Saturday, October 17, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (10)

Đạo Phật như Triết học

Một Dẫn nhập

Mark Siderits

 (←...tiếptheo)

 

 

 




 CHƯƠNG MƯỜI

 

Trường Phái Diṅnāga: Tri Thức Học Đạo Phật

 

Những trường phái và những vận động đạo Phật chúng ta đã khảo sát cho đến giờ tất cả đều có những tên gọi phân biệt riêng của chúng: đạo Phật ban đầu, Abhidharma, Mahāyanā, Theravāda, Vaibhāṣika, Sautrāntika, Yogācāra, Madhyamaka. Không như thế là trường phái vốn là đề tài của chương này. Vì nó được nhà lôgích Diṅnāga (480 – 540) sáng lập, những học giả thời nay thường nói về nó như trường phái của Diṅnāga. Nhưng nó cũng được gọi là ‘Yogācāra-Sautrāntika’, và đôi khi chỉ là ‘lôgích học đạo Phật’. Những học giả không có một tên duy nhất cho nó, vì không có một tên gọi nào vốn những người đạo Phật India cổ điển đã dùng cho tất cả những nhà tư tưởng trong truyền thống này. Đây có lẽ vì nó là một trường phái trong một ý nghĩa khác với những trường phái chúng ta đã xem xét đến giờ. Mục đích của nó không là để nói rõ ràng một con đường đặc biệt nào đi đến nirvanā. Thay vào đó, nó bắt đầu vào việc phát triển những dụng cụ triết học vốn nó hy vọng những người đang theo một bất kỳ nào trong một số những con đường khác nhau đều dùng. [1]

Thursday, October 8, 2020

Mark Siderits – Đạo Phật như Triết học (09)

Đạo Phật như Triết học

Một Dẫn nhập

Mark Siderits

 

(←...tiếptheo)

 



CHƯƠNG CHÍN

 

Madhyamaka: Học thuyết về Không

 

Quan điểm rằng tất cả mọi sự vật việc đều trống rỗng, hay không có yếu tính, thì dứt khoát là của triết học Mahāyanā. Trong chương trước, chúng ta xem xét Yogācāra đã cố gắng để bảo vệ học thuyết này như thế nào, bằng trở lại, cho nó một diễn giải Duy Ý. Bây giờ là lúc để xem không biết học thuyết về Không [1] có thể được lập luận chính đáng về mặt triết học hay không, khi nó được tiếp nhận theo những nghĩa trực tiếp. Đây là những gì trường phái Madhyamaka tuyên bố. Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét một số luận chứng then chốt của những nhà bình luận Madhyamaka cho phát biểu rằng tất cả những sự vật việc thì trống rỗng. [2] Chúng ta cũng sẽ xem xét một số phản đối chính với quan điểm của Madhyamaka. Và như mọi lần, chúng ta sẽ thăm dò những hệ quả theo hướng giải thoát của quan điểm chúng ta đang xem xét. Nhưng trước khi chúng ta làm một bất kỳ nào của việc này, chúng ta cần phải là rõ ràng về những khó khăn đối diện với bất cứ ai là người tiếp nhận học thuyết về Không với không phê phán về những gì từng được gán cho nóĐiều này sẽ khiến chúng ta có khả năng để giải quyết những cách thức khác nhau vốn có thể giải thích Madhyamaka, và tại sao một vài giải thích có thể là hợp lý tin cậy hơn những giải thích khác.