Sunday, March 24, 2019

Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật (03)

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó

Friedrich Albert Lange
(1829-1875)







CHƯƠNG III.

Phản Ứng Chống Lại Tư tưởng Duy vật Và Tư tưởng Duy cảm: Socrates, Plato, Aristotle.

Khi chúng ta nhìn từ lập trường của một phản ứng chống lại tư tưởng Duy vật và tư tưởng Duy cảm, những sản phẩm đó của luận đoán Hellas, vốn đều thường đã được xem cao nhất và toàn hảo nhất, chúng ta thì trong nguy hiểm của việc xem nhẹ giá trị những sản phẩm này, và của việc phê bình chúng với sự gay gắt đã thường chĩa vào tư tưởng Duy vật. Quả thực, sự cám dỗ thì mạnh, vì ngay khi chúng ta bỏ qua những phương diện khác của cuộc khủng hoảng lớn, chúng ta có ở đây một phản ứng trong nghĩa tồi tệ nhất của thuật ngữ. Nó là một phản ứng trong đó lập trường thấp hơn được nâng đặt trên lập trường cao hơn, sau khi lập trường thấp đã được đẩy lên một cách ý thức và bằng một nỗ lực trí thức thực sự – một sự trấn áp của những khởi đầu của một quan điểm tốt hơn bởi những ý tưởng trong đó những sai lầm cũ của tư tưởng phi-triết học trở lại trong một dạng mới, với thanh thế và sức mạnh mới, nhưng không phải là không với tính cách độc hại cũ của chúng. Tư tưởng Duy vật đã giải thích những hiện tượng tự nhiên bằng những luật tất yếu không thay đổi: phản ứng chống lại đã đưa vào một lý trí thời thượng uốn nắn theo những mô hình con người mặc cả với tất yếu, và như thế đã phá hủy cơ sở của tất cả khoa học tự nhiên bằng khí cụ tiện lợi của sự thay đổi thất thường tùy tiện. [1]

Friday, March 8, 2019

Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật (02)

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó

Friedrich Albert Lange
(1829-1875)

(←... tiếp theo)








CHƯƠNG II.

Thuyết Duy Cảm Của Những Nhà Sôphít
Và Thuyết Duy Vật Đạo Đức Của Aristippus.

Những gì chúng ta không rõ chất liệu hoặc vật chất là trong thế giới bên ngoài của tự nhiên, cảm giác là trong sự sống [1] bên trong của con người. Nếu chúng ta tin rằng ý thức có thể hiện hữu (là-có) với không cảm giác, tin tưởng này đến từ một sự nhầm lẫn tế nhị khó thấy. Có thể có được một ý thức rất sống động, vốn bận rộn chính nó với những sự vật việc cao nhất và quan trọng nhất, nhưng đồng thời có những cảm giác của một sức mạnh thuộc giác quan chóng biến mất. Nhưng những cảm giác luôn luôn có đó; và từ những liên hệ của chúng, sự hài hòa hay muốn hài hòa của chúng, đã hình thành những nội dung và ý nghĩa của ý thức; giống đúng như nhà thờ nguy nga thì được xây từ đá thô, hay biểu đồ quan trọng thì gồm những đường vẽ bằng chì nhỏ tinh tường, hay bông hoa từ vật chất đã đươc xắp đặt tổ chức. Như, sau đó, nhà duy vật, sau khi nhìn vào thiên nhiên bên ngoài, tìm ra những dạng thức của sự vật từ những vật chất mà chúng được tạo hợp thành, và với chúng, đặt những nền tảng cho triết lý của ông, như thế người theo Tư tưởng Duy cảm dẫn nhắc toàn bộ của ý thức trở lại với những cảm giác. Thuyết Duy cảm và thuyết Duy vật, do đó, ở dưới đáy đều đồng ý về việc nhấn mạnh vào nội dung trong đối lập để hình thành: câu hỏi khi đó được đặt ra, giải thích thế nào những liên hệ hỗ tương của chúng?

Saturday, March 2, 2019

Harari – Khả năng chống đỡ


Khả năng chống đỡ
(21 Bài học cho Thế kỷ 21)

Yuval Noah Harari






Phần V
Khả năng chống đỡ

Bạn sống thế nào trong một thời hoang mang, khi những câu chuyện cũ đã xụp đổ và tuy thế không câu chuyện mới nào nổi lên để thay chúng?


Friday, March 1, 2019

Tôi quên mất mùa xuân còn có mưa



March 12, 2010 





(The Past Is Another Country, They Do Things Differently There…. L.P. Hartley)

Tôi quên mất mùa xuân còn có mưa
Lúc xuống phố ăn trưa mới thấy đường trơn ướt
Bỏ áo khoác dễ chịu đi giữa xuân đang về
Với chỉ mình tôi – quanh đây như không ai để ý đến