, nhưng không là gì khác ngoài những vặt vãnh vô ích, chẻ sợi tóc làm tư, và những tranh cãi về những vấn đề quan tâm với kiến thức nào là không thể có được.


Wednesday, April 7, 2010

Bertrand Russell - Những Vấn đề của Triết học (8)

Những Vấn đề của Triết học
The Problems of Philosophy
Bertrand Russell








Chương XIV. Những Giới hạn của Kiến thức Triết học

Cho đến giờ, trong tất cả những gì chúng ta đã nói liên hệ đến triết học, chúng ta họa hiếm mới đã chạm đến nhiều những nội dung vốn chiếm một không gian lớn lao trong những biên soạn của hầu hết những triết gia. Hầu hết những triết gia – hay, với ước lượng nào đi nữa, rất đông đảo - tự xưng là có khả năng có thể dùng lý luận siêu hình tiên nghiệm, chứng minh được những thứ như là những tín điều nền tảng của tôn giáo, tính duy lý thiết yếu của vũ trụ, tính-ảo của vật chất, tính không-thực của tất cả xấu-ác, và tiếp tục tiếp nữa như thế. Không có thể nghi ngờ rằng hy vọng tìm thấy lý do để tin tưởng những thứ như-thế là những-thế, đã vẫn là nguồn cảm hứng chính yếu cho nhiều sinh viên dành trọn đời theo đuổi môn triết học. Hy vọng này, tôi tin rằng, là vô vọng. Đã xem ra rằng siêu hình học sẽ không đạt được kiến thức về vũ trụ như một toàn bộ, và rằng những chứng minh đã đề xuất – dựa trên nền tảng của những luật lôgích, những thứ như thế và như thế phải hiện hữu, và những thứ như thế và như thế khác không thể - chúng không có khả năng sống sót nổi sau một nghiên cứu phê phán thật nghiêm cẩn. Trong chương này, chúng ta sẽ vắn tắt suy xét loại đường lối, trong đó những lý luận như thế đã được gắng thử, với một cái nhìn nhằm khám phá xem không biết chúng ta có thể hy vọng rằng nó có thể có giá trị vững chắc hay không.


Monday, April 5, 2010

Bertrand Russell - Những Vấn đề của Triết học (7)


Những Vấn đề của Triết học
The Problems of Philosophy
Bertrand Russell







Chương XI. Về Kiến thức Trực giác


Có một ấn tượng phổ thông rằng tất cả những gì mà chúng ta tin tưởng đã phải có khả năng có bằng chứng, hay ít nhất là được cho thấy rất khả hữu. Phần đông cảm thấy với một tin tưởng không có lý do nào có thể trưng dẫn, là một tin tưởng vô lý. Trong chủ yếu, cái nhìn này là đúng. Hầu hết tất cả những tin tưởng thông thường của chúng ta – chúng hoặc là được suy diễn, hay có khả năng có thể được suy diễn từ những tin tưởng khác – những tin tưởng khác này có thể được xem là đem cho chúng lý do. Như một thông lệ, lý do đã bị quên đi, hoặc ngay cả đã chưa từng có mặt một cách hữu thức trong trí não chúng ta. Rất ít người trong chúng ta đã từng tự hỏi mình, thí dụ, có lý do gì để giả sử là những thức ăn chúng ta vừa mới ăn sẽ không hoá ra là chất độc. Tuy vậy, chúng ta cảm thấy, khi bị thử thách, rằng một lý do hoàn toàn tốt đẹp có thể được tìm thấy, ngay cả khi chúng ta không sẵn sàng với nó vào lúc này. Và chúng ta thường thường là chính đáng trong tin tưởng này.