Sunday, December 14, 2014

Plato – Meno


MENO
(Μένων)

Plato
(Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)







Dẫn nhập của người biên tập bản tiếng Anh

Meno thuộc một trong những gia đình quý tộc hàng đầu của vùng Thessaly, có truyền thống thân hữu với Athens và những quyền lợi của dân Athens. Ở đây, ông là một người trẻ tuổi, sắp sửa dấn mình vào vào một sự nghiệp quân sự và chính trị bất chấp đạo đức, dẫn đến một cái chết trẻ dưới tay của vua Persia. Với “đức hạnh” quý tộc của mình (những độc giả thời cổ của Plato hẳn biết điều đó cuối cùng sẽ đi đến những gì), Meno cộng thêm một sự ngưỡng mộ với những ý tưởng về đề tài ông đã học được từ nhà hùng biện Gorgias (người mà chúng ta hiểu thêm trong đàm thoại mang tên ông). Chúng ta không được nghe kể về những gì đã khiến Meno đến Athens. Người bảo trợ địa phương của gia đình ông là nhà chính trị dân chủ Anylus, một trong những người buộc tội Socrates trong phiên tòa xử triết gia này, và xem ra Meno rõ ràng là khách mời của Anytus. Bắt đầu đột ngột, không dẫn nhập, đàm thoại Meno không có những sửa soạn vào đầu cùng loại như chúng ta thấy trong những đàm thoại Socrates khác, và không bất kỳ loại bối cảnh nội dung nào được đem cho cuộc hội thoại này. Meno muốn biết lập trường của Socrates về câu hỏi đương thời đang được bàn luận nhiều, rằng không biết đức hạnh có thể dạy được hay không, hay không biết có phải nó đến có phần đúng hơn bằng thực hành, hay khác hơn, nó được thụ nhận từ dòng giống và bởi tư chất của một người, hoặc trong một vài cách nào khác hay không? Socrates và Meno theo đuổi câu hỏi đó, và câu trả lời mở đầu về đức hạnh thực sự là gì, đi thẳng đến sự kết luận không ngã ngũ, đặc tính của những đàm thoại Socrates. (Anytus tham dự ngắn ngủi vào cuộc trò chuyện. Ông bùng giận khi, để hỗ trợ cho những nghi ngờ của mình rằng không biết đức hạnh có thể dạy được hay không, Socrates chỉ ra thất bại của những nhà lãnh đạo Athens nổi tiếng trong sự truyền đạt đức hạnh của riêng họ với chính những con trai của họ; và Anytus đưa ra một đe dọa ngầm về những hậu quả có thể xảy ra cho Socrates với những đả kích “vu khống” như vậy).


Friday, November 7, 2014

Plato – Ion

ION
(Iων)

Plato 
(Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)








Dẫn nhập của người biên tập bản tiếng Anh

Một “rhapsode” là một người chuyên nghiệp đọc thơ của Homer, và của một số nhà thơ tên tuổi ban đầu khác của Greece. Ion người thành Ephesus (chúng ta không biết ông là một nhân vật lịch sử hay một sáng tạo của Plato), một rhapsode vừa thắng giải, tình cờ gặp Socrates ở Athens, Socrates bày tỏ sự ngưỡng mộ với nghề nghiệp của Ion, và hỏi rhapsode này về chuyên môn đó. Giữa hai người là một cuộc trò chuyện riêng tư, xem dường không có ai nào khác hiện diện (cũng như trong Euthyphro). Ion tự xưng không chỉ đọc tuyệt vời thơ của Homer (chuyên môn của ông) nhưng cũng nói đẹp đẽ về Homer theo tài hoa của riêng mình trong sự diễn dịch và giải thích thơ Homer và những đặc sắc ưu việt của nó. Socrates quan tâm nhiều đến khía cạnh thứ hai này, hơn khía cạnh thứ nhất, của tài chuyên môn của Ion. Ông muốn biết Ion có nói về Homer “trên cơ sở của kiến thức hoặc sự tinh thông thành thạo” hay không: có phải Ion nắm vững một khối kiến thức nào đó, vốn ông đem dùng và diễn tả khi nói về Homer?

Saturday, October 25, 2014

Plato – Phaedo (07)

Phaedo
(Về Hồn-người)
(Φαίδων, Phaidōn)
Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)
(... tiếp theo)







Lời bạt của người dịch bản tiếng Việt


1.
Những gì chúng ta nhận được từ Plato qua những đàm thoại của ông, như Phaedo này, là những câu hỏi triết lý. Tự thân những đàm thoại Socrates là hỏi và đáp, vì triết lý theo như Plato, qua nhân vật Socrates của ông, có thể hiểu khá đơn giản là sự đối thoại, là những hỏi và đáp. Nếu mỗi triết gia có một phát biểu tiêu biểu gắn buộc, như một nhãn hiệu thương mại, kiểu như câu “ Gót đã chết” với Nietzche, hay “Cogito ergo sum” với Descartes; với Socrates là phát biểu nổi tiếng, trong đó ông chỉ thẳng vào sự quan trọng của hỏi đáp: “Một đời không tra vấn, là một đời không đáng sống” (“The unexamined life is not worth living”). Con người đặt những câu hỏi về đời người và đời mình, tìm kiếm những trả lời, chiêm nghiệm xem xét chúng, như thế một người mới thực sống, thực hiện hữu, không đơn thuần chỉ tồn tại. Hãy tạm đặt qua những câu hỏi như phát biểu này có nên chấp nhận ngay với không dè dặt hay không, hay nó chỉ đặt ra và đúng với người phát biểu là chính Socrates; ở đây, chúng ta không thể không thấy rõ ràng quan điểm của Plato: sống là để tra vấn, hiểu như dò dẫm, xem xét, tìm kiếm và suy nghĩ, chiêm nghiệm những gì thấy gặp trên đường sống. Tra vấn như thế để “tự hiểu chính mình”, để “biết” sống; đó là chủ động phán xét, chọn lựa trong đời sống, và quan trọng hơn cả, là sống trong ý thức phản tỉnh, không như cây cỏ; từ đó sống có ý nghĩa, đời có giá trị. Sống tự hiểu mình như thế là sống triết lý, tra vấn như thế là triết học. Như thế, không đâu rõ hơn như trong Phaedo, qua những gì nay được gọi là phương pháp Socrates, hay đúng hơn phương pháp bác bẻ nổi tiếng của Socrates: elenchus, Plato trình bày với chúng ta một câu hỏi muôn đời và cơ bản nhất về đời Sống, và không có gì ngạc nhiên, đó chính là câu hỏi về cái Chết.


Saturday, October 4, 2014

Plato – Phaedo (06)

Phaedo
(Về Hồn-người)
(Φαίδων, Phaidōn)
Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)
(... tiếp theo)





Những gì ông nói thì rất đúng, Simmias và Cebes đã cùng nhau nói.

ECHECRATES: Vâng, Zeus ơi, Phaedo, và họ đã đúng, tôi nghĩ ông đã làm những điều này rõ ràng tuyệt diệu với bất cứ một ai dù chỉ chút ít thông minh.
PHAEDO: Vâng, quả thực vậy, Echecrates, và tất cả những ai có mặt đều cũng đã nghĩ như vậy.
ECHECRATES: Và cũng vậy với chúng ta là những người đã không có mặt nhưng bây giờ nghe lại nó. Sau đó đã nói những gì?


Luận chứng thứ tư
(102b-107b)

PHAEDO: Như tôi nhớ lại, khi nhắc kể trên đã được chấp nhận, và đã đồng ý rằng mỗi một của những Thể dạng đã hiện hữu, và rằng những sự vật việc khác có được tên gọi của chúng bởi có một phần chia trong chúng, ông đã tiếp tục điều này bằng hỏi: Nếu bạn nói những sự vật này là như vậy, khi bạn nói rằng Simmias thì cao hơn Socrates nhưng thấp hơn Phaedo, bạn không có ý nói rằng có trong Simmias cả sự cao và sự thấp? – tôi không.
Tuy nhiên, ông nói, bạn có đồng ý rằng những lời của phát biểu “Simmias thì cao hơn Socrates” không diễn tả sự thật của vấn đề? Nó không phải, chắc chắn, là bản chất của Simmias thì cao hơn Socrates vì ông là Simmias, nhưng xảy ra vì ông có dạng cao? Và ông cũng không cao hơn Socrates vì ​​Socrates là Socrates, nhưng vì Socrates có dạng thấp so với dạng cao của người khác? – Đúng.
Và ông cũng không thấp hơn Phaedo vì Phaedo là Phaedo, nhưng vì Phaedo có dạng cao so với dạng thấp của Simmias? – Đó là như vậy.
Như thế khi đó, Simmias được gọi vừa là thấp và cao, tư cách ở giữa hai, trình bày dạng người thấp của ông bị dạng cao của một người vượt qua, và dạng cao của ông vượt qua dạng thấp của người khác. Ông mỉm cười nói thêm, tôi xem ra có vẻ sẽ nói giống như một quyển sách, nhưng đó là như tôi nói. Người kia đồng ý.

Tuesday, September 23, 2014

Plato – Phaedo (05)

Phaedo
(Về Hồn-người)

(Φαίδων, Phaidōn)
Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)








(88c)
Khi chúng tôi nghe những gì họ đã nói, chúng tôi tất cả đều đã chán nản thất vọng, như chúng tôi đã bảo với nhau về sau này. Chúng tôi đã được những lập luận trước đó hoàn toàn thuyết phục, và họ xem dường đã lại làm chúng tôi rối rắm không biết đâu vào đâu lần nữa, và đưa chúng tôi đến nghi ngờ, không chỉ những gì đã được nói xong rồi, nhưng cũng đến những gì đang sắp sửa nói nữa, vì e rằng chúng tôi là những người vô dụng về lĩnh vực phê bình, hay đối tượng chính nó đã được thú nhận không có sự chắc chắn.

ECHECRATES: có những gót làm chứng, Phaedo, bạn có sự đồng cảm của tôi, vì khi tôi lắng nghe bạn giờ đây, tôi thấy mình nói với chính mình: “lập luận nào chúng ta sẽ tin cậy, lập luận đó của Socrates, vốn đã hết sức thuyết phục, giờ đây rơi xuống thành mất tin cậy”. Phát biểu rằng hồn người là một loại nào đó của sự hài hoà đã có một bám chặt ngạc nhiên khác thường trong tôi, lúc này và mãi mãi, và khi nhắc đến nó, làm tôi nhớ lại rằng chính tôi trước đây đã có suy nghĩ như vậy. Và bây giờ tôi lại rất cần, tựa như trở lại từ bắt đầu, một số lập luận khác để thuyết phục tôi rằng hồn người không chết cùng với con người. Nói cho tôi biết, Zeus ơi, sau đó Socrates giải quyết lập luận như thế nào. Có phải ông rõ ràng là ngã lòng thất vọng, như bạn nói mọi người đã thế, hoặc là ông không, nhưng lặng lẽ đi đến cứu lấy lập luận của mình, và có phải ông đã làm như vậy một cách đáp ứng mong đợi, hay vẫn chưa đầy đủ thỏa đáng? Hãy kể cho chúng tôi tất cả mọi điều, xin hãy thật chính xác, nhiều đến mức bạn có thể chính xác được.

Friday, September 19, 2014

Plato – Phaedo (04)

Phaedo
(Về Hồn-người)

(Φαίδων, Phaidōn)
Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)

Luận chứng thứ ba 
(78b-84b)

Rồi sẽ làm điều đó, Cebes nói, nhưng nếu ông không phiền, chúng ta hãy quay lại luận chứng chỗ chúng ta còn bỏ dở.
Dĩ nhiên, điều đó tôi không phiền lòng.
Hay quá, ông nói.

Vậy sau đó, chúng ta phải hỏi chính chúng ta một gì đó giống thế này: sự vật thuộc loại gì mà rất có thể bị gieo rắc tung tán? Thay mặt cho sự vật thuộc loại gì mà người ta nên sợ điều này, và với sự vật thuộc loại gì mà người ta không nên sợ nó? Sau đó chúng ta nên xem xét hồn người thuộc về lớp-loại [1] nào, và như một kết quả, hoặc là sợ hãi cho hồn người hoặc hãy vững lòng vui vẻ.
Những gì ông nói thì đúng.
Không phải hay sao rằng bất cứ gì có bản chất pha trộn và là một hợp chất có khả năng bị chia vụn thành những cấu phần, và chỉ những gì không pha trộn, nếu có, mới không có khả năng bị chia vụn?
Tôi nghĩ rằng đó là trường hợp xảy ra, Cebes nói.
Không phải hay sao rằng những sự vật luôn luôn vẫn giữ là cùng như cũ, và trong cùng một trạng thái, thì chắc có thể xảy ra nhất không phải là hợp chất, trong khi những sự vật mà chúng đổi khác từ thời điểm này sang thời điểm khác và không bao giờ là một như cũ, là hợp chất?
Tôi nghĩ là như vậy.

Friday, September 12, 2014

Plato – The Symposium (05)

Tiệc Rượu

The Symposium (Συμποσίον)
Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)








(212 e)
Một lúc sau, họ nghe Alcibiades la toáng trong sân, rất say và rất lớn tiếng. Ông muốn biết Agathon đâu, ông đòi gặp Agathon ngay lập tức. Thực ra, ông được cô gái chơi sáo và vài đồng bạn khác của ông đã một nửa khiêng ông vào nhà, nhưng đến ngưỡng cửa, ông xoay sở đứng lên một mình, đầu choàng một vòng hoa đẹp, kết bằng violet và ivy và những giải ruybăng trên tóc ông.

“Chào quý ông. Tôi đã quá say”, ông tuyên bố. “Cho phép tôi nhập tiệc với các bạn được không? hay tôi nên choàng vòng hoa này lên đầu Agathon – vốn tất cả đó là điều đã khiến tôi đi đến đây, dù gì đi nữa – rồi tôi tự lủi đi khuất mắt? Hôm qua, tôi thực đã không thể làm điều đó”, ông tiếp tục, “nhưng không gì có thể ngăn tôi đêm nay! Thấy không, vòng hoa chính tôi đang đội. Tôi muốn vòng hoa vinh dự đội đầu này đi trực tiếp từ đầu tôi sang đầu người vốn nó thuộc về, tôi không ngại ngần khi nói với người thông minh nhất và bảnh trai nhất trong thành phố. A, các bạn cười; các bạn nghĩ rằng tôi say! Tốt, cứ tiếp tục đi – tôi biết tôi đúng, dẫu gì đi nữa. Tốt, các bạn nói gì? Tôi có thể nhập tiệc với các bạn theo những điều kiện này? Các bạn có uống với tôi một lượt rượu hay không?”

Đương nhiên, tất cả họ đều làm rùm beng. Họ nài nỉ ông nhập tiệc với họ, Họ cầu khẩn ông ngồi, và Agathon gọi ông đến cạnh mình. Như thế, Alcibiades, lại với sự giúp đỡ của bạn ông, đến gần Agathon. Đồng thời, ông tiếp tục cố gỡ những ruybăng của ông để ông có thể choàng vòng hoa lên đầu Agathon, nhưng tất cả những gì ông đã thành công trong việc này là tiếp tục đẩy chúng tụt thấp xuống đầu, cho đến cuối cùng chúng trượt trên mắt của ông. Những gì là những lá ivy và tất cả, khiến ông không thấy Socrates, người đã xê qua dọn chỗ cho ông, trên chiếc ghế dài ngay khi nhìn thấy ông. Vì vậy, Alcibiades ngồi xuống giữa Socrates và Agathon và, ngay sau khi ông đã làm vậy, ông vòng tay ôm quanh Agathon, hôn ông ta, và đã đặt những dải ruybăng trên đầu ông ta.

Friday, August 15, 2014

Plato – The Symposium (04)

Tiệc Rượu

The Symposium (Συμποσίον)
Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)






(Bài ngợi ca Ái tình thứ sáu, của Socrates)
(201d)

Bây giờ, tôi đã xong với bạn, bạn hãy cứ tự nhiên. Tôi sẽ cố gắng kể lại kỹ lưỡng cho các bạn bài nói chuyện về Erôs, một lần tôi đã nghe từ Diotima, người phụ nữ thành Mantinea, – một phụ nữ là người khôn ngoan [1] về nhiều sự việc, bên cạnh việc này: một lần, bà thậm chí đã ngăn được bệnh dịch hạch trong suốt mười năm, bằng cách bảo những người dân Athens làm những hy sinh nào [2]. Bà là người đã dạy tôi nghệ thuật của ái tình, và tôi sẽ kể lại kỹ lưỡng từ đầu đến cuối bài nói chuyện của bà, đến mức hay nhất như sức tôi có thể làm được; dùng những gì Agathon và tôi đã đồng ý với nhau, như một cơ sở.

Đi theo sự mở đường của bạn, Agathon, một người nên trước hết mô tả ai là Erôs, và người ấy thì giống những gì, và sau đó đến mô tả những công việc của người ấy – tôi nghĩ rằng sẽ là dễ nhất cho tôi để tiến hành theo cách Diotima đã làm, và kể cho các bạn biết bà đã hỏi tôi thế nào.

Các bạn thấy đấy, tôi đã nói với bà hầu hết cùng những điều Agathon nói với tôi vừa mới đây: rằng Erôs là một vị gót lớn, và rằng ông thuộc về những sự vật việc đẹp đẽ [3]. Và bà đã dùng cùng những lập luận bẻ lại [4] tôi, mà tôi đã dùng phản lại Agathon; bà đã cho thấy, theo như chính bài phát biểu của riêng tôi, Erôs thì không đẹp, cũng không tốt như thế nào.

Saturday, August 9, 2014

Plato – The Symposium (03)

Tiệc Rượu

The Symposium (Συμποσίον)
Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)



(194a)
Sau đó Socrates nói, “Đó là vì bạn đã giỏi trội trong tranh tài ăn nói, Eryximachus. Nhưng nếu bạn từng bao giờ ở vị trí của tôi, hay đúng hơn ở vị trí của tôi sau bài nói cũng sẽ rất hay của Agathon, khi đó bạn sẽ thực sự lo sợ. Bạn sẽ cụt ý hết đường, không còn biết nói gì, như tôi bây giờ”.

“Ông đang cố bỏ bùa cho tôi mê mẩn, Socrates” Agathon nói, “bằng cách làm tôi nghĩ rằng người nghe mong đợi những điều tuyệt vời trong bài nói của tôi, khiến tôi sẽ bối rối”.

“Agathon”. Socrates nói, “Sao bạn lại nghĩ rằng tôi dễ quên đến thế? Tôi thấy bạn đã can trường và đĩnh đạc biết chừng nào, khi bạn bước thẳng lên thềm sân khấu cùng những diễn viên, đã nhìn thẳng ra khối khán giả đông đảo khổng lồ đó. Bạn đã sắp sửa đưa thơ kịch bạn viết ra trình diễn, và bạn đã không một mảy may luống cuống nào. Sau khi thấy thế, sao tôi lại có thể chờ đợi bạn sẽ bối rối vì chúng tôi, khi chúng tôi thật quá ít?”

“Tại sao, Socrates”, Agathon nói. “Ông phải nghĩ rằng tôi không có gì ngoài những khán giả xem kịch trong trí não của tôi! Thế ông giả định tôi không nhận ra điều đó sao, nếu ông thông minh, ông đã tìm thấy rằng một ít người nhạy cảm khôn ngoan gây khiếp sợ hơn nhiều so với một đám đông vô cảm ngu dại?”

Wednesday, July 30, 2014

Plato – The Symposium (02)

Tiệc Rượu

The Symposium (Συμποσίον)
Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)

(tiếp theo)






(Bài ngợi ca (enkomion) Ái tình, thứ nhất của Phaedrus)
(178a)

Tất cả họ đều đồng ý với Socrates, và ép Phaedrus bắt đầu. Dĩ nhiên, Aristodemus không thể nhớ chính xác những gì mọi người nói, và bản thân tôi không nhớ tất cả mọi điều ông nói với tôi. Nhưng tôi sẽ kể cho bạn biết những gì ông ta nhớ được nhất, và những gì tôi xem là những điểm quan trọng nhất.
Như tôi đã nói, ông ta cho biết Phaedrus nói đầu tiên, bắt đầu, ít hoặc nhiều hơn, như thế này:

Erôs là một vị gót lớn, tuyệt diệu với những vị gót và con người trong nhiều cách, và thần kỳ nhất tất cả là cách ông ra đời. Chúng ta vinh danh ông như một trong những gót cổ nhất, và bằng chứng của niên đại rất xưa của ông là điều này: không chỗ nào trong thơ hay thần thoại nói đến cha mẹ của ông. Theo Hesiod, đầu tiên được sinh ra là Chaos,

 ... Nhưng sau đó đến
Đất-ngực-mở-rộng, mãi mãi chỗ an toàn cho tất cả,
Và Erôs. [1]

Và Acusilaus đồng ý với Hesiod: sau Chaos đến GaeaErôs [2], hai vị này. Và Parmenides kể về khởi đầu này:

Gót đầu tiên của tất cả [nàng] tạo lập là Erôs. [3]

Sunday, July 27, 2014

Bertrand Russell – Triết học và Chính trị

Triết học và Chính trị
Bertrand Russell










Người Anh được nhìn nhận là khác biệt giữa những quốc gia châu Âu hiện đại, một mặt bởi sự xuất sắc của những triết gia của họ, và mặt khác bởi sự khinh miệt của họ với triết học. Về cả hai phương diện, họ đều cho thấy sự khôn ngoan của họ. Nhưng sự khinh miệt với triết học, nếu phát triển đến điểm ở đó nó trở thành hệ thống, thì tự nó là một triết lý; nó là triết lý ở nước Mỹ, gọi là “thuyết Công cụ” [1] . Tôi sẽ đề nghị rằng triết lý, nếu nó là triết lý xấu, có thể là nguy hiểm, và do đó xứng với mức độ của sự tôn trọng tiêu cực mà chúng ta dành cho sét đánh và loài cọp. Phương diện tích cực nào có thể là từ triết lý “tốt”, tôi sẽ chừa lại ở đây trong ngắn ngủi, như một câu hỏi mở ngỏ.

Sự kết nối của triết học với chính trị, đó là chủ đề của bài giảng của tôi, đã là kém hiển nhiên ở nước Anh hơn những nước lục địa châu Âu. Thuyết triết học Duy nghiệm, nói rộng rãi, thì kết nối với thuyết chính trị Tự do, nhưng Hume đã là một người đảng Bảo thủ; những gì những triết gia gọi là “thuyết Duy ý”, nói tổng quát, có một kết nối tương tự với thuyết bảo thủ, nhưng T. H. Green [2] đã là một người đảng Tự do. Trên lục địa, sự phân biệt là đã nhiều tách bạch hơn, và đã từng có một sự sẵn sàng lớn hơn, để chấp nhận hoặc từ chối, một khối những lý thuyết như một toàn bộ, với không xem xét nghiêm nhặt với từng phần riêng biệt.

Sunday, July 20, 2014

Plato – The Symposium

Tiệc Rượu

The Symposium 
(Συμποσίον)
Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)





PLATO
The Symposium


Dẫn nhập của người biên tập bản tiếng Anh


Đàm thoại này [1], một kiệt tác đầy thơ và kịch của Plato, kể lại những gì đã xảy ra trong một “symposium”, hay một tiệc rượu theo nghi thức truyền thống Athens [2], tổ chức để ăn mừng nhà viết bi kịch Agathon, nhân dịp tác phẩm đầu tay của ông đoạt giải nhất trong một cuộc thi bi kịch hàng năm trong một lễ hội ở thành phố này [3]. Để thoả mãn Phaedrus (người nồng nhiệt hâm mộ những bài nói chuyện và thuật thuyết phục trong một đàm thoại khác của Plato mang tên ông), là người lấy làm bất bình vì tiếc cho sự hờ hững của những nhà thơ và những nhà văn Greek với vị gót của Ái tình, những người dự tiệc hôm đó đã đồng ý, trong khi họ tất cả đều uống rượu, sẽ lần lượt nói lời ca ngợi Ái tình.

“Ái tình” (love – erôs – từ Greek [4]) gồm sự lôi cuốn, thu hút và thỏa mãn tình dục giữa nam và nữ, và cả giữa nam và nam thiếu niên, nhưng ở đây cũng chú trọng và đặc biệt về vai trò của người nam trưởng thành như người giáo dục đạo đức và trí tuệ cho người nam chưa trưởng thành, vốn đã là truyền thống giữa những người Athens trong liên hệ loại kể sau, cho dù đi kèm với tình dục hay không. Có sáu bài nói chuyện – cộng với một bài thứ bảy từ một người rất say, đến muộn và không mời, là Alcibiades, chính khách và tướng lãnh của Athens. Trong thời trẻ tuổi, Alcibiades đã từng là một trong số những người ngưỡng mộ đi theo Socrates, và bây giờ ông kể lại trong chi tiết lôi cuốn Socrates có thời đã sửa chữa cải thiện cho mình, trong vai trò yêu đương đảo ngược hấp dẫn giữa người lớn tuổi và người trẻ tuổi hơn, (thời ấy là) bình thường giữa những người Greek trong một quan hệ của “Ái tình”: Socrates thành người bị theo đuổi, Alcibiades là người theo đuổi. Đặc biệt, đủ vừa vặn tương ứng, tất cả những người nói chuyện, trừ nhà thơ trào phúng Aristophanes là với ngoại lệ thú vị, đều đã được nhắc trong Protagoras, như trong số những người đã đổ xô đến nhà Callias để tham dự buổi tụ tập của những nhà sophist ở đó (tất cả đều là những nhà chuyên môn về nghệ thuật nói): lúc bước vào nhà Callias, Socrates đã nhận ra bốn diễn giả của Symposium – Phaedrus và Eryximachus trong một đám đông quanh Hippias, và Agathon và Pausanias (người yêu của ông) đang hứng từng lời của Prodicus; Alcibiades nhập bọn không lâu sau đó.

Saturday, July 5, 2014

Bertrand Russell – Sự Học hỏi Toán học

Sự Học hỏi Toán học
Bertrand Russell

(The Study of Mathematics [1])








Trong liên quan với mọi hình thức của hoạt động con người, điều cần thiết là thỉnh thoảng nên đặt câu hỏi, – Mục đích và lý tưởng của nó là gì? Trong lối nào nó đóng góp vào cái đẹp của sự hiện hữu con người? Khi những phương diện của những theo đuổi đó, vốn đóng góp chỉ xa vời, bằng cung cấp cho cơ chế của đời sống [2], là điều tốt để nhắc nhở rằng không chỉ đơn thuần sự kiện của vẫn-đang-sống là được ước muốn, nhưng còn nghệ thuật sống trong sự suy tưởng về những điều lớn lao. Vẫn còn nữa, nhìn trong liên hệ với những nghiệp vụ phụ vốn không có cứu cánh nào ngoài bản thân chúng, chúng được biện minh, nếu có chăng tất cả, như cộng thêm thực sự vào tổng số của những sở hữu vĩnh cửu của thế giới, điều là cần thiết để giữ sống động một kiến thức về những mục tiêu của chúng, một cái nhìn xa-trước rõ ràng về ngôi đền trong đó sự tưởng tượng sáng tạo sẽ được hiện thân.

Đáp ứng với nhu cầu này, trong những gì liên quan đến những ngành học định hình vật liệu trên đó tập quán đã quyết định để huấn luyện não thức của tuổi trẻ, thì quả thực xa vời đáng buồn – xa vời đến nỗi về phần phát biểu chỉ đơn thuần một tuyên bố loại như vậy hiện ra thành lố bịch. Những vĩ nhân, hoàn toàn thấu hiểu và thích thú với cái đẹp của những quán tưởng, vốn sự phụng sự chúng đã được đời sống của họ hiến trọn, khi ao ước rằng những người khác có thể chia sẻ những thích thú của họ, thuyết phục nhân loại để truyền đạt cho những thế hệ kế tiếp kiến ​​thức có tính máy móc, vốn không có nó thì không thể nào vượt qua được ngưỡng cửa. Những nhà mô phạm khô khan, bản thân họ có được đặc quyền của cấy trồng kiến thức này: họ quên rằng nó là để phục vụ chỉ như một chìa khóa để mở những cánh cửa của ngôi đền; mặc dù họ tiêu trọn đời họ trên những bậc thềm dẫn lên những cánh cửa thiêng liêng đó, nhưng họ quay lưng lại đền thờ quá kiên quyết, đến chính sự hiện hữu của nó bị quên mất, và tuổi trẻ háo hức, người sẽ ép mình hướng tới trước để được dẫn đưa vào những mái vòm và cột kèo vòng cung của nó, thì được chào mời quay lưng lại và đếm những bậc thềm.

Sunday, June 22, 2014

Plato – Phaedo (03)

Phaedo
(Về Hồn-người)

(Φαίδων, Phaidōn)
Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)

(... tiếp theo)






(70e)
Đừng có, ông nói, tự giới hạn mình vào loài người, nếu bạn muốn hiểu điều này dễ dàng hơn, nhưng hãy gồm tất cả động vật và tất cả những thực vật vào trong xem xét, và vắn tắt, gồm tất cả mọi sự vật việc mà chúng đi đến thành ra là, chúng ta hãy xem không biết có phải chúng thành ra theo lối này hay không, có nghĩa là, từ những đối nghịch của chúng, nếu chúng có giống như vậy, như cái đẹp là đối nghịch của cái xấu, và công chính là của không-công chính, và một nghìn những thứ khác thuộc loại như thế. Chúng ta hãy xem xét liệu những thứ vốn có một đối nghịch phải tất yếu đi đến thành ra từ đối nghịch của chúng, và không từ nơi nào khác, lấy thí dụ như khi một gì đó đi đến thành lớn hơn, nó nhất thiết phải trở thành lớn hơn từ từng trải qua là nhỏ hơn khi trước.
Đúng.
Sau đó, nếu một gì đó nhỏ hơn đi đến thành ra, nó sẽ đến từ một gì đó từng trải qua là lớn hơn khi trước, vốn đã trở thành nhỏ hơn?
Đó là thế, ông nói.
Và cái yếu hơn đi đến thành ra từ cái mạnh hơn, và nhanh hơn từ chậm hơn?
Chắc vậy rồi.