Wednesday, July 17, 2024

Chomsky - Ngôn Ngữ và Tư Tưởng (03)

NGÔN NGỮ VÀ TƯ TƯỞNG

(Language and Thought)

 Noam Chomsky

 (← ... tiếp theo)



 

 

Nhớ lại rằng Frege đã nói về một “ngôn ngữ hoàn hảo về lôgích”, một ngôn ngữ sẽ cho phép tạo ra “một khoa học phổ thông”. Dummett lập luận rằng ông coi ngôn ngữ tự nhiên không chỉ không hoàn hảo, nhưng ngay cả còn “không mạch lạc trên nguyên tắc”. Nếu vậy, dự án cụ thể của ông sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cân nhắc nào trong số này. Nhưng chúng ta có thể hỏi nó có liên quan gì đến việc tìm hiểu ngôn ngữ và tư tưởng hay không. Có lẽ rất ít, nhưng những suy nghĩ thẳng thắn của Voltaire có thể là không hoàn toàn bất công, nhưng thích hợp với trường hợp hiện tại.

 

Dự án của Frege có thể đã được soạn thảo rất hay cho những mục đích đặc biệt của ông. Trong công trình hoạt động khoa học và toán học, người ta có thể biện luận rằng mục tiêu là để phát triển một “ngôn ngữ hoàn hảo”, để diễn đạt một “kho tàng chung của tư tưởng” với những từ ngữ vốn nhắc đến/ nói tới / trỏ về những sự vật việc thực sựtrong thế giới, gồm những loại tự nhiên, hiểu như những phân loại (khoa học) của thế giới tự nhiên, một khái niệm xa lạ với ngôn ngữ tự nhiên. Với tôi, đề nghị này dường như phản ảnh hợp lý những mục tiêu và nguyên tắc làm việc của những nhà khoa học. Trong cái góc nhỏ của khoa học, lĩnh vực tôi làm việc, khi tôi đưa ra một khái niệm kỹ thuật nằm chìm trong một khung cấu trúc lý thuyết, tôi muốn những người khác hiểu rằng tôi có ý định dùng nó để nhắc đến/ nói tới / trỏ về , sau cùng , một gì đó có thực – tiêu biểu là một số trạng thái hay thuộc tính nào đó của bộ óc. Tôi giả định trước rằng trong những phần trung tâm hơn của khoa học tự nhiên, những chủ định đều tương tự; chẳng hạn, khi Roger Penrose viết rằng những đối tượng toán học loại như điện trường và từ trường phải được hiểu là những “sự vật vật chất thực” vì cách chúng “đẩy lẫn nhau”, ông có ý nói những gì ông viết và dùng từ ngữ “trường” để nói. Theo đuổi việc tìm kiếm sự hiểu biết về lý thuyết, chúng ta sẽ không đem vào một từ ngữ như “London”, vốn có thể được dùng để nhắc đến/ nói tới / trỏ về trong một loạt rộng rãi của những cách phức tạp khó hiểu rõ ràng, ngay cả trong một xảy ra duy nhất. Sẽ hoàn toàn là ngẫu nhiên (và rất khó có thể xảy ra) nếu những khái niệm của ngôn ngữ và của kiến thức thực tiễn thông thường đã có thể tồn tại hay vẫn phù hợp trong tiến trình chuyển đổi sang cố gắng khoa học hoặc lý thuyết cụ thể này. [1]

 

Giả sử chúng ta coi một “ngôn ngữ hoàn hảo” theo như Frege là một mục tiêu của khoa học. Giả sử chúng ta khẳng định thêm rằng khoa học chỉ là kiến thức thực tiễn thông thường con người có chung, đã được tinh luyện, làm nền tảng cho suy nghĩ và giao tiếp thông thường. Sau đó, dự án Frege sẽ gián tiếp cho chúng ta biết một gì đó quan trọng về tư tưởng và ngôn ngữ: nó sẽ phác họa một lý tưởng vốn chúng gần đúng với nó, một gì đó giống như một mặt phẳng trơn nhẵn, không ma sát, – một mô hình lý thuyết trong đó mọi sự việc hoạt động hoàn hảo không có bất kỳ trở ngại hay phức tạp nào, tượng trưng cho một trạng thái lý tưởng của sự đơn giản, rõ ràng và hiệu quảhay có thể biện luận chonhư vậy.

 

Trước tiên, lý luận giả định rằng những hệ thống hiệu được xây dựng cho khoa học đều là những ngôn ngữ, chỉ đơn thuần là “hoàn hảo hơn” ngôn ngữ con người; và thứ hai, rằng công trình hoạt động khoa học tiến hành qua nhiều thế hệ, dẫn đến việc hình thành có chủ ý và tỉ mỉ của một hệ thống của những được cho là đúng thực”, dùng những cơ chế của kiến thức thực tiễn thông thường. Những giả định này khó có thể nói là hiển nhiên. Chúng ta hãy lần lượt xem xét chúng.

 

Ngôn ngữ của trẻ con “phát triển trong não thức” như hệ thống thị giác phát triển khả năng trông-nhìn của hai mắt, hay như khi trẻ trải qua tuổi dậy thì ở một giai đoạn trưởng thành nhất định. Sự tiếp thu ngôn ngữ là mộtxảy ra với một đứa trẻ được đặt trong một môi trường nhất định chứ không là một gì vốn đứa trẻ làm. Những hệ thống ký hiệu đã tạo ra trong công trình khoa học khác biệt căn bản với những ngôn ngữ tự nhiên trong những thuộc tính hình thức nền tảng của chúng, như trong những thuộc tính ngữ nghĩa của chúng, có vẻ như vậy. Gọi chúng là “ngôn ngữ” chỉ đơn giản là dùng một ẩn dụ. Chúng ta không thể đưa ra những kết luận về những vấn đề của người lao động Mỹ bằng cách dùng khái niệm về công việc của nhà vật lý học để là một lý tưởng vốn gần đúng. Động tác loại suy này thì không phù hợp nữa trong trường hợp hiện tại. Nó đã dẫn đến sự nhầm lẫn sâu xa trong ngôn ngữ học thời nay và triết học ngôn ngữ do những loại suy tương đồng sai lầm về cấu trúc giữa những hệ thống hình thức và ngôn ngữ tự nhiên; vấn đề chỉ gia tăng khi chúng ta chuyển sang câu hỏi về ý nghĩa và chủ ý. Câu hỏi liệu “những ngôn ngữ khoa học” có thực sự là những ngôn ngữ hay không thì không là một câu hỏi nghiêm chỉnh, không đáng bàn luận. Nêu nó lên thì cũng vô nghĩa như việc hỏi liệu máy bay có thực sự bay hay không, hay máy ảnh có thực sự nhìn thấy hay không. Không có nghiên cứu nào về “ngôn ngữ” từ loài kiến, đến loài vượn người, đến ngôn ngữ con người, đến số học ký hiệu, cũng như không có một nghiên cứu nào về “chuyển động” từ loài amip đến đại bàng đến tàu vũ trụ khoa học viễn tưởng; hay “truyền đạt thông tin hay bày tỏ ý tưởng”, từ tế bào giao tiếp, truyền tín hiệu với nhau. đến những sonnet của Shakespeare, đến người “thông minh” ngoài hành tinh.

 

Nhân tiện, chúng ta có thể lưu ý rằng những cân nhắc tương tự cũng áp dụng cho câu hỏi gây tranh luận nhiều về việc liệu máy móc có thể suy nghĩ hay không, đã mở ra trong thời thời nay trong một bài viết cổ điển năm 1950 của nhà toán học người Anh, Alan Turing, trong đó ông đã nêu lên nhữngtừ đó được gọi là “Thử nghiệm Turing” cho trí thông minh của máy điện toán. Câu hỏi đã làm dấy lên những thảo luận và tranh luận sôi nổi, trái ngược với những ý định của Turing. Ông vốn đã coi câu hỏi này là “quá vô nghĩa để đáng được thảo luận”, mặc dù ông suy đoán, những điều kiện, trong nửa thế kỷ, có thể đã thay đổi đủ cho chúng ta thay đổi cách dùng của chúng ta, giống như một số ngôn ngữ dùng ẩn dụ của máy bay bay. Turing dường như đã đồng ý với Wittgenstein về sự vô nghĩa của những thảo luận và tranh luận đã diễn ra sau đó cho đến ngày nay về việc liệu cômputơ có thể (trên nguyên tắc) suy nghĩ, chơi cờ, hiểu tiếng Tàu, thực hiện phép chia những số lớn, v.v. hay không, v.v.. và về cách chúng ta làm như thế nào. có thể thiết lập “thực nghiệm” rằng chúng làm như vậy; hay liệu robot có thể với lấy đồ vật và nhặt chúng lên, hay giết người, v.v.

 

Tôi nghĩ lập trường của Turing là đúng. Đây là những câu hỏi của sự quyết định về việc mài giũa cho sắc bén và thay đổi cách dùng, không phải thực tế, cũng như không có câu hỏi thực nghiệm nào về liệu máy bay có thể bay đến London, hay liệu tàu ngầm có thực sự đi biển nhưng không bơi hay không. Kết luận vẫn có giá trị, nếu chúng ta thêm vào những điều kiện liên quan đến những giác quan, chẳng hạn như thị giác, thính giác, xúc giác, v.v.,hay tiêu chuẩn vượt quá khả năng thực hiện , như đã đề nghị.[2]

 

Một vấn đề hoàn toàn riêng biệt là liệu sự mô phỏng có thể dạy chúng ta một gì đó về tiến trình được mô phỏng hay không, liệu một program chơi cờ chess chẳng hạn có thể dạy chúng ta một gì đó về suy nghĩ của con người hay không. Trong trường hợp sau, theo ý kiến của tôi, đã chọn đề tài rất vụng về, nhưng trên nguyên tắc, sự mô phỏng chắc chắn có thể mang lại nhiều hiểu biết hoặc quan điểm có giá trị sâu xa [3]. Điều đó đã được hiểu rõ từ nhiều thế kỷ trước, mặc dù thảo luận cổ điển đã không rơi vào những sai lầm của sự hồi sinh thời nay. Khi Jacques de Vaucanson làm những người quan sát nhiên với những sáng tạo đáng chú ý của ông, ông và khán giả của ông đều đã quan tâm đến việc hiểu những hệ thống sống động ông đang mô phỏng. Thí dụ, con vịt của ông với những đồng hồ trong bụng, đã thiết kế để trở thành mô hình về bộ máy tiêu hóa thực của con vịt, nhưng không là một bản sao “nhái” có thể đánh lừa khán giả của ông, nhà tâm lý học thần kinh John Marshall chỉ ra trong một nghiên cứu gần đây. Đó là mục đích của sự mô phỏng nói tổng quát trong khoa học tự nhiên. Việc tiến hành những thí nghiệm thực tế, thuộc loại này hay loại khác, để xem mô phỏng có hoạt động giống như thật hay không, thì không thực sự quan trọng ở đây, và chắc chắn không có ích gì khi tranh luận về việc liệu con vịt của Vaucanson có thực sự tiêu hóa hay không. Về vấn đề này, theo quan điểm của tôi, đã có sự thụt lùi đáng kể trong “cuộc cách mạng nhận thứcthời nay, mặc dù chính Turing đã nói rõ về vấn đề này.

 

Chúng ta hãy xem lại ý tưởng, thường gắn liền với Frege, về một mặt phẳng lý tưởng, không ma sát. Mặt phẳng ẩn dụ này đại diện cho một khái niệm hoàn hảo, không tì vết. Câu hỏi đầu tiên nảy sinh cần xem xét là ngôn ngữ: mặt phẳng lý tưởng này có phải là thứ mà ngôn ngữ của con người có thể đạt tới không? Câu hỏi này cần được bàn luận kỹ lưỡng hơn là chỉ giả định đơn thuần. Khi xem xét kỹ hơn, có vẻ như ngôn ngữ của con người không thể hoàn toàn có được lý tưởng này. Câu hỏi thứ hai liên quan đến suy nghĩ.: tư tưởng khoa học có dùng những tiến trình cơ bản giống như suy nghĩ và tìm hiểu thông thường hàng ngày không? Nhiều chuyên môn về tâm lý học, triết học, sinh lý thần kinh suy đoán, trí thông minh nhân tạo và khoa học nhận thức tin vào “cơ chế của trí thông minh tổng quát”. Đây được cho là những phương pháp chung có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực suy tưởng khác nhau. Tin tưởng vào những phương pháp thống nhất cho những lĩnh vực nhận thức khác nhau đã có lịch sử lâu dài. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân tích và phân biệt cẩn thận những thành phần của những tin tưởng truyền thống này để hiểu rõ hơn về chúng.

 

Vào thời điểm tâm lý học duy lý thời nay bắt đầu, Lord Herbert đã thảo luận về “những nguyên tắc hay những khái niệm đã cấy trồng trong não thức” vốn ““chúng ta đã đem từ chính chúng ta đến những đối tượng. . . như . . . một quà tặng trực tiếp của Thiên nhiên, một giới luật của bản năng tự nhiên”; “những khái niệm chung” và “những sự thật trí thức” này “đã được những mệnh lệnh của chính Tự nhiên in sâu vào hồn người” và mặc dù những đối tượng có thể kích động hoặc khơi dậy những suy nghĩ và cảm xúc, nhưng bản thân chúng không trực tiếp giao tiếp hoặc truyền tải những kích thích đó. Những ý tưởng tương tự sau đó đã phát triển trong tâm lý học Descartes và những người theo thuyết Plato ở Cambridge, một cách đặc biệt phong phú, gồm cả một dạng của tâm lý học Gestalt. Trong những lời của Hume rất lâu sau này, một phần kiến thức của con người bắt nguồn “từ bàn tay nguyên thủy của tự nhiên” như “một loại bản năng”. Thomas Reid cho rằng: “kiến thức thực tiễn thông thường của nhân loại” gồm “những phán đoán nguyên thủy và tự nhiên” vốn là “một phần của những yếu tố vốn thiên nhiên đã ban cho sự hiểu biết của con người” và “hướng dẫn chúng ta trong những vấn đề thường gặp trong đời sống”. Theo ý kiến của tôi, “thuyết tự nhiên về nhận thức” [4] này đã xuất hiện trở lại trong thời kỳ thời nay dưới nhiều hình thức, gồm “Nhận thức học tự nhiên” [5] có ảnh hưởng của W.V. Quine, vốn trình bày một sự đổi hướng dứt khoát và không chính đáng ra khỏi khoa học tự nhiên; và trong những dạng khác, chẳng hạn như đề nghị của Strawson rằng chúng ta có một “khung cấu trúc chung của những tin tưởng vốn chúng ta không thể nào tránh khỏi không tuân theo”, nhờ vào bản chất của chúng ta (vì vậy tranh luận với những người hoài nghi là vô ích, ông lập luận). Thuyết tự nhiên về nhận thức của tư tưởng thời nay thời ban đầu có vẻ khá hợp lý và đang được khám phá lại, và đem cho nhiều thực chất hơn trong nghiên cứu thực nghiệm hiện nay.

 

Một câu hỏi khác sự việc này có liên quan gì đến hoạt động của con người gọi là “khoa học”, vốn có ít quan tâm với “kiến thức thực tiễn thông thường của nhân loại”, và sẵn lòng bác bỏ những tin tưởng “vốn chúng ta không thể tránh khỏi việc không tuân theo chúng”, chẳng hạn như tin tưởng không tránh khỏi rằng mặt trời thì rơi xuống dưới đường chân trời, hay không gian là như hình học Euclide. Không phải hoài nghi rằng nghiên cứu khoa học thì cũng dựa trên những nguyên tắc “đã in sâu vào hồn người (tinh thần hay tâm lý của hiểu biết và lý luận con người) bởi những mệnh lệnh của chính Tự nhiên”, nhưng điều phải được chứng minh rằng những sự việc này cũng giống như những sự việc kia, vốn “hướng dẫn chúng ta trong những vấn đề thường gặp trong đời sống như thường đã giả định. Điều đó thì không hề là hiển nhiên.

 

Nghiên cứu những khả năng, những phương diện của kiến thức và tin tưởng, v.v., thường xuyên tìm thấy rằng những thành phần phụ khác nhau của não thức hoạt động hoàn toàn khác nhau. Những đề nghị về phần những gì có thể xemphổ thông vẻ như thu giảm về thành những vụn vặt tầm thường, chẳng hạn như khái niệm chia một công việc thành những phần nhỏ hơn. Khi giải quyết trực tiếp những công việc cụ thể, chúng thường gồm cấu trúc độc đáo đã dựng sẵn. Chúng ta vẫn biết rất ít về cách chúng ta giải quyết những hoạt động hàng ngày (“những công việc chung của đời sống”) hay những hoạt động chuyên biệt chúng ta gọi là “khoa học”. Xem xét lịch sử khoa học hay tham dự vào chuyên môn khoa học, cho thấy nó được những khái niệm độc đáo về nhận thức và thấu hiểu trực giác thúc đẩy. Những khái niệm này rất khó truyền đạt, nhưng người ta có thể cảm nhận được trong công trình khoa học quan trọng và những sinh viên, bằng cách nào đó, học được qua kinh nghiệm, “vừa học vừa làm”. Sống đời sống của một người cũng là một hoạt động sáng tạo. Có rất ít lý do để cho rằng đời sống được thực hiện bằng những kỹ năng và những phương pháp có chung nhưng không có sự thích nghi đặc biệt. Tương tự như vậy, không có khả năng xảy ra rằng những kỹ năng tổng quát có chung này cũng áp dụng cho những hình thức sáng tạo chuyên biệt vốn con người tham gia và coi trọng, khi họ vượt khỏi đời sống hàng ngày, bước vào những lĩnh vực như khoa học.

 

Trong những lĩnh vực đòi hỏi hiểu biết sâu xa hay nền tảng, chúng ta dường như tìm thấy cấu trúc và thiết kế đặc biệt. Không rõ tại sao chúng ta nên coi trọng khả năng rằng trong chính những lĩnh vực mà chúng ta hiểu rất ít hoặc không hiểu gì, một nguyên tắc đồng nhất trước đây chưa từng được biết đến sẽ được áp dụng là đáng tin cậy. Lại vẫn còn ít rõ ràng hơn tại sao chúng ta nên xem xét nghiêm chỉnh việc thảo luận rộng rãi hiện nay về những tác động tiềm ẩn của những lựa chọn thay thế không-cấu trúc với những lý thuyết cụ thể đã giải thích rõ ràng, như mạng lưới thần kinh, hay những phương pháp thống kê với ngôn ngữ, liệu chúng có thể được nghĩ ra hay không; tương tự như vậy, không nhà phôi học nào sẽ quan tâm nhiều đến đề nghị rằng những hệ thống không-cấu trúc với những đặc tính chưa được biết đến một ngày nào đó có thể giải thích được cho sự phát triển của những sinh vật, vốn không cần đến những lý thuyết phức tạp liên quan đến sự tập trung những hóa chất, chương trình hoạt động bên trong tế bào, sản xuất của protein, v.v.; hay có lẽ một hệ thống “kết nối” tưởng tượng nào đó.

 

Sự sụp đổ của giả thuyết truyền thống về tính đồng nhất xảy ra không phải là điều bất ngờ. Chúng ta không tìm thấy những gì giống như vậy khi nghiên cứu những hệ thống phức tạp khác: phần vỏ não thị giác, thận, hệ tuần hoàn và những hệ thống khác. Mỗi “cơ quan của cơ thể” này đều có những thuộc tính riêng. Giả định rằng chúng kết hợp với nhau, ở mức độ của sinh học về tế bào, nhưng không có “lý thuyết cơ quan” nào nhắc đến những thuộc tính của những cơ quan trong tổng quát. Những khả năng và hệ thống nhận thức khác nhau của não thức có thể khá giống nhau. Nếu vậy thì sẽ không có lĩnh vực “khoa học nhận thức” nào nhắc đến những thuộc tính tổng quát có chung của hệ thống nhận thức. Cụ thể, việc nghiên cứu ngôn ngữ sẽ không đem cho một mô hình hữu ích cho những phần khác của việc nghiên cứu não thức, cũng như không rút ra được gì đáng kể từ chúng.

 

Lưu ý rằng, nếu đúng, sự việc này không hàm ý gì về cách ngôn ngữ tác động qua lại với những khả năng và hệ thống trí tuệ khác; chắc chắn những tác động qua lại rất dày đặc và chặt chẽ, nhưng đó hoàn toàn là một vấn đề khác.

 

Hiện tại, chúng ta có bằng chứng khá chắc chắn rằng một trong những thành phần của não thức tinh thần/bộ óc vật chất [6] là khả năng ngôn ngữ, dành riêng cho ngôn ngữ và cách dùng của nó – trong đó khi nói “ngôn ngữ”, bây giờ, chúng ta muốn nói đến ngôn ngữ con người, chứ không phải là những mở rộng về ẩn dụ khác nhau của từ ngữ. Những thành phần khác đem cho “kiến thức thực tiễn thông thường” về thế giới và vị trí của chúng ta trong đó – nhữngthường được gọi là “tâm lý dân gian” và những sự vật việc tương tự, mặc dù chúng ta nên cẩn thận quan sát việc thực hành khoa dân tộc học nghiêm chỉnh, phân biệt những khái niệm ràng buộc mang tính địa phương và văn hóa với những yếu tố “lý thuyết dân gian” là vốn có chung của con người, “một món quà trực tiếp của Thiên nhiên”; không là một vấn đề dễ dàng, và tôi nghĩ đó là một vấn đề bị bỏ qua quá dễ dãi. Những thành phần khác giúp con người có thể tiến hành nghiên cứu khoa học và toán học, và đôi khi có được sự hiểu biết sâu xa đáng lưu ý: chúng ta có thể gọi chúng là “khả năng hình thành-khoa học”, để tôn vinh sự thiếu hiểu biết bằng một danh hiệu. Những sự việc này có thể có đặc điểm khá khác biệt so với những điều mang lại “kiến thức thực tiễn thông thường” dưới nhiều hình thức khác nhau của nó. Đó là một câu hỏi thực nghiệm bỏ ngỏ, và không có lý thuyết giáo điều nào được áp dụng. Lịch sử khoa học thời nay có lẽ gợi ý rằng những phân biệt này đều không là tầm thường; ít nhất, đó là một cách để giải thích những xung đột đáng kinh ngạc đã nảy sinh giữa kiến thức thực tiễn thông thường và những gì nghiên cứu khoa học tiết lộ.

 

Suy đoán ngoài một ít điều vốn được biết, chúng ta có thể coi não thức/bộ óc là một hệ thống phức tạp với cấu trúc rất khác biệt, với những “khả năng” riêng biệt, chẳng hạn như khả năng ngôn ngữ, những khả năng liên quan đến phán đoán đạo đức và thẩm mỹ và những loại đặc biệt của điều tra duy lý được thực hiện trong những ngành khoa học tự nhiên và nhiều lĩnh vực khác. Những phương pháp và mục tiêu của công trình khoa học có thể cho chúng ta biết rất ít về suy nghĩ của con người trong tổng quát, cũng như những hệ thống ký hiệu được xây dựng có vẻ khác biệt hoàn toàn với những ngôn ngữ tự nhiên về những thuộc tính hình thức và ngữ nghĩa của chúng. Nếu vậy, bức tranh đã định hướng cho công trình quan trọng nhất về những chủ đề này trong thế kỷ qua có thể đã hiểu sai một cách nghiêm trọng.

 

Tôi nghĩ là hữu ích để mở rộng hiểu biết lịch sử của chúng ta bằng xem xét “cuộc cách mạng nhận thức đầu tiên”, lý thuyết Descartes về cơ thể và não thức, thay vì chỉ tập trung vào những ý tưởng của Frege sau này. Descartes đưa ra một giải thích sơ lược của thế giới vật chất trong những từ ngữ của “triết học cơ học” [7]; về cơ bản, cái nhìn cho rằng mọi sự vật việc ảnh hưởng lẫn nhau qua tiếp xúc. Ông cố gắng cho thấy rằng trong những từ ngữ này, người ta có thể giải thích mọi sự vật việc trong thế giới vô cơ cũng như phần lớn thế giới hữu cơ, gồm mọi sự vật việc về thực vật và động vật cũng như phần lớn hoạt động của con người, cho đến những yếu tố của cảm giác và nhận thức.




Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Apr/2024)

(Còn tiếp ... )

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com

 



[1] Công trình của Frege về “logic hình thức” hoặc “ký hiệu khái niệm” (Begriffsschrift) nhằm mục đích tạo ra một “ngôn ngữ hoàn hảo về mặt logic”.Xuất bản vào năm 1879, “Begriffsschrift” của Frege đã giới thiệu một hệ thống logic hình thức nhằm vượt qua ngôn ngữ tự nhiên về chính xác. Mục tiêu rộng hơn của ông là phát triển một ngôn ngữ có khả năng diễn đạt những chân lý chính xác cần thiết trong toán học và khoa học, thường được gọi là “ngôn ngữ hình thức” hoặc “ngôn ngữ lý tưởng”. Dự án của Frege tìm để loại bỏ những không hoàn hảo của ngôn ngữ tự nhiên để thông tin khoa học và toán học được thành chính xác. Chomsky nhận ra giá trị của nó trong bối cảnh cụ thể này nhưng lưu ý rằng nó có thể không trực tiếp giải quyết nghiên cứu rộng hơn về cách ngôn ngữ tự nhiên liên quan đến tư tưởng, gồm việc giải quyết những phức tạp và mơ hồ vốn có của nó.

[2] Alan Turing trong bài viết Computing Machinery and Intelligence (1950)phác thảo khái niệm Turing test như một tiêu chuẩn cho việc xác định liệu một máy Turing (Turing machine/ hình lý thuyết về máy điện toán/cômputơ) có thể thể hiện hành vi thông minh tương đương với, hoặc không thể phân biệt được với hành vi của con người hay không. Bài viết thảo luận về những phương diện khác nhau của trí tuệ máy móc, khả năng máy móc có thể mô phỏng phản ứng giống con người và những ý nghĩa triết học của trí thông minh nhân tạo. Bất chấp những tranh luận sôi nổi nó đã gây ra, bản thân Turing cho rằng câu hỏi liệu máy Turing có thể suy nghĩ hay không là “quá vô nghĩa để đáng được thảo luận”. Ông tin rằng những thay đổi về xã hội và ngôn ngữ trong tương lai có thể thay đổi cách chúng ta nhìn vấn đề này, tương tự như cách một số ngôn ngữ phát triển để dùng ẩn dụ “bay” cho máy bay. Turing và Ludwig Wittgenstein đều coi tranh luận về máy Turing có thể suy nghĩ hay không là vô nghĩa vì nó xoay quanh cách chúng ta định nghĩa và dùng những từ ngữ chứ không phải về những sự kiện thực nghiệm.

Ludwig Wittgenstein không đề cập rõ ràng đến Turing Test, nhưng quan điểm của ông về ngôn ngữ, ý nghĩa và triết học cho thấy rằng ông có thể đã tìm ra tranh luận về việc liệu máy Turing có thể suy nghĩ sai lầm hay vô nghĩa hay không. Wittgenstein đưa ra khái niệm “trò chơi ngôn ngữ”, gợi ý rằng ý nghĩa của từ được xác định bằng cách dùng chúng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Với Wittgenstein, câu hỏi về việc liệu máy Turing có thể suy nghĩ hay không sẽ gắn liền với cách dùng cụ thể của những từ “suy nghĩ” và “máy Turing”. Ông lập luận rằng ý nghĩa của một từ nằm ở cách dùng nó trong ngôn ngữ, xem câu hỏi liệu máy Turing có thể suy nghĩ hay không là vấn đề về cách chúng ta dùng từ “suy nghĩ” chứ không phải là một câu hỏi thực nghiệm về máy Turing. Trong tác phẩm sau này của ông, Philosophical Investigations/Điều tra triết học, Wittgenstein phê bình những vấn đề triết học truyền thống là bắt nguồn từ sự hiểu lầm về ngôn ngữ. Ông có thể đã xem tranh luận về Turing Test như một ví dụ về sự hiểu lầm như vậy, khi mọi người bối rối trước ngữ pháp của những từ như “suy nghĩ” và “máy Turing”.

Cả Turing và Wittgenstein đều tin rằng tranh luận về việc liệu máy Turing có thể suy nghĩ hay không là sai lầm vì nó bắt nguồn từ sự nhầm lẫn về ngôn ngữ hơn là thực tế thực nghiệm. Noam Chomsky đồng ý, lập luận rằng tranh luận xoay quanh cách chúng ta định nghĩa và dùng những từ ngữ như “suy nghĩ” và “máy Turing”, chứ không phải về việc khám phá những sự thật thực nghiệm mới về máy Turing hay trí thông minh. Theo quan điểm này, câu hỏi liệu máy Turing có thể suy nghĩ hay không cũng giống như việc tranh luận xem liệu máy bay có thể “bay” theo nghĩa giống như chim hay không, vì cả hai đều phụ thuộc vào cách dùng và bối cảnh khác nhau của những từ ngữ này. Noam Chomsky đồng ý với Turing vì ông coi những tranh luận này là những câu hỏi về ngôn ngữ và định nghĩa, chứ không phải khoa học thực nghiệm. Chomsky lập luận rằng việc máy Turing có thể “suy nghĩ”, “chơi cờ” hay “hiểu tiếng Tàu” không phải là vấn đề thực tế nhưng là vấn đề chúng ta định nghĩa và dùng những từ ngữ này như thế nào. Cũng giống như chúng ta không tranh luận về mặt thực nghiệm liệu máy bay có thể “bay” hay tàu ngầm có thể “bơi”, chúng ta không nên quan tâm đến việc liệu máy Turing có thể “suy nghĩ” hay không. Điều này vẫn đúng ngay cả khi chúng ta thêm những điều kiện giác quan vào tiêu chuẩn về trí thông minh hoặc khả năng tư tưởng. Về bản chất, Chomsky coi những tranh luận này là vấn đề rõ ràng về mặt ngôn ngữ và khái niệm, chứ không phải khoa học thực nghiệm.

[3] A chess-playing program. – Chomsky phê bình việc dùng những program chơi cờ-chess để tìm hiểu suy nghĩ của con người vì: (a) Phạm vi giới hạn: Cờ-chess là một môi trường bị giới hạn, không giống như sự phức tạp của nhận thức con người. (b) Giải quyết vấn đề khác nhau: Những chương trình cờ-chess dùng những algorithm, trong khi suy nghĩ của con người gồm trực giác và sáng tạo.(c) Thiếu những yếu tố cảm xúc/xã hội: Những chương trình cờ-chess bỏ qua cảm xúc và nội dung xã hội.(d) Những tiến trình nhận thức khác biệt: Sự thành thạo cờ-chess không đại diện cho nhận thức tổng quát của con người.(e) Quá chú trọng vào Logic: Cờ-chess tập trung vào logic, thiếu sự kết hợp giữa logic, trực giác và sự sáng tạo trong suy nghĩ của con người.. Chomsky tin rằng những giới hạn này khiến cờ-chess trở thành một lựa chọn vụng về để nghiên cứu nhận thức của con người

[4] Epistemic naturalism: quan điểm cho rằng kiến ​​thức và tiến trình nhận thức của chúng ta bắt nguồn từ tự nhiên và có thể được giải thích bằng những nguyên lý khoa học và tự nhiên.

[5] Naturalized epistemology – Nhận thức học tự nhiên: một phương pháp nghiên cứu giải quyết coi việc nghiên cứu về sự hiểu biết như một khoa học thực nghiệm. Nó tìm cách để hiểu kiến thức được tiếp thu, xử lý và chuẩn thực như thế nào qua những phương pháp khoa học, thay vì chỉ thuần túy phân tích triết học. Từ ngữ này được triết gia Willard Van Orman Quine phổ biến, ông là người cổ vũ cho việc thay thế nhận thức học truyền thống bằng một phương pháp nghiên cứu giải quyết tâm lý.

[6] Tác giả dùng từ “mind/brain” = nhấn mạnh ý tưởng rằng những hoạt động tinh thần, như ngôn ngữ, bắt nguồn từ những cơ chế (vật chất) sinh học của não.

[7] mechanical philosophy = science , trong nội dung trên (Phương pháp nghiên cứu giải quyết của Descartes là nền tảng cho sự phát triển của tư tưởng khoa học hiện đại. Nỗ lực giải thích những hiện tượng tự nhiên qua những tác động cơ học của ông đã đặt nền tảng cho những phương pháp thực nghiệm và cơ học, đặc trưng cho khoa học ngày nay. Một đại diện nổi bật của thuyết tự nhiên siêu hình là Daniel Dennett (1942-2024): nhà triết học và nhà khoa học nhận thức nổi tiếng, người Mỹ. Ông cho rằng những lý thuyết triết học về não thức, tâm trí, kiến ​​thức và ngôn ngữ phải liên tục và hài hòa với khoa học tự nhiên. Công trình của ông thường nhấn mạnh sự quan trọng của việc giải thích những hiện tượng tinh thần theo những tiến trình vật lý và thuyết tiến hóa.